(Bài trước: Héraclite)
Chúng ta
biết rằng Héraclite chủ trương thuyết biến
dịch, hư vô, ảo ảnh hay bất đồng tính
còn Parmenide chủ trương bất dịch, hữu
thể, thực tại hay đồng tính.
Mặt khác
đối lập với trường phái Milet hay Pythagore lấy nước, khí, bất định và con số
làm nguyên chất sơ bản, còn phái nầy lấy hữu
thể làm nền tảng vững chắc nhất cho vạn vật.
Lập trường
của phái nầy chủ trương vạn vật là thực
thể và mọi vật đều trường tồn tuyệt đối
Trường phái
Elée có Xénophane, Parmenide và Zénon. Ba nhân vật nầy làm cho đô thị Elée trở
nên thời danh.
Xénophane phỏng chừng 570-475
BC, sinh trưởng tại Colophane, do Ba Tư đánh chiếm xứ Ionic, ông phải di cư
lang thang vài nơi, sau cùng định cư tại thành phố nhỏ Elée.
Xénophane (570-475
BC)
Về những
sáng tác của ông, ngày nay người ta còn ghi nhận được nhng bài bi ca và trào phúng. Từ những sáng tác
ấy, ngày nay người ta ghi nhận được những nét sơ lược lý thuyết của ông.
Dường như
ông vẫn còn trung thành với trường phái Milet, chẳng hạn như ông giải thích rằng
các tinh tú, mặt trời bằng các làn hơi hay mây từ sự bốc hơi của biển.
Xénophane
cho rằng chỉ có một vị thần cao cả nhất trong số các vị thần và loài người, Ngài
không giống người trần về hình hài và tư tưởng.
Chủ trương
thần học của Xénophane được cho là phiếm thần, đượm vẻ hữu thể học của
Parmenide, cho nên người ta đã xếp ông vào trường phái Elée.
Parmenide tiếng
Hy Lạp cổ đại: Παρμενίδης ὁ Ἐλεάτης, phỏng chừng 540-470 BC,
ông sinh tại Elée, một thành phố của Hy
Lạp ở bờ biển phía nam của Ý, xuất thân trong một gia đình danh giá và là
học trò của Xenophanes. Ông là một trong những nhà cầm quyền ở Elée, tôn sùng
pháp luật. Hàng ngày ông bắt công dân của thành phố này phải thề tuân theo pháp
luật.
Parmenide (540-470 BC)
Ông là người đã sáng lập ra trường phái Elée. Tác phẩm duy nhất được biết đến của ông
là một bài thơ, tựa đề Bàn về tự nhiên, hiện chỉ còn một phần bài thơ
tồn tại cho đến ngày nay. Trong bài thơ này, Parmenide nêu ra hai quan điểm về
thực tại.
- Một là trong Con đường của chân lý (The way of
truth), ông giải thích thực tại là đơn nhất, thay đổi không thể xảy ra,
sự tồn tại là vĩnh viễn, đồng nhất, cần thiết và không thay đổi.
- Hai là trong Con đường luận lý
(The way of opinion), ông giải thích hình dạng của thế giới, trong
đó các chức năng cảm giác dẫn đến những nhận thức sai lầm và lừa dối. Những ý
tưởng này đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với triết học phương Tây, nổi bật nhất có
lẽ là ảnh hưởng lên Platon.
Dựa vào tư tưởng của các nhà triết học tiền bối, Parmenides đưa
ra ba quan điểm về chủ yếu về tồn tại và bình luận về chúng.
-
Có tồn tại và không tồn tại (quan điểm của trường phái Pythagore).
- Tồn tại và không tồn tại đồng nhất với nhau (quan điểm của Héraclite).
- Chỉ có tồn tại, không có không tồn tại.
- Tồn tại và không tồn tại đồng nhất với nhau (quan điểm của Héraclite).
- Chỉ có tồn tại, không có không tồn tại.
