Chương thứ nhất: Khái quát
Tiết Một: Đại cương
Đất Bắc là chốn nghìn năm văn vật,
sau khi bỏ lệ thi cũ, người ta bắt đầu theo học chữ Pháp, chữ quốc ngữ để chen
vai trong chốn quan trường. Mặc dù đất Nam Kỳ là thuộc địa, vậy mà công cuộc phát
triển văn hóa, giáo dục người Pháp đặt trọng tâm nơi đất Bắc. Do Nghị định số
1514a ngày 16-5-1906 của Toàn Quyền Đông Dương ban hành, đã thiết lập tại Hà Nội
Trường Đại học Đông Dương đào tạo các ngành Y khoa, Luật khoa, Sư Phạm … cho nên
chúng ta không lấy làm lạ về văn chương, báo chí sau đó được phát triển nhanh
chóng, những Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Bán
nguyệt san Phổ Thông, tạp chí Phong hóa của Tự Lực văn đoàn …, đã để lại trong
Văn học Việt Nam nhiều nhà văn, thi sĩ danh tiếng như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh,
Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Tản Đà,
Vũ Đình Liên …..
Cho đến khi hiệp định Genèvre ra đời,
một số nhà văn tên tuổi đã mất vì già yếu, bệnh tật như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu,
Nguyễn Văn Vĩnh … một số chết oan nghiệt trong chiến tranh như Phạm Quỳnh, Khái
Hưng … một số di cư vào Nam như Nhất Linh, Vũ Hoàng Chương … số còn ở lại như
Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Xuân Diệu … Trong tập sách này sẽ trình bày số nhà văn sau
này và Vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, là một chánh sách của đảng Cộng sản Việt Nam,
gây ra bao oan khiên cho những văn nghệ sĩ miền Bắc và gia đình của họ.
Tiết hai: Bối cảnh lịch sử
Sau 55 ngày đêm chiến đấu ác liệt
giữa hai bên quân đội Pháp và quân đội Nhân dân Việt Nam, cứ điểm Điện Biên Phủ
đã thất thủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, dẫn đến việc ký hiệp định đình chiến năm
1954 tại thành phố Genèvre của Thụy Sĩ.
Tưởng
cũng nên nói qua về cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp và tương quan lực lượng của
hai bên:
Điện
Biên Phủ thuộc tỉnh Lai Châu là thung lũng lòng chảo Mường Thanh còn gọi là
Mường Then có diện tích 150 Km2 tọa lạc sát biên giới Việt-Lào cách thị xã Lai
Châu 80 Km về phía Nam mà lực lượng Cộng sản Việt Nam đã chiếm vào tháng 11 năm
1952. Với chiều dài 17 Km, rộng 9 Km, Điện Biên Phủ nằm gọn giữa khu núi đồi
thiên nhiên bao kín chung quanh. Theo sự nhận định của tướng Navarre Tổng Tư
Lệnh quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương, nơi đây đúng là một vị trí quân
sự thiên nhiên mà Nhật đã chiếm đóng và mở hai phi đạo trong thời Đệ II thế
chiến.
Ngày 20
tháng 11 năm 1953, Navarre ra lệnh cho Cogny khai diễn cuộc hành quân Castor.
Đại tá Gilles, chỉ huy trưởng gan lì của chiến đoàn Lê Dương cùng 2.200 quân Dù
ưu tú nhảy xuống và bắt gọn 2 Đại đội Cộng sản đang trấn đóng trong lòng chảo.
Đúng như kế hoạch hành quân, ngày hôm sau quân Pháp bắt đầu khai quang toàn bộ
thung lũng, mở rộng thị trường quan sát và tác xạ từ khu trung tâm chỉ huy đến
tận chân núi. Địa hình độc đáo nơi đây là điểm mà Navarre tâm đắc nhất, vì
trung tâm chỉ huy cứ điểm nằm an toàn ngoài tầm pháo địch; muốn tấn công, địch
phải chấp nhận những trận đánh qui ước bằng chiến thuật công kiên chiến vào 8
pháo đài bê tông cốt sắt nằm trong thế liên hoàn vững chắc. Quân Cộng sản lại
không thể nào có được sự tiếp tế nhanh chóng bằng vận tải cơ như quân Pháp. Hơn
nữa lực lượng trú phòng còn có thể tấn công ra ngoài với sự yểm trợ của chiến
xa, phi cơ và pháo binh để loại một, hai sư đoàn địch ra khỏi vòng chiến. Nói
chung, mặt trận Điện Biên Phủ ít ra cũng cầm chân một vài sư đoàn quân Cộng sản
tại đây và làm giảm áp lực địch trong vùng đồng bằng.
Mười ngày sau, Đại tá Gilles trao quyền chỉ huy cứ điểm lại cho Đại tá Thiết giáp De Castries. Đến ngày 7 tháng 12 năm 1953, Navare lại rút bỏ đồn Lai Châu, đưa 3 tiểu đoàn Bộ binh do Trung tá Trancart chỉ huy về tăng cường thêm cho cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đầu năm
1954, Đại tá De Castries chỉ huy trưởng cứ điểm Điện Biên Phủ đã hoàn tất tổ
chức 3 Phân khu chiến thuật và bố phòng 8 đồn liên hoàn mang tên 8 người đẹp
như Isabelle, Claudine, Dominique, Gabrielle, Beatrice….. với 13.000 quân của
14 Tiểu đoàn trong đó có 4 Tiểu đoàn Dù Lê Dương và 1 Tiểu đoàn Dù Việt Nam
(tiểu đoàn đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam). Bộ binh hiệp đồng quân
binh chủng với:
- Pháo binh diện địa và chiến thuật: 4 khẩu 155 ly, 24 khẩu 105 ly và 140 súng cối từ 60 ly đến 120 ly.
- Thiết giáp: 1 Đại-đội gồm 10 chiến xa nhẹ loại M.24 Chaffer.
- Không quân: 1 Phi đội đặc biệt gồm 6 oanh tạc cơ B19 Bearcat và 10 trinh sát cơ Morane đặt trực tiếp dưới quyền Chỉ huy trưởng căn cứ Điện-Biên.
- Mỗi Binh đoàn trấn đóng một phân khu trong lòng chảo này.
- Tổng lực 20 tiểu đoàn tham chiến với quân số từ 14.000 đến 14.500 người.
Tr ước
sự bố phòng của quân đội Pháp, Quân ủy trung ương Cộng sản Việt Nam ban hành
chiến dịch Điện Biên Phủ từ ngày 13-03-1954 đến ngày 07-05-1954. Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh chiến dịch tung 5 Sư đoàn bộ binh vào trận địa gồm
các sư đoàn: 304, 308, 312, 316 và Sư đoàn Công pháo 351. Tổng lực 72.000 quân
chính quy (gắp 5 lần quân Pháp), hợp đồng tác chiến với:
- Trung đoàn Đặc công đánh tiếp cận.
- 200 khẩu pháo được kéo lên núi để rót vào lòng chảo.
- Tiểu đoàn Hỏa tiễn Địa đối Không 16 giàn, mỗi giàn nâng 6 nòng kiểu Orgues de Staline (Liên Xô viện trợ lần đầu cho Cộng sản Bắc Việt).
- 13,000 quân tiếp liệu hậu cần và 30,000 dân công chiến trường để đào địa đạo, hào ngầm và vận tải lương thực đạn được.
- 10.000 bộ đội địa phương trừ bị.
Tổng tư lệnh chiến trường, tướng Giáp cùng các cố vấn Trung Cộng Vi Quốc Thanh, Lã Quý Ba… đều có mặt tại bộ chỉ huy tiền phương Mường Phăng để đôn đốc tác chiến.
Chiều
ngày 12 tháng 3 năm 1954, Tướng Giáp ra lệnh đồng loạt mở cuộc tổng tấn công.
Sư đoàn 312 tấn kích đồn Beatrice, Sư đoàn Công pháo 351 tác xạ thăm dò mức độ
phòng thủ các đồn còn lại. Đồng thời Sư đoàn 320 cũng được lệnh đánh giao
thông, cắt đứt nhiều đoạn con đường huyết mạch số 5 Hà Nội - Hải Phòng. Như
thế, tướng Giáp buộc Cogny phải đương đầu hai mặt trận cùng một lúc.
Ngày 15
tháng 3 năm 1954: Cả hai đồn Beatrice và Gabrielle đều bị quân Cộng sản chiếm
đóng sau nhiều đợt tiền pháo hậu xung biển người.
Ngày 18 tháng 3 năm 1954: Đồn Anne Marie lại bị quân Cộng sản tràn ngập.
Ngày 27 tháng 3 năm 1954: Sư đoàn Công pháo 351 hoàn toàn khống chế phi trường dã chiến chính và phụ. Vào thời điểm này, quân trú phòng bị vây hãm chỉ còn tiếp xúc với bên ngoài qua máy truyền tin và vận tải cơ C47 Dakota thả dù tiếp tế mà thôi. Nhưng lưới phòng không của địch lại dày đặc, phi cơ phải bay cao mỗi khi tiếp tế, thành thử phần lớn dù rớt xuống khu Cộng sản đang chiếm giữ, nên tiếp tế luôn cho địch.
Ngày 7
tháng 5 năm 1954: Từ bốn hướng, Sư đoàn 312 của tướng Lê Trọng Tấn, tấn công ào
ạt vào Sở chỉ huy Pháp, Trung đoàn 88 Tu Vũ (tăng phái) tràn ngập trung tâm
hành quân Điện Biên Phủ và thượng cờ đỏ sao vàng. Thiếu tướng De Castries đầu
hàng vô điều kiện, khi bị Trung đoàn 209 bắt sống.
Ngày 8 tháng 5 năm 1954: Chính phủ Pháp công bố Điện Biên Phủ đã thất thủ.
