Pages

Friday, September 30, 2016

Việt Khang





(1978-20  )

Nhạc sĩ Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí, sinh ngày 19 tháng 01 năm 1978 tại Mỹ Tho, sinh ra trong một gia đình nghèo, học phổ thông Trung Học ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, yêu thích âm nhạc và sinh sống bằng nghề hòa nhạc và chơi trống trong các ban nhạc ở thành phố Mỹ Tho.

Việt Khang lập gia đình với Cao Thị Lan, và họ đã có con trai là Võ Khang, sinh năm 2008.

Nhạc sĩ Việt Khang có một cơ sở làm ăn nhỏ với một số nhạc cụ để hòa nhạc và thu âm kiếm sống, cuộc sống không khá giả. vì Việt Khang chỉ sáng tác theo sự xúc cảm của tâm hồn.

Những bản nhạc Việt Khang đã sáng tác dưới bút danh Minh Trí mang tình cảm quê hương như Bạn Tôi do ca sĩ Đan Trường hát, Bà Mẹ Miền Tây do ca sĩ Lý Hải hát đã được thâu âm…

Là một nhạc sĩ có khả năng chơi trống, nhạc sĩ Việt Khang đã đi trình diễn khắp nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, nhờ sự lưu diễn đó anh nhìn thấy những bất công trong xã hội, ở đâu cũng đầy dẫy những hình ảnh bất công áp bức, kẻ cầm quyền thì ăn không hết mà người dân nghèo thì làm ăn không ra tiền để nuôi sống bản thân. Lòng yêu nước trổi dậy trong Việt Khang, anh quyết định đi tìm những người cùng lý tưởng, để trao đổi tâm tình cho vơi đi những xót xa dằn vặt của một công dân yêu nước thương nòi, yêu chuộng công bằng xã hội, có lương tri với tiền đồ dân tộc.

Việt Khang tham gia hội Tuổi Trẻ Yêu Nước để tranh đấu cho quyền làm chủ đất nước của người dân. Năm 2011, có cảm xúc trước việc nhà cầm quyền đàn áp những cuộc biểu tình của thanh niên học sinh chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam, anh sáng tác hai bài: Anh Là AiViệt Nam Tôi Đâu, sau đó tự trình diễn rồi để lên Youtube.

Nhạc sĩ bị bắt vào tháng 9 năm 2011, cầm tù một thời gian, được thả ra, rồi 2 tháng sau đó vào tháng 12 năm 2011 lại bị bắt.

Ngày 30 tháng 10 năm 2012, Việt Khang bị tuyên án 4 năm tù, và 2 năm quản chế, người bạn của ông, Trần Vũ Anh Bình, bị tuyên án 6 năm và 2 năm quản chế trong cùng phiên tòa về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Trao đổi với đài BBC, luật sư Trần Vũ Hải cho biết cơ sở để công tố buộc tội nhạc sỹ Việt Khang là "Tuyên truyền chống Nhà nước" với hai bài hát Việt Nam tôi đâuAnh là ai thêm với việc Việt Khang tham gia vào một tổ chức chống chính quyền có tên gọi "Tuổi trẻ yêu nước".

Ngày 14 tháng 12 năm 2015 anh mãn án tù và được trở về nhà tại Mỹ Tho, Tiền Giang.

Trong bài: Tiểu sử của nhạc sĩ Việt Khang. Tác giả Vũ Trực viết:

Lời nhạc không mang tính hằn học, nhưng mang một sức mạnh truyền cảm để thức tỉnh lòng người. Tạo nên sự phẫn nộ trong lòng người thôi thúc họ phải suy nghĩ về số phận nghiệt ngã của quê hương dân tộc.

Không một người nào khi nghe hai bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” và “Anh Là Ai?” mà không ngậm ngùi tự đặt câu hỏi mình phải làm gì cho tổ quốc!

Ca khúc:

- Anh Là Ai?
- Bà Mẹ Miền Tây
- Bạn Tôi
- Chờ đợi quá khứ
- Giống như tôi
- Hạnh phúc nơi đâu
- Tình không bến bờ
- Việt Nam Tôi Đâu?

Tài liệu tham khảo:

- Việt khang Web: Wikipedia
- Vũ Trực. Tiểu sử của nhạc sĩ Việt Khang Blog: danglambao.blogspot.com

Ca khúc Việt Nam tôi đâu? do ca sĩ Đan Nguyên trình bày

https://www.youtube.com/watch?v=CTlOVxrdZ6U


Minh Vy




(196?-20  )

Nhạc sĩ Minh Vy, tên thật là Đoàn Hữu Minh, sinh vào cuối thập niên 1960, tại Sàigòn, sinh ra trong một gia đình viên chức, thân phụ là ông Đoàn Hữu Lợi,kỷ sư điện tử còn được gọi là Tư Lợi, người sáng lập ra trung tâm băng nhạc Kim Lợi, thân mẫu là giáo viên.

