Pages

Monday, September 5, 2016

Lam Phương




(1937-20  )

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937, tại làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Nội tổ của ông vốn là người gốc Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của Lam Phương đã bắt đầu lai Việt Nam và đến thân phụ của ông thì chẳng còn dấu vết gì là người Hoa nữa. Lam Phương là con đầu lòng, nhưng lớn lên với mẹ và các em trong cảnh nghèo nàn xác xơ. Cha ông đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ. 

Trước cửa nhà ông là một con sông. Đối diện bên kia sông là chùa Thập Phương. Chính vì vậy nên những hình ảnh con đò đưa người qua sông, tiếng chuông chùa và cánh đồng lúa mênh mông là những hình ảnh khắc sâu trong tâm trí nhạc sỹ từ nhỏ để sau này khi lớn lên đi vào các tác phẩm của ông. Nhạc sỹ Lam Phương từng chia sẻ, khác với nhiều người quanh xóm cảm thấy khó chịu vì tiếng chuông chùa mỗi sáng sớm làm họ thức giấc thì đối với ông ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã cảm thấy thích thú với tiếng chuông chùa.

Năm 1947, cuộc sống của gia đình ở nơi quê nhà Rạch Giá quá khó khăn nên cậu bé “anh hai” lớn nhất chỉ mới 10 tuổi phải liều lên Sài Gòn một mình, bỏ lại mẹ và các em, để kiếm ăn với mục đích giúp mẹ và nuôi các em. 

Cậu đến tá túc tại nhà người dì ở Tân Định và đi làm thuê làm mướn kiếm sống. Khi đã tạm ổn định, cậu báo tin về cho mẹ dẫn các em lên. Cả gia đình mướn một căn nhà tồi tàn, chật hẹp trong một con hẻm lầy lội, tăm tối ở khu Đa Kao. Những đêm mưa, nước từ trên mái lá nhỏ xuống; nếu mưa lớn, nước không thoát được thì tràn từ ngõ xóm đằng trước vào trong nhà, càng thêm lầy lội. 

Lên Sài Gòn, bà mẹ buôn thúng bán bưng ở chợ Đa Kao, cố gắng nuôi các con ăn học một cách thiếu thốn. Lúc ấy Lam Phương đang học trung học tại trường Les Lauriers, Tân Định. Đây là thời kỳ Lam Phương bi quan nhất. Suốt tuổi thanh niên, cậu đã sống rất cơ cực nên tư tưởng bi quan hằn sâu trong trí óc.

Như mọi trường trung học khác, cả chương trình Việt lẫn chương trình Pháp lúc bấy giờ, ngoài văn hóa, các trường còn phải dạy thêm các môn phụ như Vẽ và Nhạc. Tại trường Les Lauriers, hai vị giáo sư dạy Nhạc lúc ấy là nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương. Thấy cậu học sinh Lâm Đình Phùng là học trò nghèo nhưng có năng khiếu và rất chăm chỉ, tự mày mò học nhạc bằng các sách tiếng Pháp, tự chơi đàn guitare rất hay, hai vị nhạc sĩ bậc thầy này bèn chấp nhận cho cậu học tại lớp nhạc riêng của mình ở đường Bùi Viện, không lấy thù lao. Thầy Hoàng Lang dạy nhạc lý và thực tập cách chơi guitare. Thầy Lê Thương dạy phương pháp sáng tác. Như vậy, “sư phụ” của Lam Phương chính là hai nhạc sĩ Hoàng Lang và Lê Thương. 

Sau khi sáng tác bản nhạc đầu tay Chiều thu ấy với bút danh Lam Phương, cậu học sinh 15 tuổi nghèo rớt mồng tơi, bạo gan mượn tiền của bạn bè để in nhạc phẩm, sau khi in xong chở xe đạp đi bán dạo khắp Sàigòn. Rồi bản nhạc được các ca sĩ hát trên Đài Phát thanh Pháp Á, từ đó việc mời khách tương đối cũng dễ, Lam Phương thu lại được vốn, đủ tiền trả nợ bạn bè. 

Đến năm 1954 ông mới nổi danh với hai bài Kiếp nghèoChuyến đò vĩ tuyến.

Năm 1958 ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đêm giã từ trung tâm huấn luyện, ông viết bài Tình anh lính chiến. Bài hát sau này trở nên nổi tiếng và hầu như người lính nào cũng hát. Trở về dân sự một thời gian, Lam Phương lại được lệnh tái ngũ. Ông gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An, khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến ngày mất miền Nam.

Song song với việc sáng tác và biểu diễn với các ban nhạc quân đội, Lam Phương còn cộng tác với trung tâm quốc gia điện ảnh, xuất hiện trong một số phim mang chủ đề vận động cải tiến xã hội như "Chân trời mới", "Niềm tin mới"

Thời gian ở Việt Nam, ông viết rất nhiều bản nhạc nổi tiếng và đem lại cho ông những khoản lợi rất lớn về tài chính khác với thời gian đầu khó khăn lập nghiệp. 

