Héraclite
(540-480 BC)
Héraclite
sinh và mất vào khoảng 540-480 BC tại thành phố Ephèse, thuộc xứ Ionie, trong một
gia đình hoàng tộc, con cháu dòng codride, dòng họ xây dựng nên thành phố Éphèse,
trong đó có nhiều người giữ chức quan cai trị cha truyền con nối, Héraclite chối
từ sự kế thừa nầy, cuối đời ông lên núi sống ẩn dật. Đây là thời kỳ Ba Tư xâm
chiếm lãnh thổ Hy lạp, Pythagore phải chạy khỏi xứ Ionie, còn Héraclite vẫn ở lại
quê hương.
Hy Lạp Cổ đại (Tháy rõ xứ Ionia, đảo Samos, thành phố Miletus, Ephesus)
Héraclite
là người giữ vị trí trung tâm trong lịch sử phép biện chứng Hy Lạp cổ đại. Héraclite
không thừa nhận sự khởi nguyên của thế giới là Nước của Thalès, cũng không phải
là Apeiron bất định của Anaximandre và cũng không phải là khí Apeiros của
Anaximène như trường phái Milet đã chủ trương nguyên chất sơ bản của vạn vật
trong vũ trụ.
Theo Héraclite
khởi nguyên của vũ trụ đó là Lửa.
Ông đã viết:
“Thế giới nầy chỉ la một đối với mọi cái, không phải do thần thánh hay do con
người tạo ra nhưng nó mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh cửu, như là độ đo
của những cái đang rực cháy và mức độ những cái đang lụi tàn.”
Các hiện
tượng trong thiên nhiên như nắng, mưa chuyển đổi thời tiết các mùa trong năm, không
phải là những hiện tượng do thần thánh làm ra mà chỉ là những trạng thái khác
nhau của lửa. Ông giải thích: “Cái chết của lửa chỉ là sự ra đời của không khí,
cái chết của không khí chỉ là sự ra đời của nước. Nước sinh ra từ cái chết của
đất, không khí sinh ra từ cái chết của nước, lửa sinh ra từ cái chết của không
khí. Tất cả đều qui đổi lấy lửa, lửa lấy tất cả, giống như vàng trao đổi lấy hàng
hóa, còn hàng hóa lấy vàng.”
Theo Héraclite
cái qui định của trạng thái sự vật và sự vận chuyển từ trạng thái nầy sang trạng
thái khác là nhiệt độ của Lửa. Ông chia các quá trình biến đổi ra làm 2 loại:
Loại đi lên Lửa biến đổi thành thể rắn là đất, biến thành thể lỏng là nước, biến
thành thể hơi là không khí. Loại đi xuống Lửa biến thành thể hơi là không khí, biến
thành thể lỏng là nước, biến thành thể rắn là đất.
Lửa không
phải chỉ là biểu hiện vật chất, sức mạnh của vũ trụ, của vật lý mà còn làsức mạnh
của lý trí. Lửa là Logos.
Logos là
khái niệm có trước thời Héraclite, dung để chỉ sự thống nhất giữa ngôn ngữ và tư
tưởng, nó được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tuỳ theo ngữ cảnh.
Theo Héraclite
sự thông thái của con người phụ thuộc vào mức độ phản ảnh cái Logos chủ quan, vào
sự phản ảnh của tư duy Logos khách quan.
Trước Héraclite
các nhà triết học tự nhiên của trường phái Milet bằng cách nầy hay cách khác cũng
đã tiếp cận với quan niệm về vận dộng và biến đổi của thế giới. Nhưng phải đến
Héraclite thì mới tồn tại học thuyết về dòng chảy, vì người ta liên tưởng đến câu
nói nổi tiếng của ông: “Chúng ta không thể lội xuống hai lần trên cùng một dòng
sông”.
Trái với
quan điểm đang thịnh hành lúc bấy giờ xem đấu tranh như một hiện tượng hoàn toàn
tiêu cực, như là sự xung đột giữa các lực lượng mù quáng bất đồng mang tính chất
phá hủỵ Héraclite khẳng định dedấu tranh sẽ tạo ra một trật tự hài hòa về thống
nhất.
Tư tưởng
nầy của Héraclite hoàn toàn khác biệt với quan niệm Liên minh của Pythagore.
Theo Pythagore khi đã thừa nhận có sự hài hòa, tức là trong đó loại trừ hết mầm
móng của sự phủ định nó. Héraclite cho rằng cái vốn có trong hài hòa là đấu
tranh và đó là điều kiện hài hòa. Ở đâu không có sự khác biệt thì ở đó không có
sự thống nhất. Ông nhấn mạnh: “Cần biết rằng đấu tranh là phổ biến, công bằng là
đấu tranh, mọi thứ đều thông qua đấu tranh, tuân theo tính tất yếu.”
Héralite
là một trong những người gây nhiều tranh cãi trong lịch sử triết học. Điều nầy
nói lên sự phong phú và đa dạng của những vấn đề triết học do ông đặt ra. Khởi
nguồn từ dòng chảy nêu trên, Héraclite là một trong những người sáng lập ra phép
biện chứng.
Nguồn:
Nguyễn Tiến Dũng, Lịch sử Triết Học
Phương Tây, NXB Tổng Hợp Tp. HCM 2005.
8664260119
No comments:
Post a Comment