Pages

Tuesday, December 25, 2012

Về Việt Nam năm 2012



Năm nay về Việt Nam kết hợp dự Ngày Nhà Giáo Việt Nam và thăm gia đình con gái lớn vừa có căn nhà mới.

 Tại Phi Trường Tân Sơn Nhất đêm 29-10-2012

Trước khi về Việt Nam, tôi cứ nghĩ rằng năm nay sẽ có nhiều cựu học sinh hơn, nhưng không phải vậy, cũng có nhiều cựu học sinh năm nào cũng tới dự, nhưng cũng có những cựu học sinh vì việc riêng không tới dự, ngược lại có những cựu học sinh mấy năm trước không tới dự năm nay lại có mặt, chẳng hạn như lần này có Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Công Nghệ Cao Tp. Hồ Chí Minh, Phạm Việt Mỹ, con của ông Phạm Văn Sự nguyên Hội Trưởng Hội Phụ Huynh và Giáo sư Nguyễn Trường Tộ, Sơn …. tới dự. Năm nay số cựu học sinh tham dự cũng đông như năm rồi, nhưng số cựu học sinh ở Hải ngoại đông hơn năm trước, nào là Phạm Đức Khiết, Đặng Đình Quốc Bảo, Thanh Hằng, Nam Hương ở Úc về lại có thêm Hải ở Mỹ về.

Phạm Văn Bính cũng như Võ Văn Sáu từ Gò Công lên dự, Bính thì ở lại còn Sáu sau khi dự tiệc xong, lại phải về Gò Công, trong nhóm này có Bạch Văn Cường năm nay không có mặt, năm ngoái thấy Cường gầy ốm, năm nay nghe nói cậu ta bị bệnh nan y. Trước giờ khai mạc, Sáu và Phạm Hữu Tâm tới nhà tôi ở năm ngoái để đón tôi đi dự, đến nơi các cậu mới biết tôi không còn ở đó và cũng chẳng biết tôi ở đâu, cho đến khi gặp nhau, tôi mới cho biết năm nay ở đường Tân Hòa Đông, quận Bình Tân.

Tôi nghĩ, mỗi lần họp mặt, các cựu học sinh có dịp gặp lại những người bạn cùng lớp, cùng trường ít khi gặp, tôi thì rất vui vì gặp lại các đồng nghiệp và các em cựu học sinh, tuy nhiên có những em tôi muốn gặp, thì không như Hà Trọng Dũng, Lê ( ?) Văn Qua, Phan Kim Dũng… 

 Quý Thầy Cô và Ban Đại Diện Cựu Học Sinh

Nhờ có các cựu học sinh ở nước ngoài về, sau cuộc họp mặt truyền thống, các anh chị cựu học sinh trong nước và hải ngoại tổ chức một chuyến đi chơi rất vui, một ngày đêm ở nhà nghỉ Lộc An để tắm biển, nghỉ ngơi vui đùa, rồi đi tham quan suối nước nóng Bình Châu, như Đặng Đình Quốc Bảo nói: “Đến đây mà không tắm nước khoáng thì uổng công đi quá !”. Vậy mà chỉ có Phúc, Nở, Khiết và Bảo tắm mà thôi. Những người khác bận luộc trứng gà ở suối nước nóng. Một chuyến đi vui chơi đầy bổ ích, nhiều kỷ niệm cho những người tham dự.

Tại nhà nghỉ Hồ Tràm ở Lộc An

Năm ngoái, tôi hủy bỏ mộc cuộc hẹn các cựu học sinh đến nhà tôi, cho nên năm nay tôi mời lại Ban Liên Lạc và các cựu học sinh Ban Thương Mại, nên các cựu học sinh đến nhà con rể tôi ở Tân Hoà Đông, tôi đãi một tiệc chay có Nguyễn Văn Tịnh, Nguyễn Hữu Phúc, Nguyễn Thị Nở, Minh Nguyệt, Hường, Sương, Mỹ, Lan, Oanh, Hồng Vân, Loan và một cựu học sinh ban Thương Mại, tôi quên tên đã đến dự, Hường đến sớm nhất, Tịnh, Phúc, Mỹ, Oanh, Lan đi xe của Phúc vì Phúc phải viếng đám tang của cựu học sinh NTT là Phước vừa bị đột quị, nên đến trễ. Dĩ nhiên nơi nào có Mỹ là xôm tụ, con gái tôi cho biết: “Sang năm có mời anh chị tới dự, thế nào cũng mời cho được chị Mỹ mới vui nhà vui tiệc”

