Pages

Wednesday, May 22, 2019

Các cầu ngói danh tiếng Việt Nam


1.- Cầu ngói chùa Lương. Cầu ngói nầy thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định bắc qua sông Hoành, cách chùa Lương hơn 100m.


Cầu Ngói của đất Quần Anh xưa được người xưa xây bắc trên con sông Trung Giang vào năm Hồng Thuận Tam niên, tức năm 1511, tức là khi công việc lấn biển khẩn hoang đã hoàn thành.

Qua nhiều lần trùng tu, vào năm 1864 cầu được lợp ngói và cho đến nay vẫn giữ được nguyên dáng vẻ cổ kính của tổ tiên xã xưa để lại. Theo đôi câu đối ở cầu thì c
ầu xây dựng ngay từ những ngày đầu tiến hành công việc khẩn hoang.

“Lê Hồng Thuận tứ tính thủy mưu – Giã biệt thành giang thượng lộ – Hoàng Khải Định thất niên trùng tấp – Dư lương y cựu kính trung đề” được dịch nghĩa là: Đời Hồng Thuận bốn họ tính kế dựng nhà trên cầu, thành đường trên nước. Đời Khải định thứ bảy tu sửa như cũ, từng bậc xếp nên gương.

Lần trùng tu lớn nhất vào năm 1922. Khi ấy, do điều kiện lịch sử và những hạn chế nhất định nên đã làm cho cây cầu không còn giữ được vẻ nguyên vẹn phong cách kiến trúc của thế kỷ 17. Xong Cầu Ngói vẫn là một nét kiến trúc cổ kính và độc đáo trên đất Nam Định cho đến ngày nay.
Vào năm 2010, cầu đã được khôi phục, trùng tu lại, toàn bộ mái ngoài vẫn giữ nguyên lớp ngói cũ, còn lớp ngói màn bên trong do đã quá hỏng nên phải thay lớp mới, nâng quy mô để hợp với cảnh quan của chùa Phúc Lâm.
Cầu vắt ngang qua sông Hoành chạy dọc xã Quần Anh xưa. Kiểu dáng thuộc loại “Thượng gia hạ kiều” tức trên là nhà, dưới là cầu. Các cụ già ở địa phương thì gọi là “Thượng gia hạ trì” trên là nhà, dưới là sông nước. Những người thợ tài hoa xưa kia đã tạo tác ra kỹ thuật nửa lợp, nửa xây làm nên dáng mái đẹp tựa con rồng đang bay
Cầu có 9 gian uốn cong tựa cầu vồng trên 18 trụ đá vững chãi.

Cầu tuy chạm, khắc đơn giản song thể hiện hài hoà nét kiến trúc cổ truyền. Hệ thống mái nhà cầu được lợp bằng ngói vảy rồng, có hình mũi hài âm dương, nhìn từ xa sẽ thấy tựa hình con rồng đang vươn mình bay lên. Chính sự mềm mại, uyển chuyển trong lối kiến trúc đã tạo cho cầu ngói chùa Lương sự tinh tế, khác biệt so với những cây cầu ở các nơi khác.

Cu có đắp nổi 4 chữ Quần Phương xã kiều.
2.- Chùa Cầu Hội An. Trong những cây cầu ngói ở Việt Nam, Chùa Cầu là cái tên quen thuộc nhất với du khách trong và ngoài nước. Cầu dài 18 m, lợp ngói âm dương, vắt cong qua lạch nước qua sông Thu Bồn.


Chùa Cầu còn gọi là cầu Nhật Bản do được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng. Dấu ấn của văn hóa Phù Tang trên cầu thể hiện ở tượng gỗ đầu thú ở hai đầu cầu. Trong khi đó, trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều, có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến. Phần gian chính giữa gọi là chùa vì thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người.

Cùng với thời gian, kiến trúc của Chùa Cầu hiện mang đậm phong cách Việt Nam với mái lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Với kiến trúc tín ngưỡng độc đáo, Chùa Cầu được coi là biểu tượng giao lưu văn hóa Việt - Hoa - Việt ở Hội An.
3.- Cầu ngói Thanh Toàn. Là chiếc cầu vòm bằng gỗ với mái ngói bắc qua một con mương làng Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông Nam. Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam.
 
Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" là trên nhà, dưới cầu. Cầu dài 43 thước mộc (18,75m), rộng 14 thước mộc (5,82m), chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly. Cầu đầu tiên được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ đã bao lần bị gió bão, lụt lội và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, sau các lần hư hỏng, nhân dân xã đều chung nhau tu sửa, tôn tạo và gìn giữ.
Cầu đã được trùng tu, sửa chữa vào các năm 1847, 1906, 1956, 1971. Qua các lần tu sửa, kích thước thu hẹp chiều dài còn 16,85m và rộng là 4,63m.
Vào thế kỷ 16, trong số những di dân từ Thanh Hoá theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá, có 12 vị tộc trưởng đã dừng chân lập nghiệp ở đây tạo nên 12 họ khai canh của làng Thanh Toàn.
Cầu được ghi nhận xây vào năm 1776, do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo đã cúng tiền cho làng xây dựng, để dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân lỡ bước.
Bà Trần Thị Ðạo là vợ một vị quan cao cấp dưới triều vua Lê Hiển Tông nhưng không có con. Để cầu tự, bà dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng, cho xứ. Bà được dân làng tôn sùng, thờ phụng. Năm 1776, vua Lê Hiển Tông đã ban sắc khen ngợi bà Trần Thị Ðạo và miễn cho làng nhiều loại sưu dịch để họ nhớ đến công ơn và noi theo tấm gương tốt của bà. Trong Chiếu chỉ:
Bà Trần Thị Đạo, chánh quán làng Thanh Toàn, huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong, là vợ của Khâm sai chủ sự Hoàng cung, tổng chỉ huy bộ binh và thủy binh, tổng đốc của ba huyện Hương Trà, Phú Vang và Quảng Điền, nhất trụ triều đình và tước Hầu.

Bà này làm phước đức còn hơn các bà trong Đại Nội. Đời bà được mọi người khen. Danh tiếng của bà không lời ca tụng nào xứng. Bà không ngần ngại vượt qua bao mệt nhọc để theo đuổi cuộc hành trình cùng với đoàn của vua. Bà đã dũng cảm làm trọn ba nhiệm vụ của phái nữ. Bà còn để lại cho làng bà nhiều ơn huệ mà người ta cần lưu niệm.

Dân làng được miễn các dịch vụ như sau: miễn cung cấp nhân công để bảo tồn lăng tẩm vua chúa và đền miếu; miễn động viên lính thủy, lính bộ; miễn trưng dụng thuyền bè, tuyển nài cắt cỏ cho voi ngựa ăn, tiều phu, thợ mộc đóng thuyền. Nói tóm lại, họ không phải đóng góp gì về các dịch vụ bắt buộc nào cả. Họ chỉ lo chăm sóc cầu, con suối chảy qua và các con đường dẫn đến.

Chiếu sắc này nhằm mục đích nêu lên khen ngợi của triều đình đối với người đã xây dựng nên cầu này và để khuyến khích người khác nên tỏ lòng rộng lượng như bà.

Làng này sẽ biết bao sung sướng và tự hào là xứ sở của người đàn bà đáng kính trọng cao cả! 
Năm 1925, vua Khải Ðịnh cũng ban sắc phong trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà. 
4.- Cầu ngói chợ Thượng. Cầu ngói chợ Thượng thuộc thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Cầu bắc qua sông Ngọc cạnh chợ Thượng nên được gọi là cầu ngói chợ Thượng. Nhà cầu dựng bằng khung gỗ lim, mái lợp ngói nam, hai hồi xây tường, hai bên là hai cửa giả. 
Cầu cũng được đắp chữ Hán “Thượng gia kiều” ở hai hồi. Cầu ngói chợ Thượng có 11 gian kết cấu kiểu kèo cầu tứ hàng chân, mỗi gian từ 1,45m đến 1,65m tạo nên một công trình dài 17,35m nối hai bờ sông. Với những người đi cầu Ngói không chỉ để qua lại mà còn như một mái nhà che mưa che nắng, nghỉ ngơi ngắm sông nước hai bên.
5.- Cầu ngói Phát Diệm. Cầu ngói Phát Diệm bắc qua sông Ân nằm ở trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình khoảng 30 km. So với các cây ngói ở nước ta, cầu ngói Phát Diệm có chiều dài khá lớn, 36 m, chia thành 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian. 

Hai bên thân cầu có hai dãy lan can và cột đều bằng gỗ lim. Trên cầu là mái che cầu phong li tô, lợp ngói đỏ cổ truyền của vùng đồng bằng miền Bắc. Lối đi hai đầu cầu có các bậc tam cấp. So với Chùa Cầu Hội An và cầu ngói Thanh Toàn, cầu ngói Phát Diệm có dáng vẻ nhẹ nhàng và thanh thoát, thể hiện tài năng sáng tạo đặc biệt của người dân công giáo.
Đây được đánh giá là cây cầu hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu vừa có chức năng giao thông, vừa là một mái đình cổ kính, hơn nữa lại là điểm dừng chân tránh mưa nắng, nơi đôi lứa hẹn hò.
6.- Cầu Khum.  Trên mảnh đất Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội vẫn còn nhiều cây cầu ngói cổ được lưu giữ, gồm cầu Khum, cầu ngói chùa Thầy và cầu ngói Bình Vọng. Cầu Khun nằm ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội, cầu Khum là một cầu ngói cổ có kiến trúc độc đáo của khu vực miền Bác.

