Pages

Sunday, March 29, 2020


WHO thử thuốc trị Covid-19 trên bệnh nhân

Tổ chức Y tế Thế giới chính thức thử nghiệm các loại thuốc điều trị Covid-19 trên những bệnh nhân đầu tiên tại Na Uy và Tây Ban Nha.
WHO công bố tin này trong cuộc họp báo với các bộ trưởng y tế thế giới ngày 27/3. WHO đang thử nghiệm bốn trong số các loại thuốc tiềm năng nhất để chống lại Covid-19 bao gồm Remdesivir là hợp chất chống virus; Cloroquine hoặc hydroxychloroquine là thuốc chống sốt rét; Ritonavir và Lopinavir là thuốc ức chế HIV và sự kết hợp của hai loại thuốc này với interferon beta là một hợp chất kháng virus.
Thử nghiệm này nhằm so sánh sự an toàn và hiệu quả của 4 loại thuốc hoặc phối hợp các loại thuốc này với nhau chống nCoV.
"Các bệnh nhân ở Na Uy và Tây Ban Nha là những người đầu tiên sẽ ghi danh vào thử nghiệm toàn cầu này. Thử nghiệm này sẽ được thực hiện trên hơn 45 quốc gia. Nhiều quốc gia khác cũng đang bày tỏ sự quan tâm. Càng nhiều quốc gia tham gia thử nghiệm, chúng tôi sẽ có kết quả nhanh hơn", ông Tedros, Tổng giám đốc WHO, phát biểu.
Bệnh viện Đại học Oslo là một trong 22 địa điểm của Na Uy triển khai thực hiện thử nghiệm của WHO. Viện Y tế Công cộng Na Uy tin rằng thử nghiệm này có ảnh hưởng quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19. Tuy nhiên, sẽ mất ít nhất 3 tháng đánh giá thử nghiệm để tìm ra loại thuốc điều trị được phê duyệt.
Giám đốc điều hành Hội đồng nghiên cứu Na Uy cũng cho biết, hàng trăm bệnh nhân đồng ý tham gia thử nghiệm. Nghiên cứu sẽ tiếp tục "cho đến khi có thể khẳng định rằng loại thuốc này là có hiệu quả hay không".
"Ngay khi có một bệnh viện hoặc quốc gia nào xác nhận một trong những loại thuốc này có hiệu quả, chúng tôi sẽ dừng nghiên cứu và cung cấp cho mọi người", Anne-Ma Dyrhol Riise, Trưởng Khoa y học truyền nhiễm, Bệnh viện Đại học Oslo, cho biết.

Các quan chức của WHO cũng kêu gọi các nước ngừng sử dụng các loại thuốc chưa được chứng minh là có hiệu quả chống lại nCoV. Họ không nêu tên cụ thể loại thuốc nào, nhưng một số người đã thử nghiệm sử dụng chloroquine kết hợp với azithromycin để điều trị Covid-19. 
Ông Tedros nói rằng để cho ra một loại vaccine ngăn ngừa Covid-19 phải mất ít nhất từ 12 đến 18 tháng. WHO đã hợp tác chặt chẽ với Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nơi đã hợp tác nhanh chóng với công ty công nghệ sinh học Moderna để phát triển một loại vắc-xin để ngăn ngừa nCoV. Họ đã thử nghiệm trên người ở Mỹ vào tuần trước.
Tính đến 28/3, Covid-19 xuất hiện ở 199 quốc gia, vùng lãnh thổ với tâm dịch dịch chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu và Mỹ. Toàn cầu đã ghi nhận gần 663.000 ca nhiễm, hơn 30.000 người chết và gần 142.000 trường hợp bình phục. Mỹ tiếp tục là vùng dịch lớn nhất với 123.313 ca nhiễm, 2.211 ca tử vong và 3.231 người hồi phục. Italy xác nhận thêm 5.974 ca nhiễm mới, nâng số ca nhiễm lên 92.472, là vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới. 
Lê Cầm (Theo WHOEuronews, CNBC)


Saturday, March 28, 2020

Xuân đang về đến trên đất Mỹ


Sáng sớm hôm nay  Thứ Bảy 28-3-2020, con gái tôi đi làm ca đêm về báo cho biết cây đào rũ ngoài sân trổ hoa rất đẹp, con gái nhờ nhà tôi ra sân chụp cho vài tấm ảnh kỷ niệm.


Nhân đó tôi cũng ra sân xem hoa đào năm nay như thế nào. Tưởng cũng nên nói thêm là khi tôi mua căn nhà nầy vào năm 2004, không hiểu sao chủ cũ của căn nhà đã trồng một cây anh đào phía sau nhà, lúc chúng tôi dọn tới ở vào mùa hè thấy có một cái cây, không để ý, cho đến năm sau cây anh đào nầy trổ hoa, hoa chùm đầy cây đẹp không thể tả.

Sau đó tôi đi mua một cây anh đào, đem về trồng phía trước nhà bên cạnh đường vào nhà xe, đối xứng với một bụi magnolia trắng, hoa trổ rất đẹp giống như đóa sen trắng, nhưng vì bụi nầy có bốn gốc, thân lớn hơn bắp chân, chúng tranh nhau vươn lên cao, nên hoa trổ trên cao, đẹp nhưng nhìn chẳng thấy, do đó tôi đã đốn bỏ.

Cây đào tôi trồng trước nhà chậm ra hoa, hoa lại lưa thưa tôi không vừa ý, nên năm sau tôi mua thêm một cây đào rũ trồng cùng phía với cây đào cũ ven đường vào nhà xe.