Tưởng
cũng cần nhắc lại về Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 bàn về
vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Giai đoạn 1, các đại
biểu bàn về Triều Tiên song không đạt được kết quả gì. Bắt đầu giai đoạn 2 từ
ngày 8 tháng 5, thảo luận về vấn đề Đông Dương sau khi mặt trận chiến lược Điên
Biên Phủ của Pháp đã thất thủ.
Tham dự Hội nghị Genève
về Đông Dương có 9 đoàn đại biểu bao gồm:
5 phái đoàn nước lớn:
Anh (do Thủ tướng Anthony Eden dẫn đầu), Mỹ (Trưởng đoàn:Tướng Walter Bedell
Smith, Thứ trưởng Ngoại giao); Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trưởng đoàn: Thủ
tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Chu Ân Lai); Liên Xô (Vyacheslav Molotov, Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng); Pháp (Trưởng đoàn là các Thủ tướng Georges Bidault,
Pierre Mendes-France).
4 phái đoàn còn lại
gồm: Việt Nam Dân chủ cộng hoà do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu; Quốc Gia Việt
Nam của chính quyền Bảo Đại do Nguyễn Quốc Định dẫn đầu; Vương quốc Lào do
Phoui Sananikone dẫn đầu và Vương quốc Campuchia do Tep Phan dẫn đầu.
Hai đồng chủ tịch của
Hội nghị là Liên Xô và Anh.
Ngày 20 tháng 7 năm
1954 (thực chất là ngày 21-7), Hiệp định Genève về Đông Dương bắt đầu được ký
kết với nhiều văn kiện, chủ yếu là:
2- Bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị
3- Bản tuyên bố riêng ngày 21/7/1954 của Mỹ tại Hội nghị Genève
4- Bản tuyên bố của
chính phủ Pháp ngày 21/7/1954 trong đó nêu rõ Pháp sẵn sàng rút quân ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia theo lời yêu cầu của chính phủ những nước có
liên quan trong một thời gian do các bên thoả thuận.
5- Các công hàm trao
đổi giữa Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp
Mendes France.
Các nước tham gia hội
nghị tôn trọng quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ngừng bắn đồng thời ở
Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương.
Vĩ tuyến 17 là giới
tuyến quân sự tạm thời chia cắt Việt Nam làm hai miền. Pháp rút quân về phía
nam vĩ tuyến đó.
Tổng tuyển cử tự do
trong cả nước sau hai năm để thống nhất nước Việt Nam.
Một số điều khoản quy
định việc tổ chức thi hành hiệp định: Uỷ ban Quốc tế giám sát và kiểm soát gồm
Ấn Độ (Chủ tịch ủy ban), Ba Lan và Canada.
Phái đoàn Quốc Gia Việt
Nam có bản tuyên bố riêng và không ký vào bản Hiệp định và phái đoàn Mỹ cũng
vậy.
Quân
đội Cộng sản tiếp thu Hà Nội ngày 10 tháng 10 năm 1954. Chủ tịch Uỷ ban Quân
quản Hà Nội là Vương Thừa Vũ tức Nguyễn Văn Đồi, người đã chỉ huy cuộc tấn công
Hà Nội ngày 19-12-1946 và trở thành tư lệnh sư đoàn đầu tiên của Cộng sản là sư
đoàn 308. Hồ Chí Minh từ vùng chiến khu Việt Bắc về Hà Nội ngày 15-10-1954, bắt
đầu thiết lập tổ chức cầm quyền miền Bắc.
Nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa rộng khoảng 60.900 dặm vuông (khoảng 158.340 km2), do
đảng Lao Động (LĐ) cai trị, Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước, Phạm Văn Đồng làm
thủ tướng. Đảng LĐ chủ trương độc đảng, độc tài toàn trị, một mình nắm chặt
chính quyền. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là nước cộng sản đầu tiên và duy nhất ở
Đông Nam Á.
Ngoài
thủ đô là Hà Nội, VNDCCH còn có các hải cảng quan trọng là Hải Phòng, Vinh. Dân
số năm 1955 ở miền Bắc là 13.574.000 người.
Các
tỉnh phía bắc vĩ tuyến 17 vào thời điểm nhà nước VNDCCH tiếp thu, gồm có các
tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh, Lai Châu, Sơn La,
Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương,
Thái Bình, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, bắc Quảng Trị.
Hải
Phòng, điểm tập trung đồng bào miền Bắc muốn di cư vào miền Nam bằng tàu thủy,
do VM tiếp thu ngày 13-5-1955. Những toán lính Pháp cuối cùng rời đảo Cát Bà
(vịnh Hạ Long, vùng Hải Phòng) ngày 22-5-1955, thì VM mới thật sự làm chủ hoàn
toàn miền Bắc.
Thời
điểm nầy cũng chấm dứt luôn thời hạn 300 ngày ở miền Bắc mà bản “Tuyên bố cuối
cùng của Hội nghị Genève 1954” cho phép dân chúng được tự do di chuyển từ khu
vực thuộc phía bên nầy sang khu vực thuộc phía bên kia.
Số
người từ miền Nam tập kết ra Bắc không được thống kê đầy đủ. Theo sự trình bày
của Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa) từ ngày
3-7-1954 giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc, trước khi chiến
tranh kết thúc, VM dự tính bước đầu rút ra Bắc khoảng 60.000 người, trong đó
50.000 người là bộ đội và 10.000 người làm công tác chính trị, nhất là những
người “đỏ” quá, bị lộ diện, không thể ở lại. Đây chỉ là số lượng Võ
Nguyên Giáp dự tính, trong khi có tài liệu cộng sản cho rằng số người tập kết
ra Bắc khoảng 175.000 cán bộ và 15.000 học sinh. (Đặng Phong (chủ biên), sđd.
tr. 45.)
Số
người từ miền Bắc di cư vào miền Nam lên đến khoảng gần 900.000 người. Những
thành phần chống cộng, đối lập, bất đồng chính kiến, những nhân vật trong các
đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, đều rút về miền Nam. Điều nầy có lợi cho việc
cai trị của đảng Lao Đông (LĐ) tức đảng Cộng sản Bắc Việt vì không còn, hay còn
ít người đối kháng với chế độ cộng sản ở lại đất Bắc.
Từ
tháng 9-1954, nghĩa là sau hiệp định Genève và trước khi về Hà Nội, Phạm Văn Đồng được cử giữ
chức thủ tướng chính phủ VNDCCH thay Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mãi đến tháng
9-1955, đảng LĐ mới triệu tập trở lại những thành viên còn sót lại từ quốc hội
Khóa I (ngày 6-1-1946). Trong phiên họp tại Hà Nội ngày 20-9-1955, quốc hội nầy
thông qua thành phần chính phủ Phạm Văn Đồng như sau:
Chủ
tịch nước VNDCCH: – Hồ Chí Minh
Thủ
tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao: – Phạm Văn Đồng
Phó thủ
tướng kiêm bộ trưởng Nội vụ: – Phan Kế Toại
Phó thủ
tướng kiêm bộ trưởng Quốc phòng: – Võ Nguyên Giáp
Phó thủ
tướng kiêm Chủ nhiệm ỦB Khoa học nhà nước: – Trường Chinh (từ tháng 4-1958)
Phó thủ
tướng: – Phạm Hùng (từ tháng 4-1958)
Bộ
trưởng bộ Công an: – Trần Quốc Hoàn
Bộ
trưởng bộ Giáo dục: – Nguyễn Văn Huyên
Bộ
trưởng bộ Tài chánh: – Lê Văn Hiến (đến tháng 5-1958) – Hoàng Anh (từ tháng
6-1958)
Bộ
trưởng Giao thông và Bưu điện: – Nguyễn Văn Trân
Bộ
trưởng Thủy lợi và Kiến trúc: – Trần Đăng Khoa (đến tháng 4-1958)
Bộ
trưởng Thủy lợi: – Trần Đăng Khoa (từ tháng 4-1958)
Bộ
trưởng Kiến trúc: – Bùi Quang Tạo (từ tháng 4-1958)
Bộ
trưởng Công nghiệp: – Lê Thanh Nghị
Bộ
trưởng Thương nghiệp: – Phan Anh (đến tháng 4-1958)
Bộ
trưởng Ngoại thương: – Phan Anh (từ tháng 4-1958)
Bộ
trưởng Nội thương: – Đỗ Mười ( từ tháng 4-1958)
Bộ
trưởng Y tế: – Hoàng Tích Tri (đến tháng 12-1958 – Phạm Ngọc Thạch (từ tháng
12-1958)
Bộ
trưởng Lao động: – Nguyễn Văn Tạo
Bộ
trưởng Tư pháp: – Vũ Đình Hòe
Bộ
trưởng Văn hóa: – Hoàng Minh Giám
Bộ trưởng
Thương binh: – Vũ Đình Tụng (giải thể tháng 5-1959)
Bộ
trưởng Cứu tế: – Nguyễn Xiển (giải thể tháng 5-1959)
Bộ
trưởng Nông lâm: – Nghiêm Xuân Yêm
Bộ
trưởng Phủ thủ tướng: – Phạm Hùng (đến tháng 4-1958) – Nguyễn Duy Trinh (4/1958
– 12/1958) – Nguyễn Khan (từ tháng 5-1959)
Chủ
nhiệm ỦB Kế hoạch Nhà nước: – Nguyễn Văn Trân (4-1958 đến 12-1958) – Nguyễn Duy
Trinh (từ tháng 12-1958)
Bộ
trưởng, Phó chủ nhiệm UBKHNN: – Nguyễn Văn Trân (từ tháng 12-1958) – Lê Văn
Hiến (từ 12-1958)
Chính
phủ hoạt động theo những nghị quyết của Bộ chính trị và Uỷ ban Trung ương đảng
LĐ. Ngoài ra, chính phủ còn được sự hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), một bộ
phận ngoại vi của đảng LĐ. Nguyên trước đây, ngày 27-5-1946, Việt Minh thành
lập Mặt trận Liên Việt (Liên hiệp Quốc dân Việt Nam), do Huỳnh Thúc Kháng làm
chủ tịch, Tôn Đức Thắng, phó chủ tịch. Năm 1947, Huỳnh Thúc Kháng từ trần, Tôn
Đức Thắng lên thay. Trong Đại hội từ 5 đến 10-9-1955, Mặt trận Liên Việt tuyên
bố hoàn thành nhiệm vụ và tự giải tán, chuyển qua thành MTTQ cũng do Tôn Đức
Thắng làm chủ tịch.
