Pages

Wednesday, February 7, 2018

Qua sông Bến Hải, tham quan cổ thành Quảng Trị, viếng Thánh địa La Vang, ghé vịnh Lăng Cô



Ngày du lịch thứ 3 là ngày 2-2-2018, chúng tôi sớm rời khách sạn 5 sao Mường Thanh Nhật Lệ để xuôi Nam, rời Đồng Hới xe chạy theo Quốc Lộ 1 hay AH1, ngang qua huyện Qung Ninh, Lệ Thủy rồi vào địa phận Quảng Trị, xe chạy qua song Bến Hải, nhìn thấy bên tay trái là cầu Hiền Lương, năm 1964 tôi đã ra đây, chụp vài tấm tảnh kỷ niệm bên chân cầu, tôi nhớ có cố nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu, anh Nguyễn Đình Nam nay định cư ở Austin Texas, Đỗ Ngọc Đắc đã quy y đầu Phật…, tôi cảm thấy buồn và nhớ những người đã cùng tôi đi thăm Huế năm xưa.

Cầu Hiền Lương bờ Bắc sơn xanh, bờ Nam sơn vàng

Xe chạy đến viếng cổ thành Quảng Trị, ngày xưa xe tôi có chạy cập theo bờ tường thành, nay đi vào thăm, tư`ơng thành không còn nguyên vẹn, chỉ còn cổng vào, có lẽ cng đã được phục dựng tái tạo, vì nơi đó vào ngày 1-5-1972, quân đội mền Bắc đã ngang nhiên tung quân đánh chiếm Quảng Trị.

Từ ngày 13-6-1972, quân đội VNCH mở chiến dịch Lam Sơn 72 để tái chiếm Quảng Trị, ngày 14-6-1972 quân đội VNCH bắt đầu phản công và ngày 28-6-1972 đã vượt sông Mỹ Chánh, để tiến về Quảng Trị, quân miền Bắc bị thiệt hại nhiều nơi nhưng cố thủ ở cổ thành, cho đến ngày 16-9-1972, quân đội VNCH tái chiếm cổ thành, sau 81 ngày đêm giao tranh khốc liệt, cho nên  sự kiện nầy báo chí mien Nam gọi là “Mùa Hè đỏ lửa”.

Cổng vào cổ thành Quảng Trị

Tôi lên đài tưởng niệm, để tưởng niệm đến những người đã nằm xuống vì lý tưởng của mình hay vì bất cứ điều gì được nhân danh là “chánh nghĩa”, tôi cũng vào nhà lưu niệm để xem những hình ảnh năm xưa, xót thương cho thân phận con người trong thời buổi chiến tranh.

Đài tưởng niệm nơi trung tâm cổ thành

Rời khỏi nơi đây, chúng tôi đến La Vang, nơi mà 53 năm trước, tôi đã không thăm viếng, để ra Quảng Trị thăm anh bạn Phan Văn Bưởi, làm Trưởng Ty Điền Địa  đó, trong chuyến thăm nầy, anh cho tôi chiếc máy ảnh Minota16, là máy ảnh chụp với phim 16 ly, trong khi máy thông thường là phim 35 ly. 

 


Chỉ có tại Thánh địa La Vang mới có tượng đức Mẹ mặc áo dài và đội không đóng, hình ảnh Mẹ Việt Nam, thêm một hình ảnh khác nữa là Vương cung thánh đường La Vang đang xây dựng có nhiều mái và có dáng vẻ mái chùa Việt Nam.


Tưởng cũng nên nhắc lại, nhà thờ La Vang tiên khởi được xây dựng sau hòa ước 1862, có thể là nhà nguyện hay nhà thờ nhỏ, đến năm 1885, giám mục Caspar Lộc quyết định cho xây nhà thờ lợp ngói, nhưng cho đến năm 1894 mới khởi công và hoàn thành vào năm 1901 với tước hiệu Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữụ

Do giáo dân ngày càng đông và nhà thờ xuống cấp, nên năm 1924, linh mục Morineau Trung phát lệnh khởi công xây nhà thờ mới, sau 4 năm hoàn thành. Ngày 20-8-1928, giám mục Allys Lý làm lễ khánh thành. Năm 1955, linh mục Giuse Trần Văn Tường trùng tu, thay toàn bộ tuồng gỗ bằng vài sắt.

Ngày 22-8-1961, Giáo hoàng Gioan XXIII, phong đền thờ Đức Mẹ La Vang lên thành Tiểu Vương Cung Thánh Đường.

Nhà thờ đã bị tàn phá trong mùa Hè đỏ lửa năm 1972, ngày nay chỉ còn lại tháp chuông.
Gác chuông xưa

Ngày 15-8-2012 đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên để xây dựng mới Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang.

Đoàn về đến thành phố Huế dùng cơm trưa, sau đó đoàn lại tiếp tục vào Đà Nẵng, đoàn có ghé qua một cửa hàng chưng bày ngọc trai của công ty Thái Hòa Viên, họ bán kèm theo những đồ trang sức vàng, bạc và đá quý, tôi có hỏi một xâu ngọc trai đắc nhứt là bao nhiêu ? Họ cho biết là 850 triệu, tương đương với 38,600 USD. 

Xâu ngọc trai ở cửa hàng Thái Hòa Viên

Tôi nhớ năm nào du lịch Phú Quốc, hỏi một cửa hàng nuôi bán ngọc trai, giá xâu ngọc trai đắc nhứt, họ cho biết là 3 tỉ.

Trên đường đi có ghé nhà nghỉ dưỡng (khu resort) ở Lăng Cô, có lẽ vào dịp cuối năm, mọi người đều bận rộn, khu nghỉ dưỡng vắng, biển không bóng người.

Vịnh Lăng Cô

Sau đó, xe tiếp tục xuôi nam, xuyên qua đường hầm Hải Vân, qua khỏi đường hầm đã nhìn thấy thành phố Đà Nẵng.

Xe vào thành phố, phố đông đúc xe cộ, đường sá rộng, nhà cửa đang xây cất, nói chung thành phố còn đang trên đường phát triễn. Sau khi dung cơm chều xong, xe đưa chúng tôi về trú ngụ ở 2 khách sạn khác nhau, chúng tôi ở khách sạn Minh Toàn Galaxy nằm trên đường 2 tháng 9, thuộc quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.

Đêm nay tự do khám phá thành phố, nhưng do nhà tôi không được khỏe, hơn nữa mấy hôm nay không thể cắm điện để sử dụng computer, tôi xuống phòng lễ tân mượn cái chuôi đổi chấu cắm điện, họ có nhưng khách đã mượn, tôi ra ngoài đi xe ôm tìm mua cái chuôi đổi chấu cắm điện. Khi đã có thể sử dụng computer thì không thể sử dụng Wi-Fi của khách sạn, tôi nhờ nhân viên lễ tân họ cũng không thể kết nối mạng, đành chịu không thể xem điện thư của tôi trong mấy ngày qua. Hơn nữa cũng mệt vì đi một mạch từ thành phố Đồng Hới vào thành phố Đà Nẵng, nên tôi đi ngủ, không thể khám phá thành phố nầy về đêm.

Một ngày tôi đã được tham quan Cầu Hiền Lương, cổ thành Quảng Trị, thánh địa La Vang. Cầu Hiền Lương lịch sử, chứng tích đau thương về sự chia cắt đất nước vào năm 1954, Cổ thành Quảng Trị, khu đất rất nhỏ nhưng đã vùi chôn hàng ngàn chiến sĩ của cả hai miền, phải nói là máu chảy thành sông, xương chất thành núi chỉ vì để bảo vệ tự do và để giải phóng miền Nam, nơi đó chúng ta không thấy mồ, không thấy mả, chỉ thấy cỏ xanh với gò đất của thành xưa, với hào rộng bao quanh.


Xem thêm hình ảnh tại:
866407022018





No comments:

Post a Comment