Cho hay, xưa nay nước nào cũng có một chánh-thễ riêng, dân tộc nào cũng có một tư- cách riêng, triết-học gia nào cũng có một tư-tưởng riêng, báo-quán nào cũng có một tôn-chĩ riêng. Chúng tôi đứng lập ĐẠI-VIỆT-TẬP-CHÍ nầy, tuy chẳng dám khoe tài công báo, song cũng học đòi theo dấu tiền nhơn, cũng có sấp tôn-chỉ, vẻ chương-trình riêng, đặng noi lối mà nói, giữ đường mà đi cho khỏi lầm khỏi lạt.
Trộm nghĩ quốc-dân
Việt-Nam ta chẳng phải là bọn ăn góc biển, ngủ đầu rừng như dân da-đen Nam-phi-Châu,
mà cũng chẳng phải sớm rẻ bạn tối vầy đoàn như dân da đỏ Tân-thế-Giới.
Quốc-dân ta tuy chưa đủ tài đủ trí mà thọ lảnh tiếng văn-minh, song ngoài một
ngàn năm xưa, vẫn đã có học thức đủ mà sáng nghiệp trị dân, hiểu đạo đức sẳng
mà trau dồi nhơn-cách. Thế thì Việt-Nam ta nào có phải là nước giã man chi đâu.
Trong chư quốc nay chúng ta thấy phú cường hoanh liệt đó, xét theo Dinh
-hoàn thiệt-sữ, thì cái lúc Việt-Nam ta nhơn-cách đã tập thành rồi,
mà nhiều nước ấy hãy còn u ám. Tại sao khi trước người ta u ám hơn mình mà nay
mình lại ra u ám hơn người? Cái vấn-đề nầy hể nhắc đến, thì những người có chí
nhiệt-thành về tấn-hóa cũa dân-tộc, ai mà chẳng nát ruột châu mày. Đã biết điều
buồn chẳng nên nói đến làm chi; mà xét kỷ, nếu sự buồn chẳng chịu nói ra, thì
chổ buồn ấy chừng nào mới giãi được.
Sự vận-động tấn-hóa
là cái máy mầu nhiệm cũa Tạo-vật, là cái bước tự nhiên của nhơn-loại. Dân tộc
nào khởi đoan củng phải u ám rồi lần lần học thức học thức càng ngày càng rộng,
tư-tưởng cnàg ngày càng sâu, mới chế sữa lối phong-tục cho đẹp xinh, mới khai
sáng cuộc lý-tài cho thạnh vượng, Việt-Nam ta chẳng phải lọt ngoài cái
lò vận-động cũa Tạo-vật ấy được, cũng có tấn-hóa như các nước chớ chẳng không.
Quốc-dân ta mà thua súc người đây là bởi cạnh-tranh khác sức, văn-minh lạ đường
(bên Thái-Tây cùng cách trí thiệt-hành làm văn-minh, bên Á-đông dung đạo đức
tinh thần làm hi-vọng).
Vả mười mấy thế-kỷ
trước quốc-dân Việt-Nam vẩn đã có sẳng học-thức có sẳng nhơn-cách rồi. Mà từ ấy
đến nay, chổ học-thức ấy chẳng hay biến cải, còn lối nhơn-cách ấy cũng không
hay chế sữa. Khi Sĩ-Vương đem sách vở Trung-Hoa qua mà dạy dổ quốc-dân ta thì
quốc-dân cứ noi sách ấy mà tập tư-tưởng, cứ vịnh sách ấy mà làm mục-đích. Mười
ba kinh, hai mươi bốn sữ đều là sách của Thánh-hiền để mà phỏ hóa tâm-lý và
trí-lực của loài người; ai mà tận độc rồi thì rất thiêu-diêu nơi đường đạo-đức.
Cái Chánh-thể và cái nhơn-cách cũa Việt-Nam ta cũng nhờ ấy mà được đẹp
đẻ xưa nay; vậy cũng nên nương gốc ấy cho quốc-hồn vĩnh cữu. Xét lại
cái nho-học quí báu biết dường nào. Chớ chi vạn quốc được đồng tâm hiệp ý, thảy
đều đem cái nho-học mà truyền dạy các dân-tộc trên địa-cầu, thì cái cảnh tuợng
thăng bình biết thuở nào xao động được.
Ngặt trên thế
kẻ vầy người khác, trong một ngàn mấy tram năm đã qua rồi, quốc-dân ta thì cứ mảng
chuyên môn đạo-đức mà làm trí thức, còn các dân-tộc khác thì ngó chốn tranh-cạnh
mà lập tinh-thần, niếu cujộc lý-tài mà làm tôn-chỉ. Ta thì lấy lời hiền ý thánh
mà hóa dân, còn người thì đem bát-vật hóa-học dạy chúng. Thuở trước quốc-dân ta
xẩn bẩn trong nước, như người đóng cữa, ở trong nhà (bế quan tự trị) chẳng hay
chẳng biết sự thế vận-động thể nào. Đến khi nhà nước Đại-Pháp qua lảnh quyền
giáo hóa quê-hương ta, người bèn mở rộng các cữa ra; khi ấy những trang thức
giã dòm thấy công cổ phong-chào, nhơn-quần tranh cạnh, mới biết chổ học-thức của
người mà mình dồi mài bấy lâu chẳng thích hiệp với thời nghi chút nào hết.