Theo kế hoạch của CSVN,
giai đoạn từ 1955 đến 1960 được gọi là giai đoạn xây dựng miền Bắc, chia thành
hai thời kỳ: ổn định trật tự xã hội, khôi phục kinh tế (1955-1957) và cải tạo
xã hội chủ nghĩa theo đường lối cộng sản, tức kinh tế chỉ huy (1958-1960). Để
thực hiện các kế hoạch nầy, nhà nước cộng sản mở lại cuộc Cải cách ruộng đất
(CCRĐ) với nhiều mục tiêu cùng một lúc, và chận đứng phong trào Nhân Văn-Giai
Phẩm, đóng khung chính trị và văn hóa theo khuôn khổ chủ nghĩa cộng sản.
Tiết Ba:
Văn học Miền Bắc trước 1954
Chúng ta đã biết miền Nam chính thức sử dụng chữ
Quốc ngữ trước tiên, năm 1865 có tờ Gia Định báo in chữ Quốc ngữ, năm 1967 có
Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký, ngày 6-4-1878 Thống đốc Nam kỳ ban hành nghị
định số 82 ấn định kể từ đầu năm 1882 các văn kiện đều phải viết bằng chữ
La-tinh, kể từ năm 1886, mọi chức việc từ cấp tổng, huyện, phủ đều phải viết được
công văn bằng chữ Quốc ngữ mới được bổ dụng, thăng thưởng.
Miền Nam bỏ lệ thi cử cũ từ năm 1863, sau khi Pháp
đặt nền đô hộ đất Nam kỳ. Bắc Kỳ năm 1915 và Trung kỳ năm 1919.
Ở giữa: Đại Nam Đồng Văn nhật báo. Bên phải: Đăng Cổ tùng báo
Ở Bắc năm 1892 có tờ Đại
Nam Đồng Văn nhật báo in chữ Hán. Năm 1905 có tờ Đại Việt tân báo in cả chữ Hán
và chữ Quốc ngữ. Năm 1907 tờ Đại Năm Đồng Văn nhật báo số 793 có thêm Đăng Cổ Tùng
Báo in chữ Quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút, số nầy ra ngày 28-3-1907.
1. Đông Dương Tạp Chí.
Năm 1913, tờ Đông
Dương Tạp Chí ra đời do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút, đây là bản đặc biệt của Tuần
báo quốc ngữ Lục Tỉnh Tân Văn, số đầu tiên của báo này ra ngày 14-11-1907 do
F.H. Schneider – một chủ nhà in người Pháp gốc Đức sáng lập, Trần Chánh Chiếu
làm chủ bút. Đông Dương tạp chí, ra hàng tuần vào ngày Thứ Năm, số đầu tiên phát
hành ngày 15-5-1913 tại Hà Nội. Số cuối cùng ra ngày 15 tháng 9 năm 1919 như vậy
báo này tồn tại 6 năm 4 tháng.
Những người cộng tác với Đông
Dương Tạp Chí có: Phái tân học, gồm: Nguyễn Văn Vĩnh (Chủ bút), Phạm Quỳnh (trước khi làm chủ bút Nam Phong tạp chí), Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn, Trần Trọng Kim,... Phái cựu học, gồm: Tản Đà,
Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Dương Bá Trạc,...
Theo
nhận định của Trịnh Vân Thanh
trong Thành ngữ điển tích danh
nhân từ điển:
Mặc dù “Đông Dương tạp chí” ra đời không
ngoài mục đích chính trị của thực dân Pháp... Nhưng họ đã thất vọng vì các cây
bút viết cho báo không theo đúng mục đích chính trị, mà chỉ cốt thực hiện một
nền quốc văn mới cho dân tộc...Có thể nói đây là một tạp chí, trước nhất chuyên
về việc dịch thuật Hán văn và Pháp văn, nhằm mục đích nâng cao dân trí. Bên
cạnh đó, nhóm Đông Dương tạp chí cũng đã sáng tác nhiều loạt bài với lối văn
bình dị, nhắm vào việc giáo dục giới thanh niên trên con đường tiến hóa…Sau khi
gạt bỏ những gì có tính chất chính trị mà thực dân Pháp đã dụng ý, Đông Dương
tạp chí quả thật là đã có công xây dựng một cơ sở vững vàng cho nền quốc văn
mới trong lịch sử
văn học Việt Nam ở đầu thế kỷ 20.
2. Nam Phong Tạp Chí.
Sau Đông Dương Tạp Chí có Nam
Phong Tạp Chí ra đời, Tạp chí Nam Phong đã xuất bản bằng hai thứ chữ, chữ Quốc ngữ
và chữ Nho,
dung hòa người Việt trên con đường hòa nhập văn hóa Á - Âu; Phạm Quỳnh
đã kính cáo bạn đọc tại số đầu tiên ra ngày 1 tháng 7
năm 1917.
Việc
thành lập tạp chí Nam Phong là chủ trương của chính phủ Liên bang Đông Dương do toàn quyền Albert Sarraut
đề xướng với mục tiêu đẩy mạnh vai trò văn hóa và chính trị của nhà nước Bảo hộ. Kinh phí của báo là do chính
phủ trang trải. Cùng đứng tên là Giám đốc Sở Mật thám Đông Dương Louis Marty.
Với ý tưởng Nam Phong là ngọn gió nước Nam, ngay
từ đầu, tôn chỉ của tờ nguyệt san đã nêu rõ:
- Diễn đạt truyền bà tư tưởng, học thuật đông tây kim cổ;
- Luyện quốc văn trở nên hoàn thiện, bồi dưỡng Việt ngữ phong phú, uyển chuyển, sáng sủa và gẫy gọn;
- Lấy đó làm nền tảng dân tộc rồi phát triển thành tinh thần dân tộc.
Dưới sự chỉ đạo
mềm dẻo và thâm thúy của Phạm Quỳnh, các tôn chỉ đó được thể hiện sinh động
trên cơ sở các chuyên mục của tạp chí, như: Lý thuyết, Văn hóa bình luận, Khoa
học bình luận, Triết học bình luận, Văn uyển, Tạp văn, Thời đàm, Tiểu thuyết...
Những nhà văn đã cộng tác với báo Nam Phong có:
Đông
Hồ Lâm Tấn Phác, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Bá Trác,
Nguyễn Hữu Tiến,
Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn, Trần Trọng Kim,
Tương Phố, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Dương Bá Trạc, Dương Quảng Hàm,
Nam Trân, Đạm Phương…
Bìa Nam
Phong số1
Bìa Nam Phong số 196
Theo Dương Quảng Hàm trong Việt Nam Văn học Sử yếu, tạp chí Nam Phong đã có ảnh hưởng về hai
phương diện:
Về
đường văn tự, Nam Phong đã sáp nhập vào tiếng Việt nhiều danh từ triết học,
khoa học
mới, và luyện cho chữ quốc ngữ có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng
về triết học, khoa học mới.
Về
đường học vấn, Nam Phong đã cho phổ biến những điều yếu lược của học
thuật Âu Tây, đồng thời diễn đạt những điều đại cương trong các học thuyết cổ
của Á Đông như Nho học, Phật học,
v.v., và bảo tồn những điều cốt yếu trong văn hóa Việt Nam xưa (văn chương,
phong tục, lễ nghi).
3. Tự Lực Văn Đoàn với báo Phong Hóa và Ngày
Nay.
Trong
khoảng thời gian sống tại Pháp,
ngoài việc học khoa học, Nguyễn Tường Tam còn chuyên tâm nghiên cứu về nghề
báo, và ông nhận thấy loại báo trào phúng là khá thích hợp với sở thích của
nhiều người. Năm 1930,
ông đỗ bằng Cử nhân khoa học, và trở về nước trong bối cảnh "cả xứ
Đông Dương như sống trong đêm dài trung cổ.
Mọi hình thức đấu tranh vũ trang hầu như bị thực dân Pháp triệt tiêu".
Về ở
Hà Nội,
để thực hiện ước vọng của mình, Nguyễn Tường Tam nộp đơn xin Sở Báo chí cho
phép ra báo Tiếng cười, và chuẩn bị bài vở cho số báo đầu tiên. Tuy
nhiên, lần nào hỏi thăm đều nghe người của sở ấy bảo rằng “chờ xét”. Trong thời
gian đợi giấy phép ra báo, Nguyễn Tường Tam xin dạy học tại trường tư thục
Thăng Long. Tại đây, ông quen biết với hai đồng nghiệp là Trần Khánh Giư (Khái Hưng)
và Phạm Hữu Ninh.
Phong Hóa số2 ngày 23-6-1932
Khi
biết ông Ninh cùng Nguyễn Xuân Mai đang làm chủ tờ tuần báo Phong Hóa,
đã ra 13 số báo, nhưng sắp sửa phải đình bản vì không có gì mới mẻ để bạn đọc
chú ý. Chớp thời cơ, Nguyễn Tường Tam ngỏ ý mua lại. Sau đó, ông Tam, với vai
trò Giám đốc (Directeur) tờ báo, liền cùng với một nhóm anh em bạn hữu gồm có: Khái Hưng
(Trần Khánh Giư, vốn là cây bút cốn cán giữ nhiêu mục quan trọng trên báo Phong
Hóa suốt từ số 1 cho đến số 14), Tú Mỡ
(Hồ Trọng Hiếu), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam
(Nguyễn Tường Lân), tạo thành một ban biên tập hoàn toàn mới”.