Ngay trước nhà người chủ cũ đã trồng 2 cây maple khá to và một cây maple nhật lá nâu, gốc còn nhỏ chừng bằng bắp chân mà thôi. Phía hè bên kia có một cây thông, tôi đã đốn bỏ cách nay 2 năm, giữa cây thông và cây maple tôi trồng 1 cây magnolia hoa tím.

Năm nào đó, tôi đi Lower thấy có cây trổ hoa đẹp, tôi tưởng là anh đào mua về trồng, hoa rụng hết, nhìn kỷ lại thấy có trái, sau nầy mới biết nó là cây đào lông (peach), cây sai trái, trái to gần bằng nắm tay nhưng thường mấy chú sóc ăn hết.


Chúng tôi chụp ảnh, một chốc con tôi lấy xe chạy đi mua vài thứ cần dùng, con tôi lái xe đi rồi, tôi nhìn theo thấy con tôi ngừng xe ở đằng ngã ba kia, mở đèn chớp tắt. Tôi đang suy nghĩ có chuyện chi, nhà tôi cho biết: “Con dừng xe lại để chụp ảnh, vì chỗ đó có cây anh đào trắng, trổ hoa rất đẹp.” Chúng tôi ngưng chụp ảnh, đi đến ngã ba kia, để chụp ảnh cây anh đào trổ hoa trắng.


Sau đó chúng tôi trở về nhà, chụp ảnh với cây hoa Magnolia, cây hoa đào lông.


Thời tiết bắt đầu ấm lên, hôm nay ngoài trời nhiệt độ lên 800 F, những cây hoa anh đào trắng mọc hoang dã, đã trổ hoa từ tuần trước, cỏ xanh đã mọc khắp sân vườn, báo hiệu mùa Xuân đang về đến, cây cỏ xanh tươi, hoa đua nhau trổ bông, cũng cho tín hiệu vui hơn đó là nắng ấm, nắng nóng sẽ huỷ diệt con Covid-19 đang bộc phát tại Mỹ, đã lan tràn khắp thế giới, sẽ bớt lây nhiễm trong khi chờ đợi thuốc đặc trị và chích ngừa hữu hiệu.
8664280320










Thursday, March 19, 2020

Đại Dịch COVID-19


Đại dịch COVID-19, còn được gọi là dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (viết tắt: NCP, do Trung Quốc gọi) hay dịch virus corona Vũ Hán, là một đại dịch truyền nhiễm gây ra bởi virus SARS-CoV-2 đang ảnh hưởng đến Trung Quốc đại lục, cùng với nhiều trường hợp ở hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, khi một nhóm người bị viêm phổi không rõ nguyên nhân, đã tiếp xúc chủ yếu với những người buôn bán làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bán động vật sống và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên – điều này vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã phân lập được một loại coronavirus mới, được WHO lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây. Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỉ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.
Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày, đã có bằng chứng rằng bệnh có thể truyền nhiễm trong khoảng thời gian này và trong vài ngày sau khi hồi phục. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốtho và khó thở, có thể gây thiệt mạng trong trường hợp nghiêm trọng. Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó, vào ngày 8 tháng 12 năm 2019. Chợ đóng cửa vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 và những bệnh nhân có triệu chứng được cách ly. Sau đó, những người tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh đã được theo dõi. Ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán.
Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Có những mối lo ngại về việc dịch sẽ lây rộng hơn nữa trong mùa du lịch cao điểm của Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán.
Ngày 23 tháng 1 năm 2020, Trung Quốc cô lập thành phố Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng đến và đi đều bị tạm ngưng. Cho tới ngày 24 tháng 1 năm 2020, một số thành phố lân cận cũng bị cô lập bao gồm Hoàng CươngNgạc ChâuXích BíchKinh ChâuChi Giang.
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2. Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt NamTổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu.
Tính đến ngày 19 tháng 3 năm 2020, số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu đã vượt mốc 218.000 trên 171 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 8.000 ca tử vong. Trong đó, có hơn 80.000 ca đã phục hồi.
Phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới đã bao gồm: hạn chế đi lạiphong tỏa kiểm dịch, giới nghiêm, hủy bỏ sự kiện và đóng cửa trường học. Các chính sách này bao gồm việc phong tỏa kiểm dịch của toàn bộ nước Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; tư vấn du lịch về các khu vực có nguy cơ nhiễm dịch. Các trường học đã phải đóng cửa trên toàn quốc tại 22 quốc gia và một số địa phương ở 17 quốc gia, ảnh hưởng đến hơn 370 triệu học sinh/sinh viên.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

CORONAVIRUS

Đây là bài viết của Facebooker Daniele Macchini, một nhân viên y tế người Ý đang gồng mình chiến đấu nơi tâm dịch, đã được Facebooker Thanh Tran dịch sang tiếng Việt :


Sau khi suy nghĩ rất lâu, tôi quyết định viết ra những lời này cho những người không trong giới y khoa biết về kinh nghiệm chiến đấu covid-19 của chúng tôi ở Bergamo. Tôi hiểu là chúng ta không nên lo sợ, nhưng ngày nào sự thật về sự nguy hiểm của covid chưa lọt được vào tai của những người phàn nàn về chuyện không được đi tập gym, hay không được xem bóng đá, thì tôi thấy thật run sợ và khốn nạn.