Sau thời gian đau khổ với những chuyện tình của mình, nhạc sỹ Lam Phương đã lập gia đình. Thời gian đó ông viết nhiều tác phẩm vui tươi điển hình nhất là tác phẩm Ngày hạnh phúc. Bài hát được phát như nhạc hiệu của Chương Trình Gia Binh của Đài Phát Thanh Quân đội và được nhân dân dùng rất nhiều trong các đám cưới. Bài hát nổi tiếng với câu hát "Đêm về nghe con khóc vui triền miên". Tiếng con khóc ở đây là con gái đầu lòng của nhạc sỹ, cô Ánh Hằng.

Ngoài sinh hoạt âm nhạc, ông còn cộng tác với ban kịch Dân Nam, Thẩm Thúy Hằng và ban kịch Sống của vợ ông, kịch sĩ Túy Hồng.

Khi ở Việt Nam, nhạc sỹ Lam Phương có một tài sản rất lớn trong nhà băng. Tuy nhiên, vào sáng ngày 30-4-1975, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì cũng như rất nhiều người khác, ra đi với 2 bàn tay trắng. Khi ở trên boong tàu ông viết bài Con tàu định mệnh với câu hát "Khi đi thấy đường đã xa, bây giờ đường về xứ còn xa hơn ngàn lần". Khi đến đất Mỹ, ông viết tiếp bản Mất với câu hát da diết "Sau phong ba trời thêm đen tối, lìa quê hương khi mới đổi đời".

Nhạc sỹ Lam Phương sau khi đến Mỹ, trong hoàn cảnh khó khăn khi phải kiếm tiền bằng những công việc chân tay nặng nhọc thì không may hạnh phúc gia đình gãy đỗ, ông và kịch sĩ Túy Hồng chia tay. Ông vô cùng đau xót và viết hàng loạt ca khúc mà tiêu đề chỉ có 1 chữ như Điên, Say, Tiếc... Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài Lầm với câu hát "Anh đã lầm đưa em sang đây".

Sau khi hạnh phúc gia đình tan vỡ, ông lại một lần nữa trắng tay rời sang Paris, mà như ông nói rằng, người ta đi tị nạn chính trị còn tôi tị nạn ái tình. Ở đây ông đã gặp được một người phụ nữ tên Hường và viết hàng loạt ca khúc vô cùng tươi vui như Bé yêu, Bài tango cho em. Điển hình là bài Mùa thu yêu đương với câu hát "Đường vào Paris có lắm nụ hồng", hồng ở đây là xuất phát từ người phụ nữ tên Hường. Tuy nhiên cuộc tình này không đi đến đâu, nên sau cùng ông viết Tình vẫn chưa yên. Thời gian này ông có cộng tác và giúp đỡ trung tâm Thúy Nga Paris by Night.

Đầu năm 1999, trong một lần đi thăm một người bạn, nhạc sỹ Lam Phương bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Thời gian này ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm. Từ chuyện người em gái bỏ cả cửa hàng ăn bên Pháp bay sang Mỹ để chăm sóc cho anh, đến chuyện một người yêu nhạc từ bên Úc mua cho ông một căn nhà và ngày nào cũng gọi điện để bắt ông phải nói chuyện. Bà còn đến tận nơi, vứt chiếc xe lăn ra xa để bắt ông tự đi. Những tình cảm đó giúp nhạc sỹ Lam Phương đã dần bình phục, tuy nhiên không thể được như xưa.

Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc miền Nam Việt Nam với khoảng trên 200 tác phẩm.
Trong bài: Nhạc sĩ Lam Phương - Nỗi buồn còn đó của Đoàn Dự đăng trên Thời Báo – The Vietnamese Newspaper, có chú thích của MC Nguyễn Ngọc Ngạn:

Lam Phương là nhạc sĩ duy nhất được Trung Tâm Thúy Nga thực hiện đến 4 chương trình Paris By Night để giới thiệu thân thế và sự nghiệp của ông. Ông cũng là nhạc sĩ duy nhất được mời đi khắp các thành phố ở Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu và Âu châu để gặp gỡ khán thính giả mến mộ ông, và bất cứ show nào của ông cũng thành công vượt bực. Chủ đề “Tình ca Lam Phương” trong bao nhiêu năm qua vẫn có sức thu hút mãnh liệt, bởi nhạc ông phong phú đa dạng và làm sống lại trong lòng khán giả cả một trời kỷ niệm.

