Nguyên nghĩa của từ nầy là tiếng Hy lạp là Sophiste có nghĩa là tình yêu đối với sự thông thái, dần dần được hiểu nghĩa là nhà thông thái, triết gia nhưng đến giữa thế kỷ V được hiểu là những học giả quan tâm đến nghệ thuật diễn thuyết, tranh luận, chứng minh. Đáng ra nên gọi họ là những nhà biện luận hơn là ngụy biện, vì ngụy biện mang một ý nghĩa không tốt, nhưng thật ra họ đích thực là những triết gia.
Đây là thời
kỳ phồn thịnh của nền dân chủ tại Hy Lạp. Xã hội quan tâm đến việc phát triển
văn hóa và xã hội. Những nhà ngụy biện đảm nhiệm trách vụ giáo dục vì họ giảng
dạy được những môn học như số học, hình học, thiên văn, vật lý, âm nhạc, kỹ thuật.
Những người thầy giáo tên tuổi thời đó như Hippias, Abtiphon, Prodicus.
Đến cuối
thế kỷ V đã có những cuộc tranh luận để thuyếp phục quan tòa tại tòa án.
Thực tế
nầy đã thúc đẩy ra đời của môn nghệ thuật hùng biện và tu từ học.
Những nhà
ngụy biện luận thời danh là Protagore và Gorgia.
Protagore tiếng
Hy Lạp: Πρωταγόρας (490-420 BC) sinh tại Avdira, Hy
Lạp. Xuất thân của nhà triết học này là bình dân. Ông có cuộc gặp gỡ với Democrite.
Đây là cuộc gặp gỡ quan trọng với cuộc đời của Protagore. Kinh ngạc trước trí
tuệ của Protagore,
Democrite đã khuyến khích theo học triết học. Và chính Democrite là người che
chở cho Protagore trên con đường học vấn.. Chính vì thế, Protagore nhanh chóng
trở thành một nhà hùng biện nổi tiếng và ông được gọi là hiền nhân. Protagore
đến Athens vào năm 445 BC. Ở đây, ông trở thành người bạn của nhà chính khách Pericles; cũng ở tại thủ đô của Hy Lạp, ông
giành được danh tiếng với tư cách là thầy giáo và nhà triết học. Bị buộc tội
bất kính, ông bị lưu đày và chết trên con đường đến đảo Sicilia.
Tượng
Protagore (480-420 BC)
Protagore tự nhận mình là một nhà hùng biện. Ông có nhiều đóng
góp trong nhiều lĩnh vực.Georg Wilhelm Friedrich Hegel đã nhận xét rằng Protagore
"không chỉ là một thầy dạy học như các nhà hùng biện khác mà còn là một
nhà tư tưởng xác đáng và sâu sắc, một nhà triết học suy ngẫm về các vấn đề đại
cương cơ bản". Do xuất thân cộng thêm việc quen lao động nên Protagore là
nhà triết học đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại biết kết hợp giữa hoạt động lý luận và
thực tiễn. Nền tảng những suy luận của ông là một học thuyết mà theo đó, không
có gì tốt hay xấu, thật hay giả một cách hoàn toàn; con người tự quyết cho
chính mình.
Tư tưởng của Protagore là sự kế thừa quan điểm dòng chảy của
Heraclite. Nếu Heraclite cho rằng các sự vật giống như dòng sông không ngừng
tuôn chảy, tức là chúng tồn tại trong biến đổi thì Protagore còn khẳng định
thêm là không phải chỉ có sự vật biến đổi mà ngay cả chủ thể nhận thức cũng
biến đổi.
Khẳng định "các nguyên nhân cơ bản của tất cả các hiện
tượng đều ở trong vật chất", nhưng Protagore lại không quan tâm đến thuộc
tính khách quan của vật chất cũng như sự hiện diện của mọi khởi đầu mang tính
bản nguyên của vật chất. Thay vào đó, ông say sưa và bằng lòng với quan niệm "vật
chất trôi chảy". Protagore xem đó như là một đối trọng với quan điểm của
Heraclite: "mọi cái đều trôi đi". Protagore viết: Vật chất luôn luôn biến đổi, và khi biến đổi, thay thế cho những
mất mát của nó sẽ xuất hiện những sự bổ sung không ngừng.
