Pages

Sunday, September 11, 2016

Trịnh Công Sơn




(1939-2001)

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 Ông quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông theo học các trường Lycée Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây.

Năm 1957, khi 18 tuổi, ông bị một tai nạn, khi đang tập judo với người em trai, ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học, tìm hiểu dân ca. Ông từng thổ lộ: "Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy".

Theo ông cho biết, ông sáng tác bài Sương đêmSao chiều vào năm 17 tuổi. Nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là Ướt mi, do nhà xuất bản An Phú in năm 1959 và qua giọng ca Thanh Thúy.

Năm 1961 vì muốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự, nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Tên tuổi của Trịnh Công Sơn được nhiều người biết đến hơn, từ khi ông cùng ca sĩ Khánh Ly hát tại Quán Văn, một quán cà phê đơn sơ dựng trên bãi đất cỏ sau Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn do nhóm sinh viên mang tên Khai Hóa trong phong trào phục vụ thanh niên xã hội chủ trương, từ cuối năm 1966. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly.

Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như Diễm xưa, do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt, Ca dao Mẹ, Ngủ đi con. Riêng bài Ngủ đi con đã phát hành trên hai triệu đĩa nhạc. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông. Theo tác giả Ban Mai, trong cuốn Trịnh Công Sơn - vết chân dã tràng, đã bị UBND tỉnh Bình Định đình chỉ phát hành, được xác định có nội dung xuyên tạc sự thật lịch sử chiến tranh VN, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng không tán thành cách nhìn phản chiến của ông về chiến tranh, vốn mang tính "chủ hòa, ủy mị", vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc "chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước". Theo tác giả Ban Mai, trong cuốn Trịnh Công Sơn - vết chân dã tràng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì có những người gạt ông sang bên lề vì coi ông là "thiếu lập trường chính trị", có những người cực đoan đòi sau khi tiến về Sài Gòn sẽ "xử tử" ông.

Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài "Nối vòng tay lớn", bài hát kêu gọi và nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968. Cũng chính ông là người trưa ngày 30-4-1975, đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn, sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh: "Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta... Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam này... Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả kết quả đó... Hôm nay tôi yêu cầu các văn nghệ sỹ cách mạng miền Nam Việt Nam, các bạn trẻ và Chính phủ Cách mạng lâm thời xem những kẻ ra đi là những kẻ phản bội đất nước...Chính phủ Cách mạng lâm thời đến đây với thái độ hòa giải, tốt đẹp. Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi mà ra đi cả. Đây là cơ hội duy nhất và đẹp đẽ nhất để đất nước Việt Nam được thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước suốt mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn, thân hữu và cũng như những người chưa quen của tôi xin ở lại và kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng miền Nam Việt Nam này..."

Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và ông đã phải sống 4 năm trong trại Học tập cải tạo. theo tác giả Bùi Đức Lạc thì Trịnh Công Sơn chỉ đi kinh tế mới vài năm chứ không hề có cải tạo hay ông đi học tập 2 năm ở Cồn Tiên.

Một thời gian dài sau 1975, nhiều bài hát của ông bị cấm ở tại Việt Nam hay bị một số người kêu gọi tẩy chay ở hải ngoại. Tuy nhiên, Khánh Ly và nhiều ca sĩ vẫn tiếp tục hát và phát hành không ngưng nghỉ những băng đĩa với ca khúc của ông tại hải ngoại.

Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ đầu thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, lúc đầu một số sáng tác ông gởi qua cho Khánh Ly và chỉ phát hành tại hải ngoại. Khi bắt đầu được phép lưu hành nhạc trong nước, ông có viết một số bài có nội dung ca ngợi những chủ trương của chế độ mới như Thành phố mùa xuân, Ngọn lửa Maxcova, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ... Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị.

Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính trong phim Đất khổ. Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do "có tính phản chiến". Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.

Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Tp. HCM vì bệnh tiểu đường lúc 12giờ45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ. Thọ 62 tuổi. Hàng ngàn người mến mộ, đã đến viếng tang và "có thể nói, chưa có nhạc sĩ nào mất đi lại được công chúng thương tiếc như Trịnh Công Sơn". Ông được an táng tại Nghĩa trang chùa Quảng Bình, phường Bình Chiểu - quận Thủ Đức. Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm ông.

Theo Phạm Duy cho biết:

Nguyễn Đình Toàn gọi nhạc Trịnh Công Sơn là những bản tình ca không có hạnh phúc, những bài hát cho quê hương đổ vỡ. Cũng là phản ứng của người đau đớn trước hoàn cảnh đất nước, nhưng nó  là sự chịu đựng và chết lịm hơn là sự nổi sùng và chửi bới.