Bắt
đầu ngày 22 tháng 09 năm 1932,
báo Phong Hóa số 14 ra 8 trang khổ lớn, và được đánh giá là "một
quả bom nổ giữa làng báo".
Sau
khi tờ báo "bán chạy như tôm tươi ngay từ những số đầu", Nguyễn Tường
Tam cùng với các cộng sự quyết định thành lập một bút nhóm lấy tên là Tự Lực
văn đoàn. Một thành viên của bút nhóm là Tú Mỡ kể lại (lược trích):
...Tất cả những gì dự định cho báo
"Tiếng cười", anh Tam dồn cả cho báo "Phong Hóa mới"...Báo
làm ăn phát đạt, và mặc dù anh em làm việc quên mình, không vụ lợi, nhưng anh
Tam vẫn phải chạy tiền khá chật vật để mỗi tuần kịp trả đủ cho nhà in và tiền
mua giấy...Cuối năm đó (1932), tính sổ mới ngã ngữa ra: lời lãi chia theo số
vốn, phần lớn chui vào két của nhà tư sản...Anh Tam bèn họp bàn với anh em, và
đồng ý với nhau rằng: Không thể chơi với nhà tư sản được. Quyết định thành lập
“Tự lực văn đoàn” trên nguyên tắc làm ăn dựa vào sức mình, theo tinh thần anh
em một nhà; tổ chức không quá 10 người nên không phải xin phép Nhà nước; không
cần có văn bản điều lệ: lấy lòng tin nhau làm cốt, chỉ nêu ra trong nội bộ mục
đích tôn chỉ, anh em tự giác tuân theo...
Về
sau, khi điều kiện đã tốt hơn để mở rộng tầm hoạt động, bút nhóm ấy mới chính
thức tuyên bố thành lập, với một tôn chỉ gồm 10 điều trên tuần báo Phong Hóa
số 87 ra ngày thứ Sáu, 2 tháng 3 năm 1934
.
Phong Hóa Xuân số 134 ngày 30-1-1935
Cơ
quan ngôn luận của Tự Lực văn đoàn là tuần báo Phong Hóa
(kể từ số 14 ra ngày 22 tháng 9 năm 1932,
số cuối 190 ra ngày 5 tháng 6 năm 1936),
và từ năm 1935
thêm tuần báo Ngày nay (số đầu tiên ra ngày 30 tháng 1
năm 1935,
số cuối 224 ra ngày 7 tháng 9 năm 1940).
Ngoài ra, văn đoàn còn có nhà xuất bản Đời Nay để tự xuất bản sách của mình.
Trụ
sở chính của văn đoàn đặt ở nhà số 80 phố Quán Thánh,
Hà Nội.
Đây vừa là tòa soạn báo Phong Hóa, Ngày Nay; vừa là trụ sở nhà
xuất bản Đời Nay. Ban đầu, bút nhóm chỉ có 6 thành viên, gồm:
Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), là Trưởng văn
đoàn và cũng là Giám đốc báo Phong Hóa,
Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thế Lữ, Thạch Lam, Tú Mỡ. Về sau, kết nạp thêm Xuân Diệu.
Bên
cạnh đó còn có những cộng sự viên khác (không ở trong tòa soạn báo Phong Hóa
và Tự Lực văn đoàn), gồm:
Các nhà văn,
nhà thơ:
Huy Cận,
Trọng Lang, Đoàn Phú Tứ, Đỗ Đức Thu, Trần Tiêu,
Thanh Tịnh,
Phạm Cao Củng, Nguyễn Khắc Hiếu, Tô Hoài,
Nguyên Hồng, Đinh Hùng,
Nguyễn Công Hoan, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Tường Bách, ...
Các họa sĩ:
Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cát Tường, Lê Minh
Đức (tạo ra nhân vật Xã Xệ), v.v....
Làm
báo Phong Hóa được khoảng 2 năm, Nguyễn Tường Tam bèn xin phép ra thêm
tờ tuần báo Ngày Nay (số đầu tiên ra ngày 30 tháng 1
năm 1935)
nhưng để Nguyễn Tường Cẩm (là một công chức, anh của ông Tam) đứng tên. Ban
đầu, báo không có mục trào phúng, nhưng có mục "phóng sự điều tra với
nhiều hình ảnh có tính cách mỹ thuật". Đây là sự mới lạ đối với độc giả
lúc bấy giờ, nên rất được hoan nghênh. Nhưng vì ấn loát tốn kém quá, lại phải
chia sức ra, nên báo Ngày Nay chỉ ra được 13 số thì phải đình bản.
Ngày Nay Xuân 1937
Sau
khi báo Phong Hóa bị đóng cửa (số cuối 190 ra ngày 5 tháng 6
năm 1936),
báo Ngày Nay lại ra thay. Tục bản, báo chỉ có hai phần chính là “tiểu
thuyết” và “trông tìm”, không có phần “trào phúng”, vì nó là nguyên nhân khiến
tờ Phong Hóa bị rút giấy phép. Tuy nhiên, đến cuối năm ấy (1936), vì thời cuộc thay
đổi (nổ ra phong trào lập kiến nghị để chờ đón Ủy ban điều tra của Chính phủ
bình dân Pháp phái sang), khiến Tự Lực văn đoàn lại cho mở mục trào phúng nhưng
giảm bớt so với trước, gọi là “cười nửa miệng” thôi.
Bước
sang những năm 1937- 1939, tờ Ngày Nay
lại trở thành một cơ quan chính trị hẳn hoi, với những bài xã luận đanh thép
của Hoàng Đạo, đề cập đến những vấn đề cấp thiết của thời đại. Ngoài ra, đây
cũng là nơi Tự Lực văn đoàn cổ động cho phong trào Ánh Sáng (mục đích cải tạo
nếp sống ở nông thôn) của họ...Văn đoàn ở giai đoạn này, cũng đã mở rộng cửa ra
hơn, để đón nhận thêm nhiều văn nghệ sĩ có tài khác như: Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Thanh Tịnh,
Xuân Diệu,
Huy Cận,
v.v.... Sau số 224 (ra ngày 07 tháng 09
năm 1940),
báo Ngày Nay bị nhà cầm quyền đóng cửa (chưa biết lý do).
Từ
khoảng năm 1937,
không khí của Chiến tranh thế giới thứ hai tác động mạnh
đến đời sống xã hội Việt Nam. Năm 1940,
khi Nhật
vào Đông Dương, Nguyễn Tường Tam và một số thành viên trong nhóm
chuyển sang hoạt động chính trị...
Cuối
năm 1940,
Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí...bị thực dân Pháp bắt giam rồi đầy lên Sơn La...
Năm 1942,
Nguyễn Tường Tam trốn sang Trung Quốc,
Thạch Lam mất vì bệnh lao phổi tại Hà Nội,
Khái Hưng bị Việt Minh thủ tiêu... Theo một số nhà nghiên cứu văn
học sử thì Tự Lực văn đoàn đã cơ bản tan rã từ khi ấy.
Nhiều tác phẩm của Tự Lực văn đoàn đã gây được tiếng vang
như:
- Hồn bướm mơ tiên xuất bản ngày 27 tháng 5
năm 1933.
Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng và cũng là cuốn tiểu thuyết đầu
tiên của văn đoàn.
- Nửa chừng xuân (tiểu thuyết, 1934) của Khái Hưng.
- Thừa tự (tiểu thuyết, 1938) của Khái Hưng.
- Đoạn tuyệt (tiểu thuyết, 1934), Lạnh lùng (tiểu thuyết, 1936), Đôi bạn (tiểu thuyết, 1937). Cả 3 quyển đều của Nhất Linh.
- Con đường sáng (tiểu thuyết, 1940) của Hoàng Đạo.
- Mấy vần thơ (tập thơ, 1935) của Thế Lữ.
- Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, 1937) của Thạch Lam.
- Giòng nước ngược' (thơ trào phúng, 1943) của Tú Mỡ.
- Thơ thơ (tập thơ, 1938) của Xuân Diệu.
- ….
- Nửa chừng xuân (tiểu thuyết, 1934) của Khái Hưng.
- Thừa tự (tiểu thuyết, 1938) của Khái Hưng.
- Đoạn tuyệt (tiểu thuyết, 1934), Lạnh lùng (tiểu thuyết, 1936), Đôi bạn (tiểu thuyết, 1937). Cả 3 quyển đều của Nhất Linh.
- Con đường sáng (tiểu thuyết, 1940) của Hoàng Đạo.
- Mấy vần thơ (tập thơ, 1935) của Thế Lữ.
- Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, 1937) của Thạch Lam.
- Giòng nước ngược' (thơ trào phúng, 1943) của Tú Mỡ.
- Thơ thơ (tập thơ, 1938) của Xuân Diệu.
- ….
Không
chỉ sáng tác văn học, Tự Lực văn đoàn còn trao các giải thưởng cho các nhà văn
không thuộc nhóm. Giải thưởng đã được xét trao cả thảy ba lần: 1935, 1937 và 1939. Đây là một giải
thưởng uy tín, một bảo chứng danh giá cho sự nghiệp văn chương của những người
đoạt giải: Ðỗ Ðức Thu, Phan Văn Dật, Vi Huyền Đắc, Nguyên Hồng,
Anh Thơ,
Tế Hanh....
Trong
khoảng 10 năm (1932 - 1942) tồn tại, văn đoàn ấy
với những sáng tác văn học, hoạt động báo chí, xuất bản sách, trao giải thưởng,
v.v...đã tạo nhiều ảnh hưởng đến văn học và xã hội Việt Nam
ở thời kỳ đó.
Công việc của Tự Lực văn
đoàn đã có ảnh hưởng về đường xã hội và đường văn học.