Vậy, "vật chất trôi đi" không giống như dòng sông sợ
bị cạn nguồn mà sự trôi đi không gì khác hơn là sự vật này thay thế sự vật
khác. Vì thế, không có cái gì tồn tại tự nó mà mọi sự vật đều có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau. Ông khẳng định: Không có cái gì
là tự nó, tất cả luôn luôn hình thành trong mối liên hệ cái gì đó
Và trong quá trình trôi đi theo suy nghĩ của Protagore, do mỗi
sự vật đều chứa mâu thuẫn nên chúng không ngừng tạo thành cái đối lập với nó.
Protagore đứng trên lập trường duy tâm để nói lên quan điểm của
mình. Ông phủ nhận vai trò của nhận thức lý tính, đề cao vai trò của cảm giác.
Theo ông, cảm giác là nguồn gốc của mọi sự vật, "cảm giác như thế nào thì
sự vật tồn tại như thế đó".
Với lập trường duy tâm chủ quan, Protagore đã bác bỏ những thuộc
tính khách quan vốn có của sự vật hiện tượng mà cho rằng chúng tồn tại thế này
hay thế kia là do các giác quan của chủ thể nhận thức quy định. Theo ông: Cùng
đón một làn gió thổi, người cảm thấy mát, người cảm thấy lạnh, lại có người cảm
thấy rét run lên. Do vậy trên thực tế không thể nói làn gió đó lạnh hay không
Vì thế, cùng một sự vật, có thể có nhiều cách cảm nhận khác
nhau, nên có những ý kiến khác nhau là điều bình thường.
Tuy đã thừa nhận về sự hiện diện của những quan niệm đối lập
trong tư duy, "mỗi suy luận đều đúng với một suy luận đối lập tương
đối", Protagore lại khai triển theo logic của chủ nghĩa tương đối và hiểu như hai cái
tách biệt nhau. Ông cho rằng khi đánh giá về một sự vật mà có hai ý kiến trái
ngược nhau, ông cho rằng đó là đối lập, thì phải thừa nhận cả hai đều đúng, vì
"mọi ý kiến đều chân thực". Với ông, chân lý khách quan đã chuyển
thành chân lý chủ quan, chân lý phụ thuộc vào chủ thể nhận thức.
Quan điểm về con
người ông cho rằng: Con người là thước đo
của vạn vật, tồn tại vì chúng tồn tại, không tồn tại vì chúng không tồn tại
Đây là một luận điểm nổi tiếng của nhà hùng biện Protagoras. Nó
được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Nói chung, dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa, quan điểm của
Protagoras mang ý đề cao con người.
Là một nhà hùng biện trứ danh, Protagore truyền dạy nhiều thủ
thuật mang tính trò chơi của trí
tuệ, lúc đó chúng được
gọi như thế, ông đã dạy cho những người học trò của mình. Ấy thê mà từ đó, ông
lại phát hiện ra những quy tắc của ngữ pháp, hình thành sự phân loại cho các
danh từ, các kiểu hành văn và còn nhiều hơn thế. Rõ ràng ông có đóng góp lớn
cho sự phát triển của môn tu từ học.
Điểm qua một số trò chơi trí tuệ của Protagoreː
- 5 là 2 cộng với 3. 2 là số chẵn, 3 là số lẻ. Hóa ra 5 vừa chẵn
vừa lẻ.
- Động vật là cái có linh hồn. Động vật của tôi là cái tôi có
quyền sử dụng theo ý của tôi. Do vậy, tôi có quyền sử dụng động vật của tôi
theo ý của tôi. Thần linh của tôi kế thừa từ cha tôi và được sở hữu bởi tôi. Thần
linh có linh hồn, do vậy chúng là động vật. Có thể hành động với thần linh của
tôi theo ý của tôi.
- Con chó này có con, tức nó là bố. Đây là con chó của anh, tức
nó là bố anh. Anh đánh nó, tức là anh đánh bố anh.
- Khi người ta dạy người nào đó, người dạy muốn học trò của mình
trở nên thông thái và không còn ngu dốt. Tức là người dạy muốn học trò của mình
không còn là người mà học trò đang đảm nhiệm, tức là trở thành người khác với
người học trò hiện tại. Do vậy, người dạy muốn chuyển học trò từ trạng thái tồn
tại sang trạng thái không tồn tại, tức là thủ tiêu người học trò.
