Pages

Wednesday, June 18, 2014

Một thoáng nhìn về Văn học Việt Nam



Do hoàn cảnh tôi được tiếp xúc với văn chương rất sớm, tôi đã được đọc những truyện ngắn, truyện dài trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, phát hành từ những năm 1940.

Những năm 1947, 1948 là những năm các thầy dạy trường làng ở thôn quê, đã bỏ trường theo kháng chiến hoặc là về tỉnh lỵ dạy học, tôi mới đi học lớp Đồng Ấu, mới biết đọc đã bị thất học. Ở nhà chăn một bầy dê năm, bảy con chủ yếu là để lấy sữa uống.

Dê, cái chi cũng ăn, nhưng cây lúa nó không ăn, vì vậy tôi có thể thả bầy dê trong cánh đồng lúa, chúng tìm cỏ ăn, không phá hại mùa màng, tôi chỉ trông chừng để tránh bị chó tấn công mà thôi, nhưng chó hiếm khi chạy rong ngoài đồng, tôi có thì giờ đi lật đất cày bắt dế, trèo lên cây bắt những con sáo nghệ hay sáo trâu, khi chúng sắp sửa bỏ ổ, hoặc đi vào vườn hoang tìm hoa vò vẻ thơm lừng, hoặc đi tìm hái những trái chòi mòi, cơm nguội, chán chơi với những trò đó, tôi lấy Tiểu Thuyết Thứ Bảy đọc những truyện của Tô Hoài, của Ngọc Giao, những truyện ngắn thường làm cho tôi cảm động.

Đó là thời của tôi, của năm, sáu chục năm trước, ngày nay các trẻ con ở thành thị, lên bốn đã có thể tự mình mở Ipad tìm những truyện nhi đồng, những bài hát trên Youtube được cha mẹ hay anh chị đã gài sẵn trong máy, dù sao chúng cũng tiến bộ hơn tôi ngày xưa nhiều.

Rồi những năm trung học, tôi đọc những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, của Phi Vân như Cay đắng mùi đời, Đồng quê là những truyện gần với đời sống thường nhật của tôi ở thôn quê đã từng sống với dòng sông, với cánh đồng, với những hương chức cố cựu trong làng như ông Hương cả, bác Hương sư, chú Hương quản, anh Cai tuần.

Rồi học những bài văn ở học đường, nào là Nhất Linh, Khái Hưng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, như Đoạn tuyệt, Hồn bướm mơ tiên lời văn trao chuốt, bóng bẩy hơn, tình tiết của truyện khác hơn, mới lạ hơn những cảnh đời trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Thơ mới đắc dụng với loại câu 8 chữ như:

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam, ôm ấp nếp nhà tranh

(Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ)

Hay:

Trong thôn vắng, tiếng gà xao xác gáy,
Các bà già đưa võng hát, thiu thiu…

(Trưa hè của Anh Thơ)

Đến thời của Tạp chí Sáng tạo với những truyện của Doãn Quốc Sĩ, thơ Tự do của Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa… Truyện cũng như thơ của họ mới lạ hơn thơ mới. Chẳng hạn như:

Tôi đứng nhìn mưa bên sông, mưa nửa dòng nước. Ôi nếu được ngủ dưới mái tranh, mùi đất bốc mưa mới đầu mùa ấm phổi hơn một hơi thuốc lá.

Tôi sẽ đưa em về bên ấy, nền nhà ẩm và em chân đất. Từ bỏ thành phố nhà máy xe điện xe buýt ánh đèn ngã tư. Tôi can đảm như thế. Con đường vào làng men chân đê hoa cỏ hoang dại nói tâm hồn những vật những người sắp gặp. Em đi thăm vườn trái cây và em có thể bắt đầu làm việc. Ngực trần không vướng víu anh thấy anh với hơi thở với bầu trời với cây màu đất là một.

(Mưa ngủ của Thanh Tâm Tuyền)

Ngay sau đó thời của Chu Tử, Nguyễn Thị Hoàng, rào cản lễ giáo đã bị xâm phạm với Yêu với Trong vòng tay học trò.

