Pages

Wednesday, July 20, 2016

Nguyễn Đức



(1930-2015)

Nhạc sĩ Nguyễn Đức tên thật là Nguyễn Đại Đức, sinh năm 1930 tại tỉnh Bạc Liêu, nay thuộc tỉnh Cà Mau nhạc sĩ Nguyễn Đức đã bước chân vào ngưỡng cửa âm nhạc vào lúc tuổi đời còn rất trẻ. Năm 1938, lên 8 tuổi Nguyễn Đức đã biết sử dụng Mandoline và đến năm 15 tuổi, đã biểu diễn sử dụng hai nhạc khí Mandoline và Harmonica cùng một lúc trong chương trình chọn lựa tài tử do Ông Hoàng cao Tăng tại Đài phát thanh Pháp Á tổ chức.

Năm 1949, lúc 20 tuổi, ông tham gia Hội Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ và dạy hát cho ca sĩ Thanh Phong, sau này cùng với Phương Đại và Duy Mỹ lập ra ban tam ca Sao Băng.

Vào năm 1953, Nhạc sĩ Nguyễn Đức bắt đầu dạy hát và thành lập nhóm Rạng Đông. Trong bước đầu dấn thân vào việc thực hiện công trình tuy lý thú nhưng đầy khó khăn này, nhạc sĩ Nguyễn Đức chú trọng đến các em thiếu nhi, đa số là các em gái tuổi từ 12-13 và đã lựa chọn 3 em để thành lập Ban Tam Vân là Bích Vân, Phước Vân và Ngọc Vân. Ban Tam Vân có lối trình diễn rất đặc biệt, vừa nhảy thiết hài Claquette, vừa sử dụng maraccao, Guiero, Tambourin và hát ba bè.


Ban Tam Vân: Bích Vân, Phước Vân, Ngọc Vân

Qua các họat động này, năm 1960 đài phát thanh Sài Gòn mời ông lập ban ca nhạc cho thiếu nhi lấy tên là Ban Việt Nhi, chương trình phát mỗi tuần 1 lần được thính giả ưa thích. Ngòai ca hát, chương trình này còn có mục y học thường thức cho các em miền quê , mục kể chuyện vui và cung cấp những kiến thức bổ ích cho giới nhi đồng.

Sau đó nhạc sĩ Nguyễn Đức lập thêm Gia Đình Văn Nghệ Nguyễn Đức, dành cho các em trong ban Việt Nhi bước qua tuổi lớn hơn và tiếp tục dạy cho họ kiến thức về ca nhạc. Những ca sĩ thành danh đã từng ở trong ban Việt Nhi và học trò của ông như Hoàng Oanh, Thanh Lan, Kim Loan, Phuơng Hồng Quế, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Ngọc... những học trò của ông dù có trở thành ca sĩ hay không cũng đều có căn bản về nhạc lý.

Thời truớc năm 1975, mỗi lần muốn lăng xê một cô ca sĩ học trò nào thì nhạc sĩ Nguyễn Đức mời báo chí đến để giới thiệu và nhờ viết bản tin.

Tháng 10 năm 1991, nhạc sĩ Nguyễn Đức định cư tại Toronto Canada. Ở xứ người ông tiếp tục dạy ca nhạc cho giới trẻ, năm 1993. nhạc sĩ Nguyễn Đức đã qui tụ được một số giọng ca đầy triển vọng thành lập nhóm Bừng Sáng tại Toronto với tiếng hát Hoàn Vũ, Minh Nguyệt, Tử Lê, Lan Hương, Ái Ly, Huy Khang, Thùy Trang, Xuân Hằng và Thái Hòa. Được sự hướng dẫn tận tình của người nhạc sĩ và cũng là bậc thầy giàu kinh nghiệm, nhóm Bừng Sáng đã hoạch định cho mình một hướng đi trong tương lai: “Đoàn kết, luyện tập chu đáo với những tiết mục mới lạ mong đem lại cho giới mộ điệu một làn gió mới cho không khí văn nghệ ở Toronto”.

Vào tháng 5 năm 2007, nhân sinh nhật nhạc sĩ Nguyễn Đức, Phương Hồng Quế đã cùng Phương Hồng Ngọc phối hợp với các học trò của ông ở Canada, tổ chức buổi vinh danh Thày. Cuộc họp mặt này của “đại gia đình văn nghệ Nguyễn Đức” còn có Thanh Lan, Hoàng Oanh, và Kim Loan từ Đức sang.

Là huynh trưởng Hướng Đạo cho nên tâm hồn trẻ trung, ông bảo học trò gọi ông là Anh Hai mặc dù tuổi của họ đáng hàng con cháu.

