Pages

Wednesday, January 22, 2020

Hoa Đậu Biếc


Vào tháng 6 năm 2019, tôi đến San Jose thăm thân nhân, bạn bè, ngụ trong nhà của vợ chồng hai anh chị CHS, anh học Trường Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ, chị Trung tâm Chuyên nghiệp Phan Đình Phùng, sau 1975 hai trường nầy nhập thành một, ngày nay là Trường Cao Đẳng Nghề Nguyễn Trường Tộ. Buổi sáng chị vợ pha cho nhà tôi và tôi mỗi người 1 ly nước màu xanh, chị ta nói với chúng tôi:

- Thưa Thầy đây là nước Hoa đậu biếc, uống cho mắt tốt, em uống vài tháng nay, nên đã không cần đến cái kiếng nữa. 


Thế rồi mỗi ngày, chị ấy pha cho chúng tôi cũng như chị ta mỗi người 1 ly nước Hoa đậu biết. Khi chúng tôi trở về nhà, chị ta còn cẩn thận cho thêm chừng 1 chén hoa khô.


Nhân tiện có người nhà sang Mỹ, tôi nhờ con tôi mua gửi sang 1 kg để dùng tiếp, trong khi đó tôi lên mạng tìm hiểu về công dụng của hoa nầy:

Hoa đậu biếc tên tiếng Anh là butterfly pea, tên khoa học là Clitoria ternatea hoặc có tên khác là Hoa đậu bướm vì khi hoa nở trống giống như một con bướm màu xanh tím. Thường thấy ở vùng nhiệt đới Châu Á.

Theo bài viết: Những tác dụng bất ngờ từ hoa đậu biếc của BSCKII. Hoàng Thanh Hiền Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quận 11, đăng trên Trang nhà của Bệnh viện Quận 11 Tp. HCM

Đậu biếc còn được gọi là Đậu hoa tím, Bông biếc, là một loài cây leo, thân thảo, sống nhiều năm, thường được trồng làm hàng rào hoặc thành giàn hoa.



Trà hoa Đậu biếc có nguồn gốc từ Thái Lan, sau đó theo chân du khách lan sang Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và một số nước vùng Đông Nam Á.

Đậu biếc còn được gọi là Đậu hoa tím, Bông biếc, là một loài cây leo, thân thảo, sống nhiều năm, thường được trồng làm hàng rào hoặc thành giàn hoa. Hoa có màu xanh tím, xanh lam đậm hoặc màu trắng, nhưng phổ biến nhất là màu xanh tím.

Trong những công trình nghiên cứu khoa học, người ta đã phân tích được từ hoa Đậu biếc nhiều hợp chất hóa học hữu cơ, đáng chú ý là 2 hoạt chất: anthocyanin (một loại flavonoid) tạo nên màu xanh rực rỡ của hoa và cliotide.

Những công dụng của hoa Đậu biếc:

1. Làm đẹp: đẹp da, đẹp tóc, chống lão hóa, chống béo phì

Hoạt chất trong hoa Đậu biếc cải thiện sức khỏe tế bào. Chúng cũng làm máu lưu thông tốt đến mọi ngóc ngách cơ thể giúp nuôi dưỡng tốt da lông, làm chậm sự lão hóa, ngăn ngừa rụng tóc và làm cho tóc đen bóng mượt. Hơn nữa, anthocyanin có thể ức chế được phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn cản sự tích tụ chất béo trong nội tạng nên giữ vóc dáng được thon thả, tránh béo phì. Nên không lạ gì việc các thiếu nữ ở Thái Lan truyền tụng cách làm đẹp bằng cách uống trà hoa Đậu biếc thường xuyên.

2. Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư

Khả năng chống oxy hóa cao nên giảm tối đa sự hình thành các gốc tự do, ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra. Ngoài ra, hoạt chất trong hoa Đậu biếc có công năng ổn định di thể trong nhân tế bào, bảo vệ màng tế bào, tăng cường khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu và thực bào nên hạn chế được sự phát triển tế bào ung thư và bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị. Mặt khác, trong phòng thí nghiệm, chất cliotide của hoa Đậu biếc đã thể hiện khả năng ức chế tế bào ung thư một cách đầy ấn tượng.

3.Tăng cường miễn dịch

Màu xanh của hoa có hoạt chất anthocyanin giúp bảo vệ DNA và lipid peroxidation khỏi tổn thương và tăng sản xuất cytokine để tăng miễn dịch cho cơ thể.

4. Tính kháng khuẩn

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy cliotide trong hoa Đậu biếc có khả năng kháng khuẩn in vitro chống lại E. coli , K. pneumoniae , và P. aeruginosa.