Rồi chiến tranh leo thang những tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu, của Phan Nhật Nam, những bài hát của Trịnh Công Sơn về chiến tranh về thân phận nghiệt ngả của con người. Mùa Hè đỏ lửa, Gia tài của mẹ…

Sau 1975, chiến tranh đã chấm dứt, những chuyện về chiến tranh về vùng đất Tây Nguyên bị đẩy lùi vào dĩ vãng với tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, của Bảo Ninh như Tướng về hưu, Nỗi buồn chiến tranh.

Ngày nay, thời đại điện tử những nhà văn rất trẻ, xuất thân từ các trường đại học chủ đề chính họ viết là tính dục, văn chương của họ được phổ biến, tiếp nhận trên mạng trước, từ thành công đó, các nhà phát hành mới tìm đến in thành sách như Keng, Nguyễn Ngọc Thạch với Dị bản, Đời callboy.

Có một nhóm thơ là Mở miệng, họ là những người đã tốt nghiệp đại học, gồm Lý Đợi người lập nhóm, Bùi Chát người chủ trương nhà xuất bản Giấy Vụn và hai thành viên Khúc Duy, Nguyễn Quán, sau khi thơ của nhóm xuất hiện từ năm 2001, gây ra nhiều tranh cãi, dẫn đến “vụ án Nhã Thuyên”

Năm 2010, giáo sư thỉnh giảng trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đỗ Thị Thoan tức nhà văn Nhã Thuyên làm luận văn Cao học với Đề tài: Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa, do Phó giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Thị Bình hướng dẫn, được Hội đồng chấm luận văn đánh giá điểm 10/10. Được cấp bằng Thạc sĩ năm 2011.

Nhưng đến năm 2013, từ bài viết của Nguyễn Văn Lưu đến Hội nghị Lý luận- Phê bình của Hội nhà văn Việt Nam, vào đầu tháng6-2013 tại Tam Đảo, các nhà phê bình đã chỉ trích luận văn của Đỗ Thị Thoan.

Bài viết của nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu đăng trên tờ Văn Nghệ Tp. HCM số 256 ngày 30-5-2013, cho đó là “một luận văn kích động sự phản kháng và chống đối”. Có người còn cho rằng: “Đây là một luận văn trá hình mang nội dung chính trị phản động…”.

Theo tác giả Thanh Phương, tờ Quân đội Nhân dân số ra ngày 07-07-2013 có một trong bài chính luận mang tựa đề “Một góc nhìn phản văn hóa và chính trị”, đã kịch liệt lên án bản luận văn của Đỗ Thị Thoan. Tờ báo cho rằng các thi sĩ trong nhóm Mở Miệng đã dùng thơ để “hạ bệ các thần tượng, giải thiêng lãnh tụ và các danh nhân... xúc phạm tình cảm của hàng triệu đồng bào ta đối với Bác Hồ kính yêu”.

Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận xét:

“Về nhóm Thơ Mở Miệng, tôi cũng có thể nói rằng là phần lớn những người phê bình có thể chưa đọc hoặc không biết gì về nhóm này. Nhóm Mở Miệng bao gồm những người trẻ ở Sài Gòn, đều đã tốt nghiệp đại học.

Họ làm một thứ thơ trước hết là nhằm phản ứng lại những thứ thơ đang thịnh hành: thứ thơ du dương, véo von, hoặc thứ thơ không đi sát đời sống... Họ làm một thứ thơ mà bản thân họ tự nhận là “thơ dở”, “thơ rác”, “thơ nghĩa địa”, thứ thơ nên “đào đất chôn đi”. Họ thực hành một thứ thơ nhằm biểu lộ một thái độ. Thơ của họ có những bài tục, có những bài thơ nhại, tức là lấy một bài thơ quen thuộc, nổi tiếng, sửa đi một vài từ, thêm một vài từ, biến một bài thơ nghiêm túc thành một bài thơ cợt nhả…”

Năm 2014, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã cho Đ Thị Thoan nghỉ việc, cho Phó Giáo sư Nguyễn Thị Bình về hưu sớm, tiến hành thủ tục thu bằng Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan. Các Giáo sư Hồ Tú Bảo, Ngô Bảo Châu, Trần Văn Thọ và Cao Huy Thuần gửi thư đến Hiệu trưởng Đại học Sư Phạm Hà Nội phản đối việc thu bằng. Chưa thấy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trả lời.