Về cuộc sống của “Tam Phương” thì Phương Hoài Tâm rời Việt Năm năm 1975 sang định cư ở Mỹ. Tới năm 1988, mở cơ sở về thẩm mỹ, và kinh doanh mỹ phẩm ở San Jose. Phương Hồng Ngọc sang Pháp năm 1985. Tới năm 1989, qua Mỹ sinh sống tại Houston, Texas. Phương Hồng Quế qua Mỹ tháng 3, 1991 định cư tại vùng Quận Cam làm dịch vụ lữ hành, địa ốc, mở tiệm bán hoa, …Và khi chương trình này đến với quý thính giả thì hai tiếng đồng hồ nữa, Phương Hồng Quế sẽ đóng góp tiếng hát trong đại nhạc hội gây quỹ giúp thương binh và quả phụ Việt Nam Cộng Hòa, tổ chức tại Quận Cam, thủ phủ của người Việt tỵ nạn.

Nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng cư ngụ tại Quận Cam cũng là người đồng thời nhận xét về nhạc sĩ Nguyễn Đức có công trong việc truyền bá kiến thức ca nhạc và tạo sinh họat vui tươi lành mạnh cho giới thiếu nhi, giới trẻ.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức đã an giấc ngàn thu trong ngôi nhà xưa của mình, tại địa chỉ 223/31 đườngVĩnh Viễn ở Chợ Lớn, vào lúc 9 giờ 24 phút ngày 25 tháng 5 năm 2015. Thọ 86 tuổi, tang lễ cử hành tại chùa Long Hoa, số 44 đường Trần Minh Quyền, Quận 10, Sài Gòn. Hỏa táng tại Bình Hưng Hòa ngày 28-5-2015.

Tài liệu tham khảo:

- Trần Chí Phúc. Giã biệt nhạc sĩ Nguyễn Đức – người thầy ca nhạc kính mến Web: sbtn.tv

Ca khúc Thằng Cuội do Ban Việt Nhi trình bày

https://www.youtube.com/watch?v=vSB3sRQPmaM

https://www.youtube.com/watch?v=vSB3sRQPmaM

(Xem tiếp Hoàng Hiệp



 

Văn Phụng




(1930-1999)

Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình bốn anh em mà ông là thứ hai. Học đàn dương cầm từ nhỏ, được sự chỉ dạy của hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng, năm 1945 Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà Hát lớn Hà Nội với nhạc phẩm "La Prière d’Une Vierge".

Thời đi học Văn Phụng là một học sinh xuất sắc, ông học tiểu học tại trường Louis Pasteur, trung học ở trường Albert Sarraut. Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp Tú tài, Văn Phụng theo học ngành Y vì ý muốn của cha ông. Nhưng chỉ được một năm Văn Phụng bỏ học để theo âm nhạc.

Năm 1946, trong một lần chạy loạn về Nam Định, Văn Phụng trú tại nhà thờ Tứ Trùng ở Chợ Cồn và ông gặp linh mục Mai Xuân Đình. Vị linh mục đã chỉ dạy cho ông về âm nhạc và giáo lý.

Năm 1948, Văn Phụng quay về Hà Nội. Theo lệnh tổng động viên, ông gia nhập Ban Quân nhạc Đệ tam tiểu đoàn danh dự. Chính ở đây, Văn Phụng đã quen với những người mà về sau cũng trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam như Nhật Bằng, Đan Thọ, Nguyễn Hiền, Văn Khôi, Vũ Thành... Thời gian đó, ông được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức tên Schmetzer chỉ dẫn cho về hòa âm.
Năm 1948 cũng là năm Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay Ô mê ly trong một lần vui đùa ca hát cùng bạn bè trong ban Quân Nhạc. Ông thường trình diễn nhạc phẩm này tại những vũ trường ở Hà Nội. Bài hát đã được hoan nghênh đón nhận và kể từ đó tên tuổi Văn Phụng được giới yêu nhạc chú ý. Về sau Ô mê ly còn nổi tiếng cùng tiếng hát của ban Thăng Long với Thái Thanh, Phạm Đình Chương. Ca sĩ Ánh Tuyết cũng thường trình diễn nhạc phẩm này những năm thập niên 2000.

Năm 1954, Văn Phụng di cư vào miền Nam và trở thành Nhạc Trưởng của Đài Phát thanh Quân đội, thuộc Nha Chiến tranh Tâm lý Việt Nam Cộng hòa và phụ trách chương trình ca nhạc trên Đài Phát thanh Sài Gòn.

Khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc với Ô mê ly. Văn Phụng đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong số đó có rất nhiều nhạc phẩm đặc sắc như Trăng sơn cước, Yêu, Tôi đi giữa hoàng hôn, Suối tóc, Mưa, Tiếng dương cầm, Giấc mộng viễn du, Tình, Bức họa đồng quê...

Tuy được xem như là một trong số các nhạc sĩ theo trường phái nhạc cổ điển Tây Phương, Văn Phụng cũng viết những bản nhạc giá trị với âm hưởng dân ca như Trăng sáng vườn chè phổ thơ Nguyễn Bính, Các anh đi thơ Hoàng Trung Thông, Đêm buồn phổ ca dao, Nhớ bến Đà Giang... Ông còn hòa âm cho nhiều cuốn băng nổi tiếng và được xem như một trong những nhạc sĩ hòa âm xuất sắc nhất của Sài Gòn khi đó.

Năm 1978, gia đình Văn Phụng vượt biển đến một đảo ở Malaysia. Sau 5, 6 tháng ở đây gia đình ông đến định cư tại Fairfax, tiểu bang Virginia, cạnh Washington DC, Mỹ.

Ngày 17 tháng 12 năm 1999, Văn Phụng qua đời do tác hại của bệnh tiểu đường. Thọ 69 tuổi.

Trong bài: Văn Phụng, một đời cho âm nhạc. Thy Nga viết:

Văn Phụng để lại cho đời khoảng sáu mươi nhạc bản, từ những bài “Ô mê ly”, “Tiếng vọng chiều vàng”, “Trăng sơn cước” với các tiết tấu lạ tai vào thời đó, những ca khúc sống động vui tươi, các bài hát Xuân, các tình ca; đến các nhạc khúc mang âm điệu cổ điển Tây phương như “Tiếng dương cầm”, “Mưa trên phím ngà”, ... tới các bài chứa chất tình cảm quê hương như “Nhớ bến Đà giang”, “Trở về Huế”, “Ghé bến Saigon”, “Bức họa đồng quê”; các bài đậm tình dân tộc như “Trăng sáng vườn chè” phổ ý thơ Nguyễn Bính; và trong bối cảnh chiến tranh, có những bài “Các anh đi”, “Bóng người đi”, “Lời nhi nữ”, “Chung thủy”, “Nhắn người lạc lối”, ...

Ca khúc:

- Ave Maria
- Bên lưng đèo
- Bóng người đi
(lời Hoài Linh)
- Bức họa đồng quê
- Các anh đi
- Chán nản
- Chung thủy
- Đêm buồn
- Dịu dàng
- Em mới biết yêu đã biết sầu
- Ghé bến Sài Gòn
(l
ời Huyền Linh)
- Giã từ đêm mưa
- Giấc mộng viễn du
- Giang hồ
- Hát lên nào
- Hết đêm nay mai sẽ hay
- Hình ảnh một đêm trăng
- Hoài vọng
- Hôn nhau lần cuối
- Lãng tử
- Lối cũ
- Lời nhi nữ
- Mộng hải hồ
- Một lần cuối
(thơ Nguy
ễn Bính)
- Mộng viễn du
- Mưa
- Mưa rơi thánh thót
- Mưa trên phím ngà
- Nhớ bến Đà Giang
- Nỗi buồn
- Ô! Mê ly
ồng tác giả với Văn Khôi)
- Sóng vàng trên vịnh Nha Trang
ồng tác giả với Văn Khôi)
- Suối tóc
- Sương thu
- Ta vui ca vang
- Thuyền xưa bến cũ
- Tiếng dương cầm
- Tiếng hát đường xa
(l
ời Hoài Linh)
- Tiếng hát với cung đàn
- Tiếng vang trên đồi
- Tiếng vọng chiều vàng
- Tình
- Tôi đi giữa hoàng hôn
- Trăng gió ngoài khơi
ồng tác giả với Văn Khôi)
- Trăng sáng vườn chè
ồng tác giả với Ngọc Bích)
- Trăng sơn cướcồng tác giả với Văn Khôi)
- Trở về cố đô
- Trở về Huế
- Trong đêm vắng
- Viết trên tà áo Em
- Vó câu muôn dặm
- Vui bên ánh lửa
- Vui đời nghệ sĩ
- Xuân họp mặt
- Xuân miền Nam
- Xuân thôn giã
- Xuân về trên non sông Việt Nam
- Yêu

Tài liệu tham khảo:

- Văn Phụng Web: Wikipedia
- Thy Nga Văn Phụng, một đời cho âm nhạc. Web: rfa.org


Ca khúc Xuân họp mặt do các ca sĩ TT Thúy Nga Paris trình bày


 https://www.youtube.com/watch?v=K94VRuojJ78







Minh Kỳ





(1930-1975)

Nhạc sĩ Minh Kỳ tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, sinh năm 1930 tại Nha Trang - Khánh Hòa. Nguyên quán Thừa Thiên, Huế. Theo gia phả thuộc hoàng tộc triều Nguyễn, Minh Kỳ là cháu 5 đời của Vua Minh Mạng.

