Pages

Friday, April 16, 2021

Thanh Tâm Tuyền

 

Thanh Tâm Tuyền (1936-2006)

Thanh Tâm Tuyền tên thật là Dzư Văn Tâm. sinh ngày 13 Tháng Ba, 1936, tại Vinh.

Năm 1952 (16 tuổi,) ông đăng những truyện ngắn đầu tiên trên tuần báo Thanh Niên (Hà Nội.)

Năm 1954, ông hoạt động trong Tổng Hội Sinh Viên Hà Nội. Ông cùng với Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, chủ trương nguyệt san Lửa Việt.

Năm 1955, ông vào Sài Gòn, cùng các bạn làm tờ Dân Chủ. Năm 1956 (20 tuổi), Thanh Tâm Tuyền cho in cuốn sách đầu tay “Tôi Không Còn Cô Độc,” và năm sau “Bếp Lửa” (Văn 1957), hai tác phẩm đánh dấu sự thay đổi diện mạo văn học miền Nam, đến thời đó vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của lãng mạn tiền chiến.

Năm 1962, Thanh Tâm Tuyền nhập ngũ, 1966 giải ngũ, 1969 tái ngũ, ở trong quân đội đến 1975; cấp bậc cuối cùng là Đại Úy trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Sau 1975, bị đi tù 7 năm, qua nhiều trại giam khắc nghiệt ngoài Việt Bắc. Thanh Tâm Tuyền ra tù 1982. Sang định cư tại Hoa Kỳ từ Tháng Tư, 1990, theo diện HO, sống ở tiểu bang Minnesota. Ông giữ thái độ gần như ẩn dật.

Thanh Tâm Tuyền mất lúc 11 giờ 30 phút ngày 22 Tháng Ba, 2006, khi mới bước vào tuổi 70.

Các tác phẩm:

Tiểu thuyết:

- Bếp Lửa (NXB Nguyễn Đình Vượng, 1957) 
   - Cát Lầy (Giao Điểm, 1967) 
   - Mù Khơi (1970)
   - Tiếng Động (1970)
   - Một Chủ Nhật Khác (Văn, 1975) 
   - Ung Thư (đăng nhiêu kỳ trên báo Văn, chưa xuất bản)

Truyện Ngắn:

- Khuôn Mặt (Sáng Tạo, 1964) 
   - Dọc Đường (Tân Văn, 1966)

Thơ

- Tôi Không Còn Cô Độc (Người Việt, 1956)
   - Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy (Sáng Tạo, 1964)
   - Thơ Ở Đâu Xa (Trầm Khắc Phục xuất bản, California, 1990)

Kịch:

Ba Chị Em (1967)

Phiếm Luận:

Tạp Ghi (1970).

Đặng Tiến viết về Thanh Tâm Tuyền 

Thơ Thanh Tâm Tuyền, tự nó, là một thế giới, và đồng thời một không gian nhìn ra thế giới. Đây là đặc tính của thơ Thanh Tâm Tuyền, ở những nhà thơ khác dù rất hiện đại, cũng không có, hoặc không rõ nét. Ví dụ trong thơ Tô Thuỳ Yên, chủ yếu ta thấy thảm kịch Việt Nam; thơ Lê Đạt chủ yếu phản ánh tâm cảnh người dân châu thổ Sông Hồng; thơ Dương Tường đưa vào nhiều tiếng nước ngoài, thảnh thót giọt mưa dương cầm tím mộng scheherazade, vẫn là cái liếc nhìn ra thế giới, không phải là tầm nhìn sâu thẳm, xâu xé, xoáy vào thân phận làm người, chủ yếu là người nhược tiểu. Nói như vậy, không có ngụ ý rằng thơ Thanh Tâm Tuyền nhẹ tính cách dân tộc. Phân biệt dân tộc với nhân loại là phiến diện: trong thế giới có Việt Nam và trong Việt Nam có thế giới. Trong «Guernica» của Picasso có Bến Tre, trong tranh khắc gỗ đình làng Việt Nam có Picasso. Tôi nói thơ Thanh Tâm Tuyền trong hình thức và nội dung là một bước ngoặt trong nghệ thuật và tâm thức Việt Nam là vậy.

866416042021







No comments:

Post a Comment