Khoảng 5, 6 tuổi, anh và em trai được học tại trường nhà dòng, được các sơ vừa dạy văn hóa vừa dạy piano.

Ngoài nhạc, Minh Vy và em trai còn được học vẽ, violin và thậm chí là… thể dục nhịp điệu do quan điểm của phụ huynh là “cái gì cũng phải biết”. Cũng cùng thời gian nầy,  gia đình mua cho hai anh em cho cây đàn organ.

Lên cấp 3, anh tiếp tục nổi danh tại trường Trung Học Lê Hồng Phong và nhanh chóng được xem như “trùm văn nghệ”. Nhưng cũng bắt đầu từ đây, chuỗi ngày trốn học, tụ tập ăn chơi bắt đầu diễn ra thường xuyên với cớ đi tập văn nghệ.

Đi nhiều, gặp gỡ nhiều lại mang đến cho cậu học sinh lớp 11 cơ hội tìm được những người cùng đam mê âm nhạc và thành lập lên nhóm “Dòng Biển Lặng” với 7 thành viên, có 4 thành viên chính và 3 ca sĩ thường trực, trong đó Minh Vy đảm nhận vị trí vừa đánh keyboard vừa là ca sĩ. Ban nhạc bắt đầu đi diễn  khắp nơi từ Đà Lạt đến Vũng Tàu.

Chơi nhạc được một thời gian, Minh Vy nảy ra ý định ghi lại những ca khúc của nhóm Dòng Biển Lặng như một kỷ niệm. Thời điểm này dù đang ngồi trên ghế nhà trường, anh đã bắt đầu mày mò kỹ thuật thu âm. Với sự hỗ trợ của thân phụ, ông vốn là dân chuyên môn về kỹ thuật, phòng thu dần hình thành ngay chính trong phòng ngủ của gia đình do những máy móc thô sơ, đơn giản nhất.

Và đây chính là bước khai sinh đầu tiên của phòng thu Kim Lợi sau này.

Sau những bản thu đầu tiên cho ban nhạc của mình, Minh Vy được động viên, tiếp thêm động lực để thực hiện các sản phẩm khác. Bắt đầu bằng sự hợp tác giữa trung tâm Băng Nhạc Trẻ và phòng thu Kim Lợi để ra mắt một loạt sản phẩm cassette, video cải lương ăn khách, sau đó đến việc mời nhiều nghệ sĩ nổi tiếng về thực hiện album. Trong đó, mối hữu duyên giữa anh và nghệ sĩ Tài Linh là một trong những bước ngoặc rất lớn.

Tài Linh lúc này đã có tên tuổi, nhưng lại là một nghệ sĩ cải lương chứ không phải ca sĩ, do đó Minh Vy phải bỏ ra ít nhiều công sức để chỉnh lại cách hát cho cô. Lần đầu kết hợp cùng Đình Văn trong băng cassette “Tùy hứng lý qua cầu”, cặp đôi này đã tiêu thụ được con số đáng kinh ngạc là 100 nghìn bản

Cuối năm lớp 12, Minh Vy tạm ngưng lại những chuyến đi diễn cùng ban nhạc cũng như công việc thu âm để tập trung luyện thi đại học. Vài tháng sau Minh Vy trở lại với 2 giấy báo trúng tuyển Sư phạm Anh và Đại học kỹ thuật Thủ Đức, cũng là lúc các thành viên Dòng Biển Lặng đường ai nấy đi.

Sau hụt hẫng đó, Minh Vy tìm lên Đà Lạt để giải khuây. Tưởng chừng như mọi công sức đã đổ sông đổ biển, nhưng một lần nữa, chuyến đi này mở ra cho chàng thanh niên trẻ mối duyên khác khi ca khúc Mưa bụi đình đám một thời ra đời, do chính anh chắp bút cùng sự giúp sức của nhạc sĩ Vinh Sử.

Trở về Sài Gòn, anh và thân phụ nảy ra ý định ghi âm thêm nhiều ca khúc rồi tổ chức ghi hình ngoại cảnh, trước tiên là là “làm cho đã” rồi sau mới đến việc kết hợp cùng Hãng phim trẻ để phát hành ra thị trường, lấy tên gọi “Mưa bụi”. Ấn phẩm đầu tiên phát hành với sự tham gia của Đình Văn, Tài Linh, Sỹ Ben, Thạch Thảo, Ngọc Hải, Mộng Na… đã gây ra cơn sốt vượt mức tưởng tượng. Từ thành công ban đầu, Mưa Bụi liên tục phát triển với những số tiếp theo luôn được công chúng ủng hộ nhiệt liệt và trở thành món ăn tinh thần quý giá của nhiều người thời đó.