Tại nhà con gái tôi

Minh Nguyệt có cho biết sẽ gửi cho tôi một USB trong đó có hình ảnh những năm họp mặt truyền thống. Qua điện thoại con tôi cho biết, lúc 6 giờ sang Minh Nguyệt cho người mang USB đến cho tôi, nhưng Minh Nguyệt không biết, tôi đã rời khỏi nhà lúc 3 giờ 30 đêm, đến phi trường lúc 4 giờ 00, làm xong thủ tục mới 4 giờ 20 vào phòng chờ, họ chưa làm việc nên không đèn, không máy lạnh, khoảng 5 giờ đèn mở, máy lạnh chạy và sau đó lên phi cơ 5 giờ 45, máy bay đã cất cánh rời khỏi Tân Sơn Nhất kết thúc một chuyến đi Việt Nam nhiều kỷ niệm về ngày Nhà Giáo Việt Nam với chuyến đi nghỉ ngơi ở Lộc An và tham quan suối nước nóng Bình Châu và họp mặt ở nhà các con tôi.

Có một điều rất tiếc là những ngày ở Việt Nam, tôi không thể vào Facebook này của tôi để đưa hình ảnh lên cho mọi người cùng xem. Nghe nói các cựu học sinh ở VN đã được các Cựu học sinh hải ngoại về lần này hướng dẫn giúp cho, nhiều người có thể có Facebook, trong những ngày tới ngoài Mỹ Dung, Minh Nguyệt, Nở sẽ còn có những anh chị khác đưa tin và hình ảnh cho chúng ta xem.

