Pages

Tuesday, February 12, 2019

Vũ trụ luận căn cứ trên những hành chất cơ bản



Empédocle tiếng Hy Lạp cổ: Ἐμπεδοκλῆς (492-432 BC), ông sinh ra trong một gia đình danh giá. Cha ông là Meto, một công dân của Agrigentum, một thành phố Hy Lạp nằm trên đảo Sicilia. Có rất ít thông tin về cuộc đời của ông, dường như ông đã bị lơi dụng để lật đổ bạo chúa Thrasydaeus cai trị tại Agrigentum, vào năm 470 BC. Empedocles đã tiếp nối truyền thống là người theo quan điểm dân chủ giống cha mình, khi ông góp sức trong việc lật đổ chính quyền kế tiếp, hoạt động theo kiểu chính trị đầu sỏ. 

Tượng Empedocle (492-432 BC)

Trong các sáng tác của Empédocle, người ta ghi nhận được một số bài thơ có tánh cách lý thuyết Katharmoi (Kinh bsám hối), với quyển sách nầy Empédocle chịu ảnh hưởng của tôn giáo Orphée, vì ông chủ trương thuyết luân hồi song hành với chu kỳ của vũ trụ thiên nhiên.

Và quyển Về sự triển nở của vạn vật, người ta ghi nhận được những nét độc đáo về lý thuyếty của ông, làm cho ông nổi tiếng nhất,vì ông là người khởi xướng cho thuyết nguồn gốc vũ trụ tạo bởi bốn nguyên tố cổ điển là đất, không khí, lửa và nước. Ông viết: “Bốn nguyên tố là nguồn gốc của vũ trụ: lửa thần Zeus, nước thần Nestis, không khí thần Aides, đất thần Héra”.

Bốn nguyên tố đó là căn nguyên của thực tại hữu thể, chúng dược hình thành là do sự hòa trộn lẫn nhau, không có thực tại nào sinh hay diệt, trái lại tất cả do sự hòa hợp hay chia rẻ nhau.

Do đó, khởi nguyên của thế giới là đa chất chớ không phải là đơn chất như các triết gia trước ông đã chủ trương.

Trong quá trình phát triển của sinh vật thì đầu tiên xuất hiện thực vật, rồi đến động vật, rồi đến con người. Trong quá trình ấy, những loài có thể thích nghi được với hoàn cảnh thì sinh tồn, những loài không thích nghi được thì diệt vong.

Ông cũng là người đề xuất ra khái niệm năng lượng gọi là Tình yêu và Xung đột (Love and Strife) chúng tác động lên các nguyên tố, tình yêu làm cho chúng kết dính, tụ lại, còn Xung đột làm cho chúng ly tán, tan rả ra. Nhờ đó mà các nguyên tố cổ điển có thể hòa trộn hoặc tách rời.

Người ta nói rằng ông rất hào hiệp trong việc trợ giúp người nghèo; gay gắt đấu tranh với thói hống hách của tầng lớp quý tộc; và thậm chí ông còn từ chối làm chủ thành phố khi người ta đề nghị ông.

Empedocles bị chết vì rơi xuống núi lửa Etna ở Sicilia vào năm 432 BC.

Leucippe tiếng Hy Lạp Λεύκιππος (khoảng 460-370 BC) do ngày nay người ta không còn giữ được di cảo của Leucippe, nên không biết rõ về thân thế và sự nghiệp của ông, chỉ biết ông qua những gì do người học trò là Démocrite cho biết và theo Aristote, Leucippe là chủ nhân của các trước tác về Trật tự đại thế giớiBàn về lý tính.

Tranh vẽ Leucippe (460-370 BC)

Leucippe là học trò của Zénon ở trường phái Elée, trường phái nầy gồm có Xénophane, Parmenite, Zénon cho rằng tồn tại là duy nhất và bất biến. Leucippe đi xa hơn cho rằng ngoài tồn tại còn có không tồn tại.

Không tồn tại là cái trống rỗng, nhờ cái trống rỗng nầy mà các sự vật các yếu tố tồn tại được với tư cách là cái cụ thể và di chuyển được trong không gian.

Theo Leucippe bản nguyên của sự vật trong vũ trụ là vật chất nhỏ nhất không phân chia được nửa, vô hạn về số lượng, vô hạn về hình thức, không có chất lượng. Nó là nguyên tử.

