Pages

Friday, November 29, 2024

Bản nhạc Cô Láng Giềng

Hồi đó khoảng năm 1957, văn sĩ Nhất Giang có tên thật là Nguyễn Tiến Minh cùng tôi và một số người khác được ông Giám Đốc Nha Kỹ Thuật và Mỹ Thuật Học Vụ kỷ sư Trần Văn Bạch cho phép chúng tôi ở trong khuôn viên của Nha nầy, vì trong khuôn viên Nha có nhiều cơ sở bỏ tróng không sử dụng, chúng tôi là những học sinh của Trường Quốc Gia Âm Nhạc, Trường Sư Phạm Kỹ Thuật cấp tốc (1 năm), trường Trung học Kỹ Thuật Cao Thắng, là những sinh viên, học sinh nghèo ở xa đến Thủ đô Sàigòn học, gia cảnh khó khăn, nên được ông Giám Đốc đầy lòng nhân ái cho tạm trú, còn ăn uống, chúng tôi ăn cơm tháng bên ngoài hoặc tự nấu ăn với cái bếp dầu và chén dĩa, đôi đủa, nồi niêu. Ngủ thì dung cái ghế bố xếp hoặc nằm tạm trên những cái thùng gỗ rỗng.

Tôi nhớ những người tạm trú đó có anh Nguyễn Quang Vui, Trần Đình Đức, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Trung Trực, Trần Tiến Tự, Nguyễn Văn Giao tự Giáp, Bùi Văn Chín, Bùi Văn Mười, Huỳnh Đình Huê, Trần Xuân Vĩnh Quế, Nguyễn Tiến Minh. Riêng 3 chúng tôi là Quế, Huê và tôi lấy mấy miếng tôn cũ dừng lại trong căn nhà kho tróng trơn, một khoảnh ở giữa nhà kho chừng 4mX5m, nơi đây chúng tôi nấu ăn chung, ai đi học về sớm thì cuốc bộ ra chợ Đa Kao mua thức ăn tươi như cá, thịt với rau về kho hặc nấu canh, gạo thì cũng mua ngoài chợ nầy, ngủ thì mỗi người một cái ghế bố, tối mở ra sáng xếp lại.

Nhất Giang học trên tôi 1 lớp, cũng không ăn chung mâm, ngủ chung chỗ, nhưng tôi không nhớ do đâu thời gian đó anh tặng cho tôi bản nhạc Cô Láng Giềng, tác giả là nhạc sĩ Hoàng Quý in Roneo trên tờ giấy tím,  chỉ có lời không có nốt nhạc, loại nầy thuở đó có bán trên vĩa hè đường Lê Lợi khoảng nhà hàng Kim Sơn đến nhà sách Khai Trí thời bấy giờ.


Hoàng Quý (1920-1946)

Nhà hàng Kim Sơn góc đường Lê Lợi-Nguyễn Trung Trực Sàigòn

Nhất Giang không phải là người hay hát mà tôi cũng vậy, không hiểu vì sao anh lại tặng tôi bản nhạc nầy. Tiếc rằng đã lâu, tôi không còn giữ được nó, để làm kỷ niệm thuở thiếu thời, ngày nay đã hơn 60 năm trôi qua, không chắc nhà văn Nhất Giang còn nhớ.

Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi vẫn còn nhớ, hơn nữa trong những tập nhạc người ta in lại, họ cũng in trong ấy bản Cô Láng Giềng, không phải là người rành nhạc, cũng không phải là người yêu thích nhạc, cho nên tôi không hiểu nó có giá trị như thế nào về lời ca về nhạc lý, nhưng chắc phải là bản nhạc có giá trị, nên được người ta nhắc nhớ luôn.


Mời thưởng thức bản Cô Láng Giềng của Hoàng Quý với giọng nam ca sĩ Sĩ Phú:

866430112024  






Monday, November 25, 2024

Về quê ngoại dự đám giỗ mẹ.

 

Hôm qua 25 tháng 11 năm 2024 cũng là 25 tháng 10 âm lịch, chúng tôi đã về quê ngoại dự đám giỗ mẹ tôi. Mẹ tôi mất ngày 25 tháng 10 Âm lịch năm 1954, trong ngôi chùa, ngày xưa mẹ tôi đã quy y ở đó và ngôi chùa đó nằm trong phần đất của ông bà tôi khi xưa.