Tôi cũng hiểu nhiều người lo lắng cho ảnh hưởng tới nền kinh tế, và tôi cũng thế. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chúng ta phải chấp nhận một thực tế là hệ thống y tế Ý đã toang, tôi muốn đề cập đến khía cạnh covid tàn phá hệ thống sức khoẻ của một con người như thế nào.

Tôi rùng mình khi nghĩ lại, chỉ một tuần trước đây khi dịch vẫn còn chưa đến, chúng tôi đã được lệnh chuẩn bị kĩ càng, sơ tán bệnh nhân, khử trùng bệnh viện, kê thêm giường, dọn dẹp các chướng ngại vật. Tất cả những sự chuẩn bị vội vã này mang tới cho bệnh viện nơi tôi ngày ngày làm việc một sự tĩnh lặng và trống rỗng một cách siêu thực mà tôi chẳng thể hiểu được. Chúng tôi đã chuẩn bị đón đợi một cuộc xâm lăng mà tất cả không thể ngờ lại có sức tàn phá kinh khủng như vậy.

Tôi vẫn nhớ ca trực đêm của tôi một tuần trước, tôi lo lắng đến mức không ngủ được để chờ mẫu xét nghiệm đầu tiên của bệnh nhân nhiễm covid được gửi tới để tôi trực tiếp điều tra về con virus này. L đấy tôi bất giác mỉm cười, nghĩ là mình có khi lo lắng thái quá chăng, nhưng bây giờ tôi đã thực sự thấy những gì đang xảy ra.

Cuộc chiến đã chính thức bắt đầu và chúng tôi hứng trọn từng đợt tấn công liên miên của kẻ thù ngày và đêm. Từng ngày trôi qua, số lượng những con bệnh khốn khổ lê lết vào phòng cấp cứu ngày càng đông. Họ nói họ có cảm giác như đang bị cúm. XIN HÃY DỪNG NGAY VIỆC NÓI RẰNG ĐÂY LÀ CÚM. Từ khi làm việc ở bệnh viện Bergamo 2 năm nay, tôi chưa từng thấy ai bị cúm mà phải cấp cứu cả. Những người bệnh này đã nghiêm chỉnh chấp hành lời khuyên của chính quyền, tự cách ly ở nhà từ một tuần đến 10 ngày, nhưng bây giờ họ không thể chịu được nữa. Họ không thể thở được, họ thiếu oxy.

Hiện tại có rất ít loại thuốc tạm thời để làm chậm con virus này. Bệnh nhân có chiến đấu lại được covid hay không chủ yếu là dựa vào sức đề kháng của chính cơ thể họ. Chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ khi họ không thể chịu được nữa. Chúng ta phải chấp nhận một thực tế là chỉ có chính cơ thể chúng ta mới chống chọi lại được con virus. Chúng tôi đang thử nghiệm những liệu pháp kháng khuẩn trên con virus này và từng ngày qua mỗi ngày chúng tôi lại học thêm được một chút về hành vi của chúng. Việc tự cách ly ở nhà không thể thay đổi tình trạng của căn bệnh.

Việc thiếu giường trầm trọng và các thể loại drama kèm theo bắt đầu kéo tới. Từng khoảng trống trong bệnh viện được lấp đầy bởi các con bệnh với tốc độ kinh hoàng. Các bảng hiển thị với tên của bệnh nhân, với các màu khác nhau tùy thuộc vào đơn vị phẫu thuật, giờ đây đều có màu đỏ và thay vì phẫu thuật có chẩn đoán, luôn luôn giống nhau: viêm phổi kẽ hai bên.

Xin hỏi các vị có loại cúm nào mang đến thảm kịch kinh dị như vậy??? Tôi sẽ nói sự khác biệt giữa covid và cúm (bây giờ tôi sẽ nói kĩ thuật một chút): với cúm thường, ngoài việc lây lan rất là chậm, những trường hợp biến chứng rất là hiếm. Chỉ có con VIRUS là có thể phá huỷ các hệ thống bảo vệ hệ hô hấp trong cơ thể chúng ta, để những VI KHUẨN vẫn thường trú tự nhiên bắt đầu tàn phá cơ thể chúng ta. Người trẻ thì đỡ chứ người già thì xác định. Covid 19 nguy hiểm hơn SARS ở chỗ nó tấn công thẳng vào các túi phổi, lây nhiễm làm vô hiệu hoá chức năng của túi phổi. Thường thì bệnh nhân nhập viện vài ngày là bắt đầu suy hô hấp nặng, những bình oxy thường được để sẵn trong phòng bệnh không thể đủ.

Xin lỗi tôi phải nói thẳng ra là nước chúng ta người trên 65 tuổi rất nhiều, mà ai đến tuổi đấy mà chả có tiền sử bệnh này bệnh kia. Covid rất ưa những người béo phì hoặc huyết áp. Những người trẻ mà có tiền sử bệnh về đường hô hấp cũng là con mồi béo bở. Bệnh viện này ngày xưa trống trải, nhiều chỗ vắng tới mức người ta đồn là có ma, mà bây giờ chật kín con bệnh. Bệnh nhân kiệt quệ. Nhân viên kiệt quệ. Tôi nhìn những gương mặt khốn khổ vì mệt mỏi của đồng nghiệp mà tôi chưa từng thấy ở họ, đến lúc hết ca nhưng bây giờ vẫn tự nguyện ở lại làm thêm, và tôi thấy sự đoàn kết từ tất cả mọi người. Bác sĩ làm cả những việc như thay giường, việc mà hàng ngày giao cho y tá. Rất nhiều y tá vừa làm việc vừa khóc, vì có quá nhiều người chết liên tục, và họ biết rất nhiều bệnh nhân đang cố gắng sinh tồn nhưng số phận của những người đó đã chắc chắn an bài.