5. Tốt cho tim mạch

Nhiều nghiên cứu cho thấy hoa Đậu biếc cải thiện đáng kể nguy cơ tử vong do động mạch vành vì giúp bảo vệ thành mạch, ngừa xơ cứng mạch máu, giảm thuyên tắc máu ngăn ngừa huyết khối não và giảm huyết áp.

6. Hữu ích cho bệnh tiểu đường

Hoa Đậu biếc cũng có thể làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm một phần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

7. Cải thiện thị lực

Việc tăng cường máu đến các cơ quan cũng giúp cho dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt được cải thiện, làm mắt được bảo vệ tốt, thị lực tăng lên. Mắt được bảo vệ tránh những tổn thương do các gốc tự do nên làm chậm sự tiến triển của đục thủy tinh thể, giúp điều trị những tổn thương của võng mạc.

8. An thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm

Theo các tài liệu cổ, hoa Đậu biếc có tác dụng an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm là do màu xanh của hoa. Đây là lý luận của Ayurveda Ấn Độ và Trung Y.

9. Tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi, giảm căng thẳng

Trong món ăn, thức uống làm từ hoa Đậu biếc đã có những hoạt chất có ích nên hiển nhiên cơ thể được tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi. Lúc uống trà hoa Đậu biếc, khách lại có cảm giác khoan khoái, thư giãn khi ngắm nhìn màu xanh biếc, hoặc tím ngắt, hay hồng hồng của trà sau những lúc làm việc căng thẳng.

Tác hại của hoa đậu biếc:

Những lưu ý khi dùng hoa Đậu biếc.

Khi xác định độc tính của anthocyanin trong hoa Đậu biếc, người ta nhận thấy anthocyanin không có tác dụng bất lợi nào được báo cáo khi cho người lớn uống đến 640 milligam mỗi ngày.

Do đó, với mức độ uống 1-2 ly trà hoa Đậu biếc trong ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2 gam hoa khô) thiết nghĩ cũng không có hại.

Tuy nhiên, vì hoa Đậu biếc chứa anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng lưu thông máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên lưu ý cẩn thận hạn chế dùng trong các trường hợp:

- Có thai.
- Đang hành kinh.
- Đang chuẩn bị phẫu thuật.
- Đang dùng thuốc chống đông máu.

Riêng bản thân tôi bị cao huyết áp, có mỡ trong máu, tiểu đường hàng ngày phải uống 3 thứ thuốc đó, nào là Lowpressor HCT 100, Simvastatin 20 mg, Mettformin HCL 500 mg.

Mắt của tôi đã mỗ cườm khô (Cataract), có cườm ướt (Glaucoma), hai bác sĩ đang điều trị, theo dõi, mỗi ngày tôi phải nhỏ 4 thứ thuốc sau:


Thuốc Timolol Maleate 0,5% và Alphagan 0,15% phải mua theo toa bác sĩ, còn 2 loại kia mua tự do ở cửa hàng dược phẩm, có thứ nhỏ 4 lần, có thứ nhỏ 2 lần, có thứ nhỏ 1 lần vào sáng sớm, có thứ nhỏ 1 lần vào buổi tối.

Riêng con mắt trái của tôi, cứ mỗi tháng 1 lần, bác sĩ chích vào đó 1 mũi thuốc, trước khi chích, y tá nhỏ vào đó mấy thứ thuốc, phải mất khoảng nửa giờ để nhỏ thuốc trước khi bác sĩ chích. Chích xong phải đo nhãn áp rồi bác sĩ mới cho ra về.

Tháng 10-2019, tôi đi khám bác sĩ mắt, nhìn thấy hình chụp con mắt của tôi trước kia có vài vùng đỏ, nay những vùng đỏ nầy nhỏ đi, sau khi chích thuốc vào con mắt, bác sĩ bảo 1 tháng rưỡi sau trở lại, vào tháng 11, tôi đi khám, nhìn thấy hình chụp con mắt còn có vùng đỏ lờ mờ, sau khi chích bác sĩ cũng hẹn một tháng rưỡi sau trở lại. Đến tháng 12 tôi đi khám, nhìn thấy hình chụp không còn có màu đỏ nữa, hình như bác sĩ có nghi ngờ, ông không chích thuốc con mắt tôi và hẹn tháng sau trở lại. Tôi không nói chi, ra văn phòng hẹn với họ tôi đi Việt Nam khoảng 2 tháng, khi nào về, tôi sẽ lấy hẹn lại.

Hình chụp Giác Mạc, màu đỏ không tốt, màu xanh lá cây tốt

Nhưng tôi đoán biết, chắc do mình uống nước Hoa đậu biết, mắt tôi mới được như thế, kết quả có hình ảnh và có bác sĩ khám nghiệm hàng tháng. Hơn nữa mắt kính tôi mang có hơi mờ hơn trước kia.