Trong lần giỗ lần nầy, tôi rất vui vì có các con của chị Ba tôi, các con anh năm tôi, con gái tôi và con trai em út tôi, nói chung là có gần đủ các cháu nội, ngoại của mẹ tôi. Cũng có con của Dì Sáu tôi là em Nê, và cháu nội của dì Ba tôi là Ba Dừa cùng dự.

Tông, Nê, Quận, Triễn, Mĩn, Ba Dừa (cháu nội Dì Ba tôi)

Tiếc rằng vì cánh đồng ngập nước, tôi không thể đi viếng mộ ông ngoại và bà ngoại tôi. Ông ngoại tôi ngày xưa chôn trong đất nhà, về sau chia đất ra, thành ra ông ngoại tôi nằm trong phần đất người bà con, bà ngoại chôn trong phần đất nhà, nên ngày nay phần mộ ông ngoại tôi nằm trong phần đất người bà con.

Việt Phương, Việt Điểu, Hoàng (Chồng của Việt Điểu) Tông

Phần đất của mẹ tôi, sau nầy chôn cất Dì Dượng Năm của tôi vài em họ.

Mong rằng mỗi năm sau nầy vẫn còn sức khỏe để về quê thăm mồ mả ông bà, thân nhân anh em họ hàng và các cháu bên nội cũng như bên ngoại, hạnh phúc lúc tuổi già, còn gặp lại người thân, tiếc thay lần nầy về 3 người vừa là bạn vừa là người thân xa gần cùng tuổi đã mãn phần. 

Tôi nghĩ sau nầy về quê, sẽ có các cháu tưởng mình là người xa lạ đến quê họ tìm thăm ai đó.

866426112024






Thursday, November 21, 2024

Ngày Nhà Giáo Việt Nam 2024

Hôm qua 20 tháng 11 ngày nhà giáo Việt Nam, tôi đã dự lễ tại Trường Cao Đẳng Nghề Nguyễn Trường Tộ.

Nhớ lại năm 1970, tôi từ Banmêthuột đổi về Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ tọa lạc tại số 55C Tự Đức, nay là đường Nguyễn Văn Thủ Phường Đa Kao, quận 1, Tp. HCM. Năm 1974, tôi được Bộ Quốc Gia Giáo Dục đề cử làm Hiệu Trưởng trường nầy. Năm 1975, miền Nam đứt bóng, tôi là Sĩ quan cấp Trung Úy nên bị đi Học Tập Cải Tạo ở Trảng lớn, rồi Kà-tum, năm 1977, tôi được tạm tha, được về làm Phòng Thanh Tra Sở Lao Động, đến năm 1978 chuyển sang Phòng Thiết kế Sở Công Nghiệp Tp. HCM, sau chuyển thành Công Ty Trang bị kỹ thuật.

Năm 1982, tôi được Sở Công Nghiệp đề cử và được Ban Tổ chức chánh quyền Tp. HCM chấp thuận cho làm Hiệu phó Chuyên môn, cử anh Trần Minh Chánh Bí thư Chi bộ Trường làm Quyền Hiệu Trưởng. Năm 1984, tôi được cử làm Trưởng Phòng Kinh Tế Kế Hoạch của Công Ty Trang Bị Kỹ thuật thuộc Sở Công nghiệp Tp. HCM.  đến năm 1991, tôi nghỉ rồi đi Mỹ theo diện HO.

Do đó ngày nay trường Cao đẳng nghề Nguyễn Trường Tộ mời tôi dự lễ Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm 2024 tại cơ sở Trường số 2 Mai Thị Lựu, nên sáng sớm con gái tôi chỡ tôi đến dự.

Năm nay nhà trường tổ chức trong phòng, có lẽ là phòng họp của Trường nằm ở dãi nhà sát đường Mai Thị Lựu và cách cổng vào chừng 4 phòng khác. Khi tôi đến nơi đã có nhiều người đến rồi, sau khi được gắn hoa hồng, tôi được anh Hiệu Trưởng Nguyễn Lê Đình Hải tiếp đón và đưa vào phòng họp, anh cũng đưa anh Giám Đốc Sở Công Thương đến chào hỏi tôi. Anh Hải còn trẻ mà Giám Đốc Sở Công Thương còn trẻ hơn.