Ca khúc:

- Ai ngoài cánh cửa
- Bay đi thầm lặng
- Biết đâu nguồn cội
- Biển nghìn thu ở lại
- Biển nhớ
- Biển sáng (viết chung với Phạm Trọng Cầu)
- Buồn từng phút giây *
- Bà mẹ Ô Lý (Người mẹ Ô Lý) *
- Bài ca dành cho những xác người *
- Bên đời hiu quạnh
- Bến sông
- Bốn mùa thay lá
- Bống Bồng ơi!
- Bống không là Bống
- Ca Dao Mẹ
- Chiếc Lá Thu Phai
- Chiều một mình qua phố
- Chiều Trên Quê Hương Tôi
- Cho Một Người Vừa Nằm Xuống *
- Cho Quê Hương Mỉm Cười *
- Cho Đời Chút Ơn
- Chuyện Đóa Quỳnh Hương
- Chìm Dưới Cơn Mưa
- Chính Chúng Ta Phải Nói *
- Chưa Mòn Giấc Mơ *
- Chưa Mất Niềm Tin *
- Chỉ Có Ta Trong Một Đời
- Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói *
- Con Mắt Còn Lại
- Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu (thơ: Trịnh Cung)
- Cánh Chim Cô Đơn
- Cánh Đồng Hòa Bình *
- Cát Bụi
- Còn Ai Với Ai (Còn Tôi Với Ai)?
- Còn Có Bao Ngày
- Còn Mãi Tìm Nhau
- Còn Thấy Mặt Người
- Còn tuổi nào cho em
- Có Duyên Không Nợ
- Có Một Dòng Sông Đã Qua Đời
- Có Một Ngày Như Thế
- Có Nghe Đời Nghiêng
- Có Những Con Đường
- Cúi Xuống Thật Gần
- Cũng Sẽ Chìm Trôi
- Cỏ Xót Xa Đưa
- Diễm xưa
- Du Mục *
- Dân Ta Vẫn Sống *
- Dã Tràng Ca (Tiếng Hát Dã Tràng)
- Dấu chân địa đàng (Tiếng Hát Dạ Lan)
- Dựng Lại Người, Dựng Lại Nhà *
- Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên ?
- Em Hãy Ngủ Đi
- Em Là Bông Hồng Nhỏ
- Em Đi Bỏ Mặc Con Đường (Em Đi Bỏ Lại Con Đường)
- Em Đi Trong Chiều *
- Em Đã Cho Tôi Bầu Trời
- Em Đến Cùng Mùa Xuân
- Em Đến Từ Nghìn Xưa
- Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới
- Gia Tài Của Mẹ *
- Giọt Lệ Thiên Thu
- Giọt Nước Cành Sen (thơ: Thân Thị Ngọc Quế)
- Giọt Nước Mắt Cho Quê Hương
- Góp Lá Mùa Xuân
- Gần Như Niềm Tuyệt Vọng
- Gọi tên bốn mùa
- Gọi Đời Lên Mau
- Hai Mươi Mùa Nắng Lạ
- Hoa buồn[1]
- Hoa vàng mấy độ
- Hoa Xuân Ca
- Huyền Thoại Mẹ
- Huế - Sài Gòn - Hà Nội
- Hành Ca *
- Hành Hương Trên Đồi Cao (Người Đi Hành Hương Trên Đỉnh Núi)
- Hát Trên Những Xác Người *
- Hãy Cố Chờ *
- Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày
- Hãy Khóc Đi Em
- Hãy Nhìn Lại *
- Hãy Sống Dùm Tôi *
- Hãy Yêu Nhau Đi
- Hãy Đi Cùng Nhau (Hãy Đi Cùng Tôi) *
- Hòa Bình Là Cơm Áo *
- Hôm Nay Thức Dậy *
- Hôm Nay Tôi Nghe
- Hạ trắng
- Im Lặng Thở Dài (Tôi Đang Lắng Nghe)
-  Khói Trời Mênh Mông
- Khăn Quàng Thắp Sáng Bình Minh
- Lại Gần Với Nhau *
- Lặng Lẽ Nơi Này
- Lời Buồn Thánh
- Lời Của Dòng Sông *
- Lời Mẹ Ru
- Lời ru Đêm *
- Lời Thiên Thu Gọi
- Lời Ở Phố Về *
- Muôn Trùng Biển Ơi
- Môi Hồng Đào
- Mùa Hè Đến
- Mùa Phục Hồi (Xin Chờ Những Sớm Mai) *
- Mùa Áo Quan *
- Mưa hồng
- Mưa Mùa Hạ
- Mẹ Bỏ Con Đi (Đường Xa Vạn Dặm)
- Mẹ Của Anh (thơ: Xuân Quỳnh)
- Mẹ Đi Vắng (thơ: Nguyễn Quang Dũng)
- Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui
- Một Buổi Sáng Mùa Xuân *
- Một cõi đi về
- Một Lần Thoáng Có
- Một Ngày Như Mọi Ngày