Ca khúc:

- Bài Tango cho em
- Bài thơ không đoạn kết
- Bé yêu
- Biển sầu
- Biển tình
(1965)
- Biết đến bao giờ
(1965)
- Bọt biển
- Bức tâm thư
(
lời Phương Nhật Hồ, bút hiệu khác của Hồ Đình Phương,1957)
- Buồn
(1978)
- Buồn chi em ơi
- Buồn không em
- Cám ơn người tình
- Chắp tay nguyện cầu
- Chấp nhận
(1984)
- Chỉ có em
- Chỉ còn là kỷ niệm
- Chiếc áo mùa đông
- Chiều hành quân
(1958)
- Chiều hoang
- Chiều hoang đảo
- Chiều hoang vắng
- Chiều tàn
- Chiều Tây Đô
(1984)
- Chiều thu ấy
(l
ời Cẩm Huệ, 1952)
- Cho em quên tuổi ngọc
- Chờ
(1978)
- Chờ một ngày
- Chờ người
(1970)
- Chúc mừng
- Chung mộng
- Chuyện buồn ngày xuân
(1976)
- Chuyện tình nàng Tô Thị
- Chuyến đò vỹ tuyến
(1956)
- Chuyến tàu Thống Nhất
(l
ời Hồ Đình Phương, 1957)
- Cỏ úa
- Con chim nhỏ mắt người tình
- Con đường tôi về
[4]
- Con tàu định mệnh
(1975)
- Dòng lệ
- Duyên kiếp
(1960)
- Đà Lạt cô lieu
- Đánh mất đêm vui
- Đèn khuya
(1960)
- Đêm dài chiến tuyến
(1966)
- Đêm tiền đồn
(1970)
- Đoạn cuối một cuộc tình
- Đoàn người lữ thứ
(l
ời Hồ Đình Phương, 1957)
- Đơn côi
(1965)
- Đường đi trọn kiếp
- Đường về quê Hương
- Em đi rồi
- Em là tất cả
(1965)
- Gác vắng
- Giã từ người yêu
- Giòng lệ
- Giọt lệ sầu
- Hạnh phúc mang theo
- Hạnh phúc trong tầm tay
- Hoa đầu mùa
- Hương thanh bình
(1954)
- Khóc mẹ
- Khóc thầm
(1972)
- Khúc ca ngày mùa
(1954)
- Kiếp nghèo
(1956)
- Kiếp phiêu bồng
- Kiếp tha hương
(1960)
- Kiếp ve sầu
- Lá thư xuân
(1957)
- Lá thư miền Trung
(l
ời Hồ Đình Phương, 1957)
- Lạy trời con được bình yên
- Lầm
(1978)
- Lời yêu cuối
- Mất
(1978)
- Mình mất nhau bao giờ
- Mộng ước
- Một đêm trăng
(1957)
- Một đời tan vỡ
- Một kỷ niệm
(1965)
- Một mình
- Một thời hoa mộng
- Mơ
(1978)
- Mùa hoa phượng
(l
ời Hoàng Thi Thơ, 1954)
- Mùa phượng cuối
- Mùa thu yêu đương
- Mùa xuân không còn nữa
- Mưa lệ
- Nắng đẹp Miền Nam
(l
ời Hồ Đình Phương, 1957)
- Ngày buồn
(1971)
- Ngày em đi
- Ngày hạnh phúc
(1960)
- Ngày tạm biệt
(1960)
- Nghẹn ngào
(1969)
- Nguyện cầu cho người
- Nhạc rừng khuya
(1953)
- Nhớ
(1995)
- Như giấc chiêm bao
- Những gì cho em
(1968)
- Niềm vui đơn côi
- Niềm vui không trọn vẹn
- Niềm tin
- Nửa đời gian khổ
- Nửa đời yêu em
- Phút cuối
(1971)
- Quên
(1978)
- Rừng khuya
- Rừng xưa
- Sài Gòn ơi vĩnh biệt
- Say
(khác bài cùng tên của nhạc sĩ Giao Tiên, 1978)
- Sầu ly hương
(l
ời Lê Mộng Bảo, 1956)
- Tạ ơn mẹ
- Tan vỡ
- Tàn thu
- Thành phố buồn
(1970)
- Thiên đàng ái ân
- Thu đến bao giờ
- Thu sầu
(1969)
- Thuyền không bến đỗ
- Thương con
- Tiếc
(1978)
- Tiễn người đi
(1960)
- Tim vỡ
- Tình anh lính chiến
(1958)
- Tình bơ vơ
- Tình chết theo mùa đông
- Tình cố đô
(l
ời Mạnh Thường, 1956)
- Tình đau
- Tình đầu muôn thuở
- Tình đẹp như mơ
- Tình mẹ
- Tình người viễn xứ
- Tình nghĩa đôi mình chỉ thế thôi
(1965)
- Tình như mây khói
- Tình vẫn chưa yên
- Tình thiên thu
- Trăm nhớ ngàn thương
- Trăng thanh bình
(1953)
- Trước lầu Ngưng Bích
- Tuyết muộn
- Từ lúc em đi
- Vùng trời ngày đó
- Vĩnh biệt (1964)
- Vĩnh biệt người tình
- Xa (1994)
- Xin thời gian qua mau
- Xót xa
- Xuân mộng
- Yêu nhau bốn mùa
- Yêu thầm

Tài liệu tham khảo:

- Lam Phương Web: Wikipedia
- Đoàn Dự Nhạc sĩ Lam Phương - Nỗi buồn còn đó Web: thoibao.com


Ca khúc Một mình do ca sĩ Quang Dũng trình bày

https://www.youtube.com/watch?v=VD6bde5Qllk

https://www.youtube.com/watch?v=VD6bde5Qllk


No comments:

Post a Comment