Pages

Tuesday, January 31, 2017

Viếng đền thờ vua Đinh, Lê và chùa Bái Đính ở Ninh Bình


Tưởng như ở khách sạn Emerald tại Hà Nội ăn điểm tâm vào lúc 6 giờ 30, nên chờ đến 6 giờ 30 xuống phòng ăn thì du khách đã ăn điểm tâm từ lúc 6 giờ 00, vì ở Ninh Bình có nhiều danh lam thắng cảnh, du khách cần ăn sớm, đi sớm để có thì giờ tham quan.

Tại cửa vào phòng ăn, có một nhân viên lễ tân đứng chờ khách để thu phiếu ăn, tôi có mang theo nhưng không biết để đưa cho họ, nên nhân viên lễ phép hỏi tôi ở phòng nào rồi họ ghi vào tập giấy cầm tay chớ không yêu cầu tôi đưa phiếu, phiếu nầy họ đã đưa sẵn cho tôi khi nhận phòng.

Ăn buffet sáng với nhiều thức ăn, nên có thể ăn chay tùy thích, nào là cháo, nào là bánh mì trét beurre, trái cây như chuối, dưa hấu, thanh long … Ăn xong khi đi ra, tôi đưa 2 phiếu ăn sáng nằm sẵn trong phong bì đựng chìa khóa khách sạn.

Chúng tôi rời khách sạn Ninh Bình Legend Hotel vào lúc 7 giờ 30, nhiều du khách đã rời khách sạn trước đó, cũng có người cùng rời khách sạn với chúng tôi, khi chúng tôi trả phòng đã có ngay anh ta tài xế xe nhận valise đem ra xe.

Rời khách sạn, tài xế đưa chúng tôi đi viếng đền vua Đinh, Lê do không có trong chương trình, nên tài xế không thể đưa chúng tôi đi viếng Hoa Lư, trên đường đi phong cảnh đồi núi rất đẹp, vào gần đến đền thờ, xung xanh có núi non bao bọc, ở trên đỉnh non kia có cắm cờ đó là mộ của vua Đinh Tiên Hoàng.


Trước khi đi vào khu mộ, phải đi qua một cái cầu, qua khỏi cầu có một cổng tam quan rất đồ sộ, chắc chắc thua cửa Ngọ môn ở kinh thành Huế, nhưng đủ bề thế của nơi thờ các vua.


Nhìn vào cổng, bên tay phải hào hay rạch chạy dài chừng 500 thước, còn bên tay trái cũng là con rạch đó chạy đến tận Hoa Lư, viếng Hoa Lư phải dùng thuyền.

Qua khỏi cổng nầy, bên tay phải là một sân rộng khoảng chừng 2 sân đá banh có lát gạch, ở một góc có một đình bia, bên tay trái là đỉnh non có cắm cờ, đó là mộ vua Đinh, hình ở trên.


Vào đến đền thờ mới có nơi bán vé vào cửa cho cả 2 đền, giá chỉ có 20 ngàn. Chúng tôi vào đền thờ phải đi qua một cổng, phía tay trái là cái hồ sen và tay phải là đền thờ, muốn vào đền thờ phải đi qua cổng tam quan, qua khỏi đây có lối đi, hai bên có hai hồ khá rộng có thả nhiều cá chép.


Qua khỏi đây, tới tường rào có hai cột trụ, qua khỏi đây có sân có đỉnh hương và những binh khí, kiệu để rước linh vị.


Đền thờ là nhà năm gian, gian giữa trước tiên có bàn thờ cộng đồng, qua một ngạch cửa có để một bàn án ngử không cho khách bước qua, bên trong là bàn thờ các quan đại thần và trong cùng là thờ tượng Vua Đinh Tiên Hoàng.


Sau khi viếng đền thờ vua Đinh, chúng tôi đi viếng đền thờ vua Lê, sau khi ra khỏi cổng đền thờ vua Đinh, đi thẳng con đường trước mặt, dẫn tới đền thờ vua Lê cách đó chừng 100 thước. Nói rõ hơn từ cổng chính ở ngoài vào đến chỗ bán vé là góc của sân rộng, có một con đường vuông góc với con đường chính và cuối đường nầy có một cái cổng khác, dẫn vào một xóm làng khác, cách không xa cổng có ngôi chùa Nhất Trụ.