Ông học nhạc từ năm 14 tuổi ở trường Gagelin tại Quy Nhơn, sau đó du học ở trường École Universelle tại Pháp.

Năm 1949, ông có tác phẩm đầu tay là bài Chị Hằng .

Năm 1957 ông vào định cư tại Sài Gòn. Năm 1959, ông cùng với Anh Bằng, Lê Dinh lập nên nhóm Lê Minh Bằng. Hơn 100 ca khúc mà Lê Minh Bằng viết cho đất nước, cho quân đôi, và cho nhạc tình, họ đã ký nhiều bút hiệu như Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường, Mặc Vũ. qua những dòng nhạc nổi trôi theo định mệnh quê hương và đất nước thật đúng là một kết hợp tuyệt diệu của nền âm nhạc Việt Nam.

Chức vụ cuối cùng của Minh Kỳ trước 30 tháng 4 năm 1975 là Đại uý Cảnh sát Việt Nam Cộng Hoà.
Sau 30 tháng 4, 1975, ông đi học tập cải tạo và bị chết oan vì lựu đạn vào khuya ngày 31 tháng 8 năm 1975 trong trại An Dưỡng, Biên Hòa. Ông hưởng dương 45 tuổi.

Phần tro cốt thi hài ông hiện được lưu giữ tại nhà hài cốt, thuộc Giáo xứ Tân Định, Tp. HCM.

Trong quyển Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh, tác giả khi nằm trong trại bệnh của khu cải tạo An Dưỡng Biên Hoà, đã gặp lại bạn cũ là ông Động Đình Hồ, tức hoạ sĩ Nguyễn Hữu Nhật. Hà Thúc Sinh được cho biết khi nhạc sĩ Minh Kỳ đang ngồi ăn cơm cùng bạn tù trong sân thì bỗng dưng từ ngoài hàng rào có người ném vào một vật lạ, sau này được biết là lựu đạn, và phát nổ, "người chết cả chục, người bị thương cả mấy chục". Nhạc sĩ Minh Kỳ cùng nhiều y bác sĩ thiệt mạng trong vụ nổ đó.

Trên Facebook Hoàng Oanh - Con chim vàng Mỹ Tho, ca sĩ Hoàng Oanh viết về nhạc sĩ Minh Kỳ:

Nhạc sĩ Minh Kỳ là nhạc sĩ của Nha Trang. Thập niên 50 - 60, chú viết rất nhiều ca khúc nổi tiếng về Nha Trang như: Nha Trang, Nhớ Nha Trang, Nha Trang Chiều Mưa, Người Em Miền Cát Trắng (Hoàng Oanh thâu thanh cùng ca sĩ Trung Chỉnh năm 1969)...

Và theo Hoàng Oanh nghĩ, nhạc sĩ Minh Kỳ cũng là nhạc sĩ của Huế. Những ca khúc viết về Huế của chú cũng phổ thông và được yêu mến như viết về Nha Trang. Một trong những bài hát đó, Hoàng Oanh rất yêu thích, là bản Mưa Trên Phố Huế của Minh Kỳ và Tôn Nữ Thụy Khương.

Ca khúc:

- Ánh xuân về
- Bình minh đồng quê
- Chị Hằng
- Chiều mơ
- Cô lái sông Hương
(Minh Kỳ - Nguyễn Túc)
- Đón trăng
- Học sinh hợp xướng
- Làng em
(Minh Kỳ - Huyền Sơn)
- Nha Trang (lời Hồ Đình Phương)
- Nha Trang chiều mưa
- Nhớ Nha Trang
(lời Hồ Đình Phương)
- Nha Trang mùa thu lại về (soạn với Văn Ký)
- Ra khơi
- Rồi một ngày mai
- Trai làng tôi
- Tiễn bạn
- Tình suối
- Tuổi hoa niên
- Xuân đã về
- Anh tiền tuyến em hậu phương
- Ba người bạn
- Chỉ có một người
- Đêm về tưởng nhớ
- Giòng thời gian
- Gửi người lính chiến
- Hát để tặng anh
- Lời này cho anh
(Minh Kỳ - Vũ Chương)
- Lời mẹ tôi
- Lá vàng rơi
- Ly cafe cuối cùng
(Minh Kỳ - Thế Vinh)
- Mai sớm em đi
- Má hồng Đà Lạt
(Minh Kỳ - Lan Anh)
- Mưa trên phố Huế (Minh Kỳ - Tôn Nữ Thụy Khương)
- Mưa trên phố Huế 2
- Năm cụm núi quê hương
- Ngày nào em với tôi
- Người ấy là anh
(Minh Kỳ - Thu Hồ)
- Người đưa thư
- Người em áo tím
- Người em miền cát trắng
- Người em năm cũ
- Người em Vỹ Dạ
(Minh Kỳ - Tôn Nữ Thụy Khương)
- Nhắn về sông Hương
- Tâm tình người vợ trẻ
(Minh Kỳ - Bảo Tâm)
- Thương về miền đất lạnh
- Thương về miền đất lạnh 2
- Tình đời
(Minh Kỳ - Vũ Chương)
- Tình con biên giới
- Tình hậu phương
- Tình em với tôi
- Tình yêu và huyền thoại
- Tôi đã gặp
- Từ giã kinh kỳ
- Bao giờ em lấy chồng
(Minh Kỳ - Hoài Linh)
- Biệt kinh kỳ (Minh Kỳ - Hoài Linh)
- Cánh buồm chuyển bến (Minh Kỳ - Hoài Linh)
- Chuyến tàu hoàng hôn (Minh Kỳ - Hoài Linh)
- Chuyện hai người (Minh Kỳ - Hoài Linh)
- Hạnh ngộ (Minh Kỳ - Hoài Linh)
- Hoa mùa tái ngộ (Minh Kỳ - Hoài Linh)
- Khói lam chiều (Minh Kỳ - Hoài Linh)
- Mấy độ thu về  (Minh Kỳ - Hoài Linh)
- Mưa buồn (Minh Kỳ - Hoài Linh)
- Nếu một mai (Minh Kỳ - Hoài Linh)
- Nhớ mãi không quên (Minh Kỳ - Hoài Linh)
- Sầu tím thiệp hồng (Minh Kỳ - Hoài Linh)
- Thương về xứ Huế (Minh Kỳ - Hoài Linh)
- Tình lặng lẽ (Minh Kỳ - Hoài Linh)
- 13 tuổi lính  (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Bốn mùa thương nhớ (Vân Tùng)
- Cánh thiệp đầu xuân (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Cho tôi nhớ lại một người (Vân Tùng)
- Cớ sao em buồn (Vân Tùng)
- Đường chiều sơn cước (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Đường về khuya (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Đêm ngoại ô (Vân Tùng)
- Gác nhỏ đêm xuân (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Giấc mộng đêm xuân (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Hạnh phúc đầu xuân (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Kỷ niệm một mùa xuân (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Mang theo kỷ niệm vào đời (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Một chuyến xe hoa (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Một phút suy tư (Vân Tùng)
- Mỗi người một tâm sự (Vân Tùng)
- Mùa xuân gửi em (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Mưa trên phố Huế (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Ngày sau sẽ ra sao (Vân Tùng)
- Người em xứ Thượng (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Thu tím lá vàng (Vân Tùng)
- Tiếng hát Mường Luông (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Tôi đã gặp (Minh Kỳ - Lê Dinh)
- Tuổi học trò (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
- Ai hỏi tên anh (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
- Ba mùa mưa (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
- Chuyện tình bên hồ Than Thở (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
- Đà Lạt hoàng hôn (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
- Đêm công viên (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
- Thương lính (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
- Tiếng hát hậu phương (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
- Vọng gác lưng đồi (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
- Yêu thầm (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
- Ai nói với em (Minh Kỳ - Huy Cường)
- Thiệp hồng báo tin (Minh Kỳ - Huy Cường)
- Ngỏ ý (Minh Kỳ - Huy Cường)
- Buồn ga nhỏ (Minh Kỳ - Nguyễn Hiền)
- Tiếng hát học trò (Minh Kỳ - Nguyễn Hiền)
- Chiều nào anh ghé qua đây (Minh Kỳ - Y Vân)
- Chuyến tàu tiễn biệt (Minh Kỳ - Y Vân)
- Mây trắng biên thùy (Minh Kỳ - Y Vân)
- Nước mắt đêm mưa (Minh Kỳ - Hoài An)

Tài liệu tham khảo:

- Minh Kỳ Web: Wikipedia

Ca khúc Mưa trên phố Huế do danh ca Hoàng Oanh trình bày

https://www.youtube.com/watch?v=jsAOOADcjWw&list=RDjsAOOADcjWw#t=36