(1930-20 )
Nhạc sĩ Vũ
Đức Nghiêm sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoàng Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định. Là con thứ nhì trong một gia đình gồm 8 anh em trai và 2 em gái. Chín
anh em ông đang sống rải rác nhiều nơi ở hải ngoại. Một người còn đang ở Việt
nam.
Ông đã say mê âm nhạc từ thuở nhỏ, dù chỉ được
bố mua cho cây “harmonica” nhưng ông rất say sưa với nó. Không được học nhạc
với ai cả nhưng cứ nghe người khác rồi tự mầy mò học qua sách vở. Bản nhạc đầu
tay ông viết vào năm 1947 lúc ông 17 tuổi có tên là Bến May viết
cho cô bé cùng làng
chứ không cùng xóm. Nàng ở đầu đình và chàng ở cuối thôn.
Năm 1951 ông gia nhập quân ngũ, học Khóa 1
trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định.
Năm 1953, ông viết Đại đội 4 hành khúc, rồi Sư đoàn 3 hành khúc.
Năm 1954, ông lập gia đình, cho đến
nay có 7 người con, tất cả đều đã có gia
đình.
Năm
1958, ông chuyển đến Sư đoàn 22, ông viết Sư
đoàn 22 hành khúc. Năm 1967, ông viết Sư
đoàn 23 hành khúc, khi ông phục vụ trong đon vị nầy.
Về tình ca thì những năm
của thập niên 60, Vũ Đức Nghiêm viết cũng khá nhiều nhưng có lẽ nhạc phẩm đã
đưa anh lên “vinh quang” và gắn liền với tên tuổi mình chính là bài “Gọi
người yêu dấu”. “Người yêu dấu” này đã được Vũ Đức Nghiêm bật mí trong cuốn
sách nhỏ “Vũ Đức Nghiêm anh tôi” của nhà văn Vũ Trung Hiền.
Vào khoảng 1968, một người bạn gửi gấm một cô bạn của anh
ta cho Nghiêm. Cô này có bầu vài tháng. Coi như đó là người đẹp đi tị nạn “bầu
bì”. Khi ấy Vũ Đức Nghiêm đang được giao nhiệm vụ trông coi một số biệt thự ở
Đà Lạt. Cô gái trẻ mắc nạn được anh chăm sóc chu đáo. Ban đầu chỉ là bổn phận
giúp bạn, chỉ là cảm thương cảnh ngộ giai nhân phải đi trốn nhưng sự gặp gỡ
hàng ngày và “hình dáng mong manh” của người đẹp đã khiến Vũ Đức Nghiêm không
cầm lòng được. Khung cảnh thơ mộng xinh đẹp của Đà Lạt hẳn cũng góp phần vào
mối tình có lẽ “không giống ai” này! Sau khi cô bé sinh nở mẹ tròn con vuông,
cha mẹ cô đem cô về và đôi ngả chia ly từ đó.
Mỗi chiều nhìn trời Đà Lạt, nghe rừng thông vi vu, mỗi gốc cây bụi
cỏ đều gợi sự xúc động của nỗi nhớ nhung người tình ấy, Vũ Đức Nghiêm viết “Gọi
người yêu dấu”, vào khoảng tháng 11 năm 1969, lúc vừa chia tay; nhạc sĩ ngồi bên
bờ hồ Xuân Hương sang tác nhạc phẩm nầy.
Sau đó, ca sĩ Thanh Lan
lên Đà Lạt nghỉ mát, gặp Vũ Đức Nghiêm hỏi có viết ca khúc nào mới và ông đưa bản
này.
Tháng 1 năm 1970, tíếng
hát Thanh Lan lần đầu tiên giới thiệu bài tình ca ướt át này trên đài truyền
hình Sài Gòn, được thính giả ưa thích. Bài hát điệu Boston, ¾ chậm buồn, lời ca
chải chuốt và da diết.
Sau 1975 ông bị đi học tập cải tạo suốt 13 năm. Từ trại
giam Tân Hiệp, Biên Hòa, ông bị đưa ra Hoàng Liên Sơn,tháng Sáu 1976, và chuyển
qua nhiều trại ở vùng Yên Báy , Lào Cay,…
Tháng 10 năm 1978, chuyển trại về trại giam Nghệ Tĩnh.