Nguyễn Lê Đình Hải tặng hoa cho Giám Đốc Sở Công Thương (bên trái)

Trong dịp nầy tôi gặp lại anh Nguyễn Hữu Thế từ Bến Tre lên dự lễ, anh cho biết  phải dậy sớm vào lúc 3 giờ khuya, rồi anh Lý Thanh Giảng, anh Khải dạy nguội, anh Giảng Huệ Thắng dạy Máy Dụng cụ, anh Phạm Văn Hoè TTCN Phan Đình Phùng, năm nay có cả anh Nguyễn Văn Lý nhân viên Phòng Tổ Chức tham dự, lâu lắm rồi tôi mới gặp lại anh, trông anh vẫn trẻ như ngày nào, hỏi chuyện vợ con, anh cho biết chưa lập gia đình, hỏi thăm cô Thu anh cho biết cô Thu thư ký phòng Giáo vụ có con gái, lập gia đình con gái cô ta đã đi Mỹ định cư. 

Giám đốc Sở Công Thương Tp. HCM bên tay trái

Nghe nói cô Nga thư ký nhà Trường, có về Việt Nam chơi khoảng 6 tháng, nay đã về lại Mỹ.

Gs Khải, Nguyễn Đắc Thế, Huỳnh Ái Tông, Lâm Khương Tiến (CHS) Lý Thanh Giảng

Rồi buổi tiệc tàn, tôi ra sân đứng trước phòng mình ngày xưa chụp một tấm ảnh kỷ niệm 50 năm đã trôi qua.

Trước phòng Hiệu Trưởng và Phòng Giám Học cũ

Buổi tối được các em mời tham dự Lễ Tri Ân Thầy Cô, tôi cũng tham dự lễ nầy tổ chức tại nhà hang Đông Hồ số 195 Cao Thắng nối dài, nằm trong hồ Kỳ Hòa ngày xưa, nơi đây hàng năm các em tổ chức, còn trước kia tổ chức tại nhà hàng Đoàn Viên nằm trong vườn Tao Đàn kế bên Dinh Độc Lập.

Năm nay nghe Ban Tổ Chức nói, không bắt buộc ghi danh đóng lệ phí mà tự do ai muốn đóng góp thì đóng góp tùy tâm, vẫn trong hội trường cũ, bàn ghế sắp xếp như những năm trước, tuy rằng Ban Tổ Chức chủ trương làm đơn giản hơn mọi năm.


Cô Phi Phng, Hh Ái Tông, Trần Văn Rốt, Phạm Văn Hoè, Hoàng Văn Vượng, Nguyễn Đắc Thế

Về phía các em thì vẫn đông, nhưng về phía giáo sư, cựu viên chức cũ tôi chỉ thấy có anh Nguyễn Đắc Thế, Trần Văn Rốt, Phạm Văn Hòe, Hoàng Vượng, Nguyễn Văn Năng, Lý Thanh Giảng đặc biệt có cô Phi Phụng dạy Việt Văn ở TTCN Phan Đình Phùng, nhà cô ở tận Thủ Đức vẫn chịu khó tham dự hàng năm và còn hẹn với tôi sang năm sẽ tham dự.

Cô Phi Phụng, Huỳnh Ái Tông, Huỳnh Thị Ánh (CHS) Trần Văn Rốt

Khoảng hơn 8 giờ tối, cô Phi Phụng ra về có người đón, tôi ngồi thêm một chốc đến gần 9 giờ mới ra về. Thật là một ngày  hạnh phúc, vì nó mang lại những kỷ niệm đẹp ngày xưa, riêng tôi nhớ mình đã tổ chức Ngày Nhà Giáo vIệt Nam đầu tiên năm 1982, tại trường Kỹ Thuập Nghiệp Vụ Thành Phố HCM, chính là ngôi Trường nầy, ngôi trường thân yêu mà tôi đã nhiều lần gắn bó với nó. Trước tiên năm 1956 tôi vào học lớp Đệ Thất Trung Học Cao Thắng tại nơi đây, lúc đó cơ sở nầy còn có Trường Quốc Gia Kỷ Sư Công Nghệ Khóa 1, Trường Quốc Gia Âm Nhạc, sau nầy nó là Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ dời tạm về đây từ trụ sở cũ 25 bis Hồng Thập Tự, nay là Nguyễn Thị Minh Khai. Năm 1970, 1974, 1982 là những dấu ấn tôi đã kể trên.