Đại-Pháp bảo hộ
vàbĩnh-chánh nơi đất Việt đã gần 60 năm nay, ghe phen đã để ý muốn canh
cải phần học-thức cũa quốc-dân ta, muốn gieo trồng giống thiệt nghiệp nơi quê vứv
ta, đặng cho dân-tộc ta đủ trí-lực, đủ tài-sản mà lăn-lộn cùng thời đại. Ngặt
chánh-thể cũa xứ ta cũng có chổ đáng khen, phong tục cũa người mình củng có chổ
đáng mến. Nên Chánh-phủ Đại-Pháp tuy hết long muốn giáo hóa quốc-dân ta, mà bấy
nay dọn sữa chổ nầy, sợ sái với chánh-thể xưa, muốn chế chổ kia thì e nghịch
cùng phong tục củ. Bởi rứa nên mấy mươi năm nay quốc-dân gần gũi thầy Đại-Pháp
là đấng văn-minh cực điểm, mà cái trình-độ của quốc-dân ta không được cao bao
nhiêu.
Trong ba năm
nay Đại-Pháp ta vì đều công-lý, vì chổ sanh tồn, mà phải huyết chiến cùng Đức-quốc.
Cả toàn-cầu những dân-tộc nào biết mến đều công-nghĩa thì thảy đều nhảy vào
vòng mà tiếp chiến với mẫu quốc ta. Quốc-dân ta là học trò của Đại-Pháp đã mặn
nồng vì nghĩa dạy bảo mấy mươi năm, nên cũng ứng lên; Kẻ thì sang Âu-địa giúp
công, người ở nhà thì hết long giúp của. Đã biết chiến-cuộc là một mối hại lớn
của sanh-linh. Mà nếu nghĩ cho cùng lý thì quốc-dân ta cũng nhờ có chiến-cuộc mới
có dịp mà tỏ dạ trung thành với Mẩu-quốc, và mới giải bớt được những phong tục
xưa nó bao trùm phần trí-thức và nó rang buộc tánh vận-động dân-tộc ta hơn mấy
thế-kỷ rồi.
Cũng nhờ dịp ấy
Chánh-phủ Đại-Pháp mới rỏ biết quốc-dân Nam-Việt cũng có long trung thành nghĩa
dỏng như dân-tộc khác, mới dòm thấy người Annam đã vẩy vcùng muốn thoát khỏi
mô-phạm củ, muốn bỏ hết tư-cách xưa, mà chen vào vòng tấn-hóa trên thế giới. Chánh-phủ đoán quyết lúc nầy
là lúc dân tâm đương nhiệt-thành, nên tính thưà cơ mà khai dân-trí, quãn
dân-tài, ngỏ đặng đến khi bải chiến rồi, cỏi Á-pháp-lang (2) nầy sẳng sản-vật mà
hung vượng lý- tài, đủ trí-lực mà bảo toàn quyền-lợi.
Lấy trong hai
bài diển-thuyết của quan Tổng-thống Toàn-quyền Albert Sarraut đọc tại
Nam-kỳ công-báo hội ngày 30 Octobre 1917 và nơi Đông-pDương Chánh-phủ nghị-viện
ngày 31 Novembre 1917 mà suy, thì đủ thấy Chương-trình Chánh-sách (3) cũa
Chánh-phủ. Theo nhng lời ấy thì chánh phủ đương trù hoạch đêm ngày đặng làm cho
mau cao sâu chổ học-thức của quốc-dân ta, mau rộng lớn cuộc lý-tài của quê-vức
ta, đặng đủ sức trước là giúp đở cho Mẩu-quốc phú cường, sau nữa xứng đáng hưởng
Đông-Dương tự chủ (4).
Chúng tôi đây vốn là kẻ đã chịu ơn dạy dổ của nhà nước Đại-Pháp.
Nay chúng tôi trộm thấy ý Chánh-phủ muốn Tây Nam liên lạc đặng theo giống
văn-minh nơi đường Á-pháp-Lang. Chúng tôi chẳng lẻ lấp mắt ngơ tai cho đành. Vậy
chúng tôi ra lập Tập-chí nầy là có ý muốn giúp cho Chánh-phủ trong đường
khai hóa cỏi Việt-Nam và lại giúp cho đồng-bang trong bước tấn hóa nơi thiệt học.
Ấy là Tôn-chĩ của chúng tôi đó. Còn Chương-trình của chúng tôi, thì
chúng tôi củng xin bày tỏ luôn ra sau đây cho Đồng-bang nhã giảm.