Parmenides cho rằng hai quan niệm đầu tiên cho thấy sự không nhất nguyên về lập trường triết học. Thậm chí, ông còn
gọi Héraclite là nhà triết học "hai đầu". Parmenide viết: Chỉ có
những nhà triết học hai đầu mới nhìn thấy con đường đi ngược lại của mọi thứ để
khẳng định chúng ta tồn tại và không tồn tại, con dường đi lên và con dường đi
xuông là một
Còn đối với quan điểm thứ ba, Parmenide tỏ rõ sự đồng tình. Theo
nhà triết học cổ đại này, tất cả các sự vật được ta nhận định được vì chúng có
tồn tại. Chúng ta không thể hình dung sự không tồn tại, không hình dụng được là
không có. Đây là đoạn thơ của Parmenides nói về sự tồn tại
Ở đây có rất nhiều bằng chứng
Nó không sinh ra mà cũng không diệt
Nó là toàn bộ, vô tận, bất biến và đồng nhất
Nó không có trong quá khứ và cũng sẽ chẳng có trong tương lai
Nó không sinh ra mà cũng không diệt
Nó là toàn bộ, vô tận, bất biến và đồng nhất
Nó không có trong quá khứ và cũng sẽ chẳng có trong tương lai
Đoan thơ trên có thể được diễn giải như sau: Tồn tại là cái duy
nhất, bất bién và đồng nhất vì thế giới không có cái gì nằm ngoài sự tồn tại. Giới
hạn cuối cùng của tồn
tại, giống giới hạn của một quả địa cầu, tất cả các điểm trên đường tròn đều
cách tâm những khoảng bằng nhau. Bởi tồn tại là cái duy nhất nên nó không cần
sự cứu cánh. Tồn tại là chính bản thân nó nên không thể xuất hiện vì không có
chỗ để xuất hiện. Nó cũng không xuất hiện từ hư vô bởi bản thân hư vô là không
có. Nó cũng không thể xuất hiện từ tồn tại khác vì chỉ có một sự tồn tại. Tồn
tại không phải là cái hiện có chứ không phải là cái đã có và cái sẽ cố. Với
phần diễn giải trên, có thể nêu lên ba đặc điểm của sự tồn tại như sau:
-
Duy nhất, bất biến, đồng nhất.
- Tư bản thân, không sinh ra, không mất đi
- Quy định sự hiện hữu của những thứ khác.
- Tư bản thân, không sinh ra, không mất đi
- Quy định sự hiện hữu của những thứ khác.
Quan niệm về tồn tại của Parmenide mang tính siêu hinh, nhưng nó
lại là đóng góp lớn của ông. Ông phê phán các bậc tiền bối của mình đã chọn
nhiều thứ vật chất cụ thể làm khởi nguyên của thế giới một cách tùy tiện, làm
"mất đi tính chất thông thái của triết học", tạo ra những tranh luận
không càn thiết. Tồn tại, với Parmenide, đã trở thành một phạm
trù triết học khái quát.
Đó thực sự là nền móng của tư
duy. Có lẽ câu nói của
chính người thầy Xenophane sẽ là câu nói phù hợp với trường hợp này: "Để
trở thành người thông thái thì trước hết phải biết lựa chọn các biểu hiện của
thông thái."
Parmenide đã đưa ra một luận điểm nổi tiếng là "Tư duy và cái tư duy là một. Tư duy và tồn
tại là đồng nhất.". Theo ông, tồn tại không chỉ thuần túy là vật chất
và tinh thần. Đó còn là việc con người tư duy về cái gì đó. Vì vậy, không có tư
duy thuần túy, tư duy phi tồn tại và không có tồn tại không được tư duy bởi con
người. Có thể thấy ở đây Parmenide là người nhận thấy quan hệ không tách rời
giữa chủ thể và khách thể khi nhận thức theo quan điểm duy tâm chủ quan.
Chính vì vậy, các nhà hiện tượng học coi ông là vị tiền bối.
Đối với Parmenide, không gian có giới hạn và bất biến bởi vi nó
chứa tồn tai mà cái tòn tại này không lớn lên hay nhỏ đi "không thể lớn
lên một chút nào và cũng không thể nhỏ đi một chút nào". Còn thời gian
thì lại là cái ngưng đọng, không xuất hiện hay mất đi nhưng lại vô hạn.