Những năm 1991-1993 là giai đoạn cực thịnh của nhạc trữ tình, trung tâm Kim Lợi mở cửa bán hàng vào 7h30 sáng, nhưng từ 4h30 đã có người xếp hàng để được mua trước.

Cho đến Mưa bụi 3 ghi hình năm 1993, Minh Vy gặp biến cố lớn nhất trong cuộc đời khi thân phụ anh, ông Tư Lợi đột ngột qua đời, vì căn bệnh ung thư, sự mất mát này vẫn quá đột ngột và để lại nhiều nỗi đau cho Minh Vy, từ đó anh quyết định ở nhà cũng như dẹp bỏ những thói quen ăn chơi để phát triển thương hiệu Kim Lợi bằng mọi giá.

Để sản phẩm của mình thêm phong phú và hấp dẫn, Minh Vy chủ động đi tìm kiếm những giọng ca mới bước ra từ những cuộc thi hoặc thông qua lời giới thiệu của các ca sĩ mà mình quen biết. Hai gương mặt mới được mời nhập “đại gia đình” Mưa bụi là Lam Trường sau khi anh giành giải nhất cuộc thi Thập đại tinh tú và Hà Phương do Đình Văn giới thiệu.

Nhận thấy xu hướng song ca đang được yêu thích, Minh Vy chủ động bày tỏ ý định tìm một giọng ca nữ để kết hợp cùng Lam Trường trong dòng nhạc trẻ. Và cơ duyên này đã giúp anh gặp Cẩm Ly và Minh Tuyết, cũng do Hà Phương mở lời gợi ý. Lúc này, hai chị em vừa giành giải nhất trong cuộc thi Tìm kiếm giọng hát hay do nhà hát Hòa Bình tổ chức.

Lần đầu Cẩm Ly xuất hiện trong sản phẩm của Kim Lợi ở Mưa bụi 6 năm 1995, cũng là lúc Minh Vy tập tành với công việc đạo diễn với sự hướng dẫn của các đàn anh đi trước như Phạm Hoàng Nam, Trần Cảnh Đôn, Lâm Lê Dũng… Mọi thứ không nhằm ngoài chữ duyên khi Music Video (MV) đầu tiên đóng mác Minh Vy cũng chính là “Gửi người tôi yêu” do chính người bạn đời sau này của anh thể hiện.

Dần dần, người dạy người, nghề dạy nghề, nhiều MV do anh làm đạo diễn lần lượt ra đời. Đáng chú ý là chuỗi MV thực hiện dựa trên các cốt truyện kiếm hiệp rất được yêu thích. Song song với Mưa bụi, Minh Vy còn thực hiện thêm chuỗi chương trình ăn khách khác như “Tình xuân”, “Tình khúc vượt thời gian”… với thế mạnh cả về thu âm, phối khí và quay MV ngoại cảnh. 

Bắt đầu từ ngày tháng cùng nhau làm việc, khiến Minh Vy và Cẩm Ly nảy sinh tình cảm. 7 năm yêu nhau, Minh Vy và Cẩm Ly se duyên vợ chồng vào năm 2004. Họ đã có 2 đứa con.

Trong bài: Tình ông bầu – ca sĩ Việt: Người ngọt ngào, kẻ đắng cay, đăng trên Trang Blog Radioplus.vn như sau:

Nếu như nhiều người thường nói, "phía sau thành công của một người đàn ông là bóng dáng một người phụ nữ" thì với gia đình Cẩm Ly, ông xã Minh Vy chính là người lùi lại phía sau để vợ tỏa sáng. Minh Vy gắn bó với nữ ca sĩ Chim trắng mồ côi từ khi cô chưa thành danh và đầu quân về trung tâm băng nhạc của chồng.