Không còn ca kíp, không còn lịch làm việc. Không còn cuộc sống gia đình. Ngày trước tôi đã từng đi trực cả mấy tháng liền không về nhà. Tôi thề là khi tôi nghỉ trực, tôi đã làm đủ mọi cách để có thêm thời gian ở bên cạnh con trai, và dù đêm đó là đêm tôi được nghỉ trực, tôi đã không ngủ một giây nào cho đến khi tôi lại phải chia tay nó. Nhưng trong vòng 2 tuần nay tôi đã phải tình nguyện không gặp con hay bất cứ người thân nào, vì tôi sợ tôi đã nhiễm covid và sẽ lây nhiễm cho người thân. Tôi không thể kiềm chế nước mắt khi nhìn ảnh con và khi gọi video call với con.

Vậy nên bạn ơi, bạn cũng nên học cách kiên nhẫn nếu bạn không được đi xem hát, tham quan bảo tàng, hay đi tập gym. Làm ơn có lòng từ bi nghĩ đến một đống người đang chờ chết. Tôi biết đó không phải lỗi của bạn, nhưng đối với những người vẫn suy nghĩ rằng tình hình hiện nay là làm quá lên và có thể cho rằng những lời tôi nói đây là cường điệu hoá, nhất là những bạn ở những nơi đại dịch chưa kéo đến, làm ơn hãy lắng nghe giới bác sĩ chúng tôi, làm ơn chỉ nên đi ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết, và đừng có đến những đám đông đang tranh giành nhau nhu yếu phẩm trong siêu thị, vì những nơi đó là nơi virus lây lan nhanh nhất. Nếu bạn có khẩu trang, làm ơn hãy đeo nó, thậm chí chỉ là khẩu trang vải chống bụi khi bạn làm vệ sinh hàng tuần. Đừng tìm khẩu trang y tế vì hiện tại chúng tôi đang dần cạn kiệt loại khẩu trang này. Cho đến nay chúng tôi đang phải dè xẻn sử dụng chúng vì WHO dự báo là chắc chắn loại khẩu trang này sẽ hết sạch trong sớm mai.

À, mà còn điều này, vì thiết bị y tế thiếu thốn, y bác sĩ chúng tôi rất dễ bị phơi nhiễm mặc dù đã bảo vệ kín toàn thân. Một số người trong số chúng tôi đã bị nhiễm mặc dù làm theo đúng hướng dẫn an toàn. Những đồng nghiệp bị nhiễm đó về nhà và lại lây covid cho người thân của họ. Tôi nói những điều ghê rợn này để làm nỗi sợ của bạn có thể giúp bạn nghiêm túc có những hành động thiết thực để tránh bị nhiễm con covid này. Hãy khuyên nhủ người thân của bạn, nhất là người già, hãy ở yên trong nhà, và đi chợ giúp cho họ.

Đây là công việc của chúng tôi, chúng tôi không có lựa chọn. Phương châm của chúng tôi là, cố gắng chữa càng nhiều người càng tốt, hoặc không thì cũng giúp người ta bớt đau phần nào trong khi chờ cái chết. Tôi không muốn nói nhiều về những gì mọi người nghĩ về chúng tôi, kể cả những người coi chúng tôi là anh hùng lẫn những người vẫn còn nghi ngờ, xúc phạm chúng tôi. Đó đơn giản là trách nhiệm hàng ngày của chúng tôi. Chúng tôi đã phải mạo hiểm khi tay chúng tôi nhuốm máu người lạ bị nhiễm HIV khi chúng tôi làm phẫu thuật, khi phải uống thuốc làm chúng tôi nôn mửa cả tháng để chữa trị bệnh nhân HIV, khi chúng tôi sợ hãi tột độ khi để một sơ suất nhỏ nhoi mà có thể dẫn tới việc bị lây nhiễm.

Lời cuối, tôi chỉ muốn nói là chúng tôi chỉ muốn làm điều thiện cứu người. Bây giờ hãy làm như chúng tôi: với hành động của chúng tôi, chúng tôi có thể cứu người hoặc giết người. Bạn cũng vậy, lời nói của bạn cũng vậy, thậm chí bạn còn có ảnh hưởng hơn chúng tôi.

Làm ơn hãy share những lời này, để giúp những nơi khác không phải rơi vào trường hợp như ở Italy.

Phân biệt các triệu chứng của

CÚM THƯỜNG  hay CÚM COVID-19

Thưa các bạn,

Hiện giờ trên mạng đã tràn ngập tin tức về virus corona. Đa phần có tính chất chung chung không hữu ích mấy trong việc chẩn đoán và hướng dẫn cộng đồng trong việc tìm hiểu và ngăn ngừa Corona. Sáng nay tôi nhận được bài này từ một người bạn cùng lớp hiện đang làm việc ở Los Angeles, CA.

Những tin tức này có vẻ thực tế, dễ hiểu và dễ nhớ - Tôi cảm thấy hữu ích nên cố gắng dịch sang tiếng Việt để các bạn dễ đọc. Đặc biệt là những kinh nghiệm này xuất phát từ một người có bằng cao học, làm việc ở Quảng Đông, Tàu Quốc !

-   1. Nếu bạn bị sổ mũi, có đờm, dãi – Bạn bị bệnh cảm thông thường.