- Một Ngày Vinh Quang, Một Ngày Tuyệt Vọng *
- Mừng Sinh Nhật
- Nghe Những Tàn Phai
- Nghe Tiếng Muôn Trùng *
- Nguyệt Ca
- Ngày Dài Trên Quê Hương *
-  Ngày Mai Đây Bình Yên *
- Ngày Về *
- Ngày Xưa Khi Còn Bé (Ngày Nay Không Còn Bé - thơ: Đoàn Xuân Kiên ?)
- Người Con Gái Việt Nam Da Vàng *
- Người Già, Em Bé (Ghế Đá Công Viên)
- Người Về Bỗng Nhớ
- Ngẫu Nhiên
- Ngụ Ngôn Mùa Đông *
- Ngủ Đi Con
- Nhân Danh Việt Nam *
- Nhìn Những Mùa Thu Đi
- Như Chim Ưu Phiền
- Như cánh vạc bay
- Như Hòn Bi Xanh
- Như Một Lời Chia Tay
- Như Một Vết Thương
- Như Tiếng Thở Dài
- Nhưng Hôm Nay... *
- Nhớ Mùa Thu Hà Nội
- Những Ai Còn Là Việt Nam *
- Những Con Mắt Trần Gian
- Những Giọt Máu Trổ Bông *
- Những Giọt Mưa Khuya *
- Này Em Có Nhớ
- Níu Tay Nghìn Trùng
- Nắng thủy tinh
- Nối Vòng Tay Lớn
- Phôi Pha
- Phúc Âm Buồn
- Quê Hương
- Quê Hương Đau Nặng *
- Quỳnh Hương
- Ra Đồng Giữa Ngọ
- Ru Em
- Ru Em Từng Ngón Xuân Hồng (Ru Mãi Ngàn Năm)
- Ru ta ngậm ngùi (Môi Nào Hãy Còn Thơm)
- Ru tình
- Ru Đời Đi Nhé!
- Ru Đời Đã Mất *
- Rơi Lệ Ru Người (Thí Dụ) *
- Rồi Như Đá Ngây Ngô
- Rừng Xanh Xanh Mãi
- Rừng Xưa Đã Khép
- Sao chiều[1]
- Sao Mắt Mẹ Chưa Vui ? (Đêm Nay Hòa Bình) *
- Sóng Về Đâu?
- Sẽ Còn Ai *
- Ta Phải Thấy Mặt Trời *
- Ta Quyết Phải Sống *
- Ta Thấy Gì Đêm Nay
- Ta Đi Dựng Cờ *
- Thiên Sứ Bâng Khuâng (thơ: Trịnh Cung)
- Thuở Bống Là Người
- Thành phố Mùa Xuân (Sài Gòn Mùa Xuân)
- Thương Một Người
- Tiến Thoái Lưỡng Nan
- Tiếng Ve Gọi Hè
- Trong Nỗi Đau Tình Cờ
- Tuổi Trẻ Việt Nam *
- Tuổi Đá Buồn
- Tuổi Đời Mênh Mông
- Tình Ca Người Mất Trí *
- Tình khúc Ơ-Bai
- Tình nhớ
- Tình Sầu
- Tình Xa
- Tình Xót Xa Vừa
- Tình Yêu Tìm Thấy
- Tôi Biết Tôi Yêu *
- Tôi Ru Em Ngủ
- Tôi Sẽ Nhớ
- Tôi Sẽ Đi Thăm *
- Tôi Tìm Tôi (Tôi Là Ai) *
- Tôi Đã Mất *
- Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng
- Tưởng Rằng Đã Quên
- Tạ Ơn
- Tết Suối Hồng
- Từng Ngày Qua
- Tự Tình khúc
- Việt Nam Ơi, Hãy Vùng Lên *
- Vàng Phai Trước Ngõ
- Vì Bé Ngoan
- Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời
- Vườn Xưa
- Vẫn Có Em Bên Đời
- Vẫn Nhớ Cuộc Đời *
- Vết Lăn Trầm
- Về Thăm Mái Trường Xưa
- Về Trong Suối Nguồn
- Xa Dấu Mặt Trời
- Xanh Lòng Phai Tàn *
- Xin Cho Tôi
- Xin Mặt Trời Ngủ Yên
- Xin trả nợ người
- Xác ta xác thù *
- Yêu Dấu Tan Theo
- Đi Mãi Trên Đường
- Đi Tìm Quê Hương *
- Đoản Khúc Thu Hà Nội
- Đêm (Đêm Hồng)
- Đêm Bây Giờ, Đêm Mai *
- Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ
- Đóa Hoa Vô Thường
- Đôi Mắt Nào Mở Ra *
- Đại Bác Ru Đêm
- Để Gió Cuốn Đi
- Đồng Dao 2000
- Đồng Dao Hòa Bình *
- Đời Cho Ta Thế
- Đời Gọi Em Biết Bao Lần
- Đời Sống Không Già Vì Có Chúng Em
- Đợi Có Một Ngày *
- Đừng Mong Ai, Đừng Nghi Ngại *
- Ướt mi- Ở Trọ (Cõi Tạm)

Tài liệu tham khảo:

- Trịnh Công Sơn Web: Wikipedia

Ca khúc Tuổi đá buồn do danh ca Khánh Ly trình bày

https://www.youtube.com/watch?v=RAfr3jMkDjs

1 comment: