Ngày nay muốn
tìm lại dấu vết tôi đã dấn thân vào việc làm báo từ khi nào ? Có 3 cơ sở để xác
định, một là tờ Nhịp Cầu do Đại Đức Thích Chính Tiến Chủ Trương, tôi có bài
trong đó, hai là đặc san Dũng của Đoàn Thiếu Niên Gia Đình Phật Tử Giác Minh do
tôi chủ trương, ba là báo Xuân của lớp Đệ Ngù D Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng do
anh Đương Văn Thơm và tôi chủ trương biên Tập, báo xuân năm ấy chúng tôi in
Roneo bìa có cành hoa mai với 3 màu xanh dương, vàng và đỏ. Đó là báo Xuân năm
1959, rất tiếc ngày nay tôi không còn số báo ấy. Hình do Dương Văn Thơm vẽ, nội
dung các bài viết do tôi chọn lọc rồi cả 2 quyết định.
Đặc san Dũng
do tôi chủ trương khi làm Đoàn trưởng Đoàn Thiếu Niên Giác Minh, phát hành Đặc
San nầy trong năm 1959, do nhà in Roneo Hồng nằm trên đường Lý Thái Tổ in, phát
hành nội bộ chừng 100 số.
Về Đặc san
Nhịp Cầu do Đại Đức Thích Chính Tiến, Gia Trưởng Gia Đình Phật Tử Giác Minh chủ
trương, trước tiên Đại Đức muốn tôi viết một bài phỏng vấn anh Võ Đình Cường,
trước đó anh Cường và tôi chưa hề quen biết nhau, do Đại Đức chỉ dẫn, tôi vào
Phật Học đường Ấn Quang, ngày đó còn rất đơn sơ, cột thô, mái lá, tôi lần đầu
tiên gặp anh Cường tại lớp học của chư Tăng, nên chẳng có chuyện vãng chi nhiều,
chỉ giới thiệu để xin anh bài phỏng vấn, tôi đã viết sẵn trên giấy carro tờ đôi,
anh hẹn ngày đến nhà anh lấy bài, anh cho địa chỉ trên đường Hồng Thật Tự trong
con hẽm xéo trước cửa Bộ Y Tế bấy giờ. Nhưng bài báo không được đăng trong Đăc
san Nhịp Cầu, vì tên tuổi anh Võ Đình Cường không thể bày ra dưới chế độ Ngô Đình
Diệm.
Nhưng mà đi
lui xa hơn, tôi đã cùng anh Đặng Quang Sước, Đội Phó Đội Sen Trắng của Đoàn Thiếu
niên trước đó đã cùng nhau làm báo Đội, không phải “báo tường” mà là báo in thạch
bản. Lúc in thạch bản lúc in bột, có một số đánh máy, tôi đã cho đăng bài phỏng
vấn anh Võ Đình Cường. Tiếc rằng tôi muốn giữ làm kỷ niệm đã đóng chung thành tập
các báo in Thạch bản, báo đánh máy, báo in Roneo trong đó có Đặc san Xuân của lớp
Đệ Ngũ Cao Thắng niên học 1958-1959, Đặc San Dũng, các báo Hoa Niên của GĐPT ở Đà
Lạt, để ở quê nhà, có lẽ qua cơn biến 1975 chúng đã bị xóa tan tàn tích “văn hóa
đồi trụy, phản động”. Với Đặc san Dũng ngày nay tôi còn giữ lại được cái bìa mà
thôi.
Sau khi thành
lập Ái Hữu Gia Đình Phật Tử Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại, đường nhiên là phải có phương
tiện thông tin, liên lạc. Đương nhiên trước tiên, tôi đánh máy rồi Copie gửi ra
tin tức, thông báo … dần dần biến thành tờ báo, sau đó chị Tâm Diệu Dương Thị Mỹ
phụ trách cải tiến từng bước thêm trang, thêm hình ảnh sống động hơn, rồi đến
chị Trưởng Diệu Thu Nguyễn Thị Tâm đã vun tay đẩy mạnh hơn, báo in nhiều trang,
hình ảnh màu sống động hấp dẫn người đọc. Từ năm 1991 đến nay đã ấn hành được
149 số Bản Tin.
Để lưu giữ
những sinh hoạt, nhất là tiến trình hình thành Ái Hữu GĐPT Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại,
tôi cùng Trưởng Tuệ Linh đã cho ấn hành Tập Kỹ Yếu Ái Hữu GĐPT Vĩnh Nghiêm Hải
Ngoại, ấn hành năm 2003, trong đó có nhiều người đóng góp tài chánh, nhất là
anh chị Nguyễn Tư Cự. Nhờ đó nó sẽ để lại cho chúng ta một số hình ảnh như là một
kỷ niệm đẹp, một chứng tích khó phai qua năm tháng, dù cho vật đổi, sao dời, chúng
sẽ nhắc nhở đàn em về lý tưởng vê những bước đường quý Thầy và các Trưởng đã dấn
bước.
866421072024
No comments:
Post a Comment