-   2. Coronavirus viêm phổi chỉ ho khan, không có sổ mũi

-  3. Con virus này không chịu nổi nhiệt độ cao, rất dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ vào khoảng 26/27 Celcius.

-   4. Nếu có ai đó hắt xì, nó sẽ bay khoảng 10 feet (3m) trước khi rơi xuống đất và không còn tồn tại trong không gian.

-   5. Nếu nó rơi trên bề mặt kim loại, nó có thể sống ít nhất khoảng 12 giờ - Vì vậy, nếu bạn chạm vào loại bề mặt này, rửa tay ngay với xà phòng.

-   6. Trên vải, chúng sống khoảng 6-12 giờ, loại xà phòng giặt thông thường đủ để giết chúng.

-   7. Uống nước nóng hiệu quả trị mọi viruses. Đừng uống nước bỏ đá vào .

-   8. Rửa tay bạn thường xuyên, vì chúng chỉ có thể sống trên tay bạn khoảng 5-10 phút – Tuy nhiên, có nhiều chuyện xảy ra trong khoảng thời gian này – bạn có thể giụi mắt, móc mũi mà không để ý.

-   9. Cũng nên súc miệng để ngăn ngừa – Chỉ một dung dịch muối thông thường với nước ấm là đủ.

- 10. Cực kỳ quan trọng : uống thật nhiều nước !

                                              TRIỆU CHỨNG

- 1. Chúng nhiễm cổ họng trước, vì vậy bạn sẽ đau cổ họng khoảng 3, 4 ngày.

- 2. Chúng sau đó sẽ hòa vào nước mũi, rồi tới khí quản, và phổi, gây viêm phổi – Mất thêm 5, 6 ngày nữa.

- 3. Khi viêm phổi xảy ra, sẽ kèm theo sốt cao và khó thở.

- 4. Nghẽn khí quản với coronavirus không giống loại thường. Bạn có cảm giác như đang bị chết đuối. Hãy đi bác sĩ lập tức.

(Quang Phạm lược dịch)

CÁCH TIÊU DIỆT COVID 19 TỪ TRỨNG NƯỚC !

[Theo Bác sĩ ở Mỹ] Virus COVID 19 nhân bản rất chậm so với virus flu - chậm hơn rất nhiều vì Error CorrEction ở Rna-seq data. Điều này giống như một đứa bé sinh ra đã bị "tàn tật" - Bác sĩ đã gọi con COVID 19 là virus tàn tật là vì nó bị "error-correcting processes" trong phần RNA - Hãy tưởng tượng như một người mẹ khó sinh con vì bệnh tật tử cung.

COVID 19 có tật nguyền và tật nguyền này có phải do con người làm ra bị lỗi lập trình hay do tự nhiên vẫn chưa biết.

Vì bị "tàn tật" error-correcting processes, do đó COVID 19 nhân bản rất chậm - nếu so với flu virus thì nó nhân bản chỉ có 1/1,000 so với Type B Influenza.

Vì đặc tính nhân bản chậm chạp này nên COVID 19 khó có thể mutation - Và với đặc tính chậm chạp này nên COVID 19 ủ trứng chậm chạp, vì vậy người bị lây nhiễm sẽ không bị nóng sốt cho tới khi phát bệnh từ 15-24 ngày.

Nếu đặt giả dụ TQ chế ra con này và cố tình làm sai chuổi gene RNA của con Virus để nó KHÔNG thể sinh sản nhanh nhằm lây lan rộng hơn trước khi người bị nhiễm phát bệnh thì là suy nghĩ khá thông minh không phải vừa.

Vì đặc tính hay lập trình bị lỗi nên COVID 19 sẽ lây rộng trong cộng đồng mà người bị nhiễm khó biết mình đang bị lây nhiễm.

Như Bác sĩ đã nói trước đây là con COVID 19 giống hệt con corona OC43 được khám phá từ dơi vào năm 1960. Phiên bản con OC43 được lập trình lại thành COVID 19 nhưng bị lỗi phần RNA nên nó nhân bản rất chậm chạp.

Nếu một người khỏe mạnh có kháng thể tốt thì kháng thể T-Cell của mình dễ dàng làm thịt COVID 19 trước khi nó đủ thì giờ nhân bản.

Vấn đề khó ở chỗ là kháng thể con người chúng ta chưa đủ nhạy bén để biết COVID 19 đã xâm nhập vào cơ thể mình vì kháng thể con người chưa quen nhận dạng con virus này.

Bác sĩ đã tìm ra đúng cách giúp kháng thể mình sớm nhận mặt COVID 19 là chúng ta nên uống trà gừng pha đường mỗi ngày trong lúc này - vì gừng kích thích hệ hô hấp tiết ra protein interferon-beta. Và vì interferon-beta xuất hiện làm cho COVID 19 bực bội gây phản ứng - khi COVID 19 phản ứng với interferon-beta thì lúc đó Kháng Thể T-Cell biết rõ địch đang nằm ở đâu để tìm giết ngay nó.

Doses of 300 micrograms per mililiter of fresh ginger stimulated the respiratory cells to secrete an anti-viral protein called interferon-beta.

Bác sĩ đã thử nghiệm rồi và mong quý anh chị hãy nghe theo là trong thời kỳ phức tạp lây nhiễm hãy uống nước gừng mỗi ngày 1 ly vào buổi sáng (không gây hại mà còn tốt cho hệ hô hấp).

Như Bác sĩ đã nói rõ là COVID 19 bị "tàn tật" error-correcting processes", do đó COVID 19 nhân bản rất chậm và khi nó vào người mình thì Kháng Thể vẫn chưa nhận ra nó nên cơ thể chúng ta rất cần interferon-beta để chọc giận cho nó lộ mặt giúp kháng thể T-cell biết mà giết nó.