Sau này, Platon bác bỏ học thuyết của Protagore. Tư tưởng của
Protagoras cũng ảnh hưởng đến giám mục George Berkeley (1685
– 1753) nhà triết học người Ireland.
Gorgia tiếng
Hy Lạp Γοργίας (485-380 BC), ông sinh tại thành phố Leontini trên đảo Sicily của Ý. Gorgia làm đại
sứ tại Athens vào năm 427 BC, để tìm giải pháp chống lại người Thổ
Nhĩ Kỳ . Về sau, ông ở đây
để có thệ giảng dạy về tu từ học. Ông mất tại Thessalia, Hy lạp vào năm 380
BC , thọ khoảng 105 tuổi.
Tác phẩm của Gorgia hiện nay còn là:
- Lời tán tụng dành cho
Helen
- Sự biện giải của Palamedes
- Bàn về không tồn tại (hay là từ thiện)
- Sự biện giải của Palamedes
- Bàn về không tồn tại (hay là từ thiện)
Tượng
Gorgia
(485-380 BC)
Gorgia là người đầu tiên đưa ngữ điệu văn xuôi và lời nói thông
tục vào những lời tranh luận của mình. Ông là một nhà ngụy biện có danh tiếng.
Tuy theo học triết học với Empedocle, nhưng ông lại chịu ảnh hưởng từ Zenon. Gorgia
là một người uyên thâm trên nhiều lĩnh vực khác nhau như vật lý, tu từ học,...
Quan điểm của Gorgia đó là nhiệm vụ quan trọng nhất của triết
học không phải là nghiên cứu và khám phá về thế giới xung quanh bản thân con
người mà chỉ là trở thành một môi trường để con người thi thố tài năng biện
luận với nhau. Điều này rất hợp lý đối với một nhà ngụy biện như Gorgia bởi
Gorgia cũng như nhiều nhà ngụy biện khác đều đề cao khả năng biện luận, chính
vì vậy họ có đóng góp lớn cho tu từ học.
Triết học mà Gorgia sáng tạo nên là triết học hư vô. Gorgia đã
đề cập đến 3 mệnh đề, đó là:
- Không tồn tại.
- Nếu tồn tại thì không thể nhận biết.
- Nếu tồn tại và nhận biết thì không thể diễn tả.
- Nếu tồn tại thì không thể nhận biết.
- Nếu tồn tại và nhận biết thì không thể diễn tả.
Đây là một tư tưởng mang tính duy tâm.
Lập luận của Gorgia cho vân đề này như sauː
- Không tồn tại là cái không có thực tồn mà
tồn tại và không tồn tại là các mặt đối lập nên nếu một bên là tồn tại thì bên
kia sẽ là không tồn tại. Và đã có tồn tại thì không có không tồn tại.
- Nếu tồn tại nằm ở vị trí nào đó thì vị trí
ấy khác với tồn tại và bao bọc lấy tồn tại. Cái bao bọc bao giờ cũng phải lớn
hơn cái được bao bọc. Tồn tại, cái được bao bọc, lại được cho là cái vô hạn.
Nói như vậy tức là phải có cái lớn hơn vô hạn. Điều này là không thể nào mà có
được, vì vậy tồn tại không nằm ở vị trí nào cả.
- Giả sử cái tồn tại tồn tại trong chính bản
thân nó thì có nghĩa tồn tại là một cái vật thể xác định nào đó. Như thế thì
không thể phân biệt được nữa. Vậy không thể xảy ra trường hợp này.
- Nếu tồn tại là một thì nó phải có một trong
hai trạng thái sauː gián đoạn hoặc liên tục. Nếu tồn tại là
một thứ gián đoạn thì nó phải gồm các bộ phân cấu thành. Nếu tồn tại là liên
tục thì phải xem nó là một đại lượng hoặc một vật thể. Nếu tồn tại là đại lượng
thì chúng ta sẽ gặp mâu thuẫn là đại lượng vốn là cái tên ta dùng để chỉ những
thứ ta phân chia được, nhưng ta lại cho ở trên là đại lượng có tính liên tục,
tức là không phân chia được. Nếu tồn tại là vật thể lại càng mâu thuẫn càng đi
xa khái niệm một vì vật thể nào cũng có 3 chiều, do vậy không thể nào trở thành
đơn vị.