Louisville, ngày 7-12-2012

Sunday, December 16, 2012

Việt Nam một chuyến về thăm năm 2000

Việt Nam Một Chuyến Về Thăm Năm 2000


Trong năm nay, tôi không có ý định về thăm nhà, nhưng vợ chồng con trai tôi về, muốn chúng tôi cùng đi chơi, do đó nhà tôi và tôi quyết định cùng đi, nhất là nhà tôi còn có thân phụ tuổi cao, sức yếu.
Về đến phi trường Tân Sơn Nhất, nay đã có được hai cầu nối, khách từ phi cơ vào thẳng nhà ga khỏi phải leo thang xuống, rồi dùng xe bus chở vào nhà ga. Tuy nhiên nhà vệ sinh ở khu vực khách đến vẫn còn tồi tệ. Từ trong nhìn ra, thân nhân bên ngoài đứng hàng hàng lớp lớp chờ đợi, đáng thương không có một mái che mưa nắng.
Hai hôm sau, con tôi mua vé du lịch Nha Trang, Ðàlạt của SAIGONTOURIST TRAVEL SERVIC Co. Chương trình như sau :
Chương trình tham quan
Nha trang- đảo khỉ-Ðà lạt-thác pongour
(5ngày/4đêm)
Ngày 01:
6:00 Ðón khách-Khởi hành đi Nha Trang
7:30 Dừng tại Dầu Giây nghỉ giải lao
11:30 Ăn trưa tại Phan Rí-Tiếp tục đi Nha Trang-Ghé thăm biển Cà Ná
16:00 Ðến Nha Trang-Nhận phòng tại KS
18:00 Ăn chiều-Tự do.
Ngày 02:
7:30 Ăn sáng
8:00 Tham quan Viện Hải Dương Học-
Ði thuyền tham quan và tắm biển bãi Hòn Tằm.
12:00 Trở về KS- Ăn trưa tại Nha Trang
13:30 Chiều tham quan Tháp bà Ponagar-Khu du lịch suối khoáng nóng
18:00 Ăn chiều-Ngủ đêm tại KS
Ngày 03:
6:30 Ăn sáng-Tham quan Ðảo khỉ (xem các tiết mục do khỉ biểu diễn)
Về ghé Chợ Ðầm tham quan và mua sắm
12:00 Ăn trưa-Trả phòng rời Nha Trang đi ÐàLạt-
Ghé tham quan Tháp Chàm Poklong Giarai
17:00 Ðến Ðà Lạt-Nhận phòng tại KS
18:00 Ăn chiều-Ngủ đêm tại Ðà Lạt
Ngày 04:
7:30 Ăn sáng
8:00 Tham quan Thung Lũng Tình Yêu- Nhà Thờ Domaine de MarieLâu Ðài Mạng Nhện
12:00 Ăn trưa- Chiều tham quan Dinh Bảo Ðại-Thiền Viện Trúc LâmHồ Tuyền Lâm- Chợ ÐàLạt
Ngày 05:
7:00 Ăn sáng
8:00 Rời Ðà Lạt về T.P. HCM
Tham quan thác nước Pongour hung vĩ
12:00 Ăn trưa tại nhà hàng Bảo Lộc
16:00 Về Thành phố trả khách-Chào tạm biệt.
Sáng tinh mơ họ đã tới nhà rước khách đi, sáng hôm ấy ăn điểm tâm tự túc và xe trực chỉ đi Nha Trang trước, trên xe ngoài tài xế còn có một cô Hướng Dẫn Viên, mỗi khi xe chạy ngang qua thắng cảnh trên đường đi cô đều giới thiệu sơ qua cho khách biết.
Chương trình cũng có thay đổi đôi chút, chẳng hạn như khi đến biển Cà Ná có ghé thăm, cô hướng dẫn viên đề nghị trưa nắng, cảnh vật lại không có chi, chỉ có nước biển trong xanh mà thôi, nên ra Nha Trang sớm, còn thì giờ có thể tắm buổi chiều, đề nghị hợp lý mọi người im lặng tán thành.
Xe có khoảng 20 chỗ, ngồi rất thoải mái hơn nửa mái lạnh mở suốt lộ trình. Ðến Nha Trang khách bị chia làm hai, một nhóm ở Khách Sạn Hải Yến, một nhóm ở Thắng Lợi, trong đó có gia đình chúng tôi.