Sưu tầm
Theo FB Hannah Pham

7 Bước Để Ngăn Ngừa Sự Lây Lan Của









 



GỬI CÁC BẠN CHUẨN BỊ CÁCH SỐNG CHUNG VỚI CON VIRUS VŨ HÁN.

Đây là mình nói ra hết tâm rồi, còn ai không tin thì tùy nhé. Trong 3 ngày ở phòng lab, mình suy nghĩ rất nhiều và tạm thời tìm ra phương pháp chống con Virus Vũ Hán mà mình nghĩ là hiệu quả vì chưa có Vaccine nên VŨ KHÍ duy nhất chúng ta đang có là KHÁNG THỂ.

Mình sẽ giải thích cho mọi người rõ là Kháng Thể chúng ta nếu có ZINC thì hóa chất này sẽ trợ giúp Kháng Thể khỏe mạnh hơn rất nhiều bình thường để chống loại virus Corona này. Hiện nay ZINC rất rẻ và chỉ là một phần Vitamin nên rất tốt để uống ngay từ bây giờ. CÁC BẠN MUA LOẠI NÀO, HIỆU NÀO CŨNG ĐƯỢC NGOÀI HIỆU THUỐC.

(1) Zinc là "chiếc xe tăng", sử dụng chuyên chở tới 8 kháng thể (ZnT8), islet β-cell, một màn hạ tiết của protein - với chiến xa này, kháng thể chúng ta nhanh chóng phản ứng khi Virus Vũ Hán vào cơ thể. Đây là phần chiến đấu.

(2) Các Vitamin giúp làm mạnh, hỗ trợ Kháng thể là Vitamin A, B6, C, D và E. Nhất là C, mỗi ngày uống nước một trái chanh.

(3) Ngoài ra, chúng ta chuẩn bị các thứ cần thiết để chiến đấu trong lúc bệnh là thuốc Tylenol, thuốc ho, chanh, gừng, trà đen (black tea), khăn lạnh đắp đầu và các chai nước uống.

(4) Cần thiết để gần người bệnh là humidifier máy giữ độ ẩm trong phòng để diệt virus xổng chuồn từ người bệnh khó tồn tại lâu bên ngoài.

Ngay bây giờ uống Zinc mỗi ngày giúp kháng sinh tập đánh giặc - Vào lúc bệnh thì cần các thức ăn như đậu nấu soup canh gà, cơm, khoai tây, chuối để ăn lúc bệnh - thịt bò nghiền nhỏ, gà sắt nhỏ và trứng là các món hỗ trợ kháng thể - trứng ăn mỗi ngày 2 quả nhưng thịt bò, gà không giới hạn - ăn chung với rau cải như cải xoăn, bông cải xanh và bắp cải và luôn uống một ly nước trong bữa ăn.

❌ Những thứ TRÁNH trong lúc bị Vũ Hán là sữa, cheese, cafe, caffeine như nước uống coke, ớt, đồ chiên dầu mở và nhất là bia rượu, thuốc lá là cấm tuyệt.

Cứ thế mà làm theo, hy vọng cho các bạn tăng thêm kháng thể đề phòng Vũ Hán và nhất là quý cô chú bác đang bị tiểu đường thì Zinc cộng Vitamin A, B6, C, D và E là rất tốt. Nhớ là uống theo hướng dẫn mỗi ngày vì Zinc cần cho phụ nữ mỗi ngày là 8 milligrams (mg), còn Nam là 11 milligrams (mg) đừng uống nhiều hơn (nếu viên 20mg thì cắn đôi), 4 mg of zinc cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi, 5mg cho 1 tuổi và 7mg cho 2 tuổi, 8mg cho 3 tuổi, 9mg cho 4 - 5 tuổi, 10mg cho 5-7 tuổi và 8 tuổi trở lên uống theo người lớn. Tốt cho trẻ em từ 0-8 tuổi là loại làm từ rau cải zinc gluconate. Thai phụ ok.

🛑 Chú ý: khi sử dụng các loại thuốc như kháng sinh quinolone hoặc tetracycline, thuốc viêm khớp dạng thấp penicillamine, hay thuốc lợi tiểu thiazide thì Zinc có thể giảm tác dụng các loại thuốc này, do đó nếu người đang sử dụng thuốc này thì uống Zinc cách xa 2 giờ với thuốc nêu trên.

Đây là 3 ngày suy nghĩ và nhiều năm kinh nghiệm y khoa mới viết lên những dòng này để giúp người VN chống lại Virus Vũ Hán.


Hãy thương mình, đường chửi nữa!

(*) Xin quý anh chị giúp share khỏi cần hỏi - thân ái.

Thuy Trang Nguyen




VÔ CÙNG QUAN TRỌNG: CẨM NANG CHỮA COVID-19 VÀ CHỦNG MỚI. Bài này sẽ viết tương đối đầy đủ dành cho quý anh chị để dành và in ra giấy - đừng để mất tự tin trong lúc này. Trước hết cần biết bây giờ bên Âu Châu dịch đang lây lan mạnh và ở Nam Hàn gần như vỡ trận. Tại nước VN thì đương nhiên con số lây nhiễm cao hơn gấp 3 lần Nam Hàn, tuy nhiên vì sự sống còn kinh tế mà nhà nước VN cần phải giấu bệnh với quốc tế...