-Về đường xã hội, cái biệt
tài trào phúng của phái ấy, cả trong thơ văn và trong các bức hí họa, đã làm rõ
cái dở, cái rởm, cái buồn cười, cái giả dối trong các hủ tục, thiên kiến của
ta. Tuy nhiên, phái ấy không khỏi có những điều thiên lệch. Có những tục không
đáng công kích mà cũng công kích.
- Về đường văn học, phái ấy
đã gây nên cái phong trào “thơ mới” và làm cho thể văn tiểu thuyết được đắc
thắng. Phái ấy lại có công trong việc làm cho văn quốc ngữ trở nên sáng sủa,
bình giản, khiến cho nhiều người thích đọc.
4. Tân Dân với Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt
San.
Vũ Đình Long sinh năm
1896 ở Hà Đông, trong một gia đình có truyền thống hiếu học, đồng thời cũng rất
mê ca kịch dân tộc. Lớn lên, ông đi học ngành bào chế, nhưng sau đó lại chuyển
sang dạy học ở thị xã Hà Đông.
Vũ Đình Long bắt đầu
sáng tác kịch ngay từ khi còn trẻ. Vở kịch nổi tiếng Chén thuốc độc, 3
hồi, đăng trên tạp chí Hữu Thanh
số 4,5 vào tháng 9 năm 1921.
Vở kịch được công diễn vào ngày 20 tháng 10 tại Nhà hát lớn Hà Nội,
đã thu hút sự quan tâm sôi nổi của dư luận, đánh dấu một mốc quan trọng , được
coi là tác phẩm đầu tiên của văn học kịch Việt Nam.
Năm 1925,
khi 29 tuổi, Vũ Đình Long mở hiệu sách Tân Dân tại nhà số 93 phố Hàng Bông, trong khi vẫn làm việc tại ở phòng khảo thí Sở
Học chánh Đông Pháp tại Hà Nội. Ban đầu, Tân Dân chỉ là một hiệu sách nhỏ với
số vốn 800 đồng, nhưng về sau công việc kinh doanh phát đạt, ông tiếp tục mở
thêm nhà in, nhà xuất bản. Trong mười năm, số vốn của Tân Dân đã lên tới 1
triệu 200 nghìn đồng. Từ việc in sách giáo khoa, truyện kiếm hiệp..., ông lai
tập hợp thêm nhiều nhà văn, nhà báo, đặt hàng, cấp vốn cho họ để ra báo, tiểu thuyết.
Cũng từ đấy, Tân Dân đã làm thỏa mãn nhu cầu đọc tiểu thuyết của tầng lớp trí
thức và thị dân đang phát triển nhanh. Vũ Đình Long chủ trương ra mắt các tờ
báo, thu hút nhiều bạn đọc như Tiểu thuyết thứ bảy
(1934 - 1942), Phổ thông bán nguyệt
san (1936 - 1941),
Ích hữu (1937 - 1938),
Tao Đàn (1937 - 1938),
Tuổi trẻ, Truyền bá (1941 - 1943).
Trên các tạp chí đó hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng đã ra
đời và cũng là mảnh đất tốt cho nhiều tài năng văn chương đương thời.
Sau một thời gian in sách giáo khoa và tiểu thuyết,
Vũ Đình Long kinh doanh Tiểu Thuyết Thứ
Bảy như tờ Phong Hóa của Tự Lực Văn
Đoàn, rồi tiếp theo Phổ Thông Bán Nguyệt
San, Ích Hữu, Tao Đàn, Truyền Bá, Tuổi Trẻ.
1) Tiểu Thuyết Thứ Bảy.
Tiểu thuyết thứ bảy là tờ tuần báo, số đầu tiên ra ngày 2 tháng 6
năm 1934, chuyên đăng tiểu thuyết, truyện ngắn. Mỗi số Tiểu thuyết thứ bảy có 44 trang, giá bán
thời đó là sáu xu. Tòa soạn báo đóng ở nhà xuất bản Tân Dân,
số 93 phố Hàng Bông, Hà Nội. do Vũ Đình Long làm Chủ nhiệm, Ngọc Giao làm Thư ký tòa soạn.
Ban biên tập tòa soạn Tiểu thuyết thứ
bảy ghi rõ mục đích: Mỗi ngày thứ bảy, sau một tuần lao động, chúng tôi hiến
các bạn độc giả một món quà giá trị; vài ba truyện ngắn, hai thiên tiểu thuyết
dài, hoặc tự chúng tôi soạn ra, hoặc dịch theo sách Tây, sách Tàu.
Theo
đó, Tiểu thuyết thứ bảy chia làm ba phần.
Phần
thứ nhất là truyện ngắn, cốt hoan nghênh những văn hay của những tay danh
bút trong làng tiểu thuyết hiện thời. Ngoài ra, trong phần này còn có thêm
truyện dã sử, truyện danh nhân Việt Nam, vĩ nhân thế giới, tiểu sử các dân tộc,
truyện phát minh, truyện thám hiểm...
Phần
thứ hai là tiểu thuyết dịch lại của phương tây: về sách dịch, chúng tôi có ý
thiên về những giáo dục tiểu thuyết, xã hội tiểu thuyết và mạo hiểm tiểu thuyết.
Phần
thứ ba là tiểu thuyết Trung Quốc với lý do tiểu thuyết Tàu nhiều người ham
đọc, cho nên tất phải có, và lựa chọn: về phần này, chúng tôi thiên về
những nghĩa hiệp tiểu thuyết và lịch sử tiểu thuyết.
Nhiều
nhà văn có tài ở Bắc Kỳ thời trước Cách mạng tháng Tám không được Tự lực văn đoàn
dung nạp đều viết cho Tiểu Thuyết Thứ Bảy và các báo khác của nhà xuất bản Tân Dân như Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Nguyễn Tuân,
Tô Hoài,
Nguyễn Triệu Luật, Ngọc Giao,
Thanh Châu...,
muộn hơn một chút là Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao.
Sau này, hầu hết họ đều trở thành những cây bút tên tuổi của văn đàn Việt Nam.
Nhiều truyện ngắn, đoản thiên tiểu thuyết hoặc tiểu thuyết nổi tiếng thời tiền chiến
được đăng lần đầu ở Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Các cuộc bút chiến lớn thời tiền chiến cũng
diễn ra trên báo này. Điển hình là cuộc bút chiến giữa các nhà văn lãng mạn
theo quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và các nhà văn hiện thực theo quan điểm
nghệ thuật vị nhân sinh. Ngoài ra, một số nhạc phẩm nổi tiếng cũng được giới
thiệu lần đầu ở Tiểu thuyết thứ bảy, như bài Con thuyền không bến của nhạc sĩ Đặng Thế Phong.
Các bài thơ của TTKH cũng được đăng trên tờ báo này. - Bài thơ thứ nhất,
đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 182 (20/11/1937), Bài thơ cuối cùng, đăng trên
Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 217 (23/7/1938).
Mục
lục số 24 (từ ngày 10 đến 16 tháng 11 năm 1934 – có 38 trang):
- Người đẹp sông Hương của Hà-Châu
- Văn Thơ của Tản-Đà, Tham-Toàn (Bắc-giang), Đông-Hồ (Hà-tiên), Hải-Vân (Sông Thương), Tuyết, Nguyễn-Kiện, Trường-Xuyên
- Tố-quyên của Hy-Dân
- Dưới bóng mặt trời của Nguyễn-Công-Hoan
- Một chuyến xe, truyện ngắn của Thanh-Châu
- Godautre IX của Nguyễn-Công-Hoan
- Đời.... gió bụi của Sơn-ca
- Những chuyện bí-mật thành Ba-lê (Les mystères de Paris par Eugène Sue), xã-hội tiểu-thuyết, Dương-phượng-Dực dịch
- Tiểu kiếm-khách, Nguyễn-Đỗ-Mục dịch
- Văn Thơ của Tản-Đà, Tham-Toàn (Bắc-giang), Đông-Hồ (Hà-tiên), Hải-Vân (Sông Thương), Tuyết, Nguyễn-Kiện, Trường-Xuyên
- Tố-quyên của Hy-Dân
- Dưới bóng mặt trời của Nguyễn-Công-Hoan
- Một chuyến xe, truyện ngắn của Thanh-Châu
- Godautre IX của Nguyễn-Công-Hoan
- Đời.... gió bụi của Sơn-ca
- Những chuyện bí-mật thành Ba-lê (Les mystères de Paris par Eugène Sue), xã-hội tiểu-thuyết, Dương-phượng-Dực dịch
- Tiểu kiếm-khách, Nguyễn-Đỗ-Mục dịch
Trong
thời kỳ diễn ra cuộc Chiến tranh Đông Dương (1946-1954), Tiểu Thuyết Thứ Bảy được tái lập ở Hà Nội. Do Vũ Bằng lúc này là Trợ lý thân cận của ông Vũ Đình Long trông nom, nhưng tờ báo không ra được lâu dài như thời tiền chiến.
Vì
Tiểu Thuyết Thứ Bảy bán rất chạy lúc mới ra mắt in 5000, rồi
6000 rồi trên 10 ngàn số vẫn bán hết, cho nên Vũ Đình Long còn ra thêm tờ Phổ Thông bán nguyệt san (1936) in trọn bộ những tác phẩm mà tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy đăng không hết.
2. Phổ Thông Bán Nguyệt San
Số đầu tiên ra ngày 1-12-1936,
là tạp chí văn học,
mỗi tháng ra 2 kì vào ngày 1 và 15. Mỗi số khoảng 150 trang, đăng trọn vẹn một
tiểu thuyết và một vài truyện ngắn cùng các tranh luận nhỏ về các vấn đề văn
hóa, học thuật. Cũng giống như tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, mặc dù là bán nguyệt san
– tức dạng báo chí, nhưng Phổ Thông Bán Nguyệt San lại được trình bày dưới dạng
một quyển sách hơn là một tờ báo. Mỗi số đăng trọn vẹn một tác phẩm văn chương
(tiểu thuyết hoặc truyện ngắn, truyện dài).