Sau khi nhận phòng, thấy trời vẫn còn sớm, chúng tôi đi ra biển tắm. Bãi biển Nha Trang làm cho tôi nhớ lại năm 1963, sau ngày 20-8 chùa bị phong tỏa, Tăng Ni bị bắt. Những vị cao tăng như Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Thiện Hoa, Thiện Minh, Quảng Ðộ ... cả cụ Mai Thọ Truyền bị giam trong biệt thự ở Tân Sơn Nhất, bên ngoài sinh viên, học sinh bị theo dõi, bắt bớ. Tôi phải chạy xuống Bến Tre tá túc với người chị, nhưng ở được chừng mươi ngày, không có bạn bè buồn quá, tôi quay về Sàigòn. Anh Trúc Hải và Nguyễn Khánh Thuận đã làm việc tại Nha Trang, nên kéo tôi ra đó, chiều chiều đi tắm biển, tối tối ra bãi biển mướn ghế bố nằm lén nghe thời sự từ đài BBC hay VOA.
Năm 1974, tôi được Sự Vụ Lệnh cử ra Nha Trang làm Chủ tịch Hội Ðồng Giám thị, kỳ thi Tú Tài 2 Kỹ Thuật lần 2, đêm đêm cũng ra bãi biển nầy nằm, ăn đậu phộng nấu, trò chuyện với bạn giáo sư trong Hội Ðồng Thi. Khách Sạn lần nầy tôi ở cũng là khách sạn mà chân ướt, chân ráo tôi vừa mới bước tới Nha Trang, đã có người bay theo chuyến bay của chúng tôi, ra đó để mời chúng tôi ăn bửa ăn đầu tiên tại khách sạn nầy, trong bửa ăn họ đã nhờ anh em trong Hội Ðồng nghĩ tình đồng nghiệp, giúp giùm cho em họ, nếu rớt kỳ thi đó, sẽ bị động viên, súng đạn vốn vô tình đối với sinh mạng con người trong thời buổi chiến tranh.
Trong thời gian thi, có một ngày nghỉ xả hơi, anh em trong Hội Ðồng đã tổ chức đi tắm biển Ðại Lãnh, bờ biển thật đẹp nhưng vắng người, xa Nha Trang khoảng 60 cây số ngàn.
Buổi tối, tôi định cùng nhà tôi đi dạo bờ biển, nhưng hôm ấy lác đác trời mưa, đành nằm lại khách sạn xem truyền hình.
Hôm sau đi thăm Viện Hải Dương Học, tôi nhớ ngày xưa gọi là Hải Học Viện Nha Trang, gần đó là Trường Kỹ Thuật Nha Trang, Trường nằm bên cạnh Trường Hải Quân, tôi nhớ gần đó là nhà anh Nguyễn Kim Biên bạn học Cao Thắng, làm Giáo sư ở Ðại Học Duyên Hải đã mời tôi về nhà đãi một bửa ăn đặc sản Nha Trang, mực tươi nhỏ dồn thịt rồi chiên lên, cuốn với bánh hỏi, rau sống. Mới đó mà đã trên 25 năm trôi qua rồi.
Sau khi thăm Viện Hải Dương Học, lên xe ra bến tàu gần đó đi ra hòn tằm, hòn nầy ở xa nhìn như con tằm nên người địa phương gọi là hòn tằm, bãi biển toàn là sạn bằng ngón tay hay chân cái, nước trong lặn xuống có thể nhìn thấy cá, san hô nhiều màu sắc.
Buổi chiều đi thăm tháp bà, nơi đây người ta đang trùng tu, tôi mua một món quà làm kỹ niệm đó là tượng cô gái Thượng, lưng mang gùi, tượng có công dụng dùng cái gùi ấy để đựng tăm xỉa răng. Hình cô gái Thượng gợi tôi nhớ lại những năm mới ra trường, lên cao nguyên dạy ở Trường Kỹ Thuật Y ÚT Ban mê thuộc, những cô gái Thượng ở chợ vẫn mặc áo, nhưng những cô từ trong các buôn, chỉ mặc xà rông, ngực để trần như pho tượng nhỏ người ta bày bán cho khách du lịch.
Sau khi rời khỏi Tháp bà, đoàn du lịch đi tắm suối khoáng nóng, trong đoàn chỉ có nhà tôi và anh Phú người Long Xuyên, việt kiều từ Pháp về chọn tắm bùn khoáng, tắm suối khoáng nóng là tắm trong hồ bơi tập thể, còn tắm bùn khoáng là tắm những hồ cá nhân hay hai người hoặc có hồ nhiều hơn, trước khi tắm, tắm qua nước suối khoáng bằng vòi nước, sau đó vào hồ, người ta sẽ mở vòi cho bùn khoáng chảy vào cao chừng 1 gang tay, người tắm sẽ khoát bùn ấy lên khắp người, người phục vụ mang lại cho một lon chừng nửa galon cũng là bùn, bảo nguyên chất dùng thoa vào đầu vào mặt cho tốt, ngâm mình như vậy độ 15 phút, lại ra phơi nắng thêm 15 phút rồi tắm vòi nước khoáng cho sạch, sau đó vào ngâm mình trong hồ suối khoáng độ 2 hay 3 phút, sau đó có thể đi tắm suối khoáng ở hồ tắm chung.