Trên lập trường duy vật, Leucippe dùng học thuyết nguyên tử để lý giải sự hình thành của vũ trụ. Vũ trụ được hình thành do những cơn lốc xoáy, theo nguyên tắc nhừng nguyên tử đồng loại tích tụ lại với nhau và theo trật tự to, nặng ở trung tâm, nhẹ ở xa dần, nên đã cấu tạo thành địa cầu, bầu trời và những vì tinh tú.

Người ta hiểu tư tưởng của Leucippe một cách không đầy đủ, nhưng nhờ qua học trò và những học giả viết về ông, khẳng định Leucippe là một triết gia có chủ thuyết tuyệt đỉnh về duy vật trong thời cổ đại.

Démocrite (460-370 BC) ông sinh tại Abdère, một khu phố buôn bán sầm uất ở vùng Thrace, một thuộc địa của người Ionia từ Teos, mặc dù một số gọi ông là một người Milesia. Démocrite sinh ra trong một gia đình giàu có.

Tranh vẽ Démocrite (460-370 BC)

Có người cho rằng thân phụ của Democritos đã quá giàu có, tới mức ông đã tiếp đãi Xerxes trên đường hành quân đi ngang qua Abdera. Democritos dùng số tài sản thừa kế do cha mình để lại, chi cho những chuyến du lịch t
i những đất nước xa xôi, để thỏa mãn cơn khát của mình về kiến ​​thức. Ông đi đến châu Á, và thậm chí còn cho rằng đã đến Ấn Độ và Ethiopia ở Châu Phi. Chúng ta biết rằng ông đã viết tường tận về Babylon và Meroe.


Chắc ông cũng đến thăm Ai Cập, nên Diodorus Siculus nói rằng ông đã sống ở đó trong vòng năm năm. Ông tuyên bố rằng trong cùng thời của ông, không có ai đã làm cuộc hành trình lớn hơn, thăm nhiều nước, gặp gỡ các học giả nhiều hơn bản thân ông. Ông đặc biệt đề cập đến các nhà toán học Ai Cập, có kiến ​​thức, mà ông ca ngợi. Theophrastus (371-287), cũng như vậy, nói về ông như là một người đàn ông đã tới thăm nhiều quốc gia. Trong chuyến đi của ông, theo Diogenes Laërtius, ông đã trở thành quen thuộc với các đạo sĩ Chaldea. Một người tên là "Ostanes", một trong những đạo sĩ đi kèm đại đế Ba Tư Xerxes (519-465 BC), cũng được cho là Ostanes đã dạy cho ông.

Sau khi trở về quê hương của mình, ông khiến bản thân bận rộn với những triết lý tự nhiên. Ông đi khắp Hy Lạp để có được kiến ​​thức về văn hóa của nó. Ông đề cập đến nhiều nhà triết học Hy Lạp trong các tác phẩm của ông, và sự giàu có của ông giúp ông mua tác phẩm của họ. Leucippus, người sáng lập của thuyết nguyên tử luận, đã có ảnh hưởng lớn nhất với ông. Ông cũng ca ngợi Anaxagore. Diogenes Laertius (412-323 BC) cho rằng Démocrite đã kết bạn với Hippocrates. Ông có thể đã được làm quen với Socrates, nhưng Plato không đề cập đến ông. Democrite tự trích dẫn khi nói, "Tôi đã đến Athens và không có ai biết tôi ". Aristot đặt ông trong số các nhà triết học tự nhiên trước Socrates.

Trước những cảnh nhiễu nhưng của xã hội đương thời, ông tự làm cho mù mắt mình bằng cách đặt một miếng đồng lá, hướng ánh sang mặt trời lúc hoàng hôn chiếu vào mắt.

Démocrite là tác giả của hơn 50 tiểu luận, phần lớn chúng được viết dưới hầm mộ. Ông là người đầu tiên chứng minh thể tích của hình cầu bằng 1/3 thể tích của hình trụ có cùng đường kính và chiều cao, thể tích của hình chóp bằng 1/3 thể tích hình trụ có cùng đáy và chiều cao.

Về nhân bản học, tiếp nối tư tưởng Anaxamandre, Dé mocrite cho rằng sự sống bắt nguồn từ những vật thể âm uớt. Con người được tạo ra từ nước và bùn, kết quả biến đổi lâu dài của bản thân giới tự nhiên.