Tháng 1 năm 1981 chuyển trại về Hàm Tân
Tháng 4 năm 1982
chuyển về trại Xuân Phước thuộc tỉnh Phú Khánh, cho đến tháng 9/88, đuợc tạm tha. Trong th ời
gian ở trong trại học tập cải tạo, ông sáng tác một số nhạc phẩm như Mưa Buồn Long Giao,
Xin làm cỏ biếc vuơng chân em đi, Mùa Hạn, Điệu Hoài Hương Xanh, Giả sử Mai
Ta Về,Đoá Hồng Cho Người Yêu Dấu, Tâm Tư Chiều, Muôn
Trùng Xa Em Về, Như Mây Bay Về, Tâm Khúc Đêm Sao, Đoá Hồng Cho Ngươì Yêu Dấu
Cuối năm 1990, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và gia
đình sang Hoa Kỳ theo diện H.O. hiện cư ngụ tại San Jose.
Theo tác giả, giòng nhạc Vũ Đức Nghiêm có thể
được chia làm bốn thể loại, tương ứng với bốn giai đoạn khác nhau:
1. Quân hành ca: Viết lúc còn trẻ, thời kỳ sống trong quân đội.
2. Tình ca: Viết ở lứa tuổi trưởng thành.
3. Ngục tù ca: Viết trong thời gian 13 năm ở các trại tù cải tạo.
4.Tôn vinh ca: Viết từ giai đoạn sau đó cho đến nay.
2. Tình ca: Viết ở lứa tuổi trưởng thành.
3. Ngục tù ca: Viết trong thời gian 13 năm ở các trại tù cải tạo.
4.Tôn vinh ca: Viết từ giai đoạn sau đó cho đến nay.
Trong bài: Vũ
Đức Nghiêm
trên Web Hồn Quê, Hương Kiều
Loan viết về nhạc sĩ nầy:
Trong vườn hoa âm nhạc, Vũ Đức Nghiêm là một
trong những loài hoa hiếm quí ấy. Nhạc cuả ông thanh nhã, tiết điệu rất tuyêt
vời, không quá cầu kỳ để trở thành diêm dúa lố bịch, nhưng cũng không giản dị
mộc mạc thái quá để dễ bị đồng hoá với hình ảnh của người "nhà quê đi guốc
mộc".
Ca khúc:
- Ca Khúc Tạ Ơn Tôn Vinh
- Bến May (1947)
- Điệu Hoài Hương Xanh
- Đoá Hồng Cho Người Yêu Dấu
- Giả Sử Mai Ta Về
- Gọi Người Yêu Dấu
- Hôn Tóc Chiêm Bao
- Khúc Ca Dịu Dàng
- Mai Em Anh Về (Mai Anh EmVề)
- Mùa Hạn
- Mùa Xuân Thung Lũng Hoa Vàng
- Mưa Buồn Long Giao (thơ Hà Thượng Nhân)
- Muôn Trùng Xa Em Về
- Như Mây Bay Về
- Như Một Thoáng Phù Du
- Nước Mắt Long Lanh
- Ôi Đêm Kỳ Diệu
- Phút Trao Yêu
- Sao Đêm Lung Linh
- Sư đoàn 3 hành khúc (1953)
- Sư đoàn 22 hành khúc (1958)
- Sư đoàn 23 hành khúc (1967)
- Tâm Khúc Đêm Sao
- Tâm Tư Chiều
- Tình Muộn
- Xin làm cỏ biếc vuơng chân em đi
- Bến May (1947)
- Điệu Hoài Hương Xanh
- Đoá Hồng Cho Người Yêu Dấu
- Giả Sử Mai Ta Về
- Gọi Người Yêu Dấu
- Hôn Tóc Chiêm Bao
- Khúc Ca Dịu Dàng
- Mai Em Anh Về (Mai Anh EmVề)
- Mùa Hạn
- Mùa Xuân Thung Lũng Hoa Vàng
- Mưa Buồn Long Giao (thơ Hà Thượng Nhân)
- Muôn Trùng Xa Em Về
- Như Mây Bay Về
- Như Một Thoáng Phù Du
- Nước Mắt Long Lanh
- Ôi Đêm Kỳ Diệu
- Phút Trao Yêu
- Sao Đêm Lung Linh
- Sư đoàn 3 hành khúc (1953)
- Sư đoàn 22 hành khúc (1958)
- Sư đoàn 23 hành khúc (1967)
- Tâm Khúc Đêm Sao
- Tâm Tư Chiều
- Tình Muộn
- Xin làm cỏ biếc vuơng chân em đi
Tài
liệu tham khảo:
- Vũ
Đức Nghiêm Web: songdao.com
- Vũ Đức Nghiêm Web: honque.com
- Vũ Đức Nghiêm Web: honque.com
Ca
khúc Gởi người yêu dấu do ca sĩ Ngọc
Lan trình bày
https://www.youtube.com/watch?v=SB24Wchv0vY
No comments:
Post a Comment