Pages

Thursday, January 30, 2020

Một góc Sàigòn ngày Mồng 6 Tết Canh Tý 2020


Hôm nay là ngày Mồng 6 Tết, chúng tôi đi ăn sáng, đi chợ Sàigòn mua cà-phê rồi ra đường Đồng Khởi, mục đích là để xem phố phường những ngày sau Tết.

Hình như theo phong tục xưa, người ta coi ngày để xuất hành vào đầu năm, coi ngày để khai trương, hôm nay nhiều cửa hàng đã mở cửa bán lại, nhưng có những cửa hàng ngày Mồng Một Tết họ vẫn cứ bán, nên khỏi phải coi ngày để khai trương.

Nước ta theo truyền thống là nước nông nghiệp, gieo trồng  cần có nước, mùa mưa vào tháng Tư, mỗi năm chỉ cần cày bừa, vỡ đất rồi xạ, cấy lúa, chờ đến tháng Mười Một tháng Chạp mới thu hoạch, cho nên Ca dao có câu:

Tháng Giêng là tháng ăn chơi,
Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.
Tháng Ba thì đậu đã già,
Ta đi, ta hái về nhà phơi khô.
Tháng Tư đi tậu trâu bò,
Để ta sắp sửa làm mùa tháng Năm.
Sớm ngày đem lúa ra ngâm,
Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra.
Gánh đi, ta ném ruộng ta,
Đến khi nên mạ, thì ta nhổ về.
Lấy tiền mượn kẻ cấy thuê,
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi.
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi,
Nước ruộng vơi mười, còn độ một hai.
Ruộng thấp đóng một gàu giai,
Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng.
Chờ cho lúa có đòng đòng,
Bây giờ ta sẽ trả công cho người.
Bao giờ cho đến tháng mười,
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.
Gặt hái ta đem về nhà,
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.

Đó là bài học thuộc lòng, bài Ca dao, được đăng trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư Lớp Sơ Đẳng của các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc.

Tôi sống những năm 1945-1950, được đi học và đã học sách nầy ở ngôi trường làng Bình Mỹ thuộc quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc. Thời đó người ta ăn Tết ở nhà quê, ai ai cũng nghỉ ngơi những ngày Mồng Một cho đến Mồng Bảy, sau đó mới đi làm những công việc đồng áng, đi buôn gánh, bán bưng.

Thời đó, đi lại chủ yếu bằng tàu, tàu chạy bằng than, về sau mới có xe hơi có lẽ vào khoảng năm 1949, 1950 xe hãng Cosora chạy đường Châu Đốc, Long Xuyên, Sàigòn mỗi ngày 1 chuyến đi, một chuyến về. Đường Long Xuyên – Châu Đốc có chừng 5, 7 chuyến, thời đó chỉ Bắc Mỹ Thuận và Bắc Cần Thơ, xe chạy xuống cầu nổi, người ta có bộ phận quay cho xe trở đầu rồi chạy lùi xuống Bắc, để khi lên xe sẽ chạy thẳng lên, chớ không phải như sau nầy chiếc Bắc lớn, xe chạy xuống luôn, qua bờ bên kia, chiếc Bắc đậu đầu khác, nên xe chạy thẳng lên. Về sau mới có Bắc Vàm Cống cho xe chạy đường Sàigòn – Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên. Chắc là sau 1954, mới có danh từ Phà thay cho Bắc.

Khoảng sau năm 1950, người ta còn nghỉ trọn 3 ngày, không có xe cộ, tàu bè đi đâu cả. Nhưng từ 1954 trở đi bắt đầu Mồng Một Tết có xe khách chạy và người ta bán buôn, nhưng Mồng Ba người có nghề như Thợ Rèn, Thợ Mộc, Thợ Kim hoàn … người ta phải cúng Tổ, thường là cúng con gà, cũng gọi là cúng Ra Nghề.

Những việc ăn chơi, cúng kiếng đó là phong tục của người dân Nông nghiệp, dần dần người ta tiến bộ đi, không còn quá tin vào Thần Linh, nên phong tục hủ lậu được bỏ đi nhiều.

Chúng tôi đi ăn sáng ở Quán Chay Định Ý, tiện thể ra chợ Sàigòn mua cà-phê về nhà pha uống vào sáng sớm, rồi đi ra Đồng Khởi để chạy dọc theo Phố Đi Bộ, Khi đi ngang qua Nhà Hát Tây nay gọi là Nhà Hát Lớn, thấy có mục giải trí công cộng trước thềm Nhà Hát, người ta đang trình diễn vở Cải lương nào đó. Có cô đào mặc y phục vàng, còn anh kép mặc y phục trắng, những nhạc công mặc áo dài xanh.



