Vài năm nay,
tôi có 2 chuyện lấy làm tiếc, nguyên nhân do mình nhớ nhầm hay không nhớ, người
cao niên thường nhớ nhớ quên quên. Còn quên luôn chẳng hạn như đi lạc không biết
đường về, ăn rồi mà quên tưởng mình chưa ăn hoặc như cựu Tổng Thống Ronald Reagal
không nhớ rằng mình từng là Tổng Thống Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ, bệnh nầy có tên
là Alzheimer.
Chuyện của tôi
là 2, 3 năm trước, tôi gặp lại một em cựu học sinh của Trung học Kỹ thuật Nguyễn
Trường Tộ, tôi hỏi thăm về thân phụ của em ấy, em đã trả lời :
-
Thưa Thầy ! Ba con mất năm rồi.
-
Mất ở đâu ?
-
Dạ thưa thầy mất tại nhà ở Việt
Nam.
-
Xin lỗi ! Vậy mà từ lâu nay
tôi tưởng ba em và gia đình đã đi Mỹ, vì từ lâu tôi không gặp các em, nên tôi
không rõ tin tức.
Đó là lần tôi
gặp lại Phạm Việt Mỹ trong buổi họp mặt Tri Ân Thầy Cô của Trung học Kỹ thuật
Nguyễn Trường Tộ và Trung tâm Chuyên nghiệp Phan Đình Phùng, trong dịp Ngày Nhà
Giáo Việt Nam, nên thầy trò có dịp gặp nhau.
Tôi ân hận vì
từ năm 1995 tôi đã trở về thăm Việt nam và sau khi về hưu năm 2009 hàng năm tôi đều
có về Việt Nam thăm thân nhân và bạn bè, vậy mà tôi không nhớ, không có một lần
thăm anh Phạm Văn Sự nguyên Hội Trưởng Hội phu huynh và giáo sư Trung học kỹ
thuật Nguyễn Trường Tộ.
Ngoài chức vụ
Hội Trưởng đó, anh còn là Cựu học sinh Trường Kỹ Thuật Cao Thắng, là đàn anh của
tôi trong ngành Quân Cụ.
Nhưng tôi có kỷ
niệm sâu đậm hơn hết với anh là vào tháng 4 năm 1975, có thể là vào ngày 20 hay
24 anh và tôi chỉ có 2 người ngôi bên nhau tại quán bia trên đường Nguyễn Du,
trước cổng vườn Tao Đàn, lần đó anh đã cho tôi biết đon vị Quân cụ của anh yểm
trợ tất cả các đơn vị thuộc biệt khu Thủ đô, chỉ có thể cung cấp đạn dược cho
Pháo binh bắn trong vòng 30 phút. Như vậy theo anh việc cung cấp đạn dược rất
căng để bảo vệ thủ đô Sàigòn. Theo anh, nhừng đơn vị khác chắc còn tệ hơn!
Tôi còn nhớ
sau 30 tháng 4 năm 1975, tôi còn đến nhà thăm anh ở đường Võ Di Nguy Phú Nhuận,
anh đang trông nom ngôi trường Tiểu học tư thục của anh.
Rồi tôi đi học
tập cải tạo, lúc trở về mãi lo cơm áo gạo tiền, tôi không nhớ để thăm anh và cũng
không ai nhắc đến anh, nên tôi quên anh luôn cho đến khi gặp lại Phạm Việt Mỹ
con của anh, tôi thật sự ân hận và hối tiếc mình đã quên một bậc đàn anh đáng mến,
trong những giờ phút nước sắp mất nhà sắp tan vẫn còn ngồi bên nhau tâm tình về
vận nước nổi trôi. Vậy mà tôi đã quên anh Phạm Văn Sự Cựu Hội Trưởng Hội Phụ
huynh và giáo sư Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ, Thiếu Tá Chỉ huy phó Đơn
vị Quân Cụ Yểm trợ Quân khu Thủ đô. Đáng trách và tôi đáng tiếc không có một lần
thăm lại anh. Anh có 2 con trai học tại Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ là Phạm Việt Hùng và Phạm Việt Mỹ.
Lại một chuyện
khác, xảy ra chừng 10 năm trở lại đây, thỉnh thoảng về Việt Nam, tôi đi thăm giáo
sư Trần Phác Lạc, anh Lạc tốt nghiệp Sư Phạm Kỹ Thuật Ban Kỹ Nghệ Họa khóa 1, tôi
khóa 3. Trước 1975, thời đi dạy học, lúc cùng dự hội thảo, lúc cùng dự Hội đồng
Giám Thị, khi cùng dự Hội đồng Giám khảo nên thỉnh thoảng gặp nhau, hoặc cùng
nhau họp mặt ở nhà hàng ăn uống, trở nên thân tình.
Có lần anh mời
tôi tới nhà anh dùng bữa cơm thân mật, anh cho biết có thêm giáo sư Trần Công
Lan cùng với anh dạy ở Kỹ thuật Cao Thắng. Xin nhắc thêm, chị Triệu Thị Chơi giáo sư Nữ công Gia Chánh cũng tốt nghiệp Sư Phạm Kỹ Thuật cùng khóa với tôi, là phu nhân của anh Lạc.
Trong bữa ăn
anh Lan kể cho tôi nghe chuyện anh được thời, làm giàu khi buôn bán Dollar ở
Kios trên đường Nguyễn Huệ, anh có nhiều cây vàng cất giữ trên trần kios, có xe
Peugeot 504. Sau 1975, xe gửi người ta đi ngang không dám nhìn nó, đúc mới nấp
cống bể để cho bà con đi lại được an toàn, nhưng thật ra giấu vàng cây trong đó,
để tránh bị đánh “Tư sản mại bản”.
Vậy mà năm sau
và vài năm sau đó, anh và tôi đuợc mời tới dự Họp mặt Tri ân Thầy Cô của Trường
KT Cao Thắng, gặp anh tôi không nhớ tên anh, đành lãng tránh để khỏi tiếp chuyện
với anh Lan. Cũng là một chuyện đáng trách vì cái bệnh hay quên! Có thể anh giáo
sư Lan sẽ nghĩ thầm: “Cái thằng cha vô tình, gặp lại mình mà không chào hỏi
nhau, làm như chưa từng quen biết vậy !”. Sự thật không phải vậy đâu nghe anh
Lan.
Không biết rồi
đây còn những chuyện quên quên nhớ nhớ nào, sẽ gây buồn phiền cho những bậc thầy,
đàn anh. Mong được sự thông cảm và tha thứ vì chứng bệnh của ngưiờ già gây ra.
866402012024
No comments:
Post a Comment