Xuất phát từ nhận thức về tồn tại, Parmenides chia triết học
thành hai dạng phù hợp với ý kiến và trí tuệ.
- Triết học phù hợp với ý kiến: Con người nhận
thức thế giới trong sự biến đổi không ngừng nhưng không thể nhận thức được bản
chất của nó.
- Triết học phù hợp với trí tuệ: Con người nắm
được bản chất của thế giới, hiểu về nó và đạt tới chân lý.
Với sự phân loại này, Parmenide đi đến một sai lầm về kết luận trí tuệ là tiêu chuẩn của chân lý.
Zénon sinh vào khoảng 590-529 BC, tại Elée miền tây nam của nước Ý.
Ông trở thành cậu học trò yêu quý của nhà triết học Parmenides. Zenon đã theo
người thầy của mình khi đã 40 tuổi đến thủ đô của Hy Lạp là Athens. Ở thành phố
này, Zenon có giảng dạy triết học trong vài năm, tập trung nghiên cứu vào siêu
hình học của trường phái Elea. Ở đây, ông có nhiều học trò xuất sắc như
Pericles và Callias. Sau đó, Zenon lại trở về quê hương.
Zénon (490-429 BC)
Theo tương truyền, Zénon tham gia việc giải cứu thành phố xinh
đẹp khỏi bàn tay của tên bạo chúa Nearchus. Khi thất bại trong việc này, Zenon
đã bị tra tấn dã man, nhưng ông cương quyết không khai ra bất kỳ những người
hành động cùng với ông. Còn nhiều điều về cuộc đời của ông, nhưng không ai biết
được.
Về Nghịch lý Zenon có lẽ đây là lĩnh vực gây ra nhiều thích thú
nhất khi tìm hiểu về Zenon. Những nghịch
lý nổi tiếng trong hệ thống nghịc lý Zenon là các nghịch lý về chuyển động:
Achilles và con rùa, Mũi tên bay và Nghịch lý phân đôi Zenon. Những nghịch lý
khoa học này gây đau đầu cho những người tìm hiểu về chúng cho đến tận bây giờ.
Chúng ta sẽ cùng lần
lượt xem xét qua ba nghịch lý của Zenon, hay còn được gọi là “Nghịch lý về sự
chuyển động”, dùng để biện luận cho tư tưởng triết học của Zenon: ông cho rằng
mọi sự chuyển động không tồn tại vì đó chỉ là ảo giác mà thôi.
Zénon trình bày 4
chứng lý chống lại chủ trương sự vật có vận hành và biến dịch:
1.- Chứng lý thứ nhất
gọi là sự phân đôi. Người ta không thể chạy tới đích của một đoạn đường, vì mỗi
đoạn đường đều có một nửa, khi người ta chạy đến một nửa, thì một nửa còn lại
chia đôi, cứ như vậy tiếp tục.
2..- Nghịch
lý của Achille và con rùa. Trong trường hợp Achille đang chạy đua
với một con rùa. Anh ấy chấp con rùa 100 mét, tuy nhiên anh lại có vận tốc
nhanh gấp 10 lần con rùa. Cho rằng vận tốc của cả Achille và rùa đều không đổi,
ta có thể thấy sau một khoảng thời gian hữu hạn, khi Achille đã chạy được 100
mét, tức là điểm xuất phát của con rùa, thì con rùa cũng đã chạy được thêm 10
mét. Và lại sau một khoảng thời gian nữa, khi Achille đã chạy được 10 mét thì
con rùa cũng đã nhích thêm được 1 mét. Như vậy, bất cứ khi nào Achille đến một
vị trí mà con rùa đã đến, thì con rùa lại cách đó một đoạn. Bởi vì số lượng các
điểm Achille phải đến được mà con rùa đã đi qua là vô hạn, do đó anh ta không
bao giờ có thể bắt kịp được con rùa.
3.- Nghịch lý mũi tên bay: Nếu tất cả mọi thứ đều chiếm 1 khoảng không gian khi nó đứng yên, và nếu khi nó chuyển động thì nó cũng chiếm một khoảng không gian như thế tại bất cứ thời điểm nào, do đó mũi tên đang bay là bất động.