Khi ra cửa gặp họa sĩ Trịnh Cung, tôi chào hỏi ông ta, nhưng gần như ông ta quên tôi, vì quá tình cờ gặp nhau, ông ta không nghĩ tới chuyện tôi về thăm nhà. Mấy tháng trước, Trịnh Cung đã vào nằm bệnh viện ở California, sau một ca mỗ các bác sĩ phát hiện ông ta bị bệnh nan y không chữa trị được. Trịnh Cung về Việt Nam để bán nhà tại Sàigòn rồi ra Nha Trang sống gần với người mẹ già, chờ ngày về với người bạn thân Trịnh Công Sơn, hôm ấy, theo tôi nhận xét ông ta có vẻ khoẻ mạnh, bình thường, hình như do không còn lo nghĩ đến cái chết, bệnh tật chào thua ông ta. Hơn nửa ngay sau khi về Việt Nam, ông ta bị tai nạn xe cộ, tưởng đã phải chết thế mà vẫn tai qua nạn khỏi. Trường hợp Trịnh Cung cho tôi bài học, đừng lo nghĩ tuổi thọ sẽ nâng cao, bệnh tật sẽ lùi dần. Con gái Trịnh Cung và con gái tôi cùng làm hiệu hoa kiểng Út Tài ở đường Nguyễn Trãi Chợ Lớn, ngày đám cưới con gái tôi, Trịnh Công Sơn đã hát bài Mưa Hồng tặng cho đôi tân hôn.
Sau khi tắm suối nước khoáng, đoàn về Chợ Ðầm tham quan mua sắm, cô hướng dẫn viên cho biết ngày mai ăn điểm tâm xong trả phòng, đi tham quan đảo khỉ rồi đi Ðà Lạt.
Ăn cơm tối xong, tôi muốn đi dạo một vòng nhưng trời mưa rỉ rả, tôi thấy tốt nhất là nằm nghỉ ngơi.
Sáng hôm sau trả phòng rồi xe chạy về hướng Tháp bà, chạy qua đèo Rù Rì một khoảng ngừng lại xuống tàu qua đảo khỉ.
Tôi không nhớ đảo ấy tên chi, cô Hướng dẫn viên cho biết Liên Xô nuôi khỉ để thí nghiệm chi đó, về sau hết ngân khoản, khỉ bị bỏ hoang, chúng sống thành 2 đàn, những cây dừa trên đảo có chừng 5 hay 10 mẫu, bị chúng ăn sạch sành sanh, không còn trái nào cả. Tôi nghĩ có thể Liên Xô dùng khỉ ở vùng lò nguyên tử bị rò rỉ trước kia, để thí nghiệm xem ảnh hưởng phóng xạ di truyền như thế nào ? Khách du lịch có thể cho chúng ăn chuối, ăn đậu phộng, chúng vẫn rất nhác, đứng xa người thỉnh thoảng mới vồ lấy ăn, nhưng người hướng dẫn nhắc nhở coi chừng chúng giật lấy những đồ vật chúng ta mang theo.
Trên đảo khỉ người chẳng phải chỉ có khỉ trình diễn xiếc mà còn có màn trình diễn của voi và của lớp học chó. Người ta trình diễn đưa tấm bảng 3 + 2 hỏi con chó là mấy, nó sẽ sủa 5 tiếng, hay 2 x 1 hỏi con chó kia, nó sẽ sủa 2 tiếng hoặc 4 - 1 hỏi con chó khác là mấy, nó sẽ sủa 3 tiếng, ai cũng cho là hay tán thưởng những tràng pháo tay, tôi nghĩ việc ấy chẳng khó chi cả, chỉ dạy cho mỗi con chó khi chỉ nó, nó phải sủa đúng mấy tiếng nhất định, ví dụ con chó A khi chỉ nó, nó nhất định chỉ sủa 1 tiếng, con chó B phải luôn luôn sủa 2 tiếng, con chó C phải luôn luôn sủa 3 tiếng . . . Như vậy thì khi trình diễn, làm toán 2 + 1 chỉ vào con chó C tự nhiên nó sủa 3 tiếng, nếu 2 X 1 phải chỉ vào con chó B nó sẽ sủa 2 tiếng ... Chỉ có khỉ làm xiếc, nhiều trò đáng tức cười, nhưng cũng đáng thương.
Rời đảo khỉ, đoàn theo tàu trở vào đất liền, lên xe xuôi về Nam, xe chạy qua thành phố Nha Trang nhưng ở vòng đai ngoài không xuyên qua thành phố. Ðến Cam Ranh đoàn dừng lại dùng cơm, tôi nhớ đến anh Trúc Hải, tôi đã sống tại Nha Trang với anh những ngày sôi động ở Sàigòn năm 1963, nay anh ở Thị Trấn Cam Ranh, nhưng không biết địa chỉ để tìm thăm, nhớ anh chỉ biết nhớ mà thôi.
Sau khi dùng cơm, xe chạy lên Ðà Lạt qua ngã đèo Sông Pha, đường lên đèo ngoằn ngoèo nhưng không nguy hiểm lắm, nhìn lên thấy hai ống dẫn nước của nhà máy điện Ða Nhim, nhìn xuống thấy nhà máy điện Ða Nhim ở dưới đồng bằng, cảnh đường đèo thật vắng vẻ, lên hết khoảng đèo cảnh vật thay đổi khác lạ.
Buổi chiều đến Ðà Lạt, đoàn cũng bị chia thành đôi, một nửa ở tại Khách sạn Ngọc Lan, cạnh bến xe Ðà Lạt, một nữa ở tại Khách sạn Á Ðông trong đó có chúng tôi. Khách sạn Á Ðông nằm trên đường Nguyễn Văn Trổi, phòng tôi ở trên tầng ba, có cửa ra ban công nhìn thấy chùa Linh Sơn, tôi muốn đi thăm vài Huynh Trưởng như anh Nguyễn Châu, anh Nguyễn Ðể nhưng tôi không biết nhà anh nào cả, tôi muốn đi thăm anh Võ Văn Toàn. Năm 1990, đi dự Hiệp Kỵ ở Ðà Lạt, anh Toàn đã mời phái đoàn Huynh Trưởng Vĩnh Nghiêm đãi một bửa ăn tại nhà, có các anh Châu, anh Ðể tham dự và sau đó tôi đã làm khách ngủ nhà anh một đêm, chính anh đã giúp tôi phần nào để được đi Mỹ. Tôi muốn đi thăm anh, nhà gần đó ở trong hẽm, ban đêm tôi không nhớ rõ, vì đường gập ghềnh nên tôi không dám đi.
Sáng sau, chúng tôi đi thăm Thung lũng tình yêu, nhà thờ Domaine de Maire và lâu đài mạng nhện, còn có tên là Crazy house do một kiến trúc sư học ở nước ngoài xây cất, kiến trúc sư ấy cũng là chủ nhân, con gái của Trường Chinh, lâu đài xây từ năm 1990 và dự định đến năm 2009 mới hoàn tất. Cơ bản là xây cất như căn nhà lầu, thay vì xây tường thì xây thành thân cây, bộng cây, nhánh lá, dây leo chằng chịt, trong ấy có những phòng nhỏ hẹp, cho thuê đến 30 hay 40 đô la một đêm, tôi nghĩ họa chăng có những kẻ bất thường mới bỏ tiền cho tánh hiếu kỳ. Vào thăm, đứng trong lâu đài nhìn qua cửa sổ, tôi thấy căn nhà sát cạnh có bàn thờ với tấm ảnh màu của Trường Chinh.
Buổi chiều đi viếng Dinh 3 hay là Dinh Bảo Ðại, tôi đã đến đây vài lần, lần nầy thấy người ta đã trình bày nhiều chi tiết kịch cởm, không còn nét đường bệ ngày trước. Tôi có gặp người cắm hoa ở Dinh, nói chuyện với ông ta vài câu, ông ta là người đã phục dịch từ thời Bảo Ðại nay vẫn còn sống, còn cắm hoa hàng ngày như xưa.
Buổi chiều đi thăm Thiền Viện Trúc Lâm, Thiền Viện cất trên đồi, phía trước nhìn ra hồ Tuyền Lâm, mặc dù là Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã, nhưng thiền viện xây dựng không có bề thế như chùa Vĩnh Nghiêm.
Khi đi viếng cảnh quanh một vòng, lúc trở ra chỗ đậu xe để đi về, nhà tôi thấy ở phía dưới thấp kia có ngôi nhà của chùa, trong khuôn viên có vị Tăng mặc y vàng, phía sau có một số ni, gần đó có những người khác mặc thường phục, nhà tôi chỉ cho tôi thấy và quyết đoán là Hòa Thượng Thanh Từ, chúng tôi tìm đường đi xuống chỗ ấy, thấy có cổng phía sau căn nhà, nhưng cổng có xích khóa.
