Pages

Sunday, September 11, 2016

Nguyễn Ánh 9



(Tiếp theo Anh Việt Thu

(1940-2016)

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1940 tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam là con út trong một gia đình khá giả có ba anh em. Gia đình Nguyễn Đình Ánh chuyển đến Nha Trang và năm ông 11 tuổi thì vào Sài Gòn.

Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông bỏ nhà đi năm 18 tuổi để theo đuổi con đường âm nhạc. Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con đường âm nhạc.

Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài phát thanh Sài Gòn và Đài phát thanh Đà Lạt. Ông cũng cộng tác với chương trình Tiếng hát sinh viên do Duy Trác thực hiện. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên.

Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly. Sau buổi diễn tại hội chợ Ōsaka, khi cùng với Khánh Ly đứng chờ thang máy lên phòng khách sạn, thấy người bạn mình mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly lên tiếng hỏi: "Còn thương nó không bạn?", ý muốn hỏi về một người bạn gái quen biết Nguyễn Ánh 9 vào thời đó. Sẵn cây đàn ghi-ta trên tay, Nguyễn Ánh 9 gảy ngay rồi cất tiếng hát: "Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa...". Đến khi trở về Việt Nam, Khánh Ly đề nghị ông soạn nhạc phẩm này. Trước đề nghị đó, ông đã hoàn tất nhạc phẩm đầu tiên của mình trong một thời gian ngắn.

Ca khúc Không được Khánh Ly thu lần đầu trong đĩa nhựa của nhãn đĩa Tình ca quê hương. Không trở thành một trong những nhạc phẩm gắn liền với cuộc đời ca hát của Elvis Phương, cũng như một số ca khúc khác của Nguyễn Ánh 9 như Ai đưa em về, Chia phôi, Lời cuối cho em,... được Elvis Phương trình bày thường xuyên trên sân khấu của vũ trường Queen Bee tại thành phố Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.

Những năm đầu thập niên 1970, Nguyễn Ánh 9 cộng tác với nhiều vũ trường lớn ở Sài Gòn. Ông đã từng đệm dương cầm cho những ca sĩ nổi tiếng như Khánh Ly, Thái Thanh. Trong một cuộc phỏng vấn, Nguyễn Ánh 9 đã nói ông mê nhất được đệm đàn cho hai danh ca này. Cũng thời gian đó, ông viết thêm một vài nhạc phẩm nổi tiếng khác như "Mùa thu cánh nâu", "Đêm tình yêu".

Sau sự kiện tháng 4 năm 1975, thời gian đầu ông có đi diễn ở các tỉnh với đoàn văn nghệ của Duy Khánh cùng với nhạc sĩ Quốc Dũng. Từ 1976, ông làm nhân viên kiểm soát xe lưu thông tại Xa cảng miền Tây cho đến năm 1978. Một thời gian Nguyễn Ánh 9 có mở một lớp dạy dương cầm.

Năm 1982, Nguyễn Ánh 9 trở lại với âm nhạc; ông tiếp tục tham gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm ở nhiều nơi. Nguyễn Ánh 9 còn được mời viết nhạc nền cho một số phim như Mảnh tình nghiệt ngã, Mênh mông tình buồn. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 Nguyễn Ánh 9 có viết thêm một số ca khúc nữa như Tình yêu đến trong giã từ, Mênh mông tình buồn, Cho người tình xaCô đơn.

Gần đây, Nguyễn Ánh 9 vẫn còn biểu diễn, tham gia một số đêm nhạc của ca sĩ Ánh Tuyết. Ông thường chơi dương cầm hàng tuần tại khách sạn Sofitel Plaza Saigon.

Ngày 27 tháng 5 năm 2006, Trung tâm Thúy Nga tổ chức đại nhạc hội trực tiếp thu hình Paris By Night 83 chủ đề Những khúc hát ân tình tại California, Hoa Kỳ để vinh danh ba nhạc sĩ Việt Nam, trong đó các ca sĩ đã trình bày 11 ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Tối ngày 21 tháng 11 năm 2010, chương trình Con đường âm nhạc tháng 11 vinh danh nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã diễn ra tại Nhà hát Quân đội, thành phố Hồ Chí Minh và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV3.

Sau một thời dài chịu dựng căn bệnh viêm phổi, suy tim, vào lúc trưa 14giờ 00, ngày 14 tháng 4 năm 2016 ông hôn mê, và trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Đại học Y-Dược Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 77 tuổi. Trước đó, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã nhập viện cấp cứu tại bệnh viện Hoàn Mỹ hôm 20 tháng 3 năm 2016 khi có dấu hiệu khó thở và mệt.

Trong bài: Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời. Tác giả Thiên Chương viết:

Ông bắt đầu bỏ nhà đi năm 18 tuổi để theo đuổi con đường âm nhạc. Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách tình cờ trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly và ca khúc đầu tiên ông sáng tác là “Không”. Sau đó, nhạc sĩ viết thêm một số ca khúc khác, cũng được yêu thích nồng nhiệt như “Ai đưa em về”, “Lời cuối cho em”, “Chia phôi”

Sau giải phóng, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có thời đi diễn ở các tỉnh với đoàn văn nghệ của Duy Khánh, rồi còn làm nhân viên kiểm soát xe lưu thông tại Xa cảng miền Tây. Năm 1982, ông trở lại với âm nhạc và được mời viết nhạc nền cho một số phim. Đầu thập niên 1990, tên tuổi ông lại được nhắc đến với các tình khúc “Tình yêu đến trong giã từ”, “Cho người tình xa”, “Cô đơn”… Những năm cuối đời, Nguyễn Ánh 9 biểu diễn hàng tuần tại một khách sạn lớn ở TP HCM.

Ca khúc:

- Ai đưa em về
- Biệt khúc
- Bơ vơ
- Buồn ơi chào mi
- Chia phôi
- Cho người tình xa
- Cô đơn
- Đêm nay ai đưa em về
- Đêm tình yêu
- Không
- Không 2
- Kỷ niệm
- Lối về
- Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây
(thơ Hoàng Phong Linh)
- Mênh mông tình buồn
- Một lời cuối cho em
- Mùa hè 42
(viết lời Việt)
- Mùa thu cánh nâu
- Tiếng hát lạc loài
(Cô đơn 3)
- Tình khúc chiều mưa
- Tình yêu đến trong giã từ
- Trọn kiếp đơn côi
- Xin đừng nói yêu tôi
- Xin như làn mây trắng

Tài liệu tham khảo:

- Nguyễn Ánh 9 Web: Wikipedia
- Thiên Chương Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời. Blog: ngoisao.net

Ca khúc Không do Elvis Phươnglvis PhuCa....uanghueThu trình bày

https://www.youtube.com/watch?v=UKn0_-cAf7Q

 https://www.youtube.com/watch?v=UKn0_-cAf7Q 

(Xem tiếp Thanh Sơn



No comments:

Post a Comment