Từ
tháng 2 năm 1939, ra đều mỗi tháng 2 số. Mỗi số thường đăng hết một bộ truyện
có giá trị với một phần Văn
học phổ thông. Số đầu tháng có 160 đến 200 trang : giá 25 xu. Số giữa tháng
có 110 đến 140 trang : giá 15 xu. Cũng có khi ra luôn 2 số giá 25 xu hay là 2
số giá 15 xu, nhưng trung bình mỗi năm là 12 số giá 25 xu và 12 số giá 15 xu. Mua dài hạn: Nửa năm 12 số giá 2$30 - Cả năm 24 số giá 4$50. Ngoại quốc và
chánh phủ mua giá gấp đôi. (Kể từ 16 Juillet không in những số mỏng
nữa)
Sự kiện đáng ghi nhớ về Phổ Thông Bán Nguyệt
San:
- Ngày 1-12-1936:
Ra Phổ Thông Bán Nguyệt San số 1
- Ngày 16-1-1938:
Ra Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu
- Ngày 1-7-1943:
Ra Phổ Thông Chuyên San
- Năm 1945: Đình
bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.
Các nhà văn chủ chốt viết cho Phổ Thông
Bán Nguyệt San vẫn là những nhà văn Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Ngọc Giao,
Lan Khai, Lưu Trọng Lư, Vũ Trọng Phụng, Tchya, Nguyên Hồng, Thâm Tâm, Trúc
Khê …
Từ tháng 6-1941 đến tháng 2-1942, tạp chí Thanh Nghị xuất bản hàng tháng (11 số), từ số 12 ra ngày 1-5-1942 cho đến số 23 được xuất bản 2 tuần một lần. Đến năm 1944, Thanh Nghị ra hàng tuần với 3.000 bản.
5. Tạp chí Thanh Nghị (1939-1945)
Thanh Nghị số 3 tháng 8-1941
Thanh
Nghị là Tuần báo do Doãn Kế Thiện sáng lập. Tạp chí Thanh Nghị có tiêu đề “Tạp
chí văn chương – chính trị và kinh tế”, ấn hành 500 bản. Số đầu tiên phát hành
ghi ngày 27-10-1939. Có lẽ do khó khăn về tài chánh nên Số 2 phát hành ngày
20-4-1940. Sau đó ngưng phát hành thêm.
Trong
thập niên (19)30, những sinh viên trường Luật Hà Nội là Vũ Đình Hòe, Phan Anh
và Vũ Văn Hiền thường trao đổi với nhau những thao thức về tình hình đất nước.
Đến khi chiến tranh thế giới lần thứ hai chớm bùng nổ thì nhóm này thêm hai
người nữa, là Hoàng Thúc Tấn và Lê Huy Văn, họ muốn có một tờ báo để trình bày
tư tưởng của họ trước thời cuộc bấy giờ.
Việc
xin giấy phép thời bấy giờ khó khăn, nộp đơn cả năm mới được biết có được phép
của nhà cầm quyền Pháp hay không. Cho nên họ điều đình mua lại giấy phép tạp
chí Thanh Nghị của ông Doãn Kế Thiện, vì không đủ tài chánh tờ báo đã ngưng
hoạt động, nhưng giấy phép vẫn còn hiệu lực.
Sau khi
thỏa thuận việc mua lại tờ báo của ông Doãn Kế Thiện, nhóm năm người chủ trương
trên đồng ý để Vũ Đình Hòe làm Chủ nhiệm kiêm quản lý, ông Hoàng Thúc Tấn làm
Thủ quỹ.
Ngoài
nhóm chủ trương, Thanh Nghị có ngay các cây bút cộng tác như Đinh Gia Trinh,
Nguyễn Trọng Phấn, Phạm Lợi, Ngụy Như Kon Tum, Tô Ngọc Vân. Càng về sau người
cộng tác càng nhiều hơn, như: Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn Huyên,
Nguyễn Văn Tố, Đặng Thái Mai, Hoài Thanh, Đào Duy Anh, Nguyễn Thiệu Lâu, Tạ Như
Khuê, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Lân, Đào Đăng Vỹ, Nghiêm Xuân Yêm, Đặng Thái Mai, Nguyễn
Tuân, Đỗ Đức Thu ...
Số
phát hành ngày 25-4-1941 là số cổ động.
Trang đầu của số báo này đã trưng to khẩu hiệu: “Một nền giáo dục nhi đồng” với
một tiêu đề nhỏ “Để rèn luyện ý chí”.
Từ tháng 6-1941 đến tháng 2-1942, tạp chí Thanh Nghị xuất bản hàng tháng (11 số), từ số 12 ra ngày 1-5-1942 cho đến số 23 được xuất bản 2 tuần một lần. Đến năm 1944, Thanh Nghị ra hàng tuần với 3.000 bản.
Những
người tham gia thường xuyên hoặc thỉnh thoảng viết báo Thanh Nghị họp thành một
nhóm khá cân đối vì đó là những người mà do nghề nghiệp vốn đã hướng họ vào
công cuộc tổ chức xã hội, vào những vấn đề kinh tế và giáo dục, cộng tác với
một số khác chuyên quan tâm đến các cuộc tranh luận về tư tưởng và chuyên
nghiên cứu học thuyết này, học thuyết khác. Từ năm 1943 về sau, những vấn đề
hay xuất hiện nhất là những chuyện thời sự và những vụ việc thường ngày. Năm
1944, xu hướng đó được nhấn mạnh hơn nữa và đã đạt được đỉnh cao vào năm 1945,
khi những vấn đề cấp bách của xã hội và chính trị chiếm vị trí số 1 của tờ báo.
Hơn thế nữa, ngày 5 tháng 5, Thanh Nghị ra thông báo về việc thành lập “Tân Việt
Nam Hội”, một hiệp hội hình như đang có nguyện vọng khát khao và liên kết các
lực lượng dân tộc. Sau này, một số cộng tác viên khác đã thành lập ra Dân Chủ Đảng
- Đảng này đã gia nhập Việt Minh.
Những
nhân vật như Nguyễn Văn Tố, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Đình Hòe, Phan Anh, Vũ Văn Hiền,
Đặng Thái Mai là những người đã chủ trương, cộng tác với Thanh Nghị, rồi họ hoặc
tham gia nội các Trần Trọng Kim, hoặc Hồ Chí Minh trong thời kỳ trước hoặc sau
khi tạp chí Thanh Nghị vĩnh viễn đình bản, sau khi ra số cuối cùng 120 ngày
11-8-1945.
6. Tri Tân Tạp Chí.
Tri Tân số 1 ngày 3-6-1941
Tri TânTạp Chí là một tạp chí văn hóa xuất bản hàng tuần ở Hà Nội,
Việt Nam
bắt đầu từ năm 1941
đến năm 1945 thì
đình bản.
Tòa soạn ban đầu đặt tại số nhà 349 phố Huế, Hà Nội;
từ ngày 8 tháng 8
năm 1941
trụ sở được chuyển tới số 195 phố Hàng Bông; từ Tri Tân Tạp Chí số 100, ngày 24 tháng 6
năm 1943
thì dời địa chỉ đến số 95-97 phố Chanceaulme (nay là Tô Hiến Thành). Chủ nhiệm Tri
Tân
Tạp Chí là
Nguyễn Tường Phượng; quản lý là Dương Tụ Quán; từ đầu tháng 7 năm 1943, Nguyễn Tường Phượng
đảm nhiệm cả hai vai trò nói trên.
Tạp
chí Tri Tân Tạp Chí in ra với khổ 20 x 25 cm. Mỗi số có 24 trang. Theo giấy
phép của chính quyền Bảo hộ thì tạp chí là revue culturelle
hebdomadaire. Số đầu tiên ra mắt ngày 3 tháng 6,
1941 với giá là 12 đồng bạc Đông Dương, mỗi kỳ từ 1.500 đến 2.000
ấn bản.
Tri
Tân Tạp Chí quy tụ được nhiều tác
giả đương thời đóng góp bài vở, thuộc các lĩnh vực sử học,
dân tộc học, triết học,
ngôn ngữ học, nghiên cứu và phê bình văn học, v.v... Bên cạnh
các nội dung thuộc các đề tài khoa học xã hội và nhân văn nói trên, tạp chí
cũng đăng một số bài về khoa học tự nhiên, công nghệ...
Về
khảo cứu văn hoá, đáng kể nhất phải kể đến Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố. Ông góp mặt thường xuyên trên hầu hết các số
của Tri Tân Tạp Chí với rất nhiều thể loại bài viết, nghiên cứu về lịch sử trung
đại Việt Nam (mà tiêu biểu là những chuyên khảo "Đại Nam dật sử",
"Sử ta so với sử Tàu", "Những ông nghè triều Lê", được Tri
Tân Tạp
Chí đăng
dài kỳ, cùng nhiều bài khảo cứu khác), về văn học trung đại Việt Nam (đặc biệt
là chuyên khảo "Tài liệu để đính chính những bài văn cổ"), và về
nhiều vấn đề văn hoá khác.
Tri
Tân Tạp Chí cũng có một số trang
đáng kể dành cho phê bình văn học. Về thể loại này, Tri tân
đã là nơi trưởng thành của một số tác gia phê bình như Lê Thanh, Kiều Thanh
Quế, đồng thời là nơi xuất hiện những bài viết sớm của những tên tuổi mà sau
này trở nên nổi tiếng như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh,
Nguyễn Đình Thi, v.v...