Đền thờ vua Lê cùng không khác chi đền thờ vua Đinh, cũng qua cổng tam quan, giữa có đường đi hai bên có hồ cá, vào trong có 2 dãi nhà 2 bên, giữa có sân, trong cùng là đền thờ 5 gian, cũng bàn thờ cộng đồng, qua khỏi ngạch của bên trong là bàn thờ các quan và trong cùng là bàn thờ vua Lê Đại Hành.


Rời khỏi đền thờ vua Lê, chúng tôi đi viếng chùa Nhất trụ, gọi là Nhất trụ vì trong chùa có một trụ đá khắc kinh Thủ Lăng Nghiêm, nhưng ngày nay không còn đọc được chữ nào hết.


Chùa có tên là Nhất Trụ Tự.


Trong chùa còn những pho tượng, bức hoành, thành vọng, liễng xưa sơn son thếp vàng.

Sau khi viếng chùa Nhất Trụ, chúng tôi đi trở lại đền thờ các vua, nhưng chúng tôi đi tắt trong sân, xem qua nhà bia rồi mới rời khỏi nơi đây, để viếng chùa Bái Đính.

Đến chùa Bái Đính, trước tiên vào trong khu vực hàng quán ăn uống và bán hàng, qua khỏi đó vào bên trong mua vé xe điện đưa đi vào trong chùa tham quan, mỗi người 60 ngàn, nếu cần trả phí cho hướng dẫn viên, chùa mới 200 ngàn, chùa cũ 200 ngàn.


Xe điện đưa chúng tôi đến sân ở cổng chính của chùa, từ đó chúng tôi được hướng dẫn viên đưa đi vào tam quan, là ba cử Phật, Pháp Tăng. Nơi có tôn tượng chư vị Hộ Pháp, là Thiện Thần và Ác Thần


Sau đó, đi theo hành lang cánh phải hay trái để dẫn tới chùa giữa, tại đây phải bước qua những cấp, mỗi cấp cách nhau 9 bậc thang và mỗi bên có 251 vị La Hán, tổng cộng cả hai dãi ở hai bên là 502 vị La Hán, trong đó có Bồ tát Thích Quảng Đức.


Giữa đường vào tham quan có tháp chuông.


Sau khi viếng tháp chuông ở tầng hai, chúng tôi trở lại hành lang có tôn tượng La Hán rồi đến viếng Điện Quán Thế Âm.


Giữa điện có tôn tượng Quán Thế Âm với ngàn tay, ngàn mắt.


Rời khỏi điện Quán Thế Âm, chúng tôi viếng điện thờ đức Bổn sư Thích Ca.


Nơi đây tôn tượng đức Bổn sư Thích Ca ở giữa, gian hai bên tôn tượng Ngài A Nan và Ca Diếp.


Sau đó, chúng tôi được hướng dẫn đến viếng tháp tôn trí ngọc xá lợi Phật và tượng Phật bằng đá quý ở trên tầng tháp thứ 13.


Muốn lên tháp phải mua vé vào cửa, leo lên tầng tháp thứ 2 mới dùng thang máy để lên tầng thứ 13. Ở tầng thứ nhất có tôn tượng đức bổn sư tĩnh tọa trên bệ khá rộng lớn.


Tháp nầy có một số phù điêu quanh tường do 30 nghệ nhân t Ấn Độ sang đây tạo dựng. Dùng thang máy lên đến tầng 13, có tượng đức Bổn sư bằng ngọc thạch ở mặt trước và mặt sau, trên đó có tháp nhỏ đựng xá lợi Phật, xung quanh có nhiều phù điêu, trên vòm trần có nhiều tượng Phật.


Rời tháp xá lợi, chúng tôi đến điện Tam Thế Phật, nơi đây tôn tượng đức A Di Đà Phật, đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật và đức Di Lặc Tôn Phật.


 Tam thế Phật điện

Tượng Đức Phật A Di Đà
 Tượng Đức Bổn sư
 
Sau khi viếng Tam Thế Phật, chúng tôi được hướng dẫn ra phía sau chùa có một hành lang đặt 54 con rùa, trên lưng mang bia ghi 54 sắc dân của dân tộc Việt Nam.