Theo tự nhiên, nếu chủ trương thơ của Nhóm Mở Miệng được nhiều người tán đồng áp dụng. Đó là chủ trương đúng, hoặc ngược lại, cả hai trường hợp đều cần phải có yếu tố thời gian, thứ yếu tố trọng yếu, vô tư để khẳng định thơ của nhóm Mở Miệng có phải là thơ hậu hiện đại hay không.

17-6-2014

Văn Học Việt Nam Cận và Hiện Đại



Huỳnh Ái Tông

Mục Lục ………………………………………..………..  3
Lời tựa …………………………………………………...  5
Chương thứ nhất: Khái quát VHVN sau 30-4-1975 ….....  9
Chương thứ hai: Những nhà văn giao thời …………….  20
1. Đặng Thanh (1916-1998) ……………………………  21
2. Bùi Hiển (1919-2008) ………………………….……  26
3. Tô Hoài (1920-20  ) …………………………………  45
4. Trần Bạch Đằng (1926-2007) .………………….…...  56
5. Nguyễn Trọng Oánh (1929-1993) …………………..  65
6. Nguyễn Minh Châu (1930-1988) ………….……...…  72
7. Hồ Phương (1931-20  ) ……………………..……...  120
8. Nguyên Ngọc (1932-20  ) ………………………….  142
9. Nguyễn Quang Sáng (1932-2014) ………..…..……  158
10. Ma Văn Kháng (1936-20  ) ………….…..…….....  181
11. Lê Lựu (1942-20  ) …………………….…………  207
12. Trần Đăng Khoa (1958-20  ) ……………………..  218
Chương thứ ba: Nhà văn miền Nam tiếp tục sáng tác ..  230
1. Sơn Nam (1926-2008) ………………………….….  231
2. Vũ Hạnh (1926-20  ) …………………….…………  245
3. Huỳnh Bá Thành (1942-1993) ………………….….  276
Chương thứ tư: Từ công cuộc Đổi mới của nhà nước..  283
Tiết một: Những nhà văn miền Nam được in tác phẩm.  284
1. Vương Hồng Sển (1902-1996) ………………….....  285
2. Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) …………………...…  295
3. Dương Nghiễm Mậu (1936-20  ) …………………..  310
4. Cung Tích Biền (1937-20  ) ………………………..  329
5. Họa sĩ Chóe (1943-2003) ……….………………….  346
6. Mường Mán (1947-20  )  …………………………..  357
7. Ngô Thị Kim Cúc (1951-20  ) ……………………..  382
8. Nguyễn Thị Minh Ngọc (1953-20  ) ……………….  398
9. Bs. Đỗ Hồng Ngọc (1940-20  ) …….............………  411
Tiết hai: Nhóm Nhân văn Giai phẩm được in tác phẩm  418
1. Hoàng Cầm (1920-2010) …………………………..  419
2. Đặng Đình Hưng (1924-1995) ……………………..  444
3. Trần Dần (1926-1997)  …………………………….  452
4. Lê Đạt (1929-2008)  ………………………………..  475
5. Phùng Quán (1932-1995) ……………………..……  484
Chương thứ năm: Nhà văn dấn thân cho tự do, dân chủ. 498
1. Nguyễn Chí Thiện (1927-2012) …………....………  500
2. Nguyễn Hộ (1916-2009) …………………...………  522
3. Trần Độ (1923-2003) ………………………………  546
4. Dương Thu Hương (1947-20  ) …………………….  560
5. Bùi Tín (1927-20  ) ……………………...…………  578
6. Vũ Thư Hiên (1933-20  ) …………………………..  586
7. Bùi Ngọc Tấn (1934-20  ) ………………………….  599
8. Nguyễn Khải (1930-2008) …………………………  607
9. Đào Hiếu (1946-20  ) ……………………………....  649
10. Tô Hải (1927-20  ) ……………………………..…  666
11. Bùi Minh Quốc (1940-20  ) ………………………  694
12. Tiêu Dao Bảo Cự (1945-20  ) ………………….…  711
13. Trần Khải Thanh Thủy (1958-20  ) ……………….  726