Ca khúc:

- Áng Mây Buồn
- Anh Có Buồn Không
- Anh Đi Giữ Vườn
- Anh Mình Anh (Em Mình Em)

- Anh Sáu Về Quê (Anh Sáu)
- Anh Về Miền Tây
- Bé Mắt Nhung
- Bìm Bịp Kêu Chiều
- Buồn Con Sáo Sậu
- Buồn Hát Lý Chờ Mong
- Cafe Miệt Vườn (Cà Phê Miệt Vườn)

- Cây bã Đậu
- Chỉ Tại Duyên Số
- Chim Trắng Mồ Côi
(Hồng Xương Long & Minh Vy)
- Cho Trọn Giấc Mơ
- Chuyện Chúng Mình
- Chuyện Một Người Điên
- Chuyện Thần Tiên
-  Chuyện Tình Hoa Bướm
- Chuyện Tình Yêu Thế Gian

- Cô Ba

- Có Bao Giờ
- Có Những Chiều Em Đến (Có Những Chiều Anh Đến)
- Còn Lại Đây Mình Em
- Cơn Mưa Cuối Cùng
- Còn Nhớ Không Em
- Đành Thôi Anh Hỡi
- Đau Lòng Lý Ngựa Ô
- Đau Xót Lý Con Cua
- Để Một Lần Anh Nói (Để Một Lần Em Nói)

- Đêm Màu Hồng
- Đến Bao Giờ Em Biết  
- Đò Qua Bến Sông
- Đợi Chờ Mình Ên

- Đợi Em Tan Trường
- Đón Dâu

- Đỏng Đảnh
- Đừng Buồn Nữa Anh Hỡi
- Dường Như Em Đã Quên

- Đường Về Miền Trung
- Em Không Thể Quên
- Em Là Hạnh Phúc Đời Anh
- Em Mãi Là Người Tình
- Em Nhớ Anh Nhiều Hơn
- Em Ơi Đừng Đổi Thay (Anh Ơi Đừng Đổi Thay)
- Em Sẽ Quên Người Ơi (Anh Sẽ Quên Người Ơi, Em Sẽ Quên)
- Em Xa Tôi
- Ghét Anh Giận Anh
- Giấc Mơ Một Tình Yêu
- Giáng Hương
- Gió Lên

- Hỡi Nàng Xuân (Cô Thắm Vui Xuân)
- Kẻ Đứng Sau Tình Yêu
- Lạc Bước Tình Yêu
- Làm Sao Em Biết
- Lâu Đài Mộng Mơ
- Lời Tình Gió Mây
- Màu Của Tình Yêu
- Mẹ Tôi
- Mẹ Tôi Rước Dâu

- Mình Ơi!
- Mưa Bụi 4
- Mưa Mùa Đông
- Mưa Rơi Cuối Tuần
- Mùa Xuân Sẽ Qua
- Nắng Gió Tình Ta
- Nắng Hồng Ngày Xưa
- Ngẫn Ngơ Tìm Em
- Ngày Không Em
- Ngày Mai Xa Cách
- Ngày Xưa Biển Hát
- Ngày Xưa Hai Đứa (Kỷ Niệm Ngày Xưa Hai Đứa, Ngày Xưa 2 Đứa)
- Ngọc Hà
- Người Hãy Hứa Với Tôi
- Người Nhà Quê
- Người Phương Xa
- Người Ra Đi, Người Ở Lại
- Người Thứ Ba
- Người Tình Quê
-
Những Giấc Mơ Qua Rồi
- Noel Một Mình
- Nỗi Buồn Mẹ Tôi
- Nỗi Lòng
- Phút Biệt Ly
- Quê Tôi
- Rồi Đó Mới Biết Đau Vì Yêu
- Sài Gòn Em Nhớ Ai (Sài Gòn Nhớ Ai)
- Sao Anh Ra Đi
- Tết Quê Hương

- Thì Thôi Em Nhé (Thì Thôi Anh Nhé)
- Thím Hai Lúa
- Tiếng Thạch Sùng
- Tìm Quên Kỷ Niệm
- Tình Anh Tình Em
- Tình Đắn Đo
- Tình Đắng
- Tình Thôi Cách Xa
- Tình Yêu Ngày Ấy
- Tôi Mơ
- Tôi Và Anh

- Trái Tim Mềm Yếu
- Trăng Vỡ (Tổ Khúc Minh Vy)
- Truyện Ngắn Chuyện Một Người Điên (Lời Nói Vô Tình)
- Tụi Nó
- Ước Mơ Của Tôi
- Vé Số
- Vọng Cổ Buồn
- Vọng Kim Lang
- Xa Quê
- Xuân Quê Tôi

Tài liệu tham khảo:

- Phưong Giang. Minh Vy: Từ gã ngông đến ông bầu cuộc đời của Cẩm Ly. Blog: news.zing.vn
- Cẩm Ly - Minh Vy Blog: idu.vn

Ca khúc Bìm Bịp kêu chiều do ca sĩ Cẩm Ly trình bày

https://www.youtube.com/watch?v=OyQz0MthBE8





Nguyệt Ánh



 

(19 ? - 20  )

Ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh tên thật là Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, thân phụ là Đại tá Nguyễn Văn Y (1922-2012) nguyên Tổng Giám Đốc Cảnh sát Công an Đô Thành Sàigòn kiêm Đặc ủy trưởng Trung Ương Tình báo. Nguyệt Ánh sinh vào khoảng giữa thập niên 1950, lớn tuổi hơn người em kết nghĩa ca nhạc sĩ Việt Dzũng (1958-2013)

Năm 1975, khi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam, Đại tá Nguyễn Văn Y cùng gia đình di tản bằng đường biển, sau đó qua Mỹ và định cư tại tiểu bang Virginia .

