Còn 1 năm nữa thì đủ nửa thế kỷ, chuyện đau thương xảy ra cho hầu hết các gia đình người dân ở Miền Nam nước Việt. Đúng là nước mất nhà tan.
Nước Việt
Nam Cộng Hòa đã mất, người miền Nam đã di tản bằng máy bay, tàu. Sau nầy vượt
biên bằng đường biển đến Thái Lan, Mã Lai, Hồng Kông, Phi Luật Tân, Úc Chân và
đường bộ qua ngã Kampuchea hay Lào để tới Thái Lan, nhiều người đã bỏ mạng ở biển
cả, ở rừng sâu.
Số còn lại vài
trăm ngàn sĩ quan phải đi học tập cải tạo ở rừng sâu, núi cao. Trong Nam có Trại
học tập cải tạo ở Đồng Tháp Mười, ở Cà Mau, ở Kà-Tum, Suối Máu, Bù Gia Mập, Thành
ông Năm, Z 30 Hàm Tân. Ở ngoài Bắc như Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Ba Sao…
Tôi nhớ ngày
25-6-1975, khoảng 10 giờ sáng, tôi đi trình diện tại Trường Trung học Tư thục
Tabert, góc đường Nguyễn Du - Hai Bà Trưng, Quận nhất Tp. HCM, hình như ở đó 2
ngày 2 đêm, đến khoảng 10 giờ đêm thứ 2 được tập họp ngoài sân trong của trường,
xếp hàng theo từng đội rồi lên xe đi đến địa điểm học tập trước tiên ở Trãng Lớn
Tây Ninh. Chừng 1 năm sau, có một số được đưa đi Phú Quốc, một số chúng tôi được
đưa lên rừng Kà-Tum gần giáp biên giới với Kampuchea, tự xây dựng láng trại, phá
rừng trồng trọt hoa màu như khoai lang, đậu xanh, bắp, lúa.
Tôi được Giấy
Ra Trại ngày 16-9-1977, do có người giúp đỡ bằng cách xin Hồi Hương Lập Nghiệp ở
xã Phú Hòa, huyện Châu Thành tỉnh Long Xuyên, nay là huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang.
Như vậy tính
ra tôi đi Học Tập Cải Tạo có 2 năm 2 tháng 20 ngày
Khoảng đầu
tháng 10 năm 1977, ra khỏi Trại Cải Tạo chưa đầy 1 tháng, tôi được Sở Lao Động
gửi giấy gọi đi làm nhân viên tại Phòng Thanh Tra. Đi làm chừng 1 tuần, tôi nghĩ
sao mnìh đi làm mà không có Hợp đồng lao động ? Thường khi đi làm người ta phải
có Hợp đồng để xin được thường trú nơi cư ngụ, để được hưởng chế độ mua Nhu yếu
phẩm. Hai thứ đó rất cần thiết cho mọi người, nhất là trường hợp của tôi.
Tôi nghĩ phải
gặp người đưa tôi đi làm để hỏi cho rõ ràng về trường hợp nầy, nên tôi vào văn
phòng ông Lâm Tấn Lộc, Chánh Văn phòng Sở Lao Động, gặp ông, tôi hỏi:
- Thưa bác !
Ai đi làm cũng phải có Hợp đồng. Sao cháu đi làm rồi mà không có Hợp đồng chi cả.
Ông Lộc nhìn
tôi cười hề hà, rồi cho tôi biết:
- Cháu ơi !
Người ta đi làm phải ký Hợp đồng, cháu làm phòng ấy đã biết, sau khi ký Hợp đồng,
họ phải gửi đến Sở chúng ta, để Sở chúng ta duyệt, có được vậy họ mới được thường
trú và được mua nhu yếu phẩm. Vì Sở chúng ta, thi hành chánh sách. Cho nên không
có chi cháu phải lo, nhưng tôi sẽ bảo anh Phó Văn Phòng làm Hợp đồng cho cháu.
Đúng như lời
ông Lâm Tấn Lộc nói, hôm sau tôi có Hợp đồng xếp vào Kỷ sư cơ khí bậc 1, lương
và phụ cấp 4 con,tổng cộng là 75 đồng.
Ngày đầu tiên
từ Trại Học tập cải tạo về, tôi đã đến trụ sở Công an Phường để khai báo, xin tạm
trú trong khi chờ đợi thu xếp hồi hương. Nhưng khi được ông Lâm Tấn Lộc cho biết
Sở Lao Động là nơi thi hành chánh sách, tôi đi làm thủ tục nhập hộ khảu, đăng ký
mua Nhu yếu phẩm, rồi tôi ngày ngày đi làm, không có đến công an trình diện
khai báo chi như những người khác, mỗi tháng phải đi trình diện công an phường
1 lần, báo cáo đi đâu, gặp những ai .. .
Hơn năm sau,
anh công an khu vực tên Long đến nhà gặp tôi, báo cho tôi biết:
-
Bác ơi bác ! Bác được giấy trả
quyền công dân đây.
Nói xong,
anh ta lấy từ trong cập da ra đưa cho tôi tờ Quyết định số 393/QĐ của UBND Quận
3 QUYẾT ĐỊNH “Được Khôi Phục Quyền Công Dân” ký ngày 10-01-1979.
Như vậy tôi
bị quản chế từ ngày 20-9-1977 đến 10-01-1979 tính ra là 1 năm, 3 tháng, 20 ngày.
Tôi có người
anh trốn lính, khi nhà cầm quyền có lệnh tổng động viên để cung cấp binh sĩ
cho trận Điện Biên Phủ vào năm 1953. Vào thập niên 1980, anh tôi có bạn bè quen
biết ở Bộ Ngoại Giao Pháp nên làm đon bảo lãnh cho gia đình tôi đi Pháp, trong
khi đó vào đầu thập niên 1980, tôi có người chị có con lai, nên đã được đi Mỹ định
cư theo diện con lai. Đến năm 1984, tôi được Tòa Đại sứ Pháp ở thành phố HCM phỏng
vấn và từ chối cho gia đình tôi đi Pháp, anh tôi gửi thư về bảo tôi hãy chuyển
hồ sơ xin đi Mỹ và anh ấy cũng bảo chị tôi bảo lãnh cho tôi đi Mỹ.
Năm 1988, văn
phòng ODP ở Thái Lan gửi thư cho chị tôi, báo rằng sẽ phỏng vấn tôi một ngày gần
đây, nhưng cho đến năm 1990, tôi vẫn chưa được phỏng vấn.
Cũng nên nhắc
lại, vào năm 1978, Sở Lao Động có một cán bộ thuộc Cục R cũ được điều về giữ chức
Trưởng phòng Nhân viên, có biệt danh là Sáu Chương, chị ta cho rằng đây là cơ
quan thi hành chánh sách nên những ai có lý lịch không đỏ, phải chuyển đi nơi
khác. Tôi nhớ trong Phòng tôi có anh Tâm, kỷ sư điện từng du học ở Úc, anh Khánh
ở Phòng Lao động Tiền lương và một anh nữa tôi đã quên tên, 4 chúng tôi được chuyển
công tác sang các nơi khác, tôi về Phòng Thiết Kế thuộc Sở Công Nghiệp, Sở thì ở
tại Khách sạn góc đường Hai Bà Trưng và công trường Lam Sơn, nay là khách sạn
Hayatt, còn Phòng Thiết kế ở góc đại lộ Hàm Nghi, vốn là tiệm vàng bị đánh tư sản
hay chủ vượt biên tôi không rõ. Tâm được chuyển về Công ty Điện lực ở đường Hai
Bà Trưng.
Năm 1990, một
số anh Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử kỳ cựu gọi là Huynh Trưởng Cao Niên như
Nguyễn Văn Thục, Nguyễn Khắc Từ, Nguyễn Châu nhân dịp Vía Quán Thế Âm vào 19 tháng
6 năm Canh Ngọ, nhằm ngày 8-8-1990, nhưng Bác Trưởng ban Tôn Thất Liệu tính nhầm,
cho rằng sẽ họp vào ngày Chủ nhật, nên phái đoàn lên đường vào ngày Thứ Bảy, Bác
Trưởng Ban bận việc riêng nên cử tôi làm Trưởng đoàn, bác ấy biết tôi không có
nhà người thân, nên viết 1 lá thư gửi cho ông Võ Văn Toàn có nhà ở gần chùa
Linh Sơn. Khi đó tôi chưa biết ông Toàn là ai.
Phái đoàn chúng
tôi lên tới Đà Lạt mới biết bác Tôn Thất Liệu tính nhầm, vì ngày vía là ngày Thứ
Năm 9-8-1990, các anh định tổ chức vào ngày Vía để nhà cầm quyền khỏi nghi ngờ,
nhưng nhà cầm quyền thành phố Đà Lạt chắc có được tin, nên không cho phép hội họp,
chỉ được phép làm lễ ở Chánh điện chùa Linh Sơn mà thôi. Do đó phái đoàn GĐPT Vĩnh
Nghiêm phải về ngày Chủ nhật để sáng Thứ Hai đi làm. Tôi Trưởng đoàn buộc phải ở
lại.
Khi chúng tôi
đến Đà Lạt, được thư bác Tôn Thất Liệu trao cho ông Toàn, ông ta mời tôi vào nhà
ông ta ở, tôi báo cho anh chị em biết, trong đó có Đặng Văn Nữu là chủ xe cũng
là tài xế, là thành viên của phái đoàn có ý kiến với tôi:
- Lên đây,
anh là Trưởng đoàn, tất cả mọi người đều ở nhà trọ, ăn cơm quán, anh vào nhà ông
Toàn là khách, anh đi phải thưa, về phải trình, thay vì ở nhà trọ với chúng em
cho vui, anh ngh lại coi phải vậy không.
Thế là tôi
quyết định ở nhà trọ với phái đoàn, do đó ông Toàn mời toàn bộ phái đoàn tối Thứ
Bảy vào nhà ông dùng bữa cơm thân mật, trong bữa cơm đó, về phía Gia Đình Phật
Tử tại Đà Lại có anh Nguyễn Châu, anh Nguyễn Hữu Thạnh, anh Để và một vài đạo hữu
thân với ông Toàn và các anh trên.
Ngày hôm sau,
Chủ nhật phái đoàn ra về, chỉ còn lại chị Nguyễn Thị Dương, con gái của chị Dương
và tôi. Ông Võ Văn Toàn biết phái đoàn đã
về, còn lại tôi nên anh nói với tôi:
- Phái đoàn
về hết, còn lại anh, anh vào nhà tôi ngủ một đêm, anh em chúng ta uống trà tâm tình.
Do vậy, tôi
không có lý do để từ chối, nên tối hôm sau, tôi vào nhà ông Toàn ăn cơm khách và
ở lại ngủ qua đêm.
Sau khi dùng
cơm tối xong, ông Toàn đưa tôi lên gác, chỉ chỗ nghỉ ngơi, giải quyết vệ sinh.
Ngay lúc đó có khách tới nhà, tôi ở lại phòng nghỉ, ông Toàn xuống nhà tiếp khách.
Trước tiên là khách tới nhờ ông Toàn xem bói dùm, họ bị mất con bò xem coi nó ở
đâu ? Có tìm lại được không ? Khách nầy ra về thì có cặp vợ chồng người khách
khác đến, họ nhờ ông Toàn xem cho họ ngày khai trương cửa hàng của gia đình.
Khi khách đã
về hết, ông Toàn mời tôi xuống nhà uống trà trò chuyện. Trước hết cũng thăm hỏi
nhau về gia đình … vì chúng tôi trước đó không có quen biết nhau, nên không có
chi để nói. Ông Toàn mới nói với tôi rằng, xưa có người trong gia đình đi tu biết
bói toán cốt để xem khi có người vào chùa tu, để biết người ấy có duyên hay không
mà nhận cho vào chùa hay từ chối, rồi truyền lại cho đến ông, ông Toàn kết luận:
- Vậy anh có chuyện chi còn gút mắc, tôi xem
cho anh, để tìm phương thế giải quyết.
Nhân đó, tôi
mới đáp:
- Tôi có
chuyện nầy, anh xem coi sẽ ra sao ? Trước kia, tôi có xin đi Pháp, nay chuyển
sang xin đi Mỹ, do bà chị bảo lãnh, từ năm 1988 họ gửi thư cho biết là sẽ phỏng
vấn tôi ngày gần đây, nhưng tới nay gần tròn 2 năm rồi chẳng thấy họ phỏng vấn.
Nghe xong, ông
Toàn hỏi tuổi của tôi, tuổi của nhà tôi, ông bấm tay, suy nghĩ rồi cho tôi biết:
- Anh không
có số đi ngoại quốc, nếu người ta ký giấy cho anh rồi đặt ở trên bàn, người ta
cũng xé bỏ. Nhưng chị có số đi ngoại quốc. Vậy anh về nhà thảo đơn khiếu nại,
sao lâu quá chẳng được phỏng vấn. Đến ngày nầy …, anh đưa đơn cho chị ký, đến
ngày nầy …, anh đem đơn ra Bưu đìện gửi. Tôi nghĩ rằng anh chị sẽ được đi.
Sau đó tôi về
nhà thảo đơn, nhờ anh bạn làm cùng Công ty có đi du học ở Mỹ, có bằng MS dịch,
rồi một anh đánh máy dùm tôi. Đến ngày X tôi đưa cho nhà tôi ký tên vào đơn và
đến ngày Y, tôi đem ra Bưu điện Sàigòn gửi đi tới văn phòng cơ quan ODP
(Orderly Departure Programe - Chương trình ra đi có trật tự) ở Bangkok, Thái
Lan.
Khi thảo
đơn, tôi nhớ rằng anh em có cho biết phải đi Học tập cải tạo đủ 3 năm, chánh phủ
Mỹ mới cho đi theo diện HO (Humainazition Organization - Tổ chức nhân đạo), cho
nên trong đơn khiếu nại của nhà tôi, tôi cho biết: nhà tôi có đi Học tập cải tạo
2 năm 2 tháng 20 ngày và bị quản chế từ năm 1977 cho đến năm 1979 là 1 năm 3 tháng 20 ngày. Tổng cộng đi Cải tạo và quản
chế tại địa phương 3 năm 6 tháng 10 ngày.
Mục đích của
tôi là để cho phái đoàn Mỹ ở Bangkok xét thấy ngoài chị tôi bảo lãnh thì bản thân
tôi có 3 năm 6 tháng vừa Học Tập Cải Tạo và bị quản chế.
Đúng 2 tháng
sau ngày gửi đon, gia đình chúng tôi được gọi đi phỏng vấn, tôi mang đủ giấy tờ
từ bản chính nào là Thẻ Căn Cước Quân Nhân, Giấy Ra Trại, Giấy Đi Đường từ trại
về nhà, giấy Khai Sanh, Hộ Khẩu.
Sau khi đối
chứng giấy tờ, họ hỏi mồi người trong gia đình tôi 4 câu là:
1) Thề khai sự thật.
2) Có muốn đi Mỹ không ?
3) Có lập gia đình chưa ?
4) ……….. (không nhớ) ?
Riêng tôi có
thêm 1 câu: Ngoài người vợ nầy có thêm bà vợ khác không ?
Ngay sau đó,
người phỏng vấn báo cho tôi biết, xong rồi ra ngoài làm thủ tục đi lấy vé máy
bay. Tôi không ngờ cuộc phỏng vấn dễ dàng và nhanh chóng, trở ra ngoài, những
người ngồi chờ thấy tôi vào, ra nhanh chóng họ hỏi tôi: “Bộ gia đình anh bị từ
chối hay sao mà ra sớm vậy ?”.
Sáng sớm ngày
2 tháng 4 năm 1991, gia đình chúng tôi từ giả thân nhân và bạn bè tại phi trường
Tân Sơn Nhất, đáp chuyến bay Việt Nam Airlines sang Bangkok. Máy bay đáp xuống
phi trường Bangkok, tập họp ở sân cỏ được phát mỗi người một phần ăn và nước uống,
rồi ký giấy nợ tại đó có cam kết, trong vòng 42 tháng sau khi đến Hoa kỳ phải
trả hết số nợ vé máy bay.
Sau đó họ chở
chúng tôi về cơ sở tại Bộ Nội Vụ Thái Lan cho chúng tôi tạm trú, mỗi ngày ăn cơm
với 3 cái hột gà, sáng, trưa, chiều và có một phần canh lỏng bỏng có chút rau
trong canh.
Những ngày ở
đây có học về đời sống Mỹ, khi giao tiếp, đi chợ, xe bus, đi học …Đến khoảng 3
giờ sáng ngày 9-4-1991, mọi người được đánh thức, lại ra xe chở đến phi trường
Bangkok, lần nầy mới được vào phi trường để đáp phi cơ Thái Lan đi sang Nhật bản,
rồi từ Nhật Bản có thêm những người ở Hồng Kông bay tới phi trường San
Francisco. Sau nầy tôi mới biết nơi chúng tôi tạm trú 1 tuần tại Bangkok, đó là
nhà tù của Bộ Nội Vụ Thái Lan dùng để giam giữ những người ngoại quốc.