Tôi không biết cách nào vào viếng Thầy, bỗng thấy có một vị Tăng đi gần chỗ chúng tôi, tôi liền đến hỏi thăm:
- Bạch Thầy, Có phải Thầy Thanh Từ ở chỗ nhà kia không ? Chúng con muốn vào thăm Thầy có được không ?
Vị Tăng ấy chẳng những sốt sắn, trả lời cho biết đó là Thầy Thanh Từ mà còn bảo chúng tôi nhanh chân theo Thầy ấy dẫn đường cho. Còn dịp may nào hơn, thế là chúng tôi đi theo, đến nơi chúng tôi làm lễ Thầy Thanh Từ, Thầy nói chuyện một chút, rồi đưa chúng tôi gồm có một gia đình ở Minnesota, và một người ở Sàigòn đem bánh Trung Thu ra cúng dàng, đi viếng cảnh quanh chùa. Chúng tôi xin phép chụp hình với Thầy, Thầy bảo cứ tự nhiên.
Sau đó Thầy còn đưa vào trong Nội Viện, nơi khách thường không được vào, vì cần sự thanh tịnh cho Tăng, Ni tu tập, sau khi các Ni hết khóa ngồi thiền, Thầy gọi mọi người ra chào khách, chúng tôi thấy có trên 50 vị Ni ở tu tại đó, lúc ra về, Thầy có chỉ một cái cốc cất gần cốc Thầy đó là cốc của Hòa Thượng Từ Mãn trú trì chùa Linh Sơn, thỉnh thoảng ngài vào tĩnh dưỡng. Nơi chúng tôi gặp Thầy đầu tiên là nơi dành cho các Ni mới vào tu tạm ở đó, chừng nào Thầy nhận thấy tu được mới cho nhập vào Nội viện. Khi chúng tôi ra về, xe của chúng tôi đi đã chạy về thành phố Ðà Lạt từ lâu, gia đình kia cho chúng tôi quá giang ra tới chợ. Hồi trước tôi đã đi nghe Thầy Thanh Từ giảng ở thiền viện Vạn Hạnh vài lần, nay là lần đầu tiên có duyên may gặp Thầy, và được Thầy đưa đi viếng Nội viện Trúc Lâm.
Hôm sau đoàn trở về Sàigòn, trên đường về ghé viếng thác Pongour, lần đầu tiên tôi được đến đây. Năm 1960, Ðoàn Huynh Trưởng A Dục đi Ðà Lạt có ghé Pongour, nhưng lần ấy tôi có môn thi, phải ở lại đi xe đò thành ra không cùng đi với Ðoàn, không biết Pongour từ đó.
Tôi có về Lục tỉnh vài hôm, xe chạy ngang qua cầu treo Mỹ Thuận, cầu dài trên 900 mét, được treo trên hai trụ, trông rất đơn sơ, cầu mỗi bên có hai làn cho xe hơi chạy, và mỗi bên thành cầu, có một làn dành cho người đi xe đạp cùng đi bộ.
Một ngày chúng tôi cùng gia đình đi Vũng Tàu tắm biển, trên đường về có ghé chùa Phước Thái, chùa nằm trong xã Phước Thái gần hảng bột ngọt VEDAN của Ðài Loan, ấy là chùa Ni, cất khang trang, chánh diện ngang chừng 8 thước, dài độ 20 thước rất huy hoàng, đặc biệt phía sau chùa có mấy dãi nhà luôn luôn dọn cơm sẵn cho khách thập phương dùng, tôi thấy mỗi mâm cơm dọn cho 4 người, có canh, món kho, rau. Tôi quan sát thấy có mâm đủ bốn người ngồi ăn, có mâm 2 người ngồi ăn, nhưng có mâm chỉ có một người, tôi tự hỏi sao người thọ dụng không nghĩ tới sự phí phạm của đàn na, tín thí, hay là họ chỉ thiển cận nghĩ đó là cơm CHÙA. Nơi đó cũng như Quan Âm tu viện, tôi mới thấy thể hiện và giữ truyền thống Phật Giáo, những hoạt động như là bố thí thức ăn, nước uống, quần áo, chỗ ở, thuốc thang, ấn tống kinh sách, lấp đất vá đường, làm cầu, chèo đò đưa người ở những nơi ngăn sông cách trở. chùa làm những việc ấy để hoằng dương đạo Phật là đạo ban vui cứu khổ cho mọi người, người Phật tử làm việc thiện ấy, để vun công bồi đức.