Mục Lục ………………………………………..………..  3
Lời tựa …………………………………………………...  5
Chương thứ sáu: Nhà văn Việt Nam ở hải ngoại …..........  7
Tiết một: Những nhà văn di tản ra nước ngoài năm 1975. 8
1. Vũ Khắc Khoan (1917-1986) …………………………  9
2. Võ Phiến (1925-20  ) ………………………...………  43
3. Linh Bảo (1927-20  ) ……………………………….  101
4. Thanh Nam (1931-1985) …………………….……..  119
5. Nguyên Sa (1932-1998)  ………………………..….  139
6. Minh Đức Hoài Trinh (1930-20  ) …………………  153
7. Xuân Vũ (1930-2004) ……………………………...  183
8. Viên Linh (1938-20  ) ………………………….…..  205
9. Túy Hồng (1938-20  ) …………….…….………….  221
10. Nguyên Vũ (1942-20  ) ……………..…………….  243
11. Du Tử Lê (1942-20  ) ……………………………..  254
12. Trùng Dương (1944-20  ) …………………..……..  277
13. Lê Tất Điều (1942-20  ) …………..…………...….  305
Tiết hai: Những nhà văn ra nước ngoài sau năm 1975.  328
1. Hồ Trường An (1938-20  ) ……………..………….   331
2. Mai Thảo (1927-1998) …………………..………....  351
3. Trương Bảo Sơn (1916-2010) ……………………...  375
4. Nguyễn Tất Nhiên (1952-1992) …………..………..  393
5. Nhật Tiến (1936-20  ) ………………………...……  405
6. Trần Hoài Thư (1942-20  ) …………………………  425
7. Duyên Anh (1935-1997) ………………………...…  441
8. Nguyễn Mộng Giác (1942-2012) ……………….….  473
9. Diễm Châu (1937-2006) ……………..…………….  489
10. Nguyễn Thị Vinh (1924-20  ) …………………….  507
11. Nguyễn Xuân Hoàng (1940-20  ) …………..……..  519
12. Luân Hoán (1942-20  ) ………………..………..…  533
13. Thế Uyên (1942-2013) ……………….…………...  545
14. Trần Dạ Từ (1940-20  ) …………………….……..  559
15. Nhã Ca (1939-20  ) ……………………………….  573
16. Duy Lam (1932-20  ) ……………………………..  605
17. Thanh Tâm Tuyền (1936-2006) ……….………….  617
18. Tô Thùy Yên (1938-20  ) …………………………  641
19. Phan Nhật Nam (1943-20  ) ………………………  665
20. Hoàng Hải Thủy (1933-20  ) ……………….……..  679
21. Doãn Quốc Sỹ (1923-20  ) ………………………..  703
22. Nguyễn Đình Toàn (1936-20  ) …………………...  713
23. Trần Thị NgH. (1948-20  ) ………………………..  725


Mục lục ……………………………………………….……..  3
Lời Tựa ………………………………………….…………..  5
Tiết ba: Văn tài nở muộn ……………………………………  7
1. Tiểu Tử (1930-20  ) ……………………….……..……….  9
2. Đặng Chí Bình (1933-20  ) …………………..………….  23
3. Cao Huy Thuần (19  -20  ) ……...……………………….  29
4. Huy Phương (1937-20  ) …………………………..…….  37
5. Trần Mộng Tú (1943-20  ) …………………..………….   51
6. Phạm Tín An Ninh (1943-20  ) ………………….………  69
7. Chu Tất Tiến (1945-20  ) …………………………….….  93
8. Khê Iêm (1946-20  ) ……………………………...…….  113
9. Nguyễn Ngọc Ngạn (1946-20  ) …………………..……  155
10. Nguyễn Tường Bách (1947-20  ) …………..…...…….  171
11. Nguyễn Huỳnh Mai (1947-20  ) ………...….……...….  179
12. Cao Xuân Huy (1947-2010) ……………………..……  201
13. Phan Ni Tấn (1948-20  ) …………..……….…………  235
14. Tưởng Năng Tiến (1952-20  ) ………………….……..  243
15. Trần Trung Đạo (1955-20  ) …………………..………  253
16. Vĩnh Hảo (1958-20  ) ………………………..………..  281
17. Phạm Thị Hoài (1960-20  ) ……………….…………..  303
Tiết bốn: Những nhà văn hội nhập ……………………….  325
1. Le Ly Hayslip (1949-20  ) ………………..……………  327
2. Dương Vân Mai Elliot (1941-20  ) ………………...…..  331
3. Đỗ Kh. (1956-20  ) ………………………………..……  341
4. Nguyễn Quý Đức (1959-20  ) ………………...………..  359
5. Lan Cao (1961-20  ) ……………………………………  387
6. Linda Lê (1963-20  ) …………………….……………..  397
7. Linh Đinh (1963-20  ) ………………………………….  413
8. Andrew Lâm (1964-20  ) ………………………………  437
9. Lại Thanh Hà (1965-20  ) ……………………….……..  447
10. Andrew X. Pham (1967-20  ) …………..…..…………  453
11. Phan Nhiên Hạo (1967-20  ) …………………….……  465
12. Kim Thúy  (1968-20  ) ……………..………………....  475
13. Monique Trương (1968-20  ) ………..……………..…  481
14. Đoàn Ánh Thuận (1968-20 ) ………………..…..…….  495
15. Barbara Trần (1968-20  ) …………………….……….  507
16. Mộng Lan (1970-20  ) ………………………….……..  511
17. Lê Thị Diễm Thúy (1972-20  ) ……………….………  523
18. Đào Strom (1973-20  ) …………………………….….  531
19. Nguyễn Minh Bích (1974-20  ) …………….…………  537
20. Angie Châu (1976-20  ) ………………………………  543
21. Nguyễn Hoài Hương (1976-20  )  …………………….  549
22. Aimee Phan (1977-20  ) ………………………………  553
23. Nam Lê (1978-20  ) ………………………….………..  557
24. Đỗ Lê Anh Đào (1979-20  ) ………………….……….  563
25. Trần Minh Huy (1979-20  ) ………………….……….  589
26. Jenny-Mai Nguyễn (1988-20  ) ………………………  593