4.- Ở vận động trường người ta cần xếp 3 Đội A, B, C như sau:
Đội A: 1, 2, 3, 4, 5,
6, 7, 8, 9, 10
Đội B: 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1
Đội C: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
Đội B: 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1
Đội C: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
Sơ đồ 1
Từ sơ đồ
1 Đội B phải di chuyển số 1 ngang bằngvị trí số 5 đến số 10 của Đội A, Đội C phải di chuyển
ngược chiều, số 1 từ vị trí ngang bằng số 6 đến vị trí số 1 của Đội A. Cho thấy
thời gian di chuyển của Đội B qua 10 vị trí của Đội C chỉ bằng phân nửa của Đội
A. Đội C cùng như vậy, kết quả giống nhau. Suy ra một nửa thời gian bằng toàn bộ.
Xem sơ đồ 2.
Đội A: 1, 2,
3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
Đội B: 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1
Đội C: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
Đội B: 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1
Đội C: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
Sơ đồ 2
Trong lĩnh vực triết
học, Zenon đã thể hiện ra rằng mình chịu ảnh hưởng từ người thầy như thế nào.
Ông tiếp nhận triết tin của nhà triết học này, triết tin có nội dung rằng bất
kỳ một hữu thể nào đều đơn nhất, bất phân, dù biểu hiện đa dạng dưới cái nhìn
đầy cảm giác. Dựa vào đó, Zenon muốn phản bác các giác
quan.
Với
những chứng lý trên, nhiều
người cho rằng Zénon là người ngụy biện, nhưng cả Aristote và Hégel cho rằng
Zénon là nhà biện chứng.
Những nghịch lý của Zenon đã tạo nên phép biện chứng. Điều đó
ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển của khoa học. Ông là người đã có ảnh
hưởng tới các nhà triết học xuất sắc của Hy Lạp như Platon, Aristote. Aristote
đã gọi Zenon là nhà phát minh của biện chứng.
Mélissio tiếng Hy l ạp cổ Μέλισσος ὁ Σάμιος (470-430 BC) ông là người
thứ ba cùng là người sau cùng của trường phái Alée gồm có Zenon và Parmenide,
là học trò của Parmenide. Thân thế và sự nghiệp của Mélissio được biết đến rất ít
ngoại trừ ông từng là Đô đốc chiến hạm của của Samos trong thời gian ngắn, trước
cuộc chiến của người Poloponne từ năm 413 đến 404 BC. Và ông có tác phẩm Về tự nhiên hay Về thực tại.
Mélissio (470-430 BC)
Về triết học, Mélissio bảo
vệ và phát triển quan điểm chủa đạo của trường phái Elée về tồn tại, duy nhất và
bất biến. Ông tiến xa hơn cho rằng tồn tại là vô hạn, nếu không vô hạn thì nó
phải tiếp giáp với cái gì khác với tồn tại, nếu có đó là cái không tồn tại, tức
là cái rổng không, nhưng cái rổng không không có. Nên chỉ có tồn tại là duy nhất
và vô giới hạn. Từ việc chứng minh tồn tại là không giới hạn dẫn tới hệ quả không
có không gian trống rỗng ngoài tồn tại. Ông viết: “Hoàn toàn không có khoảng trống,
vì khoảng trống là hư vô. Do vậy cái gì hư vô thì không có.
Mặc dù phủ nhận sự vận động, nhưng Mélisso cũng thừa nhận có sự biến đổi trong tự nhiên. Ông cho biết: “Trong tự nhiên, không có cái gì là bất di bất dịch. Ở đó, mọi cái đều có thể bị diệt vong.”
Trường phái Elée đã gieo ảnh hưởng rất mạnh cho những triết học đi sau, nhất là những triết gia ở thế kỷ V.
Nguồn:
- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ,
- Nguyễn Tiến Dũng Lịch sử triết học Tây Phương. NXB Tổng Hợp Tp. HCM 2006
- Lê Tôn Nghiêm Lịch sử triết học Tây Phương. Quyển 1. NXB Tp. HCM. 2001
8664100219
No comments:
Post a Comment