Chúng tôi lập ĐẠI-VIỆT-TẬP-CHÍ nầy chẳng hề dám sánh long viển đại
như ĐÔNG-PHƯƠNG TẠP-CHí bên Trung-quốc, hoặc tính luận cao sâu như
NAM-PHONG TRẠP-CHÍ ngoài Bắc-kỳ. Chổ chủ ý của chúng tôi là tầm thường
mà thôi; chúng tôi duy muốn buộc tình than ái của Pháp-quốc với Việt-Nam, muốn
truyền tư-tưởng mới, muốn tỏ môn thiệt-học, ngỏ giúp quốc-dân muôn một trong đường
tấn hóa.
Nương theo chủ ý đó nên chúng tôi mới chia Đại-Việt-Tập-Chí ra năm
khoa:
10 Chánh trị khoa
20 Lý-tài khoa
30 Bát học khoa
40 Đông Tây thời-vụ.
50 Âu Á từ đàng.
Khoa Chánh-trị thì chúng tôi để mà báo cáo cho quốc-dân hay
biết những lề luật, nhng châu-tri cùng những nghị định mới của Chánh-phủ bàn
hành mà phổ hóa cỏi Việt-Nam mà củng để mà trình tỏ cho Chánh-phủ thấu hiẻu chổ
ham chổ muốn của nhơn dân, ngỏ đặng trên dưới thông tình cho mau lẹ bề tấn hóa.
Khoa Lý-tài thì chúng tôi để mà luận những vấn đề thuộc về thương-cổ,
nông tang, công nghệ và bày tỏ chư môn thiệt-nghiệp cho quốc-dân thông hiểu đặng
mà khai quảng tài nguyên, cạnh tranh quyền lợi.
Trong khoa Bát-học thì chúng tôi phiên dịch những pháp luật, địa-dư sữ-ký,
cùng những sách bát-vật, hóa-học, y-học, triết-học, v.v. đặng cho những người lớn
tuổi và không tập tân-học có thể mà phổ thông theo trí lực mới, theo tư tưởng lạ,
phòng hiểu máy vậnđộng nơi Hoàn-vủ.
Đông Tây thời vụ là để ý cáo báo cho quốc-dân biết tin tức Âu-châu chiến
cuộc cùng Trung-quốc sự tình và các thjời sự lạ xảy ra trên Hoàn-cầu.
Âu Á từ đàng là để phiên dịch nhng Sữ, Sách, Truyện, Ký, Ca, Phú, Thi,
Văn, của Pháp, Việt và Trung-Hoa, hoặc y cách điệu mà làm ra quốc-âm, song lựa
lấy chổ nào cho có quang hệ phong-hóa giáo-dục trong thời-đại mới nầy mà ngâm vịnh,
lại có ý dồi sữa nôm na tom góp làm ra Kinh-tế-quốc-văn cho dảng tiện, ngỏ hầu
bổ ích về tương lai.
Chương-trình Tập-chí chúng tôi sấp như thế. Mổi khoa chúng tôi có đặt một Chủ-bút
riêng. Năm Chủ-bút mỗi người lảnh phần quản-lý và nghị luận những vấn-đề thuộc
về khoa của mình. Nhng đấng văn-nhơn, Bát-sĩ trong Việt-Nam ông nào có chổ kiến-thức
chi quí, xin biên rồi gửi đến cho chúng tôi thì chúng tôi sẻ hoan-nghinh mà ấn
hành.
Cữ chỉ của chúng tôi làm đây là chủ ý giúp ích cho quê-vức. Nếu Văn-nhơn,
Bát-sĩ, Phú-hộ, Hào-gia, có lòng chiếu cố giúp cho hoàn-toàn sự ao-ước của
chúng tôi thì Việt-Nam hạnh thậm, Quốc-dân hạnh thậm.
Longxuyên Khuyến-Học hội
ĐẠI-VIỆT-TẬP-CHÍ
BIÊN TẬP GIẢ
Chánh-trị khoa; THÚC-THANH LÊ-THỊ
Lý-tài khoa; BIỂU-CHÁNH HỒ-THỊ
Bát-học khoa; ĐỊNH-CHI NGUYỄN-THỊ
Đông-Tây thời vụ; THƯỜNG-TIÊN
LÊ-THỊ
Âu Á từ đàng; THÚC-LIÊNG ĐẶNG-THỊ
ĐỒNG
PHI LỘ
-----
(1) Lời Tựa của Đại Việt Tập Chí xuất bản tại Long Xuyên vào tháng Giêng năm 1918. Chúng tôi
giữ nguyên văn, không sửa chữa từ ngữ và chánh tả, để thấy cách hành văn và chánh tả thời
đó ở miền Nam Việt Nam.
(2) Á-pháp-Lang, nước Pháp nơi Á-Đông, la France d’Asie.
(3) Chương trình chánh sách.- Cách sấp đặt mà trị dân trị nước (Programme
politique)
(4) Đông Dương tự chủ- Mình trị lấy mình (Indichine autonome)
No comments:
Post a Comment