Mục Lục …………………………………………….……….  3
Lời Tựa ……………………………………………………...  5
Chương thứ bảy : Trong nước những nhà văn lớp sau  ...  6
Tiết Một: Những nhà văn trong thời kỳ đổi mới ………....  8
1. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937-20  ) ……………………..  9
2. Thạch Quỳ (1941-20  ) …………………………….…….  35
3. Trần Vàng Sao (1941-20  ) ………………………….…..  45
4. Hửu Thỉnh (1942-20  ) ………………………….……….  65
5. Nguyễn Thị Ngọc Tú (1942-20  ) …………………….....  85
6. Hoàng Hưng (1942-20  ) ……………………………….  109
7. Trần Nhương (1942-20  ) ………………………...…….  123
8. Đoàn Lê (1943-20  ) …………………………..……..…  139
9. Dương Duy Ngữ (1943-20  ) …………………..…...….  173
10. Phan Thị Thanh Nhàn (1943-20  ) ……………………  189
11. Đỗ Chu (1944-20  ) ……………………....………..….  211
12. Ý Nhi (1944-20  ) …………………..…………………  225
13. Chu Lai (1946-20  ) …………………………….……..  237
14. Nguyễn Khắc Trường (1946-20  ) …………………....  261
15. Thanh Thảo (1946-20  ) ………………………………  283
16. Lê Văn Vọng (1947-20  ) …………………….……….. 295
17. Trần Mạnh Hảo (1947-20  ) ……………………..….. .  317
18. Nguyễn Trọng Tạo (1947-20  ) …………….…………  321
19.Nguyễn Duy (1948-20  ) ………………………………  337
20. Nguyễn Đức Mậu (1948-20  ) ………………………..  349
21. Vũ Đức Sao Biển (1948-20  ) ………………...………  359
22. Lê Thị Mây (1949-20  ) …………………..…………..  367
23. Văn Lê (1949-20  ) ……………………………………  377
24. Dương Hướng (1949-20  ) ……………………………  389
25. Ngô Minh (1949-20  ) ……………………….…….….  405
26. Lâm Thị Mỹ Dạ (1949-20  ) ………………….………  425
27. Trung Trung Đỉnh (1949-20  ) ……………….…....….  439
28. Nguyễn Thụy Kha (1949-20  ) …………….…...……..  451
29. Lê Minh Khuê (1949-20  ) ……………………....……  465
30. Nguyễn Huy Thiệp (1950-20  ) …………….…..……..  483
31. Thái Thăng Long (1950-20  ) …………………………  503
32. Nguyễn Đông Thức (1951-20  ) ……………...……….  523
33. Phạm Hoa (1952-20  ) …………………..……...……..  539
34. Bảo Ninh (1952-20  ) ……………………..…….…….  571
35. Dạ Ngân (1952-20  ) ………………………………....   625
36. Đoàn Thị Lam Luyến (1953-20  ) …………………….  639
37. Trần Thùy Mai (1954-20  ) …………………………..   651
38. Nguyễn Nhật Ánh (1955-20  ) ……….……………….  665
39. Nguyễn Trọng Tín (1956-20  ) ……………………….  677
40. Nguyễn Quang Lập (1956-20  ) ………………………  695
41. Trần Tử Văn (1957-20  ) ………………..…………….  719
42. Hồ Anh Thái (1960-20  ) ……………………………..  705