Chủng mới hiện nay đang xuất hiện ở nhiều nơi, không phải chủng cũ như ở Vũ Hán nữa.

Thời gian ủ bệnh của Covid-19 (chủng mới) là 12 ngày tối đa. Thời gian chữa là 24 ngày. Đối với loại chủng này, kháng thể trẻ em từ 0-10 tuổi sẽ phát hiện rất nhanh và loại nó ra từ lúc còn ủ bệnh.

Phụ nữ tuổi dưới 25 tuổi, kháng thể T-Cell chống lại loại virus này rất cao với số lượng kháng thể cao sẽ áp đảo virus nên rất khó bệnh. Phụ nữ từ 25-30 chỉ có 8% là lây nhiễm vì kháng thể ở tuổi này còn rất mạnh - Nếu quý chị tuổi này uống vitamin tăng kháng thể như Zinc (kẽm) và C thì cơ hội virus Covid-19 xâm nhập vào người gần như Zero.

Kháng thể đàn ông yếu hơn đàn bà rất nhiều - người càng lớn tuổi kháng thể sẽ bị suy hơn người trẻ, do đó cần tăng cường vitamin - tập thể dục, tránh hút thuốc và bia rượu.

Trước hết mình nói rõ đặc tính của Covid-19 (chủng mới) là làm cho bạn sốt, mệt mỏi, ho khan, ho khô, và khó thở. Người lớn tuổi sẽ bị viêm họng, ho đờm và có thể ho ra máu.

QUAN TRỌNG của bệnh này là gì? CẦN CHÚ Ý!

(1) Bạn đừng lo lắng chỉ cần làm theo hướng dẫn này bạn sẽ khỏi tới 99% - Những người tử vong là vì không biết cách chứ không phải virus quá lợi hại như mọi người nghĩ.

(2) Bệnh này làm cho người nhiễm bị sốt cao liên tục trong 3 ngày, do đó đây là thời gian cần chăm sóc rất kỹ - NẾU bạn chọn vào Bệnh Viện chữa thì đều đầu tiên trước hết là bạn xem bv có truyền nước biển (IV fluids) cho bạn không! Nếu họ để cho bạn nằm không, không truyền nước biển (IV fluids) thì bạn không còn cơ hội nữa vì nguy cơ tử vong rất cao.

- Vì sao bạn cần IV fluids là vì loại bệnh này làm cho bạn sốt cao, mệt mỏi và mất nước rất nhiều - chết là do mất nước và sốt, không phải vì virus dữ dằn.

(3) Nếu bạn có điều kiện chữa ở nhà - bạn có y tá vào IV fluids (0.9% Normal Saline (NS, 0.9NaCl, hoặc NSS)) cho bạn lúc lên cơn sốt thì bạn nên chọn chữa ở nhà thay vì vào bv - Vào bv mà họ không truyền IV fluids cho bạn lúc nóng sốt thì bạn tong - hơn nữa vào lúc đó bạn bị cưỡng chế cách ly - có đổi ý vào lúc đó thì cũng đã muộn. Người nhà của bạn sẽ không được vào khu cách ly để đắp khăn lạnh hay cho bạn uống thuốc, nước lúc cần thiết.

CÁCH CHỮA Ở NHÀ NẾU KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN TRUYỀN NƯỚC BIỂN.

Người chăm sóc bệnh nhân cần mặc áo mưa và đeo khẩu trang, mắt kính và trùm tóc.

- Các thứ cần là nước uống, khăn lau, thau nước, chanh, tylenol (hoặc thuốc giảm sốt khác), thuốc ho loại suppression.

- Các thứ phụ cho bệnh nhân là trà, mật ong, đường, gừng dành để cho bệnh nhân uống 1 ngày 3 ly trà gừng pha đường hay mật ong - sáng, trưa và chiều. Thức uống như nước trái cây sinh tố, nước bí đao, rau má nếu có được càng tốt cho bệnh nhân uống.

- Thức ăn cần thiết là cháo dinh dưỡng, cơm nấu nhão, mềm và thịt gà, thịt heo bằm nhỏ kho với gừng và tỏi, rau nấu mềm để ăn chung với thịt gà, heo ...Tránh ăn thịt bò, đồ biển lúc này.

Sau khi có các thứ cần thiết nêu trên thì bạn cần lưu ý phần cơ thể quan trọng nhất là NÃO - khi lên cơn sốt thì đắp khăn theo thứ tự như sau: (a) Ấm trong 5 phút, (b) khăn nước lã 5 phút, (c) khăn lạnh 20 phút.

Trong thời gian đắp khăn trên đầu thì lấy chanh tươi cắt đôi, xoa vào ngực trước và sau lưng (khu vực PHỔI) và hai bên hông (khu vực GAN, THẬN) giúp cho mát.

Luôn cho bệnh nhân uống nước từng cụm khi ho - uống bất cứ thứ gì như nước trái cây v.v với mục đích chính yếu là đừng để thiếu nước trong cơ thể lúc sốt.

Từ ngày 1 tới ngày thứ 4 luôn cho bệnh nhân uống 1 ngày 3 bữa trà gừng. Ăn uống đầu đủ, đừng nhịn bữa - uống thuốc giảm sốt như Tylenol chung với bữa ăn, đừng uống lúc đang đói - lúc uống thuốc nhớ kèm theo ly nước đầy.

BẠN CHỈ CẦN LÀM ĐÚNG NHƯ TRÊN - ĐA SỐ BẠN SẼ KHỎI TRONG 5 NGÀY LÀ 99%. Những người có tiền bệnh, lớn tuổi trên 80+ thì cơ hội là 85% sống còn nếu làm theo hướng dẫn.