Cầu được xây theo kiểu Thượng Gia Hạ Kiều, tức trên là nhà, dưới là cầu, nhìn từ xa trông giống như một chiếc thuyền nan úp nên được gọi là cầu Khum.

Phần Thượng Gia của cầu dài trên 12m, chia làm 5 gian, gian giữa cao, thấp dần ra hai đầu hồi tạo nên dáng "khum khum" đặc trưng. Kết cấu khung cầu là các vì liên kết bằng kèo suốt, có cầu nối hai ngọn kèo, xà nách nối cột cái với cột con, không dùng đinh ốc.

Hai đầu hồi Thượng Gia xây bít đốc, có bốn cột trụ, giữa cuốn cửa tò vò. Phía trên đầu hồi có ô lõm, gờ chỉ, đắp vẽ hoa lá, triện rút, đầu trụ lồng đèn, tạo tác rất tinh xảo.

Hai bên sườn gian giữa cầu được bịt kín làm ban thờ Quan Thần Linh. Ngày nay, nhân dân quanh vùng vẫn thường xuyên đến cầu thắp hương cầu khấn những điều tốt lành, đặc biệt là vào các ngày lễ, Rằm.

7.- Cầu Chùa Thầy. Chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội có hai cây cầu ngói cổ nằm ở hai bên sân chùa.

Trong đó, cầu Nhật Tiên bên tay phải, nối chùa với một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên bên tay trái, nối làng xóm với chùa và vào đường lên núi Sài Sơn.

Cầu Nhật Tiên
Theo sử sách ghi lại, hai cầu này do "Trạng Bùng" Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17, sau chuyến đi sứ nhà Minh.
Cầu Nguyệt Tiên
Tương truyền, Phùng Khắc Khoan đã dùng thuật phong thủy để diễn giải rằng chùa Thầy được xây trên trán rồng, cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên có hình dáng cong cong, là cặp mí mắt rồng... Khoảng không mặt nước được ngăn cách với hồ Long Chiểu bởi hai cây cầu chính là cặp mắt rồng.

V
 tổng thể, hai cây cầu được xây theo kiến trúc Thượng Gia Tạ Kiều, mỗi cầu gồm 5 gian, dưới xây đá cuốn trên dựng bộ khung nhà gỗ lợp ngói mũi hài. Hai bên thành cầu thông thoáng, có lan can thấp được làm rộng ra để làm nơi nghỉ chân cho khách thập phương.
8.- Cầu ngói Bình Vọng. Là chiếc cầu ngói được bắc qua ao đình làng Bình Vọng, xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội, 

C
ầu ngói Bình Vọng là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn của văn hóa truyền thống Việt. 

Câu cầy này vốn có lịch sử lâu đời nhưng đã bị phá hủy do chiến tranh vào thập niên 1940. Đến đầu những năm 2000, cầu được tái dựng theo phương thức xây dựng truyền thống
.

Cầu được xây theo kiểu “Thượng Gia Hạ Kiều” truyền thống, gồm bảy gian: Năm gian thông thủy cộng với hai gian ở hai đầu cầu. Thân cầu được làm bằng gỗ, có chiều rộng hơn 3m, chiều dài gần 20m.

Bên trong cầu, hai bên là dãy bục gỗ để cho khách bộ hành nghỉ chân. Mặt cầu lát ván ngang, trải suốt chiều dài. Đặc biệt, các cây cột giữa cầu khắc 4 đôi câu đối, do các bậc cao niên trong làng Bình Vọng viết.

9.- Cầu ngói Phương Nam Linh Từ. Là cây cầu ngói độc nhất trong Nam, được xây cất trong quần thể Nam Phương Linh Từ, nằm trong khu Du lịch Văn hóa Phương Nam, tọa lạc tại xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Đây là công trình được khởi công xây dựng từ ngày 30-10-2009 trên diện tích 17 ha, với tổng đầu tư 600 tỷ đồng gồm 5 hạng mục chính. Nam phương Linh từ, Đặng tộc Nam phương Linh từ, nhà bảo tàng họ Đặng, nhà bảo tàng Nam bộ và dãy trường lang bao quanh.

Cầu ngói nầy có 5 gian, bắc ngang qua một con kinh, ghe nhỏ và xuồng có thể đi qua lại con kinh nầy.
8664220519






No comments:

Post a Comment