Mục lục ...................................................................................  3
Lời tựa ……………………………………………..………..  5
Tiết hai: Những nhà văn xuất hiện vào thập niên cuối tk. XX.  7
1. Nguyễn Bản (1931-20  ) …………………………….……  9
2. Lê Văn Thảo (1939-20  ) ………………………………..  23
3. Nguyễn Vũ Tiềm (1940-20  ) ……………...…………….  47
4. Lê Đình Cánh (1941-20  ) ………………………….……  61
5. Mạc Can (1945-20  ) …………………………………….  73
6. Quang Chuyền (1945-20  ) ……………………………...  85
7. Từ Kế Tường (1946-20  ) ……………………………….  95
8. Hòa Vang (1946-20  ) ………………………………….  121
9. Đoàn Thạch Biền (1948-20  ) ………………………….  141
10. Võ Phi Hùng (1948-20  ) ……………………………..  151
11. Thảo Phương (1949-2008) ……………..……………..  155
12. Trần Quốc Toàn (1949-20  ) ………………………….  167
13. Lê Hoài Nguyên (1950-20  ) ………………………….  177
14.Mai Thục (1950-20  ) ………………………………….  185
15. Lê Thị Kim (1950-20  ) ……………………………….  201
16. Hoàng Đình Quang (1951-20  ) ………………………  211
17. Nguyễn Thị Đạo Tỉnh (1952-20  ) ……………………  229
18. Phạm Công Trứ (1952-20  ) ……………….………….  249
19. Pham Thị Ngọc Liên (1952-20  ) ………….………….  279
20. Trần Đức Tiến (1953-20  ) …………………..………..  299
21. Tôn Nữ Thu Thủy (1953-20  ) ………………………..  313
22. Bùi Chí Vinh (1954-20  ) ……………………..………  325 
23. Mai Văn Phấn (1955-20  ) ………….……………..….  339
24. Đỗ Trung Quân (1955-20  ) ……………….………….  353
25. Phạm Sỹ sáu (1956-20  ) ……………………………...  369
26. Võ Thị Hảo (1956-20  ) ………………………………  379
27. Phạm Ngọc Tiến (1956-20  ) …………………………  401
28. Trần Hữu Dũng (1956-20  ) …………………….…….  411
29. Phạm Thị Minh Thư (1956-20  ) …………..………….  423
30. Ngô Thị Ý Nhi (1957-20  ) ……………………...……. 451
31. Nguyễn Quang Thiều (1957-20  ) ………………….…  469
32. Sương Nguyệt Minh (1958-20  ) …………….………..  487
33. Tạ Duy Anh (1959-20  ) ……………………..………..  501
34. Võ Thị Xuân Hà (1959-20  ) ………………………….  511
35. Lê Minh Quốc (1959-20  ) ……………………………  521
36. Thanh Nguyên (1959-20  ) ………………..…………..  539
37. Bích Ngân (1960-20  ) …………………….………….  549
38. Cao Xuân Sơn (1961-20  ) ………………………..…..  563
39. Y Ban (1961-20  ) …………………………………….  573
40. Trương Nam Hương (1963-20  ) …………….……….  583
41. Trầm Hương (1963-20  ) …………………...…………  593
42. Thu Nguyệt (1963-20  ) ………………………………  617
43. Khánh Chi (1965-20  ) …………………………….….  627
44. Nguyễn Bình Phương (1965-20  ) ……………...……..  631
45. Phan Thị Vàng Anh (1968-20  ) ……...………………  641
46. Phan Triều Hải (1969-20  ) ………………...…………  653
47. Trần Thanh Hà (1971-20  ) ……………………….…..  671