Từ 4 lập luận trên, Gorgia đi đến kết luận là không có tồn tại
và cũng không có cả không tồn tại luôn. Tức là chẳng có cái nào tồn tại cả.
Nguyên tắc của Gorgias khi nghiên cứu nhận thức luận làː Tư
duy không cần có đối tượng, không cần có tồn tại, tồn tại không được sử dụng và
không được nhận thức
So sánh một chút, Parmenide có đưa ra quan điểm là "mọi tư
duy bao giờ cũng là tư duy về tồn tại".
Ta thấy một điểm khác biệt lớn trong quan điểm nhận thức luận
của hai nhà triết học Hy Lạp này. Nếu Parmenide cho rằng tư duy và đối tượng
của tư duy không thể nào chia cắt nhau thì Gorgia đã chia tư duy và đối tượng
của tư duy ra làm hai. Ý kiến trên của Gorgias chưa đủː Người ta có thể tư
duy mà không cần đến tồn tại bởi vì tư duy của chúng ta có thể tư duy về những
cái không thể nào có trên thực tế.
Cho rằng thậm chí có tồn tại thì cũng không thể nhận thức được
tồn tại vì vậy coi như tồn tại không có
Tồn tại phụ thuộc vào việc chúng ta có thể tư duy hay về việc tư
duy về nguyên tắc là mâu thuẫn.
Những ý kiến trên không chỉ cho thấy Gorgia phủ nhận cái tồn tại
như thế nào mà còn cho thấy tính duy tâm chủ quan khi cho rằng tồn tại phụ
thuộc vào tư duy.
Ấy mới chỉ là nguyên tắc thứ nhất. Nguyên tắc thứ hai của ông đó
là "mọi ý kiến đều sai lầm". Bản chất nguyên tắc này là nhận thức cái
không thể nào biểu đạt. Để có thể đi tới bản chất đó, ta cần 3 hiện tượng sauː
- Mỗi sự vật chỉ được diễn đạt bằng một từ dù vậy không thể bao
chứa hết nội dung của sự vật.
- Cùng một sự vật nhưng những thời điểm khác nhau thì có những
nhận thức khác nhau.
- Cùng một thời điểm, cùng một sự vật, nhưng mỗi chủ thể sẽ có
những cảm nhận khác nhau.
Kết luận lại, mọi biểu đạt đều là sai lầm.
Gorgia đánh giá rất cao sức mạnh của ngôn ngữː Lời nói có sức
mạnh tác động đến trạng thái tâm hồn giống như thành phần thuốc tác động đến cơ
thể. Giống như các loại thuốc khác nhau tống khứ những thứ dịch khác nhau ra
khỏi cơ thể, một số diệt bệnh tật, một số khác diệt sự
sống, lời nói cũng vậyː
một số cho người nghe đỡ buồn, số khác an ủi, số thứ ba là sợ hãi, số thứ tư
khơi dậy lòng dũng cảm, số thứ năm làm cho tâm hồn trở nên độc hại
Không chỉ có vậy, sớc mạnh của phương pháp thuyết phục của nghệ
thuật hùng biện cũng được Gorgia đánh giá caoː Nghệ thuật thuyết phục con
người cao hơn nhiều mọi thứ nghệ thuật khác, vì nó làm cho mọi người trở thành
nô lệ của mình một cách tự nguyện, chứ không phải bằng cưỡng bức
Nếu thuật ngữ sophism (chủ nghĩa ngụy biện) được hiểu
theo nghĩa khá tích cực nếu ta nghiên cứu Protagore thì ta sẽ phải hiểu thuật
ngữ này một cách rất tiêu cực nếuu tìm hiểu Gorgia. Đối với Gorgia, triết học
chỉ là sân chơi của các trò chơi của trí
tuệ. Dù sao, sự dối trá ở
đây là sự thông minh vì kẻ bị lừa ít thông minh hơn kẻ đi lừa.
Nguồn:
- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ,
8664040219
No comments:
Post a Comment