Sau đó chúng tôi ra bờ sông, nhìn thấy bên kia Thủ Thiêm, nhìn thấy dấu xưa Cột Cờ Thủ Ngữ, nên tôi chụp vài tấm ảnh rồi chạy dọc theo Phố Đi Bộ, nơi đây trong 3 ngày Tết có trưng bày hoa, nhưng hôm nay họ đã dọn sạch từ hôm nào, trả lại Phố Đi Bộ vắng vẻ.


Chúng tôi ghé cửa hàng Thái Hòa bên cạnh hiệu bánh mì Như Lan trên Đại lộ Hàm Nghi mua vài thứ bánh kẹo. Thường mua bánh kẹo hay thực phẩm ngoại chúng tôi mua tại hiệu Phương Hà hoặc Thái Hòa, còn mua bánh kẹo nội nhà tôi thường mua tại cửa hàng Hòa Lợi, nằm trên đường Lưu Văn Lang cũng gọi là Bác Vật Lang, thật ra là Kỹ sư Công nghệ (Ingénieur des Arts et Manufactures de l’École Centrale de Paris).

Sau đó chúng tôi ra về, trên đường 3 tháng 2, đối diện với Nhà Thờ Tin Lành, có đám múa Sư Tử, tiếc quá tôi quên dừng lại quay một đoạn Video.

Đây là một ngày Mồng 6 Tết, một vòng quanh Sàigòn, mỗi thời Sàigòn mỗi khác, thời Sàigòn của tôi chỉ có khoảng 4 triệu người, ngày nay Sàigòn trên 10 triệu người, nhà cửa san sát, nhiều nhà cao tầng và chúng cư, xe cộ tấp nập. Tuy có văn minh nhưng văn hóa chưa cao.

Mời xem thêm hình ảnh tại:


866430012020










Wednesday, January 29, 2020

Đi thăm viếng ngày mồng 4 Tết


Năm nay ngày Mồng Một Tết, đi chúc Tết thông gia ở đường Nguyễn Trãi, Mồng Hai Tết đi Hội Hoa Xuân ở Vườn Tao Đàn, ồng Bốn Tết tháp tùng theo vợ chồng con gái đi thăm viếng khách hàng và bạn thân.

Trước tiên chúng tôi lên Bến Cát thăm anh Hiền, nhà anh Hiền ở sung quanh, trước nhà, bên phải, bên trái đền có vườn cảnh, hồ cá Koil,

Trong nhà tầng dưới cũng như trên lầu đều có tranh và tượng. Có thể nói có 3 loại tượng chủ điểm:

Tượng Thập bát La Hán, Hiền có bộ bằng sứ ở dưới lầu.

Thập bát La Hán, tượng đồng ở trên lầu


Tượng Bồ Đề Đạt Ma, hầu hết là tượng gỗ, cũng có vài tượng bằng sứ.

Tượng Quan Vân Trường, thường gọi là Quan Công, nhiều tượng gỗ rất có thần.


Lần nầy được anh Hiền, gia chủ hướng dẫn lên lầu xem tượng Quan Công, chủ nhân vừa mới có và được xem bộ Thập Bát La Hán bằng đồng, đặt trong phòng thờ tự của gia đình.

Được chủ nhân mời ăn cam và uống Trà Bông Sen tức trà ướp sen, đặc sản của Hà Nội. Trà pha vừa trong bình và chén của Nhật, loại bình cũng như chén uống trà bằng sứ có 2 lớp, cho nên dù nước nóng nhưng bưng chén trà vẫn không nóng ở trong tay.

Xem tượng trong nhà anh Hiền không thấy chán, nhưng cũng phải chào chủ nhà hiếu khách ra về, để đi thăm nhà khác. Đó là nhà anh chung với cô Thanh ở Lái Thiêu.

Cô Thanh không có ở nhà, vì ngày Tết phải về quê ở Củ Chi rồi đi viếng Miếu Bà Chúa Xứ ở Núi Sam, Châu Đốc.

Được anh Chung cũng là người hiếu khách, mời chúng tôi uống trà, được nhà tôi và tôi khen trà ngon, biết chúng tôi biết thưởng thức trà nên anh biếu cả số trà con lại.

Anh Chung biếu cho chúng tôi một gói Trà Tân Cương.
Và một hộp Trà Trung Quốc có tên là Thiền Định Chi Đạo.

Tôi nhìn thấy bộ trà của gia chủ đẹp, mặc dù năm ngoái tôi đã có uống một lần rồi, nhưng năm nay do tò mò, tôi lật dước đáy chén lên mới thất có 4 chữ Hán, trong đó có 2 chữ Cảnh Đức.