Mục lục ……………………………………………………...  3
Lời Tựa …………………………………………….………..  5
Tiết ba: Những nhà văn xuất hiện thiên niên kỷ mới …….…..  6
1. Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (1955-20  ) ……………..………  7
2. Liêm Trinh (1963-20  ) ………………………………….  17
3. Phan Hoàng (1967-20  ) …………………………………  29
4. Nguyễn Thu Phương (1971-20  ) ………………………..  45
5. Nguyễn Danh Lam (1972-20  ) …………………….……  59
6. Nguyễn Hữu Hồng Minh (1972-20  ) ……………...…...   79
7. Nguyễn Ngọc Thuần (1972-20  ) ………………………..  95
8. Phan Bá Thọ (1972-20  ) …………………………….…  107
9. Phan Hồn Nhiên (1973-20  ) ……………...……………  115
10. Phan Trung Thành (1973-20  ) ………...……..……….  129
11. Trần Nhã Thụy (1973-20  ) ……………………..…….  143
12. Phạm Duy Nghĩa (1973-20  ) …………..……………..  155
13. Song Phạm (1973-20  ) ……………………………….  173
14. Đỗ Bích Thủy (1974-20  ) ……………………….……  183
15. Bùi Thanh Tuấn (1974-20  ) ………………………….  195
16. Đặng Thiều Quang (1974-20  ) ……………………….  213
17. Trần Văn Thưởng (1974-20  ) ………………….……..  223
18. Nguyễn Đình Tú (1974-20  ) ……………...………….  235
19. Tiến Đạt (1975-20  ) ………………………………….  247
20. Trương Gia Hòa (1975-20  ) …………………….……  259
21. Trang Hạ (1975-20  ) …………………………………  271
22. Ly Hoàng Ly (1975-20  ) ……………………………..  285
23. Dương Thụy (1975-20  ) ………………………….…..  295
24. Phong Điệp (1976-20  ) ……………………………....  305
25. Đỗ Hoàng Diệu (1976-20  ) …………………………..  315
26. Vũ Đình Giang (1976-20  ) …………………………...  329
27. Trần Lê Sơn Ý (1976-20  ) ……………………………  339
28. Nguyễn Ngọc Tư (1976-20  ) …………………………  355
29. Di Li (1978-20  ) ………………………………...……  403
30. Đoàn Tú Anh (1978-20  ) ……………………………..  421
31. Trần Thị Hồng Hạnh (1978-20  ) …………….……….  429
32. Hoàng Anh Tú (1978-20  ) ……………………………  439
33. Phan Việt (1978-20  ) …………………………………  455
34. Nguyễn Thúy Hằng (1978-20  ) ………………………  477
35. Lê Thiếu Nhơn (1978-20  ) …………………………...  495
36. Nguyễn Vĩnh Nguyên (1979-20  ) ……………………  503
37. Cấn Vân Khánh (1979-20  ) …………………………..  515
38. Anh Thư (1979-20  ) ………………………………….  523
39. Dương Bình Nguyên (1979-20  ) ……………………..  531
40. Ngô Thị Hạnh (1980-20  ) ……………………………  543
41.Từ Nữ Triệu Vương (1980-20  ) ………………………  553
42. Nguyễn Phong Việt (1980-20  ) ………………………  575
43. Đoàn Thị Diễm Thuyên (1980-20  ) ………………….  583
44. Nguyễn Quỳnh Trang (1981-20  ) ……………………  597
45. La Thị Ánh Hường (1981-20  ) ……………………….  611
46. Võ Mạnh Hảo (1981-20  ) …………………………….  619
47. Phương Trinh (1982-20  ) ……………………...……..  627
48. Đoàn Phương Huyền (1982-20  ) ……………………..  639
49. Võ Thu Hương (1983-20  ) ……………………...……  649
50. Keng (1983-20  ) ………………………...……………  661
51. Nhã Thuyên (1986-20  ) ………………………………  681
52. Nguyễn Ngọc Thạch (1988-20  ) …………………..…  693
53. Gào (1988-20  ) ……………………………………….  711
54. Leng Keng (1992-20  ) ………………………………..  719
55. Phạm Nguyễn Ca Dao (1994-20  ) …………………....  729

Tập 7



Mục lục ...................................................................................  3
Lời Tựa ……………………………………………….……..  5