Sau đó, chúng tôi rời khỏi khu vực chùa mới, có con đường lát nhựa đưa đến chùa cổ còn gọi là chùa trong, khoảng đường nầy chừng 400 mét, sau đó lại leo trên những bậc thang là những phiến đá núi, cũng phải bước lên chừng gần 100 bậc mới đến ngã ba: bên phải là hang sáng thờ Phật và Thần, bên trái là động tối thờ Mẫu và Tiên. 


Phía trên cửa hang sáng có 4 chữ đại tự “Minh Đỉnh Danh Lam” khắc trên đá do Lê Thánh Tông ban tặng có nghĩa là: “Đỉnh sáng cảnh đẹp”. Khi lên vãn cảnh chùa, vua Lê Thánh Tông đã sang tác bài thơ chữ Hán được tạc vào bia đá  tại đây:
Đính Sơn danh tiếng thực cao xa
Che chở kinh thành tự thuở xưa
Nhân kiệt, địa linh nên vượng khí
Núi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà.

Hang dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần của hang bằng phẳng. phía sau nơi thờ Phật và chư bồ tát là tượng thờ thần Cao Sơn bằng gỗ, khoảng 1.000 năm. 


Đi tiếp theo hang đá cuối cùng sẽ dẫn tới cửa hang, nên hang có ánh sáng và bày ra một thung lũng xanh. 

Quay trở lại ngã ba đầu dốc, theo đường rẽ trái khoảng 50m là tới động Tối. Động Tối lớn hơn hang Sáng, bước vào cửa động có thờ thần hổ, qua khỏi đó là thờ thánh Mẫu có hang dẫn vào trong và có hang ở dưới sâu, có Giếng Tiên tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi xuống, nước rất trong nhìn thấy đáy giếng không sâu.


Ra khỏi Động Tối đi xuống một vài bậc đá có điện thờ thiền sư Thích Minh Không, do ngài chữa bệnh cho Lý Thần Tông, nên được phong là Quốc Sư, ngài là người sáng lập chùa cổ Bái Đính. Khu vực núi Đính nằm cách quê hương thiền sư Nguyễn Minh Không khoảng 4 km. Tương truyền khi ông đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra các hang động đẹp, liền dựng chùa thờ Phật và tạo dựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho dân. Đền thờ thiền sư Nguyễn Minh Không có tượng của ông được đúc bằng đồng.


Quốc sư Nguyễn Minh Không đã học hỏi, sưu tầm những kiến thức y học dân gian, sưu tầm và phục hưng nghề đúc đồng – tinh hoa của văn minh Đông Sơn – văn minh Việt cổ, trở thành tổ sư nghề đúc đồng ở Việt Nam.

Ở dưới chân núi gần chùa Bái Đính cũ có Giếng Ngọc, ngày nay giếng nầy được đào vét rộng hơn xưa, nhưng nước không trong như Giếng Tiên ở trong Động Tối.


Giếng Tiên là nơi cuối cùng chúng tôi viếng thăm chùa Bái Đính, sau đó có xe điện đưa chúng tôi trở lại khu vực bán hàng và nơi lấy vé xe điện đi tham quan.

Chúng tôi muốn tham quan Hoa Lư bằng thuyền, mất khoảng thời gian chừng 3 tiếng đồng hồ, nhưng do không có hợp đồng với công ty du lịch, nên chúng tôi đành phải ra về.

Trên đuờng về, chúng tôi có đến làng Vạn Phúc để tìm mua lụa Hà Đông, có lụa nhưng nhà tôi không vừa ý, nên tôi mua một chemise tay ngắn và một caravate lụa Hà Đông.

Xe có chạy ngang Gò Đống Đa nằm trên đường Tây Sơn, thuộc Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, cửa thành Hà Nội xưa nằm trên đường Phan Đình Phùng.


Một ngày chúng tôi được viếng đền vua Đinh, Lê, chùa Bái Đính, được nhìn thấy Gò Đống Đa, cửa thành Hà Nội xưa. Thật là một ngày ý nghĩa, vì được thấy những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử.

Xem thêm hình ảnh tại:

866430012017