(1919-2000)
Nhạc sĩ Thu Hồ tên thật của ông là Hồ Thu, sinh ngày 14
tháng 10 năm 1919 tại làng Tân Mỹ, tỉnh Thừa Thiên.
Năm 1936, khi còn học trung học Pellerin, nhạc sĩ Thu Hồ đã là
ca sĩ và lần đầu tiên đi hát tại hội chợ Huế với bài "La chanson du
gondolier". Sau đó, ông học nhạc lý với Trần Văn Lý (là trưởng ban
nhạc hoàng gia Huế). Năm 1938, làm trưởng ga hỏa xa luân phiên rồi làm thư ký
bút toán ngân hàng Đông Dương.
Năm 1943, lúc ông còn làm
trưởng ga xe lửa ở Ga Dầu Giây, ông nhớ nhà, nhớ mẹ và viết bài Quê Mẹ, nhạc phẩm đầu tay của ông
. Dù đó là bản nhạc đầu tiên nhưng đã được giới ngưỡng mộ đón nhận một cách nồng
nhiệt và thực tế của sự tồn tại lâu dài và bền bĩ của bản nhạc này đã được chứng
minh theo dòng dài thời gian với việc tái bản đến 18 lần, một kỷ lục chưa từng
thấy, và đã có 12 trung tâm băng nhạc thu vào băng cassette và CD.
Năm 1947, ca sĩ Thu Hồ gia
nhập ban Thần Kinh Nhạc Đoàn khi ban này vừa mới ra đời với sự cộng tác của ban
nhạc Trần văn Lý và các ca sĩ Minh Diệu, Minh Tần, Mộc Lan, Thu Thu, Kim
Nguyên, Mạnh Phát, Vĩnh Lợi, Châu Kỳ, Tôn Thất Sở v.v...
Năm 1948, Đài Phát Thanh
Pháp Á ở đường De Lattre de Tassigny mở thêm mục Tân nhạc Việt Nam và nhạc sĩ
Thu Hồ được đài mời cộng tác và nhờ Đài Pháp Á mà tên tuổi nhạc sĩ Thu Hồ được
mọi người biết đến . Sau đó, Đài Phát Thanh Pháp Á được chuyển giao lại cho
chính quyền Việt Nam để trở thành Đài Phát Thanh Saigon và nhạc sĩ Thu Hồ cũng
nối tiếp công việc của mình ở Đài Phát Thanh Saigon rồi sau đó ông cũng cộng
tác với Đài Quân Đội. Trong thời gian này,
Thu Hồ có mặt ở nhiều nơi vì ngoài phạm vi ca nhạc sĩ, ông còn là một nhà soạn
kịch nổi tiếng thời đó và đồng thời cũng là một diễn viên có hạng. Ông là diễn
viên chính trong nhiều vở kịch do chính ông soạn như Hai chàng một áo và Thầy lang
bất đắc dĩ. Về kịch ngắn và kịch dài, ông đã soạn hơn 100 vở mà một số lớn
đã được ban Thẩm Thúy Hằng mua bản quyền để trình diễn trên Đài Truyền Hình
Việt Nam VNTV.
Năm 1954, Thu Hồ gia nhập Quân đội và được trao giữ chức vụ
Trưởng ban Tuyên truyền lưu động Đệ I Quân khu, đi khắp đó đây để ủy lạo binh
sĩ. Trong dịp này ông có viết bài Khúc ca Đồng Tháp với phần lời ca của
Trọng Danh. Năm 1957, ông gia nhập ban văn nghệ Vì Dân của Tổng Nha Cảnh Sát
Quốc gia. Từ năm 1959 đến năm 1970, ông là giáo sư Âm nhạc các trường Trung học
tư thục nổi tiếng ở Sài Gòn như Nguyễn Bá Tòng, Thánh Thomas, Thiên Phước,
Nguyễn Trường Tộ... Nhạc sĩ Thu Hồ là một trong những nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên
được kết nạp thành viên của Hội nhạc sĩ quốc tế S.A.C.E.M có trụ sở tại Pháp.
Về tôn giáo, ông là một con chiên ngoan đạo, từng là một thành viên trong ủy
ban sáng lập giáo xứ Fatima - Bình Triệu nơi ông cư ngụ.
Một biệt tài khác nữa của
nhạc sĩ Thu Hồ mà ít người biết đến là ông còn là một nhà thơ nổi danh. Năm
1965, ông đã xuất bản tập thơ đầu tay của ông mang tên Ánh Bình Minh, mang sắc thái Công
giáo vì theo ông, thơ tình cảm yêu đương ca ngợi tình yêu đôi lứa đã có quá nhiều
cho nên ông muốn dành riêng tập thơ này của ông để ca tụng đạo Thánh
Thu Hồ lập gia đình năm 25
tuổi và có 9 người con mà người con út là ca sĩ Mỹ Huyền. Vợ ông mất năm 1975.