Những sinh vật đầu tiên sống ở dưới nước là nhừng cơ thể có cấu trức thật đơn giản, tiến dần lên thành sinh vật có vú và sống trên cạn. Quá sinh biến đổi lâu dài làm cho sinh vật có tay, chân, mắt, mũi, tai. Trong số đó con người là sinh vật hoàn thiện nhất.
Con người có vận động có hung phấn là nhờ có linh hồn, nhưng linh hồn nầy là nguyên tử nên không bất tử, khi vật thể chết thì linh hồn chết theo.

Về nhận thức, Démocrite chia ra làm 2 loại, nhận thức mờ tối là nhận thức do các giác quan mang tới, còn nhận thức chân lý là do con người suy xét và phán đoán. Theo Démocrite con người thoạt đầu rất mông muội, nhưng do sự sống do sự giao tiếp, con người bắt chước thiên nhiên về âm thanh nên ngôn ngữ dần dần hình thành, con người biết chế biến thức ăn chin, dùng da thú để mặc ấm, dựng nhà cửa để tránh mưa nắng, bắt chước chim thú để ca hát, nhảy múa giải trí làm cho đời sống sinh động hơn.

Démocrite thổi một luồng sinh khí triết học để làm phong phú và sâu sắc hơn quan niệm về tồn tại, không tồn tại và nguyên tử, cách vận động của nguyên tử là vận dộng vình viễn trong chân không, nhưng chân không không phải là nguyên nhân mà chỉ là điều kiện để vận động.

Démocrite tiến xa hơn Leucippe cùng vận dụng thuyết nguyên tử để cắt nghĩa vũ trụ, nhưng theo ông trong vũ trụ có nhiều thế giới, chớ không phải chỉ có một thế giới của chúng ta mà thôi.

Với chủ trương nguyên tử Démocrite đ vượt được cả hữu thể bất dịch của Parménide và cả lý thuyết hư vô biến dịch của Héraclite.

Chủ nghĩa duy vật của Démocrite tuy chưa thoát khỏi tánh chất thơ sơ, máy móc, siêu hình. Nhưng so với các nhà duy vật đương thời tư tưởng của Démocrite có giá trị tinh thần duy vật cao nhất của thời kỳ triết học cổ đại.

Anaxagore tiếng Hy Lạp cổ Ἀναξαγόρας; (phỏng 500-428 BC) sinh tại thành phố Clazomenes thuộc Tiểu Á. Ông say mê triết học đến nỗi bỏ trang trại của mình thành bãi chăn gia súc. Thậm chí, niềm say mê triết học của ông lớn đến nỗi ông không tham gia vào các công việc của xã hội nên có người chất vấn nhà triết học này rằng có quan tâm đến đất nước hay không. 

Anaxagore (500-428 BC)

Anaxagore là nhà triết học đầu tiên mang triết học từ Ionia tới Athens. Ông đã cố gắng đưa ra những mô tả khoa học về thiên thực, sao băng, cầu vồng và mặt trời, trong đó ông mô tả mặt trời là khối lửa có kích thước lớn hơn Peloponnese, là một bán đảo lớn đồng thời cũng là một vùng ở phía nam Hy Lạp

Do tư tưởng vô thần và bài tôn giáo, ông đã bị chính quyền Athens kết án tử hình nhưng nhờ có người học trò nổi tiếng Pericles, người nắm quyền bình ở thành phố này giải thoát nên Anaxagore được đưa về Lamsaque. Ở đó, Anaxagore người Hy Lạpmở trường dạy học. Sau khi ông mất, người dân của Lamsaque dưng tượng ông và hàng năm những học sinh nơi đây được nghỉ học khi đến ngày mất của ông.

Như đã nói ở trên, Anaxagore là một người theo chủ nghĩa vô thần. Thế nên, theo ông, không có cái thứ huyền bí nào làm nên vũ trụ này cả. "Mặt trời là một khối lửa, chứ không phải thần linh." hay "Toàn bộ bầu trời cấu thành từ đá. Do có sự quay tròn nhanh nên nó giữa im vững chắc, nếu vận động đó dừng lại thì nó sẽ rơi xuống đất." hoặc "các vì sao chỉ là các khối đá đang bốc cháy" đều thể hiện tư tưởng duy vật đó. Đối với Anaxagore, không có chỗ cho thần linh trong vũ trụ.