Tiết bốn: Nhóm mở miệng ………………………….……….  7
1. Lý Đợi (1978-20  ) ……………………………...……….  15
2. Bùi Chát (1979-20  ) ………………………….…………  25 
3. Khúc Duy (1978-20  ) ………………….………………..  41
Tiết năm: Những nhà văn sắc tộc ………………………….  53
1. Nông Quốc Chấn (1923-2002) ………………………….  57
2. Y Điêng (1928-20  ) ……………………………….…….  65
3. Triều Ân (1931-20  ) …………………………………….  69
4. Mã Thế Vinh (1932-20  ) ………………………………..  75
5. Vi Hồng (1936-1997) ……………………………………  81
6. Bế Thành Long (1938-20  ) ……………………………..  89
7. Kim Nhất (1942-20  ) …………………………………...  97
8. Mã A Lềnh (1943-20  ) ………………………...………  101
9. Ma Trường Nguyên (1944-20  ) ………………….……  111 
10. Lò Ngân Sủn (1945-2013) ………………...………….  117
11. Hơ Vê (1945-20  ) …………………………………….  125
12. Pờ Sảo Mìn (1946-20  ) ………………………………  129
13. Dư Thị Hoàn (1947-20  ) ……………………………..  135
14. Linh Nga Niê Kdăm (1948-20  ) ……………………...  147
15. Y Phương (1948-20  ) ………………………………...  161
16. Mai Liễu (1950-20  ) …………………………………  171
17. Lâm Tẻn Cuôi (1951-20  ) ……………………………  177
18.Triệu Lam Châu (1952-20  ) …………………………..  187
19. Cao Duy Sơn (1956-20  ) ……………………………..  207
20. Inrasara (1957-20  ) …………………………………...  225
21. Lý Lan (1957-20  ) ……………………………………  259
22. Trà Vigia (1957-20  ) …………………………………  275
23. Đoàn Ngọc Minh (1958-20  ) …………………………  289
24. Dương Thuấn (1959-20  ) ……………………...……..  313
25. Bùi Tuyết Mai (1971-20  ) ……………………………  321
26. Hoàng Thanh Hương (1978-20  ) …………………….  331
27. Vi Thùy Linh (1980-20  ) …………………………….  357
28. Niê Thanh Mai (1980-20  ) ……………………….…..  369
29. Tuệ Nguyên (1982-20  ) …………...………………….  381
30. H’Triem Knul (1982-20  ) …………………………….  397
31. Y Việt Sa (1990-20  ) …………………………………  403
Chương Tám: Những nhà phê bình văn học ………….…..  415
Tiết một: Những nhà phê bình văn học ở hải ngoại ……….  416
1. Đặng Tiến (1940-20  ) ……………………..…………...  417
2. Thụy Khuê (1944-20  ) ……………………..………….  433
3. Nguyễn Mạnh Trinh (1949) ……………………………  443
4. Nguyễn Vy Khanh (1951-20  ) ………………...………  467
5. Nguyễn Hưng Quốc (1957-20  ) …………………...…..  489
Tiết hai: Những nhà phê bình văn học ở trong nước …..…  499
1. Nguyễn Đăng Mạnh (1930-20  ) .………………….…...  499
2. Hoàng Ngọc Hiến (1930-20  ) …………………………  509
3. Phan Cự Đệ (1933-20  ) ……………………….……….  519
4. Hà Minh Đức (1935-20  ) ………………….…………..  527
5. Phong Lê (1938-20  ) ………………………….……….  533
6. Trần Đình Sử (1940-20  ) ……………………..………..  547
7. Vương Trí Nhàn (1942-20  ) …………………….……..  565
8. Trần Hữu Lục (1944-20  ) ………………………….…..  575
9. Lại Nguyên Ân (1945-20  ) …………………….………  585
10. Nguyễn Văn Lưu (1945-20  ) ………………….……...  595
11. Đỗ Lai Thúy (1948-20  ) …………………….………..  605
12. Huỳnh Như Phương (1955-20  ) ……………….……..  613
13. Phạm Xuân Nguyên (1956-20  ) ……………….………  627
14. Nguyễn Thanh Sơn (1970-20  ) ………………………  639
15. Ngô Hương Giang (1985-20  ) ……………….……….  647           
Chương Chín: Tổng kết …………………………………..  659