Tôi nói với anh Chung người xưa nói về ấm chén uống trà, người ta thường nhắc: “Thứ nhất Mạnh Đức gan gà, Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần”, nhưng ngày nay làm gì có những thứ ấm chén danh truyền đó, ngày nay chỉ có: “Ấm Nghi Hưng, chén Cảnh Đức”, là đúng điệu nghệ rồi.

Anh Chung cho biết: “Dạ con mua bộ ấm chén nầy tại phi trường Bắc Kinh”. Tôi nhìn bộ ấm trà, ngoài ấm trà có chén tống, chén quân với 4 cái, trong số nầy có 3 cái để uống trà mùa Hè, chỉ có 1 cái để uống trà mùa đông, không thấy có Dầm, Bàn chi cả, cũng như nhà anh Hiền, các anh có cái khai dùng để ấm, chén và để chứa nước dư thừa. Có lễ vì vậy nên không cần tới Dầm, Bàn.

Sau 3 tuần trà, anh Chung mời tôi uống rượu ngâm thuốc bổ, nào là cao hổ cốt, sâm … Tôi uống 2 chung, ngại tửu lượng của mình, nên xin không uống thêm.

Rồi chúng tôi rời nhà anh Chung vì làm khách ăn trái cây, bánh mứt, uống trà, uống rượu đã lâu.

Gia đình sau cùng chúng tôi đi thăm là nhà anh Phúc, chúng tôi được vợ chồng chủ nhà ân cần tiếp đãi, uống nước trái cây hoặc nước đậu đen lòng đỏ, ăn trái cây và bánh mứt. Cũng như tại nhà của anh Hiền và Chung, chúng tôi chúc Tết nhau rồi ra về khoảng 4 giờ chiều, nhà tôi muốn, nên Phúc hẹn sẽ đưa đi thăm Nhóm Hội Ngộ Miền Tây ở Bến Tre, họ là những Youtuber.

Từ trái: Tông, Chi, Lam Hồng, Lam, Phúc, Thảo, Diệp

Phong tục ta, ngày Tết thăm viếng nhau, chúc tụng cho nhau. Đó là phong tục tốt cần được gìn giữ, bởi vì trong năm có thể có nhiều việc phải làm, ngày Tết đi thăm hỏi nhau để thắt chặt thêm tình thân họ hàng, gia đình, bạn hữu. 
8664300119











Sunday, January 26, 2020

Làm Video với Windows Movie Maker


Trước tiên chúng ta phải có Phần mềm Windows Movie Maker bằng cách Tải xuống máy vi tính của chúng ta. Có thể xem hướng dẫn để Tải tại:


Hoặc tải tại taimienphi.vn:


Hoặc tại download.com.vn:



Sau khi cài đặt rồi, chúng ta bắt đầu với những bước sau đây:

1.- Mở Windows Movie Maker.

Màn hình máy vi tính sẽ hiện ra như sau:


2.- Đặt tựa cho Video.

Bằng cách nhấp chuột vào Title ở khung điều khiển, rồi gõ tựa vào vạch nhấp nháy trước chữ My Movie.


Giả dụ chúng ta làm Video có tựa là Hội Hoa Xuân Canh Tý 2020, chúng ta sẽ gõ những chữ nầy vào My Movie. Ô chữ có thể thay đổi vị trí. Còn bên tay phải, chúng ta thấy có một vạch đen thẳng đứng, trước hình chữ nhật đen không có hình hay chữ chi cả. Như thế chúng ta có trên màn hình:




3.- Thêm hình hay phim cho Video.

Bây giờ chúng ta nhấp chuột vào Home chữ trên mục điều khiển, hình sẽ hiện ra thanh điều khiển như hình đầu tiên, chúng ta nhấp chuột vào Add photos and videos (thêm những hình ảnh và những đoạn phim ảnh). Chúng ta muốn thêm toàn là hình, toàn là phim, hay vừa phim vừa hình tùy ý, cái nào trước, cái nào sau tùy ý, chọn từng cái hay chọn cùng lúc cũng được. Ví dụ tôi chọn 6 tấm ảnh, chúng ta sẽ có trên màn hình:




Chúng ta thấy hình thứ nhất toàn đen, ở dưới có chữ A Hội Hoa X… tức là tựa Hội Hoa Xuân Canh Tý 2020, nhưng nó không hiện ra chữ trong khung đen, sau đó có 6 tấm hình, tấm thứ 6 tức là tấm cuối, trước nó có cái vạch đen, còn tấm hình có khung màu xanh, biểu hiện cho nếu chúng ta thêm ảnh hay phim, nó sẽ hiện sau tấm ảnh có cái vạch đen trước nó. Ví dụ tôi thêm đoạn phim, bằng cách nhấp chuột vào Add videos and photos, rồi chọn đoạn phim trong hồ sơ của chúng ta để thêm vào. Chúng ta sẽ được như sau trên màn hình. 