Hình ảnh một phần trong Hội Trường cóThầy, Cô và các anh chị Cựu Học Sinh tham dự

Các em đã trình diễn một màn vũ nón, trông rất đẹp mắt, giúp cho buổi họp mặt thêm linh động, vui tươi.


Làm nghề giáo với bảng đen phấn trắng, tôi đã trải qua việc dạy học các thời VNCH, VNDCCH, Mỹ quốc nay cuối đời nhìn lại sống bằng đồng lương hưu với tay nghề Kỹ Nghệ Họa (Vẽ kỹ thuật) của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.


Một màn hợp ca do các CHS trình diễn

866422112024 







Monday, November 18, 2024

Một chút gì sẽ đi qua

Hôm nay được thư của Nguyễn Lộc Tưởng, người chủ trương Trang Web Thất Sơn Châu Đốc, nên cảm thấy buồn vì sẽ mất một nhịp cầu giao lưu với thân hữu.

Loc Tuong Nguyen

12:34 PM (9 hours ago)

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

to Trung, Vũ, Ngo, Chung, Hakylam@aol.com, Nho, me, Ly, Vy, Mai, Hoang, Tinh

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

Kính Thưa quý anh chị,

Em không ngờ kỷ niệm 20 năm (12.18.2004) Thất Sơn Châu Đốc sẽ đóng cửa với lý do sức khỏe ở cái tuổi này không biết sẽ đi lúc nào. Hôm nay lại nhận được cái bill renew $810 trong 3 năm, em thấy mình không kham nỗi (cả tiền lẫn sức) nên đành buông tay. Lòng tiếc lắm nhưng đành phải xuôi theo ý trời. Tuy nhiên em vẫn còn Thất Sơn Châu Đốc trên FaceBook rất được nhiều người theo dõi. Tin tức bè bạn luôn luôn cập nhật trên TSCĐ FaceBook. 

Chân thành cám ơn quý anh chị. Riêng anh Hai Trầu, Anh Chung và anh Vũ Thất,  20 năm trước đã khuyến khích em mở TSCĐ, nếu không có quý anh TSCĐ chắc không ra đời.  Anh Vũ Thất đã chỉ cho em những website tiếng Việt từ đó em edit program của họ và bắt chước họ viết program cho mình để đỡ nhớ nghề nghiệp (sau khi được retire non). Nhớ lại tức cười họ thấy tên Lộc-Tưởng nghĩ em là đàn ông một cũng anh Lộc, hai cũng anh Lộc. Thậm chí có cô nhà thơ lãng mạn viết email mà rùng mình..

Thân mến,

Lộc-Tưởng

Tôi vội ghi lại những hình ảnh thân thương của Thất Sơn Châu Đốc, Nói về Thất Sơn thì tôi chỉ đi Núi Sam, núi Cấm. Nhưng nói về Châu Đốc tôi đã ở nhà chú tôi, theo học 2 năm bậc Tiểu học từ năm 1954 tới năm 1956, nên tôi cũng có ít nhiều kỷ niệm nơi đó thuở thiếu thời như Cầu Quan, cầu tàu, bến bắc Châu Giang, nhưng Cồn Tiên thì tôi chưa qua đó lần nào.

Năm 1956, tôi thi tuyển được vào Trung học Thủ Khoa Nghĩa hạng 51/300 người trúng tuyển, nhưng tôi không theo học trường nầy ngày nào, vì tôi được người chú cho lên Sàigòn theo học tại Trung học kỹ thuật Cao Thắng.

Tôi tham gia Thất Sơn Châu Đốc với bài Tuổi Học Trò..(19-02-08) và bài sau cùng mới đây Tháng ngày hạnh phúc (Ngày 09-10-24). Cho nên tôi muốn ghi lại đây vài hình ảnh thân thương để lưu lại, vì   website Thất Sơn Châu Đốc sẽ bị đóng lại ngày gần đây. 