Ngoài
ra còn có các học giả Dương Quảng Hàm, Lê Văn Hòe, Nguyễn Đổng Chi, Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, Nguyễn Tường Phượng, Chu Thiên
Hoàng Minh Giám, Bảo Vân Bùi Văn Bảo, Ngô Văn Triện, Đào Duy Anh,
Đào Trọng Đủ, Ngô Tất Tố, Ngạc Xuyên Ca Văn
Thỉnh... Đề tài
lịch sử không dừng ở những bài biên khảo, ký sự như "Bia Văn Miếu" và
"Indrapura-Đồng Dương" mà cả những phóng tác như kịch thơ, thơ trường thiên và tiểu thuyết. Đáng ghi nhận là một số tiểu thuyết như
"Thoát cung vua Mạc" của Chu Thiên và "Đêm hội Long Trì"
của Nguyễn Huy Tưởng được đăng thành nhiều kỳ trên
tạp chí.
Sau
khi Việt Minh
lên nắm chính quyền vào Tháng Tám năm 1945 thì Tri Tân Tạp Chí bị chỉ trích là "nệ cổ" và
"cản trở sự tiến hóa của dân tộc" nên phải đình bản.
Số
báo Tri Tân Tạp Chí cuối cùng ra ngày 22 tháng 11
năm 1945,
kết thúc năm năm xuất bản với 212 số báo. Sang Năm 1946 Tri Tân Tạp Chí số 1 loại mới ra mắt
ngày 6 tháng 6
năm 1946 với chuyên khảo "Nam Bộ đất Việt Nam" do Long Điền biên tập
rồi theo đó ra được số 2 ngày 16 tháng 6
năm 1946 thì ngưng hẳn. Trên thực tế đây mới là số báo cuối cùng. Tổng cộng Tri
Tân Tạp
Chí "mới"
và "cũ" ra được 214 số với hơn 5.000 trang bài vở, đánh dấu một bước
tiến trong ngành báo chí tiếng Việt.
7. Tạp chí Văn nghệ
Mùa thu năm 1947 Tổng Bí thư Đảng Lao Động, Trường Chinh
trực tiếp giao nhiện vụ cho Tố Hữu cùng với nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn
Đình Thi phụ trách công tác văn nghệ lên Việt Bắc lãnh đạo phong trào và hoạt
động sáng tác, vì tại đây còn có nhiều văn nghệ sỹ trong và ngoài quân đội đến
làm việc. Thời điểm này quân đội Pháp mở nhiều cuộc tấn công lớn đánh vào các
căn cứ kháng chiến, nhằm vây bắt và cô lập các cơ quan đầu não của Đảng và Chính
phủ ở Việt Bắc.
Với lợi thế của một vùng đồi núi cây cối rậm rạp, Gia Điền
(Hạ Hòa) được chọn làm nơi để đóng trụ sở của Hội văn nghệ Việt Nam và trụ sở
của Tạp chí Văn nghệ là cơ quan của Hội văn nghệ Việt Nam do nhà thơ Tố
Hữu làm thư ký toàn soạn cùng với Thế Lữ, Văn Cao, Nguyên Hồng và các
cộng sự : Tô Ngọc Vân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Thi, Nam Cao, Kim Lân, Huy Cận,
Hoài Thanh, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Hữu Đang, Trần Huyền Trân, Như Phong, Chế Lan
Viên, Tô Hoài, Xuân Diệu, Thép Mới, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Thủy,
Nguyễn Xuân Khoát… Trong hoàn cảnh kháng chiến thiếu thốn nhưng với nhiệt huyết
của các văn nghệ sỹ, nhiều sách được ra đời, trong đó có những cuốn: Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Vượt lên bão táp của Nam Cao, Phố mới của Kim Lân, Dãy người tập thơ của Nguyên Hồng, Vỡ tỉnh của Tô Hoài, Nhận đường tùy bút của Nguyễn Đình Thi, Núi yên ngựa của Ngô Tất Tố, Văn Lỗ Tấn của Phan Khôi dịch… Nơi đây,
Hội văn nghệ Việt Nam cũng làm những công cuộc cần thiết để chuẩn bị cho Đại hội
lần thứ nhất thành lập Hội văn nghệ Việt Nam, tiền thân của Ủy Ban Toàn Quốc
Liên hiệp các Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam ngày nay.
Tạp chí Văn nghệ
đầu tiên ra đời tháng 3 năm 1948. ở đây cũng đóng trụ sở đầu tiên của Nhà xuất
bản Văn nghệ do nhà văn Nguyễn Đình Thi làm giám đốc.
Về lịch sử ra đời của những số Tạp chí Văn nghệ đầu tiên,
được biên tập bản thảo ở Gia Điền rồi giao cho hai nhà văn Nguyên Hồng và Kim
Lân đi in tận Thản Sơn, huyện Lập Thạch của tỉnh Vĩnh Phúc, rồi các tạp chí số
2, 3, 4, 5 cũng đều được biên tập hoàn thiện bản thảo ở Gia Điền và được giao
cho nhà thơ Xuân Diệu đem đi in. Báo Cứu quốc, lúc đó cũng đóng tại xã Gia Điền
- Hạ Hòa - Phú Thọ.
Tạp chí Văn nghệ đầu tiên có "Nhận đường"
của Nguyễn Đình Thi; "Cá nước" của Tố Hữu; "Nhớ máu" của
Trần Mai Ninh; "Ấp đồn cháy" của Nguyên Hồng; "Làng" của
Kim Lân.
Mục văn nghệ - Thời đại có ý nghĩa của một bạn văn nghệ -
chuyện thơ của Tố hữu; kịch của Nguyễn huy Tưởng; Đọc sách: Một trò chơi ngồ
ngộ của Như Phong; Những con người và những con khác của Vittorini; mục trên
những nẻo đường đất nước có: Lá thư trong Quảng Trị - Nét quê; Hai ông cụ, ông
chủ tịch xã Th.s…. ông già Diện của Nguyễn Huy Tưởng; Một sống một chết
của Lãng Khê; Sống của Như Mai; Dọc đường tàn phá, Phiên chợ - vực thẳm của
Nguyên Hồng. Số này còn có nhạc phẩm Sông Lô của Văn Cao.
Trong bút ký “Nhận đường” nêu trên, người ta thấy Nguyễn
Đình Thi là một nhà văn yêu nước. Ông nghĩ về những anh bộ đội mặt vàng sốt rét
nhưng đang lội bùn quần nhau với giặc ở những nơi thăm thẳm. Đó là những
địa danh như Thu Cúc, Nghĩa Lộ, Khau Co, Tú Lệ, Đồn Vàng rồi Tam Đảo, Cây số
Tám, Làng Mạ, Làng Mấu, Bến Then… Ông cho rằng Đất nước đang bị xâm lăng
bôi bẩn, quyền sống, quyền làm người của chúng ta lại bị xâm hại lần nữa. Và
ông viết : "Chúng ta quây quần tất
cả quanh ngọn cờ dân tộc, viết, vẽ, làm nhạc kháng chiến trên mặt trận văn
nghệ, những mong mỗi sáng tác là một viên đạn bắn vào đầu kẻ thù".
Trong bài “Những kỷ niệm xung quanh tạp chí Văn nghệ” Xuân
Diệu đã từng viết: “Tôi còn nhớ những địa
điểm mà Hội Văn nghệ, tức đồng thời là tạp chí Văn nghệ đã ở: Đan Hạ trên bờ
Sông Thao, giáp giới tỉnh Yên Bái; Thản Sơn cũng bên bờ Sông Thao, nhưng ở phía
xuôi hơn; lá cọ Phú Thọ như mặt trống căng mà lại dựng thẳng, mưa tạt nghiêng
vào lá, đánh từng nốt nhạc tròn trặn du dương”. Bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu
(1947) là viết trong vùng này:
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu !
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu !
8. Những báo khác
1) Báo Nhân Dân
Báo Sự Thật là tiền thân
của báo Nhân Dân ngày nay, phát hành số đầu tiên ngày 5-12-1945 với danh
nghĩa là cơ quan tuyên truyền cổ động của Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở
Đông Dương, nhưng thực chất đây là tờ báo của Đảng Lao Động, do Tổng Bí thư
Trường Chinh làm Chủ nhiệm.
Năm 1946, kháng chiến toàn quốc
nổ ra, báo đã di dời trụ sở đến nhiều địa điểm. Cuối năm 1947, trụ sở báo được
đặt tại khu vực Khuổi Đăm, thôn Nà Khằn, xã Nghĩa Tá thuộc huyện Chợ Đồn, Bắc
Kạn ngày nay. Ngày 2-12-1950, báo Sự Thật ra số cuối cùng, hoàn thành
vai trò lịch sử của mình, nhường vị trí cho sự ra đời của báo Nhân Dân
vào năm 1951.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ
Chí Minh và Trường Chinh cùng sự đóng góp của Ban Tuyên huấn Trung ương do Tố
Hữu đứng đầu, báo Nhân Dân số đầu tiên ra mắt ngày 11-3-1951 tại chiến
khu Việt Bắc với danh nghĩa “Cơ quan trung ương của Đảng Lao động Việt Nam”.
Báo Nhân Dân
Là cơ quan ngôn luận của Đảng và
Nhà nước, báo Nhân Dân giữ vai trò rất quan trọng trong thời kỳ
1954-1975. Nhiều cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng làm việc tại
báo Nhân Dân hoặc tham gia viết bài. Trường Chinh và Tố Hữu đã từng làm
chủ bút của báo này. Các đời Tổng biên tập đều giữ chức vụ từ Ủy viên Trung
ương Đảng trở lên, đồng thời kiêm nhiệm một số chức vụ quan trọng khác trong
Đảng.
Từ tháng 10 năm 1954, sau chiến
thắng Ðiện Biên Phủ, báo Nhân Dân chuyển về Hà Nội, xuất bản hằng ngày,
tòa soạn đặt trụ sở tại số 71 Hàng Trống và có nhà in riêng ở phố Tràng Tiền.
