Pages

Saturday, September 24, 2016

Miên Đức Thắng




(1945-20  )

Nhạc sĩ Miên Đức Thắng tên thật là Phan Văn Thắng sinh năm 1945 tại Huế., đã có gia đình gồm một vợ và 4 cô con gái (đang định cư tại CHLB Đức cùng gia đình từ năm 1989 tới nay). Còn nhà ở Lý Tự Trọng, Quận 1, Sài Gòn, nơi mỗi khi anh trú chân về quê hương.

Năm 1966, Đoàn Văn nghệ sinh viên - học sinh thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đã được thành lập do sinh viên y khoa Trương Thìn làm trưởng đoàn và đã phổ biến những tập ca khúc phản chiến như Hát từ đồng hoang của nhạc sĩ Miên Đức Thắng

Phần nhạc viết về phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe ra mắt từ cuối năm 1969 tại Sài Gòn, sau đó lan rộng ra Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, An Giang, Quy Nhơn, Đà Lạt, Phan Thiết..., với một số tác giả như: Tôn Thất Lập, Nguyễn Văn Sanh, Trương Quốc Khánh, Nguyễn Phú Yên, La Hữu Vang, Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Nam, Miên Đức Thắng, Vũ Đức Sao Biển, Xuân An, Hải Hà và các tác giả khác

Miên Đức Thắng đã theo học tại Đại Học Khoa Học Sàigòn từ năm 1965 đến 67, tại Đại Học Vạn Hạnh năm 1968.

Năm 1969, Miên Đức Thắng bị chánh quyền Sài Gòn đưa ra tòa với bản án 5 năm tù khổ sai. Tuy nhiên, trước sức ép của phong trào SVHS và nhiều tổ chức yêu chuộng hòa bình, Miên Đức Thắng đã được trả tự do không lâu sau đó, kèm theo điều kiện thực thi: đình chỉ áng văn. Tức kể từ thời điểm ấy, trên tất cả các tỉnh, thành phố miền Nam, sáng tác của Miên Đức Thắng bị cấm phổ biến qua bất cứ hình thức nào.

Sau đó, Miên Đức Thắng theo học Ban Cao Học Đà Lạt năm 1972 và học âm nhạc với thầy Văn Giảng nguyên Giám đốc Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn.

Những tác phẩm để đời của ông có Từ đồng hoang năm 1965 Lớn mãi không ngừng năm 1966.

Năm 1989, Nhạc sĩ Miên Đức Thắng và gia đình được định cư và làm việc tại CHLB Đức, sau hơn 10 năm ở Đức, nhạc sĩ Miên Đức Thắng quyết định nghỉ hưu sớm rồi trở về nước từ năm 2000.

Hiện nay, Miên Đức Thắng sống cùng con gái là một kiến trúc sư tại Tp. HCM. Ngoài âm nhạc, ông còn có niềm đam mê vẽ tranh và gốm sứ. Năm 2009,  tại cuộc triển lãm "10 trại sáng tác & tác phẩm mới" do  Hội Mỹ thuật Tp. HCM tổ chức, Miên Đức Thắng đã đoạt 1 trong số 12 giải thưởng, qua bức sơn dầu mang tên "Phố Trăng".

Trong bài: Gặp lại nhạc sĩ Miên Đức Thắng, tác giả Huyền Anh viết:

Thế mới thấy, xưa âm nhạc của Miên Đức Thắng mang đến những tiếng lòng thôi thúc thanh niên đứng lên đòi tự do, thì giờ âm nhạc của ông lại mang tính trị liệu. Nghĩa là, ông luôn hướng đến con người. Ông bảo, muốn mang những ngôn từ âm nhạc như một liều thuốc an nhiên cho khán giả của mình. Thế nên, một lần nữa tôi lại được nghe ông hát: “Mai kia lòng độ lượng, chảy về những bến sông, mai kia lòng độ lượng, thu về chốn hư không... Mai kia lòng độ lượng, chảy về cõi mong manh, hôm nay lòng độ lượng ngồi lại trên bến sông, nhẹ nhàng...”.

Ca khúc:

- Bài ca về người
- Bầu ơi nhắn dùm
- Còn chút nắng Sài gòn
- Cơn say của bào thai

- Cứ chảy như thời gian
- Đất nước cần trái tim ta
- Đi qua sắc màu nhớ nhau
- Đùa với hư không
- Gai xương thềm dĩ vãng
- Gió gởi bản tình ca
- Gói giùm giọt lệ
- Hạt giống câu kinh

- Hạt tình
- Hôm nay tôi lại ghét tôi

- Huế khúc thái hòa
- Khất thực nụ cười
- Lạ lùng

- Lớn mãi không ngừng
- Mai kia lòng độ lượng
- Mái ấm ca dao

- May vội tình tôi
- Một sáng con về
- Mưa quen phố xá
- Ngồi nghe khoảng tối xếp hang

- Nhịp đất tròn
- Nhịp lạnh
- Rừng ấm sông êm
- Say bạn tình say

- Sóng chờ
- Thánh địa mơ màng
- Tiếng ca trên vùng đất khô
- Tơ đời một thoáng

- Tôi dẫm lên chân tôi
- Tôi sông là bến đò

- Trùng tu giọt lệ

Tài liệu tham khảo:

- Miên Đức Thắng Web: mienducthang.com
- Huyền Anh Gặp lại nhạc sĩ Miên Đức Thắng Web: petrotimes.vn


Ca khúc Một sáng con về do ca sĩ Bảo Yến trình bày

https://www.youtube.com/watch?v=GGR0KtVu2NM






No comments:

Post a Comment