Sau năm 1975, nhạc sĩ Thu Hồ còn kẹt lại Việt Nam cho đến năm
1990 mới được cô con gái là Mỹ Hà, cựu xướng ngôn viên Anh Ngữ Đài Phát Thanh
Saigon và chồng là tài tử điện ảnh Trần Quang bảo lãnh sang Hoa Kỳ . Lúc ban
đầu, ông cư ngụ tại San Diego, 2 năm sau ông dời về Santa Ana sống với cô con
gái khác là ca sĩ Mỹ Huyền cho đến ngày ông qua đời.
Năm 1993, ông cùng với Đỗ Đức Hậu được Hội Thi sĩ Quốc tế (ISP)
bầu là Đại sứ thi ca hòa bình trong Hội nghị Thơ Quốc tế họp tại thủ đô
Washington. Đây là chức vụ cao quý nhất của Hội dành cho các thi sĩ ngoại quốc
về tham dự Hội nghị. Hội này có hơn 100 ngàn nhà thơ đại diện cho Hoa Kỳ và 41
quốc gia trên toàn thế giới.
Ông mất ngày 19 tháng 5 năm 2000 tại thành phố Westminster, Nam
California, hưởng thọ 81 tuổi.
Nhạc sĩ Lê Dinh viết trong bài Nhạc sĩ Thu Hồ…
Hơn nửa thế kỷ phục vụ cho nền tân nhạc Việt Nam, từ thuở phôi
thai cho đến khi lớn mạnh như ngày hôm nay, nhạc sĩ Thu Hồ đã góp thật nhiều
công sức để làm phong phú thêm bộ môn này . Ông mất đi, làng tân nhạc Việt Nam
mất một cột trụ để giữ vững ngôi nhà tân nhạc Việt Nam .
Nhạc phẩm:
- Bên bờ sông Dịch (thơ Tố Như)
- Bến sang ngang
- Bức tranh quê
- Chiều Hương Giang
- Chiều quê
- Con sẽ về
- Cô gái sông Hương
- Cô nữ sinh Đồng Khánh
- Dân làng đi cấy
- Đoàn quân ra biên cương
- Đoàn trai Việt
- Gió đồng hương quê
- Hoa tàn
- Kẻ ở người đi
- Khúc ca thôn dã
- Khúc ca trên đường về
- Kiếp nghèo
- Mái tóc em gái Gia Long
- Mơ bóng chàng về
- Mùa gặt mới
- Mùa lúa chin
- Người ở kẻ đi
- Nhớ nhau
- Nếu anh là lính chiến
- Quê anh
- Quê mẹ
- Sầu ly biệt
- Sóc Trăng mến yêu
- Tà áo Trưng Vương
- Thuyền lạc hướng
- Tiếc thương mẹ Việt Nam
- Tiếng sáo chiều quê
- Tiếng vang miền Trung
- Tím cả rừng chiều
- Trăng huyền diệu
- Trăng Sài Gòn
- Vọng cô thôn
- Buồn không em (đồng tác giả với Lê Dinh)
- Cánh nhạn về (đồng tác giả với Mạnh Phát)
- Em gái bến Thanh Hà (đồng tác giả với Mạnh Phát)
- Khúc ca Đồng Tháp (lời Trọng Danh)
- Người ấy là em (đồng tác giả với Mạnh Phát)
- Bến sang ngang
- Bức tranh quê
- Chiều Hương Giang
- Chiều quê
- Con sẽ về
- Cô gái sông Hương
- Cô nữ sinh Đồng Khánh
- Dân làng đi cấy
- Đoàn quân ra biên cương
- Đoàn trai Việt
- Gió đồng hương quê
- Hoa tàn
- Kẻ ở người đi
- Khúc ca thôn dã
- Khúc ca trên đường về
- Kiếp nghèo
- Mái tóc em gái Gia Long
- Mơ bóng chàng về
- Mùa gặt mới
- Mùa lúa chin
- Người ở kẻ đi
- Nhớ nhau
- Nếu anh là lính chiến
- Quê anh
- Quê mẹ
- Sầu ly biệt
- Sóc Trăng mến yêu
- Tà áo Trưng Vương
- Thuyền lạc hướng
- Tiếc thương mẹ Việt Nam
- Tiếng sáo chiều quê
- Tiếng vang miền Trung
- Tím cả rừng chiều
- Trăng huyền diệu
- Trăng Sài Gòn
- Vọng cô thôn
- Buồn không em (đồng tác giả với Lê Dinh)
- Cánh nhạn về (đồng tác giả với Mạnh Phát)
- Em gái bến Thanh Hà (đồng tác giả với Mạnh Phát)
- Khúc ca Đồng Tháp (lời Trọng Danh)
- Người ấy là em (đồng tác giả với Mạnh Phát)
Tác phẩm:
- Ánh bình minh (tập thơ)
Tài liệu
tham khảo:
- Lê
Dinh, Nhạc sĩ Thu Hồ … Web:
dactrung.com
Nhạc phẩm Quê Mẹ do
Duy Khánh trình bày
No comments:
Post a Comment