Sang thế kỷ 21, Nhân Dân phát hành 180.000 bản mỗi ngày, báo Nhân Dân
Cuối tuần có lượng phát hành 110.000 tờ mỗi kỳ, và Nguyệt san Nhân Dân
được phát hành 130.000 số/kỳ.
Báo Nhân Dân, số
đặc biệt ra chiều Thứ Năm, 4/9/1969
đăng Thông Cáo Đặc
Biệt về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần
2) Quân Đội Nhân Dân
Ngày 20-10-1950, tại Định Hóa,
Thái Nguyên, báo Quân đội Nhân dân ra mắt số đầu tiên. Tiền thân của Quân
đội Nhân dân là các tờ Tiếng súng reo, Quân giải phóng, Chiến
thắng, Sao Vàng, Vệ quốc quân và Quân du kích. Tên gọi Quân đội
Nhân dân được tờ báo giải thích: “Một đội quân từ nhân dân mà ra, vì
nhân dân mà phục vụ”.
Tiền thân của báo
Quân đội Nhân dân
Báo Quân đội Nhân dân bắt
đầu ra một tuần 6 số (nghỉ Thứ Bảy) kể từ ngày 19-5-1965. Tờ báo không được
chuyển vào Nam, song nhờ Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, qua mục giới
thiệu báo và đọc báo, nội dung chủ yếu của báo vẫn đến được miền Nam vào thời
điểm cuộc chiến tranh đi vào giai đoạn quyết liệt nhất.
Hiện nay báo Quân đội Nhân dân
có 4 ấn phẩm: báo Quân đội Nhân dân hằng ngày (ra tất cả những ngày
trong tuần, 8 trang, in màu trang 1 và 8), báo Quân đội Nhân dân cuối tuần,
nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng, báo Quân đội Nhân dân điện tử
(tiếng Việt và tiếng Anh).
Báo Quân đội Nhân
dân
3) Nhân Văn và Giai Phẩm
Tại Hà Nội, nơi tập trung nhiều văn
nhân thi sĩ, thời kỳ đầu mới tiếp thu, bên cạnh những nhật báo còn có các tạp
chí được xuất bản. Tháng 1 năm 1956, tạp chí Giai phẩm mùa Xuân ra mắt
với sự tham gia của các nhà văn, nhà thơ như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Sáng,
Phùng Quán, Sỹ Ngọc, Tô Vũ, Trần Dần, Tử Phác và Văn Cao. Ngay lập tức tờ tạp
chí bị tịch thu.
Giai Phẩm Mùa Thu
Tháng 9 năm 1956 báo Nhân văn
do Phan Khôi làm chủ nhiệm, Trần Duy làm
Thư ký tòa soạn, với sự cộng tác của Luật gia Nguyễn Mạnh Tường, Triết gia Trần
Đức Thảo, Học giả Đào Duy Anh, Trần Lê Văn, Sỹ Ngọc, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Nguyễn
Hữu Đang, Hoàng Tích Linh, Hoàng Tố Nguyên, Nguyễn sáng, Lê Đạt, Trần Dần …
Báo Nhân Văn
Đầu tháng 10.1956, Giai phẩm
mùa Xuân được tái bản, rồi tiếp theo các số Giai phẩm mùa Thu tập I,
Giai phẩm mùa Thu tập II, Giai phẩm mùa Thu tập III và Giai phẩm mùa Đông. Giai Phẩm
với sự cộng tác của Văn Cao, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Sáng, Phùng Quán, Trần
Dần, Sỹ Ngọc, Tử Phác, Tô Vũ. Nguyễn Bính, Trần Duy, Quang Dũng, Phan Khôi, Hữu
Loan, Trần Lê Văn, Phác Văn, Huy Phương, Lê Đại Thanh, Hoàng Yến, Phan Khôi, Sỹ
Ngọc, Bùi Xuân Phái, Trương Tửu, Lê Đại Thanh…
Với 5 số Giai phẩm và 5 số báo Nhân Văn, là phần căn bản của
phong trào Nhân văn - Giai phẩm năm 1956. Nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm nổi lên như một hiện tượng đặc thù trong bối
cảnh miền Bắc đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa.
Nhân Văn - Giai Phẩm trước
hết là một trào lưu tư tưởng bùng phát vào thời điểm đặc biệt 1955-1957 trên
các lĩnh vực triết học, tư tưởng, pháp luật, giáo dục, văn học nghệ thuật. Tiếp
đó là một cuộc “cách mạng văn học” đòi hỏi dân chủ hóa ở miền Bắc thời kỳ 1960.
Cuộc “cách mạng” này đã xảy ra trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và trong quá
trình đi từ chủ nghĩa dân chủ tư sản đến chủ nghĩa cộng sản.
“Vụ án Nhân văn – Giai phẩm” thực ra bao
gồm các báo Nhân Văn, Sáng Tạo, Trăm Hoa, Tự Do Diễn
Đàn, Đất Mới - Chuyện Sinh Viên, Văn... và các sách thuộc
dạng tạp chí Giai Phẩm Mùa Xuân, Giai Phẩm Mùa Thu, Giai phẩm
Mùa Đông, Sách Tết, Vũ Trọng Phụng… Tất cả được gọi chung là “Nhân
Văn – Giai Phẩm”
Những người khởi xướng hầu hết là
số văn nghệ sỹ, trí thức tài năng, có nhiều công lao trong kháng chiến chống
Pháp, trong quân đội. Họ bị đàn áp và xét xử như một vụ án chính trị, hoạt động
gián điệp lật đổ chính quyền nhân dân… Theo sau đó là việc xử lý bằng các hình
thức trừng phạt nội bộ với hàng trăm giáo sư, giáo viên, sinh viên, nhà văn,
nghệ sỹ điện ảnh sân khấu, nhạc sỹ, họa sỹ, kiến trúc sư, phóng viên, kể cả
những cán bộ lãnh đạo, nhân viên một số bộ ngành, cơ quan nhà nước...
Sau khi bị đàn áp, Nhân Văn -
Giai Phẩm không chết ngay, trái lại, nó còn tồn tại dai dẳng trong một số
sáng tác của Phùng Cung, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Hữu Loan... thậm chí cả
Nguyễn Chí Thiện, nhóm Văn nghệ Chân đất ở Hà Nội những năm 70-80, cho
đến vụ Hoàng Cầm, Hoàng Hưng bị bắt năm 1982.
Đến giai đoạn Đổi mới, một
số nhân vật chủ chốt trong vụ Nhân Văn – Giai Phẩm 50 năm về trước lại
được trao Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh… Tuy nhiên, các mục
tiêu tự do tư tưởng, tự do sáng tác, dân chủ xã hội pháp quyền, cách tân nghệ
thuật mà Nhân Văn - Giai Phẩm đã đặt ra thì vẫn còn là vấn đề đối với
các thế hệ người Việt Nam đến tận ngày nay.
Đặc điểm của nền báo chí miền Bắc
thời kỳ 1954-1975 là sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng và Nhà nước. Tất cả những
báo lưu hành đều do các cơ quan, đoàn thể chủ quản, khái niệm về “báo của tư
nhân” hoàn toàn xa lạ trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa.
4) Các tạp chí chuyên ngành.
Cơ quan có nhiều tạp chí nhất là
Viện Khoa Xã hội Việt Nam với trụ sở chính đặt tại Hà Nội, có tất cả không dưới
30 tạp chí chuyên ngành về lĩnh vực khoa học xã hội. Mỗi tạp chí thuộc một viện
chuyên ngành hoặc trung tâm tương ứng như tạp chí Nghiên cứu Lịch sử thuộc
Viện Sử học, tạp chí Châu Mỹ Ngày nay thuộc Viện Nghiên cứu châu Mỹ, tạp
chí Địa lý và Nhân văn thuộc Trung tâm Địa lý và Nhân văn…
Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử
Báo in bằng nhiều thứ tiếng nhất
thuộc về Báo ảnh Việt Nam
của Thông tấn xã Việt Nam, ra đời năm 1954,
xuất bản hàng tháng. Đã có thời kỳ báo in bằng 10 thứ tiếng, trong đó gồm tiếng
Việt, Khơme, Nga, Anh, Pháp, Trung (Hán, Hoa), Lào, Đức, Tây Ban Nha và
Esperanto (Quốc tế ngữ).
Báo ảnh Việt Nam
“Báo chí Cách mạng” cũng có nhiều
kỷ lục đáng ghi nhận. Báo đổi tên nhiều nhất là tạp chí Cộng sản, cơ
quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Số đầu tiên ra ngày 5-8-1930 với tên tạp chí Đỏ, sau đó đổi tên thành Cộng
sản trong cùng năm, rồi lại lấy tên Bônsêvich (1935), Sinh hoạt
nội bộ (1947), Học tập (1955-1976) và cuối cùng là Tạp chí Cộng
sản cho đến ngày nay.
Đó là những nét khái quát văn học,
báo chí miền Bắc trước năm 1954, để chúng ta có thể tìm hiểu về văn học miền Bắc
từ năm 1954 cho đến năm 1975, cũng là nền văn
học của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, theo Cộng sản chủ nghĩa.
Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Văn Ơn Sử Liệu mới về Trận Chiến Điện Biên Phủ
- Trần Gia Phụng Miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Genève (20-7-1954)
- Nguyễn Ngọc Chính Báo chí miền Bắc giai đoạn 1954-1975
- Đông Dương, Nam Phong, Tri Tân Tạp Chí, TTTB, PTBNS Web: vi.wikipedia.org
- Trần Gia Phụng Miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Genève (20-7-1954)
- Nguyễn Ngọc Chính Báo chí miền Bắc giai đoạn 1954-1975
- Đông Dương, Nam Phong, Tri Tân Tạp Chí, TTTB, PTBNS Web: vi.wikipedia.org
No comments:
Post a Comment