Tại phi trường
San Francisco làm thủ tục nhập cảnh Hoa Kỳ. Sau khi xong thủ tục lại lên máy
bay đi tiếp, nhưng máy bay ra tới phi đạo bị trục trặc. Tiếp viên dọn cho chúng
tôi ăn rồi chuyển sang phi cơ khác, ai muốn ở lại thi sẽ ngủ qua đêm tại San
Francisco sáng mai bay tiếp, còn ai muốn về sớm thì đi đến Minnosota, sáng mai
sẽ đi về nhà sớm. Gia đình tôi và mấy người ở Trại tị nạn Hồng Kông chọn đi Minneapolis,
tiểu bang Minnesota. Sáng hôm sau chúng tôi đi tiếp đến phi trường St. Louis
Lambert thuộc tiểu bang Missouri, tại đây chúng tôi chuyển tiếp chuyến bay khác
về Louisville tiểu bang Kentucky, được thân nhân đón tại phi trường, đưa chúng
tôi về chung cư do chị tôi thuê sẵn, hôm đó là ngày 10-4-1991. Chúng tôi chính
thức định cư tại đây từ đó cho đến ngày nay.
Tôi không biết
mình đi đi theo diện nào. Cho đến hôm sau có người của Cơ quan USCC đến làm việc,
anh ta cho biết gia đình tôi đi theo diện HO, được trợ cấp hàng tháng tiền và
tem phiếu mua thực phẩm. Vì tôi được hưởng diện HO nên do USCC tại thành phố Louisville
có trách nhiệm. Còn chị tôi trở thành người bảo trợ, có trách nhiệm lo cho tôi
chỗ ăn ở tháng đầu tiên mà thôi, sau đó do USCC tiếp tục.
Sau nầy tôi được biết anh đại điện cho USCC đến
làm việc với tôi là anh Nguyễn Thanh Tùng, anh là dân Không quân, đã di chuyển
trước 30 tháng 4 năm 1975, sau đó theo tàu Việt Nam Thương Tín đã về lại Việt
Nam rồi bị đi tù, sau khi ra tù, anh lại đi Mỹ trước tôi, nên anh làm việc cho
USCC và phụ trách trường hợp của tôi cũng như của nhiều anh em HO đến sau tôi.
Nơi tôi định
cư về sau tôi mới biết có anh Hạp đã cùng tôi từ Việt Nam sang Bangkok và cùng ở
chung tại Bộ Nộu Vụ Thái Lan, tôi nhớ anh Hạp còn người anh ruột cũng đi trong
nhóm đó thuộc danh sách HO 6, chỉ có 1 người đàn bà thuộc HO 7, tôi không rõ
anh của anh Hạp được định cư ở đâu, tôi nhớ có xem đâu đó, tôi thuộc danh sách
b… Sở dĩ tôi nhớ anh Hạp vì anh lấy vợ là chị Thoại, người ở quận Chợ Mới tỉnh
Long Xuyên là đồng hương của tôi. Chừng 5 năm nay, tôi không gặp lại anh Hạp cũng
như chị Thoại, có lẽ sau khi nghỉ hưu, anh chị đã theo con đi định cư nơi khác.
Cách nay vài
hôm, có anh Huynh Trưng GĐPT được thăng cấp Dũng là cấp bậc cao nhất của Huynh
Trưởng trong tổ chức GĐPT, tôi không đến dự được, nhưng do có bạn đi Học tập cải
tạo, ở chung trại tại Kà-tum, anh ta từ Florida qua tham dự buổi lễ, có báo cho
biết chiều hôm đó sẽ đến nhà thăm tôi. Cho nên tôi đến chùa để đón anh ta và mời
dung bữa cơm chiều. Tôi đến lúc chùa dùng cơm trưa sau buổi lễ Phật hàng tuần.
Sau khi dùng
cơm, trong lúc trò chuyện, tôi có nhắc lại là tôi đi học tập cải tạo chỉ có 2 năm
2 tháng 20 ngày, nhưng tôi đi Mỹ được hưởng diện HO, nghe đến đó anh bạn vừa được
thăng cấp Dũng, cũng là dân HO tại Louisville, anh ta nói liền:
- Anh không
phải HO, vì anh không đủ 3 năm.
Một anh khác,
ở tiểu bang khác đến dự lễ, cũng mạnh dạn đứng lên phát biểu:
- Tôi đi học
tập cải tạo 8 năm, nên tôi biết rành việc nầy, phải đủ 3 năm mới được đi diện
HO.