                                                                                                                                           866419112024

vuthat <vuthat@yahoo.com>

4:31 PM (3 hours ago)

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

to Hakylam@aol.com, Trung, Ngo, Chung, Nho, me, Ly, Vy, Mai, Hoang, Tinh, Loc

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

Chào Lộc Tưởng,

Về hưu, rảnh rỗi săn sóc "Thất Sơn Châu Đốc" mua vui ngày tháng... 

Về già, thấy mệt thì dẹp... là phải quá rồi! Và còn đúng lúc: các cây bút chủ lực cũng đã rủ nhau già khú đế, thậm chí đã qua đời...

Đóng cửa một quán văn chương kéo dài 20 năm dĩ nhiên là buồn. Tuy nhiên có điều an ủi: "Thất Sơn Châu Đốc " không còn nhưng "Vàm Kinh Cũ" thì còn mãi...

Cuối cùng, xin cám ơn Thất Sơn Châu Đốc đã sốt sắng phổ biến 2 truyện dài và một số truyện ngắn nhờ đó , khi sách xuất bản, được nhiều độc giả ủng hộ.

Chúc luôn an lành. 

Thân mến, 

Vũ Thất

neo

 

Mai Tran <maitran1368@yahoo.com>

6:08 PM (2 hours ago)

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

to Trung, Ngo, Chung, Hakylam@aol.com, Nho, me, Ly, Vy, Hoang, Tinh, Loc, vuthat

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

Chị Lộc Tưởng thân kính,

Tuy NM chỉ mới được hân hạnh biết chị trong một khoảng thời gian ngắn ngủi nhất so với những anh chị khác, nhưng lúc nào cũng rất quý và ngưỡng mộ chị đã chu đáo và hết lòng post những bài vở của các tác giả lên trang Thất Sơn Châu Đốc rất trang nhã và professional

Đúng như anh Vũ Thất nói, đóng cửa một quán văn chương kéo dài 20 năm dĩ nhiên là buồn. Nhưng, em cũng một suy nghĩ với Thái Lý: Trên đời này mọi thứ đều có đến, có đi, có khởi đầu và kết thúc nhưng Thất Sơn Châu Đốc sẽ mãi còn đọng lại những ký ức thật đẹp trong tâm mỗi độc giả, những người con xa xứ.

Kính chúc chị Lộc Tưởng cùng tất cả quý anh chị và quý quyến luôn được sức khỏe, an lạc.

Kính quý,

Nguyệt Mai


thuc tran <trandoanho@yahoo.com>

9:07 AM (27 minutes ago)

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

to Trung, Vũ, Ngo, Chung, Hakylam@aol.com, me, Ly, Vy, Mai, Hoang, Tinh, Loc

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

Xin chia buồn cùng chị Lộc-Tưởng và Thất Sơn Châu Đốc.
Thôi thì, cũng như mọi sự trong đời: có đến, có đi.
Lời từ biệt của chị làm tôi nhớ đén những tạp chí khác (mà tôi cộng tác) cũng đóng cửa trước đây: Văn Học (báo giấy), Hợp Lưu (giấy), Talawas (mạng)...
Nghĩ cho cùng, TSCĐ thọ được 20 năm cũng là một thành tích hiếm quý.
Thân chúc chị bình an.

Trần Doãn Nho

Tong Huynh Ai <huynhaitong@gmail.com>

Nov 18, 2024, 8:30 PM (13 hours ago)

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

to Loc-Tuong

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

Lộc Tưởng thân mến,

 

Đoàn Đông đã đi rồi, mấy năm nay Lộc Tưởng vẫn theo đuổi Thất Sơn Châu Đốc, làm nhịp cầu cho anh chị em, nay Lộc Tưởng đóng lại buồn thì buồn thật đó.

Tôi có một cái may, đã 83 tuổi cũng thấy mình sức khỏe không được tốt mấy, nhưng năm vừa qua có một em quen, hắn mua US$90.00/Lifetime hắn cho tôi để sử dụng, nên vẫn tiếp tục. Hơn tháng nay về Việt Nam tôi không thể dùng FTP hoặc FileZilla để upload bài vở lên Website của mình, nhưng Blogspot thì vẫn được. Còn Facebook của tôi cứ bị hack mấy lần, nên tôi đóng luôn. Cho nên theo tôi Lộc Tưởng nên mở một Trang trên Blogspot, còn Facebook nên cẩn thận, nó dễ bị hack.

