Pages

Tuesday, September 20, 2016

Tôn Thất Lập



(Tiếp theo Dzũng Chinh)

(1942-20  )

Nhạc sĩ Tôn Thất Lập, với các bút danh khác là Trần Nhật Nam, Lê Nguyên, Nguyễn Xuân Tân, sinh ngày 25 tháng 2 năm 1942 tại Huế.

Từ những năm 1960, tại Huế nhiều người am hiểu âm nhạc đã biết và thuộc lòng những bản tình ca của Tôn Thất Lập như Những con đường nhỏ, Tiếng hát về khuya cùng một số ca khúc khác trong tập Phố Ca. Với chủ đề tình yêu, về thân phận con người đan xen giữa khổ đau hạnh phúc, những tình khúc của anh trong giai đoạn này đã mang đến cho công chúng sự đồng cảm chân thành, sâu sắc và được phổ biến sâu rộng trong đông đảo thanh niên, sinh viên học sinh Huế.

Những năm 1960, 1970 đời sống miền Nam bị xáo trộn, vì những cuộc biểu tình của SVHS đòi Tự Do, Dân Chủ, trong đó phần nào bị ảnh hưởng của những người yêu nước và bành trướng chủ nghĩa Cộng sản ở Nam Việt Nam. Với cương vị Trưởng đoàn Văn Nghệ Sinh viên Học sinh Sài Gòn được thành lập từ ngày 15- 5-1965, Chủ tịch Hội Sinh viên sáng tác thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, nhạc sĩ Tôn Thất Lập đã cùng với các “nhạc sĩ sinh viên” Trương Quốc Khánh, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Sanh, La Hữu Vang, Nguyễn Xuân Tân, Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Nam, Nguyễn Phú Yên, Trần Nhật Nam… thực hiện phong trào “Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe” hiệp đồng với mặt trận đấu tranh đô thị qua các cuộc hội thảo, xuống đường, những đêm không ngủ, các chiến dịch đốt xe Mỹ, đã làm cho miền Nam ngày càng xáo trộn, suy yếu. Đêm nhạc Tôn Thất Lập ở Đại Học Dược khoa Sài Gòn (1967) do Tạp chí Đất Mới của Sinh viên Luật khoa Sài Gòn tổ chức và tại Đại Học Khoa học Huế tháng 11 năm 1968; Đêm thơ nhạc ở Đại Học Sư Phạm Huế vào tháng 12 năm1967; Đêm Hội thảo của Sinh viên Sài Gòn ngày 27. . 1968. Và chính trong Đêm Văn nghệ vì Hòa Bình tổ chức tại trường Đại Học Nông Lâm Súc Sài Gòn ngày 27-12-1969, đã chính thức ra mắt tên Hát cho đồng bào tôi nghe, khẳng định rõ nét nhất tính chất đấu tranh của phong trào văn nghệ sinh viên học sinh ở các đô thị miền Nam. Phong trào Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe đã phát triển và lan tỏa ra các đô thị khác như Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, An Giang, Quy Nhơn, Đà Lạt, Phan Thiết… Tiếng hát tranh đấu tiếp tục vang lên tại giảng đường Đại Học Sư Phạm, Đại Học Khoa Học Huế vào ngày 6-8-1970, tại Hội quán Thanh Niên Phan Thiết  năm 1972 và còn cất cánh bay xa hơn, vượt bờ cõi Việt Nam, khơi dậy lòng yêu nước mù quáng những người con đất Việt xa quê hương, lợi dụng họ và lôi cuốn thanh niên trí thức mù quáng được mệnh danh là “trí thức tiến bộ” thời đó ở các nước như Pháp, Tây Đức, Canada, Nhật, Bỉ, Úc, Tân Tây Lan, Thụy Sĩ… và kết hợp với phong trào phản chiến trên đất nước Mỹ, và nhất là quân đội chánh quy miền Bắc thâm nhập gây chiến tranh từ đô thị cho đến nông thôn miền Nam làm cho miền Nam càng nhanh chóng rơi vào sự bành trướng của đế quốc đỏ Cộng sản quốc tế.

Trong chiến tranh Việt Nam, Tôn Thất Lập hoạt động trong phong trào âm nhạc Hát cho đồng bào tôi nghe, ông đã sáng tác các ca khúc và hợp xướng như: Hát cho dân tôi nghe, Xuống đường, Hát trong tù, Lúa reo trên khắp đồng bằng... đã được hát trong phong tranh đấu của học sinh, sinh viên miền Nam. 



Năm 1973, Tôn Thất Lập sang Pháp du học, tại đây, ông tham gia phong trào Sinh viên đấu tranh cho Hòa bình và Thống nhất đất nước, theo chủ trương của Miền Bắc “đánh Mỹ cứu nước”.

Kết thúc chiến tranh, ông về nước công tác tại Sở Văn hoá - Thông tin Tp. HCM. Nhiều ca khúc ông sáng tác trong thời kỳ này: Tình ca mùa xuân, Tình ca tuổi trẻ, Trị An âm vang mùa xuân, Mưa thì thầm, Oẳn tù tì, Cô bé dễ thương, Tình yêu mãi mãi,...

Hiện nay ông là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Âm Nhạc TP. HCM, Tổng biên tập tạp chí Sóng Nhạc. Hiện đang sinh sống tại Sài Gòn.

Trong bài: Nhạc sĩ Tôn Thất Lập và phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” Nhạc sĩ Dân  Huyền viết trên trang mạng Báo Mới:

…Và Tôn Thất Lập (một người con Xứ Huế, còn có các bút danh Trần Nhật Nam, Lê Nguyên) đã đến với âm nhạc bằng những tình khúc mặc dù trong chiến tranh ông được biết nhiều như một nhạc sĩ của phong trào đầy âm vang.

Nguồn lực “âm vang” ấy, nơi khởi tạo “âm vang” ấy chính là phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” mà ông là người sáng lập…..

Ca khúc:

- Bằng tên một loài hoa
- Buổi sáng chim bay
- Cô bé gễ thương
- Đêm hồng
- Giai điệu mùa xuân
- Hát cho dân tôi nghe
- Hát lời chiêm bao
- Hãy thắp lên 300 ngọn nến
- Khung trời hẹn hò
- Khung trời hò hẹn
- Mưa thì thầm
- Mùa Xuân Bay Đi
- Những con đường nhỏ
- Phố mưa
- Tiếng hát nề khuya
- Tình anh
(Tình em)
- Tình ca mùa xuân
- Tình ca mùa xuân
(2)
- Tình ca tuổi trẻ
- Tình yêu mãi mãi
(Tình yêu là mãi mãi)
- Trị An âm vang mùa Xuân
- Trò chơi
(Trò chơi oản tù tì)

Tài liệu tham khảo:

- Tôn Thất Lập Web: Wikipedia
- Dân  Huyền Nhạc sĩ Tôn Thất Lập và phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” Web: baomoi.com

Ca khúc Tình ca mùa Xuân do ca sĩ Bảo Yến trình bày

https://www.youtube.com/watch?v=KXCaPcTklm0

No comments:

Post a Comment