Tới đó thì mọi
người có hẹn nên cùng nhau đứng lên ra về hoặc đi thăm ngôi chùa Chánh Pháp, cách
đó chừng 30 miles, nên tôi viết bài nầy.
Hôm qua, tôi
gọi điện thoại tới anh Lê Văn Hùng Chủ tịch Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị Việt Nam
tại Thành phố Louisville, tiểu bang Kentucky, để hỏi thăm về một người bạn, nhân
tiện hỏi thăm anh xem có Giấy phép của Hội HO không, anh cho biết không có, nhiều
người cho rằng hội hoạt động không có giấy phép, tôi cho anh biết xưa anh Tùng
Hội (anh Tùng làm cho Hội USCC) có làm 3 giấy phép:
- Hội Cựu Tù
Nhân Chánh Trị Việt Nam Tại Thành Phố Louisville, Tiểu bang Kentucky gọi tắt là
Hội HO.
- Hội Phật
Giáo Việt Nam, có trụ sở chùa Từ Ân.
- Cộng Đồng
Việt Nam Tại tp Louisville.
Tôi khuyến
khích anh Hùng làm giấy phép lập Hội, vì theo luật lệ của Mỹ, chỉ cần có 3 người
là lập được Hội, anh Hùng cho biết anh có biết. Tôi cho anh Hùng biết Hội HO
trước đây cấp phép cho 3 người: Có anh Đỗ Nam Kỳ nay đã chết, một người nữa tôi
không nhớ rõ là ai có thể là anh Trần Ngọc Toản nay đã mất và người thứ ba là tôi.
Năm nào đó, khi tôi từ chức tôi đã mang tất cả hồ sơ gồm giấy phép thành lập hội,
danh sách hội viên, văn thư đi, văn thư đến … giao cho anh Trần Ngọc Toản tại
nhà của anh ấy.
Anh Hùng cho
biết, anh sẽ lên Mạng tìm lại giấy phép, sẽ Recover …
Tóm lại, tôi
không có tên trong danh sách HO, tôi đi chung với HO 6, trong đó có anh Hạp đã
từng sống ở Louisvìle, anh Nguyễn Thanh Tùng làm cho USCC tại Louisville, ngưòi
phụ trách trường hợp của tôi, đã đến chung cư tôi trú ngụ báo cho biết tôi được
hưởng trợ cấp theo diện HO, người nữa là anh Đỗ Ngọc Điệp làm ngoài giờ cho
USCC, đưa tôi đi làm ở xí nghiệp sữa Dean Food tại Louisville, cũng như hãng Mesa
Food.
Cho nên những
người đó biết rõ trường hợp của tôi có thuộc diện HO hay không.
Đặt trường hợp
nếu tôi không thuộc diện HO, tôi nói tôi là HO để làm chi ? Có lợi gì cho tôi.
Những chi được hưởng của người thuộc diện HO, tôi đã hưởng rồi. Nào là tiền trợ
cấp hàng tháng, Food stamps, nhất là họ phải đưa tôi đi xin việc làm ở nhiều nơi,
trước tiên tôi đi dạy học, kế tôi đi làm cho hãng cung cấp thức ăn cho hành khách
đi phi cơ, rồi đi làm cho hãng của người Nhật bản làm Censor cho máy lạnh, xe hơi,
lại đi làm cho xí nghiệp sửa tươi Dean Food, đi làm cho Mesa Food, tất cả những
xí nghiệp đó đều do USCC tìm và xin cho tôi đi làm.
Sau cùng năm
1995, có một đồng nghiệp giới thiệu cho tôi đi làm tại xí nghiệp Fabricated
Metals, cho đến khi tôi về hưu năm 2009, sau 15 năm làm ở xí nghiệp nầy, có lúc
tôi làm công nhân ở xưởng, có lúc tôi là họa viên, sử dụng AutoCad để vẽ những
thiết bị cho các xí nghiệp hỏa xa của Mỹ hiện nay.
Nhìn lại cuộc
đời, tôi đã đi làm cho VNCH 9 năm gồm có dạy học, đi lính, đi làm cho XHCN 13 năm
và đi làm cho các cơ quan chánh phủ cũng như tư nhân Mỹ được 18 năm, nay đã về
hưu, được hưởng tiền hưu bổng hàng tháng của Mỹ, an hưởng tuổi già.
No comments:
Post a Comment