Năm 1978, Việt Dzũng đến vùng Hoa Thịnh Đốn trình diễn văn nghệ, được Đại tá Nguyễn Văn Y nhận làm nghĩa tử, từ đó Nguyệt Ánh và Việt Dzũng thân nhau, trở thành những người tâm đầu ý hiệp về các sinh hoạt văn nghệ, cùng chí hướng tranh đấu về Tự do, nhân quyền cho Việt Nam.

Tháng Tư 1985, Phong trào Hưng Ca Việt Nam khởi xướng tại Washington DC và Houston, Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến ngày 7 tháng 9 năm đó, phong trào mới thực sự phát động tại San Jose với 10 ca nhạc sĩ nòng cốt: Hà Thúc Sinh là trưởng đoàn, Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Châu Đình An, Huỳnh Công Ánh, Khúc Lan, Trần Lãng Minh, Tuấn Minh đều định cư ở Hoa Kỳ, cùng với 2 nhạc sĩ từ Canada là Nguyễn Hữu Nghĩa, từ phong trào Du Ca và Phan Ni Tấn.

Sang tháng Tư 1986, Nguyệt Ánh, Việt Dzũng và Nguyễn Hữu Nghĩa qua Úc thành lập nhánh Hưng Ca bên Úc châu.

Bốn tháng sau đó, Hưng Ca thành lập nhánh tại Pháp với các nghệ sĩ Hàn Lệ Nhân, Ngô Càn Chiếu, Huy Nam, Đinh Tuấn, và Nguyễn Quyết Thắng từ Hoà Lan sang tham gia.

Tiếp đến, Nguyễn Hữu Nghĩa, trưởng đoàn từ 1987, Nguyệt Ánh, Đào Trường Phúc, Nhật Tùng, Tuấn Minh, Tuyết Mai và Kim Phượng đi các nước khác ở Âu châu như Bỉ, Đức, Na Uy, Hoà Lan để phát động phong trào Hưng Ca qua những bài ca đấu tranh, trước tình trạng của đồng bào ở quê nhà, một xã hội suy đồi băng hoại, một chế độ thẳng tay đàn áp mọi tiếng nói đòi hỏi Nhân quyền Dân chủ Tự do, một tập đoàn thống trị cắt đất dâng biển cho ngoại bang Trung Quốc.

Ngoài việc sát cánh với các hội đoàn, đoàn thể, và tổ chức cộng đồng trong công cuộc đó, anh chị em thành viên và cảm tình viên Hưng Ca còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, trong đó có chiến dịch "Cứu người Biển Đông".

Nguyệt Ánh đã sáng tác những ca khúc nhằm phục vụ cho phong trào, đến nay đã có nhiều ca khúc ra đời như Trả ta sông núi, Mơ một ngày về …, cô tích cực hoạt động cho một Việt Nam Tự do, Dân chủ và Nhân quyền.

Ca khúc:

- Anh Vẫn Mơ Một Ngày Về
- Bài Thơ Tình Viết Từ Ngục Tối
- Biển Đông Dâng Sóng Tự Do
- Bịt Miệng Tự Do
- Cái Cò
- Em Vẫn Mơ Một Ngày Về
- Hát Cho Ngày Sài Gòn Quật Khởi
- Hát Với Anh Em
- Một Lần Đi
- Mưa Sài Gòn Còn Buồn Không Em
- Mưa Sài Gòn Nắng Cali
- Nắng Quê Hương
- Nước Trôi Mồ Mẹ
(nhạc Nguyệt Ánh, thơ Võ Đại Tôn)
- Sao Đành Xa Em
- Tiến Quân
- Trả Ta Sông Núi
- We March For Freedom

Tài liệu tham khảo:

- Thy Nga. 25 năm Phong trào Hưng Ca Việt Nam Web: rfa.org

Ca khúc Một lần đi do chính tác giả trình bày

https://www.youtube.com/watch?v=yUq4IUtY_2Y

https://www.youtube.com/watch?v=yUq4IUtY_2Y