Tôi có người bạn, anh ta bị tiểu đường đã lâu, hàng ngày uống Metformin HCL 500 mg, uống mỗi ngày 2 viên, gần đây chỉ số đường tăng cao khoảng hơn 300, đi bác sĩ cho uống tăng thêm 3 viên mỗi ngày. Tôi cho anh ta biết, tôi cũng bị tiểu đường mỗi ngày uống 2 viên Metformin HCL 500 mg, chỉ số đường của tôi chừng 100, anh ta nhắc cho tôi nhớ chỉ số 120 trở xuống là người bình thường, và khuyên tôi bớt xuống, uống mỗi ngày 1 viên thôi, uống nhiều thuốc có hại thận.

Tôi uống mỗi ngày 1 viên Metformin 500, trong khoảng 2 tuần lễ chỉ số đường có khi 87, có khi 93. Mới đây về Việt Nam, có hôm vì đi ra ngoài buổi trưa, nắng nóng quá, bị say nắng tôi ngủ vùi, quên uống thuốc cử chiều, trong đó có Savastatin, Metformin, sáng hôm sau thử máu chỉ số là 103.

Cho nên đối với bản thân tôi, sau 6 tháng uống Hoa đậu biết, mắt của tôi có thay đổi, đường huyết của tôi cũng xuống, nói chung là có kết quả tốt.

Qua tìm hiểu, tôi biết những người bị tiểu đường mắt sẽ bị mờ, như vậy nếu đường huyết tốt thì mắt sẽ trông thấy rõ. Trong trường hợp nầy Hoa đậu biết chữa trị đường huyết, đương nhiên chữa trị mắt sáng luôn. Tưởng cũng nên nói luôn bác sĩ Rishi Kumar là bác sĩ chuyên trị Glaucoma cho những người bị tiểu đường, và ông ta chữa trị cho tôi ít nhất là 3 năm nay, cứ mỗi tháng chích vào con mắt trái 1 lần, nhưng vết đỏ trên hình mắt y như cũ, nhưng sau khi uống Hoa đậu biết chừng 4 tháng sau là có kết quả trông thấy.



Chị cựu học sinh, chỉ cho tôi biết mua Hoa đậu biết ở Chợ Bình Tây, chạy xe gắn máy vào mặt chính của chợ, rồi quẹo tay trái, những kios tại đây có cái bán Hoa đậu biếc, giá 200 ngàn đồng một kg hoa khô. Tôi có chỉ cho bạn tôi mua, nhưng anh ta vào đường Hải Thượng Lãn Ông mua 250 ngàn đồng/kg. Hôm đi Tảo mộ ghé nhà cháu Lợi ở gần chợ Tầm Vu, Long An. Tần vợ cháu Lợi cho biết ở Long An bán 300 ngàn, có nơi bán 500 ngàn/kg. Vì thấy hoa đẹp, tôi hỏi xin hạt giống, Tần có, nên cho tôi 2 trái khô, mỗi trái có chừng 5, 6 hạt giống.



Tôi được biết trên Amazone có bán Hoa Đậu Biếc của Thái Lan, mỗi gói 100 gr. Giá 12.25 USD,  mỗi gói một người uống, mỗi ngày 5, 6 bông chắc được chừng  6 tháng.

 

Bổ túc thêm:

Ngày  09 tháng 02 mới vừa qua, khi đi Họp Mặt Tân Niên với các đồng môn THKT Cao Thắng, vừa mới tới điểm hẹn, Đặng Ngọc Hữu đang đứng với một số các bạn ngồi chờ, sau khi bắt tay Hữu nói với  tôi:

- Tôi có đọc bài Hoa Đậu Biếc của anh, tôi cũng đang uống và mắt của tôi sáng tỏ hơn trước. Đọc bài của anh, tôi mới biết nó có công dụng về huyết áp, tiểu đường.

Tôi cho biết:

- Hôm Tết con gái tôi ra chợ Bình Tây, tìm mua để biếu người thân, nhưng chỉ có một người bán, giá đến 420 ngàn đồng/kg, họ cho biết vì Trung Quốc gom hàng, nên hàng trở nên hiếm.

Hữu cho biết:

- Nhà tôi ở Thủ Đức, nên có trồng 4 gốc Hoa Đậu Biết, dư dùng khỏi phải mua.

Anh hỏi thêm:

- Bài viết anh lấy tài liệu ở đâu ?

Tôi trả lời:

- Trên Trang Mạng của Bệnh Viện Quận 11. Nhớ chỉ nên uống từ 5 tới 10 hoa mỗi ngày mà thôi, uống nhiều hơn có thể có phản ứng khác không tốt mà tài liệu không nói đến.

8664220119

















No comments:

Post a Comment