Theo giảng Nhà láng của
đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và lời truyền lại, vào khoảng năm 1851,
vâng lệnh thầy là Phật Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên), Quản cơ Trần Văn
Thành cùng một số người lên núi tìm gỗ "lào táo" rồi đẽo gọt
thành hình búp sen và khắc bốn chữ "Bửu Sơn Kỳ Hương", rồi
đem cắm 5 cây thẻ ở 4 phương và 1 cây thẻ ở trung tâm. Gọi là Ngũ Long Trấn Phục.
Có truyền thuyết cho rằng về sau Núi Cấm sè nổ
ra, bày tỏ bên trong có cung điện nguy nga bằng vàng, bạc, châu báu. Khi núi nổ,
đá sẽ văng ra tứ tung, do đó cấm thẻ để cho người dân, tín đồ lánh ra khỏi vùng
có cấm thẻ, để tránh bị tai nạn đá văng gây thương tích, tử vong. Chớ không có
mục đích trấn ếm hay phân chia ranh giới.
Sau đó vì tín ngưỡng, tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương đã
xem các cây thẻ là những "vật thiêng", đã lập miếu thờ và gọi tôn là
"Ông Thẻ" hay "Quan Thẻ".
Dưới đây là vị trí 5 cây thẻ:
- Cây thẻ số 1 có tên là Đông phương Thanh
Đế được cắm ở làng Cần Đăng; nay thuộc huyện Châu Thành,
tỉnh An Giang. Thẻ được cắm ở vị trí trước bàn thông thiên (phía sau cột
cờ), tuy nhiên do thời gian, thẻ đã bị đất bồi lấp nên không còn nhìn thấy
được.
- Cây thẻ thứ 2 có tên là Bắc phương Hắc Đế được cắm ở làng Vĩnh Thạnh Trung; nay thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đây là cây thẻ lộ thiên được quấn lớp vải đỏ thờ rất nghiêm trang trong một đền thờ giữa 2 hàng gươm giáo.
- Cây thẻ số 3 có tên là Tây phương Bạch Đế được cắm ở chùa Bồng Lai (Bồng Lai Cổ Tự), cũng được gọi là Chùa Bà Bài, nằm bên kênh Vĩnh Tế ở Châu Đốc.
- Cây thẻ số 4 có tên là Nam phương Xích Đế được cho là cắm ở làng Vĩnh Điều; nay thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.Vì người ta không biết đích xác là ở đâu, nhưng nơi đây có gò đất cao, có vài dấu hiệu kỳ lạ nên người ta tin tưởng ở đó là nơi đã cắm thể. Một là trâu bò không dám đến đó ăn cỏ, hai là có người chủ máy cày, máy cày cứ chạy vào vùng nầy thì tắt máy, Do hiện tượng lạ đó, người ta tin nơi đây đã có cắm thẻ của Đức Phật Thầy, nên nhà cầm quyền địa phương cho phép dựng nên Đền Thờ Đức Cố Quản Trần Văn Thành, để thờ cây thẻ số 4, chớ thật ra không có cây thẻ nào ở đó.
Vào 19 tháng 12 Tân Sửu, cô tư An Giang và anh Tám Nguyện có làm lễ Khánh Thành
Đền Thơ Ông Thẻ Nam Phương tại ấp Cà Na, xã Lương An Trà thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh
An Giang. Vì Dinh Thẻ số 4 đã có ở xã Vình Điều, huyện Giang Thành tỉnh Kiên
Giang, nên người ta cho là Dinh Thẻ ở Lương An Trà là giả. Cây thẻ cũng có nhưng
cho là không phải gỗ Lào Táo. Chuyện thật hư sẽ được chứng tỏ sau nầy.
- Cây thẻ số 5 có tên
là Trung ương Huỳnh Đế được truyền thuyết cho rằng đây là cây
thẻ "trung tâm", đước cắm trong hang ở ấp Vồ Đầu trên núi Cấm, bên
cạnh hang ông Bác Vật Lang, nay thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Nhưng không ai biết rõ là cây thẻ nầy, có người cho nó là cây thẻ lào táo, có
người cho nó là phiến đá. Nói chung cây thẻ Trung Ương Huỳnh Đế cho đến nay vẫn
còn là vật thiêng bí mật.
Vùng Thất sơn được mệnh danh là
Thất sơn huyền bí, cho đến nay mặc dù có nhiều phố xá, nhà lầu, cáp treo. Nhưng
nó vẫn còn là Thất sơn huyền bí, vì có nhiều điều người ta vẫn chưa lý giải được
cho rõ ràng với thời đại hiện nay.
No comments:
Post a Comment