Pages

Wednesday, January 29, 2020

Đi thăm viếng ngày mồng 4 Tết


Năm nay ngày Mồng Một Tết, đi chúc Tết thông gia ở đường Nguyễn Trãi, Mồng Hai Tết đi Hội Hoa Xuân ở Vườn Tao Đàn, ồng Bốn Tết tháp tùng theo vợ chồng con gái đi thăm viếng khách hàng và bạn thân.

Trước tiên chúng tôi lên Bến Cát thăm anh Hiền, nhà anh Hiền ở sung quanh, trước nhà, bên phải, bên trái đền có vườn cảnh, hồ cá Koil,

Trong nhà tầng dưới cũng như trên lầu đều có tranh và tượng. Có thể nói có 3 loại tượng chủ điểm:

Tượng Thập bát La Hán, Hiền có bộ bằng sứ ở dưới lầu.

Thập bát La Hán, tượng đồng ở trên lầu


Tượng Bồ Đề Đạt Ma, hầu hết là tượng gỗ, cũng có vài tượng bằng sứ.

Tượng Quan Vân Trường, thường gọi là Quan Công, nhiều tượng gỗ rất có thần.


Lần nầy được anh Hiền, gia chủ hướng dẫn lên lầu xem tượng Quan Công, chủ nhân vừa mới có và được xem bộ Thập Bát La Hán bằng đồng, đặt trong phòng thờ tự của gia đình.

Được chủ nhân mời ăn cam và uống Trà Bông Sen tức trà ướp sen, đặc sản của Hà Nội. Trà pha vừa trong bình và chén của Nhật, loại bình cũng như chén uống trà bằng sứ có 2 lớp, cho nên dù nước nóng nhưng bưng chén trà vẫn không nóng ở trong tay.

Xem tượng trong nhà anh Hiền không thấy chán, nhưng cũng phải chào chủ nhà hiếu khách ra về, để đi thăm nhà khác. Đó là nhà anh chung với cô Thanh ở Lái Thiêu.

Cô Thanh không có ở nhà, vì ngày Tết phải về quê ở Củ Chi rồi đi viếng Miếu Bà Chúa Xứ ở Núi Sam, Châu Đốc.

Được anh Chung cũng là người hiếu khách, mời chúng tôi uống trà, được nhà tôi và tôi khen trà ngon, biết chúng tôi biết thưởng thức trà nên anh biếu cả số trà con lại.

Anh Chung biếu cho chúng tôi một gói Trà Tân Cương.
Và một hộp Trà Trung Quốc có tên là Thiền Định Chi Đạo.

Tôi nhìn thấy bộ trà của gia chủ đẹp, mặc dù năm ngoái tôi đã có uống một lần rồi, nhưng năm nay do tò mò, tôi lật dước đáy chén lên mới thất có 4 chữ Hán, trong đó có 2 chữ Cảnh Đức.

Tôi nói với anh Chung người xưa nói về ấm chén uống trà, người ta thường nhắc: “Thứ nhất Mạnh Đức gan gà, Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần”, nhưng ngày nay làm gì có những thứ ấm chén danh truyền đó, ngày nay chỉ có: “Ấm Nghi Hưng, chén Cảnh Đức”, là đúng điệu nghệ rồi.

Anh Chung cho biết: “Dạ con mua bộ ấm chén nầy tại phi trường Bắc Kinh”. Tôi nhìn bộ ấm trà, ngoài ấm trà có chén tống, chén quân với 4 cái, trong số nầy có 3 cái để uống trà mùa Hè, chỉ có 1 cái để uống trà mùa đông, không thấy có Dầm, Bàn chi cả, cũng như nhà anh Hiền, các anh có cái khai dùng để ấm, chén và để chứa nước dư thừa. Có lễ vì vậy nên không cần tới Dầm, Bàn.

Sau 3 tuần trà, anh Chung mời tôi uống rượu ngâm thuốc bổ, nào là cao hổ cốt, sâm … Tôi uống 2 chung, ngại tửu lượng của mình, nên xin không uống thêm.

Rồi chúng tôi rời nhà anh Chung vì làm khách ăn trái cây, bánh mứt, uống trà, uống rượu đã lâu.

Gia đình sau cùng chúng tôi đi thăm là nhà anh Phúc, chúng tôi được vợ chồng chủ nhà ân cần tiếp đãi, uống nước trái cây hoặc nước đậu đen lòng đỏ, ăn trái cây và bánh mứt. Cũng như tại nhà của anh Hiền và Chung, chúng tôi chúc Tết nhau rồi ra về khoảng 4 giờ chiều, nhà tôi muốn, nên Phúc hẹn sẽ đưa đi thăm Nhóm Hội Ngộ Miền Tây ở Bến Tre, họ là những Youtuber.

Từ trái: Tông, Chi, Lam Hồng, Lam, Phúc, Thảo, Diệp

Phong tục ta, ngày Tết thăm viếng nhau, chúc tụng cho nhau. Đó là phong tục tốt cần được gìn giữ, bởi vì trong năm có thể có nhiều việc phải làm, ngày Tết đi thăm hỏi nhau để thắt chặt thêm tình thân họ hàng, gia đình, bạn hữu. 
8664300119











No comments:

Post a Comment