Chúc vui vẻ

Thân mến,

Huỳnh Ái Tông

https://lh3.googleusercontent.com/a-/ALV-UjUh7XLYFAXwYesqaNTydAFe2aHKw6qgqZxiGaK9AJ-1Ezu1TSLg=s40-p

Loc Tuong Nguyen

Nov 18, 2024, 9:05 PM (12 hours ago)

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

to me

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

Cám ơn Anh. 

Thân,

Lộc Tưởng

 

 

 







Saturday, November 16, 2024

Một ngày họp mặt


Năm nào tôi về Việt Nam, vợ chồng Trần Quang Thành và Nguyễn Thị Tuyết Mai cũng tổ chức mời anh, chị em làm chung ở Công Ty Trang Bị Kỹ Thuật thuộc Sở Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh một bữa ăn thân mật tại nhà hàng nào đó,

Hôm qua Thứ Bảy 15-11-2024, chúng tôi được mời ăn tại nhà hàng Hoàng Yến góc đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1 Tp. HCM.

Cô Mai đưa xe đón chúng tôi, còn Thành đón anh chị Nguyền Hữu Bi, nguyên Giám Đốc Công Ty, khi chúng tôi đến nơi thì anh chị Bi đã có mặt tại nhà hàng rồi, sau đó lần lượt có Nam Liên Xô (anh ta học ở Liên Xô về nên được đặt biệt danh đó), rồi kỷ sư Lộc, vợ chồng Tâm đi với đứa cháu nội, rồi Bảo, cô Nguyễn Thị Tâm nguyên là Thủ Quỹ của Công Ty, cuối cùng là vợ chồng Duyệt, nếu tôi nhớ không lầm anh là bộ đội phục viên.

Tâm, Lộc, Tông, anh Bi, chị Bi, Nam Liên Xô, Duyệt, phu nhân Duyệt, Tâm, Mai, Thành, Bảo, phu nhân Tâm, cháu nội của Tâm

Bữa ăn được tuần tự dọn lên, tôi ăn chay, nên có phần ăn chay dành cho tôi.

Trong khi ăn uống trò chuyện vui vẻ, do tôi ngồi cạnh anh Bi, nên anh và tôi trao đổi với nhau nhiều chuyện, anh đã 88 tuổi nên tai nặng, tôi phải nói to anh mới nghe, anh kể những chuyến đi du lịch ở Việt Nam nào là động Phong Nha, động Thiên Đường … riêng ở Thanh Hóa thì tôi chưa biết đến. Anh kể cho tôi nghe một khách sạn sang trọng ở Huế tôi cũng chưa được biết đến, nhớ năm 2019, sau khi đi Ấn Độ về, cả nhóm lại đi Huế, lần đó chúng tôi trú ngụ tại một khách sạn nhỏ bên cạnh khách sạn Mường Thanh, nhưng khách sạn anh Bi kể không phải là Mường Thanh, thú thật là tôi không biết.

Nguyễn Thị Tuyết Mai - Trần Quang Thành

Ngày nay gặp lại nhau, đa số đều lớn tuổi, đang an hưởng tuổi già, duy có Nam Liên Xô nghe đâu đang nuôi tôm ở Kiên Lương.

Còn Trần Quang Thành có 2 cô con gái đã lập gia đình, định cư tại Mỹ, nhưng Mai và Thành hình như chưa có ý định sống tuổi già ở Mỹ.

Gặp lại nhiều người một thời đã cùng nhau làm việc trong một Công ty vào thuở khó khan, nhớ lại thuở đó biết bao kỷ niệm, nhiều người đã mất, một số còn lại không được khỏe mạnh như Đỗ Võ Quang, Lê Hữu Chính, Nguyễn Bắc Sơn. Ôi thời thanh xuân nay còn đâu ? Hoặc chỉ còn trong kỷ niệm.

Ảnh kỷ niệm, hai người không thấy là Bảo và Lộc

Một ngày họp mặt đáng nhớ, góp thêm vào kỷ niệm mỗi chuyến về Việt Nam của tôi. Tôi tự nghĩ trước kia mình sống thế nào với cặp vợ chồng Thành – Mai nên ngày nay họ mới đối xử tốt với mình như thế.

866416112024