Theo Fb: Đăng Phương Lê Minh

Nữ bác sĩ 60 tuổi miêu tả cảm giác thực sự khi nhiễm Covid-19
Cổ họng như dao cứa, ho, sốt hoành hành… là những gì mà nữ bác sĩ 60 tuổi này đã chịu đựng trong 1 tuần đối phó với virus corona.
Các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Anh đang tăng lên rất nhanh, thúc đẩy chính phủ nước này thực hiện bước đi quyết liệt trong việc chống lại sự lây lan của virus corona chủng mới.
Tiến sĩ Clare Gerada, 60 tuổi, là bác sĩ gia đình ở Lambeth, Nam Luân Đôn và cựu chủ tịch của Đại học GP Hoàng Gia đã xét nghiệm dương tính với virus corona vào tuần trước. Gần đây, bà đã mô tả chi tiết những gì đã trải qua khi nhiễm Covid-19, và cảm giác khi virus phát triển trong cơ thể.
Tiến sĩ Clare Gerada chia sẻ: "Ban đầu, tôi nghĩ đây chỉ là cảm lạnh do đi lại quá nhiều. 3 ngày trước tôi đã bay từ New York trở về, nơi tôi đang tham dự một hội nghị về bệnh tâm thần bên đó".
Khi bà Clare Gerada vừa rời khỏi, New York đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch Covid-19. 2 ngày sau, nữ bác sĩ bắt đầu có triệu chứng mệt mỏi, ho khan. Ban đầu những triệu chứng ho còn ít nên bà Clare Gerada chủ quan, không nghĩ mình đã bị nhiễm bệnh.
Nhưng ngay ngày hôm sau, họng của bà bắt đầu đau đớn khủng khiếp, cơn đau được nữ bác sĩ mô tả là như bị "dao cứa"...
"Tôi đã nghĩ đến việc mình bị nhiễm virus corona, họng tôi đau như bị dao cứa vào và thân nhiệt nhanh chóng tăng lên. Tôi biết đó là coronavirus, vì tôi thường không bao giờ bị bệnh và mùa cúm đã kết thúc", bà Clare cho biết.


Tiến sĩ Clare Gerada, 60 tuổi, chia sẻ những gì mình đã trải qua khi xét nghiệm dương tính với virus corona
Các triệu chứng này rõ ràng và tiến triển nhanh hơn bệnh cảm cúm thông thường. Trong vài giờ sau khi có các triệu chứng đầu tiên, bà Clare Gerada mất cảm giác thèm ăn, trong miệng đắng ngắt khiến việc ăn uống trở nên khó chịu.
"Tôi ngã xuống giường và ngủ rất ngon vì bị sốt cao, nhưng tôi buộc mình phải uống nhiều nước và nước chanh. Tôi không thể uống trà vì miệng và cổ họng rất đau".
"Trong vài giờ, mũi tôi đầy vết loét và tôi tưởng tượng phía sau miệng mình cũng vậy. Tất cả những gì tôi muốn làm là ngủ; tôi đã xem xét việc ghi nhật ký video, nhưng ngay cả ý nghĩ về việc cầm điện thoại dường như cũng vô cùng cực nhọc".
Vào ngày 13/3, bệnh viện thông báo kết quả xét nghiệm của bà Clare Gerada bị dương tính với virus corona và cần phải tự cách ly tại nhà.
Trong quá trình tự cách ly, bà Clare Gerada đã uống paracetamol 8 giờ một lần. Chồng bà, ông Simon luôn chăm sóc vợ và cả 2 giữ khoảng cách an toàn với nhau. Trong nhiều ngày sau đó, tất cả những gì bà Clara có thể làm là ngủ.
"Anh ấy ngủ trong phòng dự phòng, tôi cho tất cả đồ sành sứ vào máy rửa chén và chúng tôi không dùng chung khăn tắm. Cho đến nay anh vẫn không bị ốm, mặc dù anh đã ở cùng tôi trong nhà. Một người hàng xóm đã giúp chăm sóc vật nuôi trong nhà", Clara tiết lộ.


Bác sĩ Gerada nhanh chóng bị đau họng khủng khiếp, nhiệt độ cao, run rẩy khi nhiễm virus corona chủng mới.
Khi biết mình nhiễm Covid-19, Clare Gerada không hề hoảng sợ, nhưng so sánh với triệu chứng cảm cúm thông thường, virus corona là điều tồi tệ nhất mà bà từng trải qua.
Sau vài ngày uống thuốc và nghỉ ngơi, sức khỏe bà Clare Gerada dần ổn định. Những cơn đau đầu qua đi, thân nhiệt giảm,... miệng bắt đầu có cảm giác và có thể ăn uống trở lại.
Bà bắt đầu từ các món ăn dễ tiêu như súp gà, món hầm,... để tăng cường sức đề kháng. Khi cơ thể có sức lực trở lại, bà ở nhà cách ly thêm và tiến hành xét nghiệm xác nhận bản thân hoàn toàn chiến thắng virus Covid-19.
"Cơ thể 60 tuổi của tôi đã chiến đấu bảo vệ chống lại một loại virus mới. Tôi hy vọng những kinh nghiệm mà mình chia sẻ sẽ khiến mọi người bớt sợ hãi trước dịch bệnh và có thể giúp các bệnh nhân nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời", bà Clara vui mừng nói.

An An (Dịch theo Dailymail)

8664190320