Ngoài ra, ông còn tin vào một điều rằng vẫn còn thế giới khác tượng tự thế giới của chúng ta: Ngoài thế giới của chúng ta còn tồn tại một thế giới khác. Ở đó mặt trăng và mặt trời cũng giống như chúng ta".

Anaxagore, giống như Parmenide, không đồng ý việc các vị tiền bối của mình, gồm Thales, Anaximene, Heraclite và Empedocle, chọn ra bất kỳ một vật cụ thể nào để làm khởi nguyên của thế giới vì "đó là bản chất đơn điệu nhất", không thể giải thích sự phong phú của thế giới này. Đề xuất của ông là homeomerie (tên này do Aristote đặt ra sau này). Nói một cách đơn giản, đó là thuật ngữ để chỉ những hạt giống của sự vật, những thứ tạo sự đa dạng và bất biến của sự vật.

Đây là nguyên tắc về sự vật sinh ra từ sự vật tương tự chúng: Chúng ta thấy rằng thức ăn giản đơn nhất-nước và bánh mì-biến thành tóc, tĩnh mạch, động mạch, dây thần kinh, xương,... Do vậy trong bánh mì và nước tất phải có sơi tóc, tĩnh mạch, động mạch,... hết sức nhỏ bé mà giác quan của chúng ta không phát hiện được, nhưng đứng trước lý tính của chúng ta, chúng đã bộc lộ dần chân tướng.

Nếu dựa vào nguyên tắc này, ta có thể thấy các homeomerie đặc trưng là nguồn gốc của mỗi sự vật. Và những thứ được gọi là hạt giống của sự vật này nhiều vô kể và phong phú đa dạng. Mỗi loại homeomerie bảo tồn tính chất của sự vật được cấu tạo từ chúng, "mỗi vật được đặc trưng bởi ưu thế trong nó. Chẳng hạn vàng là cái trong đó có nhiều vàng mặc dù trong nó cũng có tất cả." Tuy nhiên, mỗi sư vật lại không phải sự chứa đựng thuần túy một loại homeomerie nào đó mà còn có các homeomerie loại khác, nhưng chính homeomerie của riêng sự vật đó mới làm nên các đặc trưng của sự vật đó.

Nếu homeomerie là thứ tạo ra vật chất, theo Anaxagore, thì nous là thứ làm cho các hạt giống của sự vật kết hợp hay tách rời nhau ra. Nous, đối với nhà triết học trên, là trí tuệ thuần túy. Các vật còn lại có bộ phận trong tất cả song một mình trí tuệ (tức là nous) là đơn giản có quyền hạn tối cao và không hòa lẫn với một vật nào. Trí tuệ tự nó tồn tai. Nếu nó không tự nó tồn tại, mà hòa lẫn với một cái khác thì hỗn hợp sẽ cản trở, do vậy nó không thể điều khiển được một vật nào nữa. Nó là một vật nhẹ nhất và thuần khiết nhất, có trí thức đầy đủ về tất cả và có sức mạnh vĩ đại nhất. Trí tuệ điều khiển tất những gì có linh hồn.'

Anaxagore nổi tiếng vì đã giới thiệu một khái niệm vũ trụ học Nous (lý trí), xem đó như một thế lực ra lệnh. Ông coi vật chất là một tập hợp vô tận các nguyên tố sơ khai bất tử, ám chỉ tới tất cả sự sinh ra và biến mất cho tới sự pha trộn và tách ly.

Về vạn vật, Anaxagore cho rằng "thực vật cũng như động vật, chúng có cảm giác, buồn chán, vui mừng. Sự chuyển động của lá cây chỉ ra dấu hiệu của điều đó."

Về con người, chúng ta hãy suy nghi về hai ý kiến sau của ông: Con người là động vật thông minh nhất vì nó có hai tay. Tất cả những gì thuộc về con người là do ngẫu nhiên tạo nên.

Anaxagore chỉ có một tác phẩm triết học duy nhất là Về tự nhiên.

Nguồn: 

- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ,
- Nguyễn Tiến Dũng Lịch sử triết học Tây Phương. NXB Tổng Hợp Tp. HCM 2006
- Lê Tôn Nghiêm Lịch sử triết học Tây Phương. Quyển 1. NXB Tp. HCM. 2001

8664040219

No comments:

Post a Comment