Giả dụ chúng tôi tiếp tục thêm đoạn phim, rồi sau đó thêm những tấm ảnh, chúng ta sẽ được như kết quả trên màn hình:


4.- Ghi chú vào ảnh.

Trong ảnh hay phim, muốn ghi thêm chữ, chúng ta nhấp chuột vào trước tấm ảnh hay phim, sẽ có cái vạch đen hiện ra trước tấm ảnh hay phim, rồi nhấp chuột tiếp theo vào chữ Caption (nằm dưới chữ Title). Trong khung chữ nầy, chúng ta cũng có thể di chuyển, làm to hay nhỏ được.


5. Thêm ảnh hay phim vào.

Bất cứ lúc nào, nếu chúng ta muốn thêm ảnh hay phim nào đoạn nào, chúng ta nhấp vào tấm ảnh hay đoạn phim đó, phần ảnh hay phim thêm vào sẽ nằm sau tấm ảnh hay đoạn phim đã chọn. Ví dụ chúng tôi thêm 1 ảnh vào trước ảnh con gái tôi, tôi sẽ nhấp chuột vào trước đó 1 tấm ảnh như sau:


Thêm vào một tấm ảnh, chúng ta sẽ được ảnh thêm ở ngay sau tấm ảnh có vạch đen và có khung màu xanh, chẳng hạn như thêm vào tấm ảnh con gái tôi đứng trước cổng hoa phong lan.


6.- Xóa ảnh hay phim.

Muốn xóa tấm ảnh hay đoạn phim nào, chúng ta nhấp chuột trước tấm ảnh hay đoạn phim muốn xóa, tiếp theo nhấp chuột vào khung điều khiển Editing có dấu X màu đỏ (Trong khung nầy còn có thể xoay ảnh qua phải, qua trái, chọn 1 nhóm ảnh hay đoạn phim). Chảnh hạn như muốc xóa hình hoa mai giữa 2 tấm ảnh có tôi, trước tiên tôi chọn ảnh hoa mai bằng cách nhấp chuột trên ảnh nầy, sẽ có vạch đen trước ảnh và ảnh bị bao bằng chu vi màu xanh như sau:


Lưu ý: Tấm ảnh hoặc đoạn phim nào chúng ta chọn, sẽ được hiện to ra ở bên tay trái màn hình.

Chúng ta nhấp chuột vào dấu X đỏ trong khung điêu khiển Editing, hình sẽ bị xóa khỏi, như hình sau đây:



7.- Thêm nhạc vào.

Muốn thêm nhạc vào ở từ đầu hay bất cứ khúc nào, trước tiên chúng ta chọn nơi bắt đầu, cũng bằng cách nhấp chuột vào tấm ảnh hay đoạn phim.

Lưu ý nhạc chúng ta đưa vào, có bản có bản quyền, có bản không bản quyền, bản nhạc có bản quyền sẽ không được dùng cho các Video có tánh cách thương mại, và những bản nhạc nào có dạng dùng cho video có nhiều nhưng chúng ta thường dùng dạng MP3, WMA, WMV - MP3 là cụm từ viết tắt của MPEG-1 audio Player 3 hay Motion Pictures Expert Group 1 Layer 3. WMA là viết tắt của Windows Media Audio đc phát triển bới hãng Microsoft. WAV là viết tắt của Waveform Audio File Format, một định dạng âm thanh được phát triển bởi Microsoft và IBM.

Trước tiên chúng ta nhấp chuột vào ảnh hay đoạn phim sẽ thêm nhạc, tiếp theo nhấp chuột vào hình có  dấu nhạc ở thanh điều khiẻn trong khung Add, rồi chọn bản nhạc cho vào. Ví dụ chúng ta ghép nhạc Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, hòa tấu Guitar.


8.- Hoàn tất.

Đến đây hoàn tất, chúng ta nhấp chuột vào File, tiếp theo nhấp chuột vào Save Project as. Đặt tên là HoiHoaXuanCanhTy2020, nên gõ các mẫu tự liền nhau và mỗi mẫu tự đầu chữ gõ Hoa.

Đó là chúng ta Cất trong Movie Maker, nhưng muốn đưa lên Youtubẹ chúng ta phải cất dưới dạng MP4 bằng cách nhấp chuột vào cái hình nằm trên chữ Save Movie, máy sẽ Cất dưới dạng có đuôi MP4.

Máy sẽ chạy, khi nào xong màn hình sẽ hiện ra:


Muốn sửa chữa Video, chúng ta phải trở lại sửa chữa từ Tập tin Movie Maker rồi mới Cất lại dưới dạng MP4. 

Mời xem hình ảnh sau khi đã hoàn tất Video và tải lên Youtube:



8664260119