Hòa Thượng ăn thêm vài đủa, xong người húp canh rồi uống nước lã. Chờ ngài dùng xong bửa, tôi mới bạch với Hòa Thượng: Giáo sư Nguyễn Văn hai nghe tin người đau mắt, sẵn dịp tôi về nên nhờ đến thăm.
Hòa thượng cho biết mắt ngài bị cườm, ngài không có ý định mổ, vì mổ cho mắt sáng nhưng thân không biết có còn hay không ? Ngài cho biết tuổi già nên nên lục phủ ngũ tạng đều có bệnh, trừ phổi, ngày xưa khi có bệnh, chỉ một thứ mà thôi, ngày nay có một bệnh thì những bệnh khác cùng khởi theo, thuốc uống vào dễ bị phản ứng ngứa, cho nên dùng thuốc cũng khó, dĩ nhiên thân tứ đại rồi sẽ về với tứ đại, không có điều chi phải lo ngại.
Hòa Thượng bảo ngài giảng cho tôi để về truyền đạt lại cho giáo sư Nguyễn Văn Hai, Ngài dạy rằng : Cầu Phật thì sẽ được, cái được ấy chỉ có Phật mới biết, giả dụ ta cầu xin cho được giàu có, nhưng giàu có rồi có khi ta làm những điều ác, cho nên mặc dầu không giàu, nhưng ta không làm điều ác thì tốt hơn. Còn niệm Phật, trong người ai cũng có Phật tính, ngày ngày niệm Phật để Phật tính ấy được hiển lộ.
Còn về Nguyệt San Phật Học đăng những bài Tìm Hiểu Trung Quán Luận của giáo sư Nguyễn Văn Hai, Hòa Thượng cho biết, cái KHÔNG trong Trung Quán Luận, là ngài Long Thọ muốn cho chúng ta thấy rằng ngôn ngữ không thể điễn đạt được chân lý, và phương pháp luận trong Trung Quán, chỉ là phương tiện trình bày ngôn ngữ đoạn đạo mà thôi, chớ đó không phải là cứu cánh.
Hơn nửa giờ được hầu chuyện Hòa Thượng, ngài đã giảng cho chúng tôi một thời pháp ngắn, có thể nói cô động, xúc tích, hết sức giá trị trên con đường tu học, ngày xưa chúng tôi đã từng trông thấy, nghe danh tiếng của Hòa Thượng, có một lần vào Ấn Quang lễ Phật, từ Chánh Ðiện nhìn qua dãi Tây lang, tôi có trông thấy ngài rất gần, nhưng đây mới là lần đầu tiên được Hòa Thượng Hòa Thượng giảng pháp.
Sau khi cáo biệt Hòa Thượng, chúng tôi đi tìm thăm Thượng Tọa Tuệ Sĩ, một vị Tăng đã vui cười hỏi tôi ở hành lang dãi Tây lang:
• Sao gặp Hòa Thượng vui vẻ chớ ?
Tôi lễ phép trả lời và hỏi thăm để gặp Thầy Tuệ Sĩ, vị ấy cho biết :
- Ra băng đá phía trước cầu thang ngồi chờ, tụng kinh xong Thầy sẽ đi về phòng khóa cửa lại, nếu đạo hữu không đón Thầy thì khó gặp.
Chúng tôi ra băng đá ngồi chờ, cạnh đó có cây Sa La, hoa đang trổ và rụng xuống nền đất, tôi nhặt lên xem, nó có những cánh hoa cứng, bên ngoài màu vàng, bên trong màu đỏ thẩm. Tôi nhớ xưa kia Kỳ Viên Tự có một cây, sau nầy không thấy nữa, trong nội viện Thiền Viện Trúc Lâm có một cây còn nhỏ, ở Thiền viện Vạn Hạnh, phía Tây lang có một cây cũng đã trổ hoa, hôm tôi đến thăm Thượng Tọa Trung Hậu, tôi có nhặt một cái hoa rụng, đưa cho cháu ngoại cầm chơi.
Chờ đợi lâu, tôi có bước lên Chánh Ðiện nhìn, thấy Thầy Tuệ Sĩ đi mõ, chủ lễ tôi không rõ là vị nào, trở lại băng đá ngồi chừng mười lăm phút sau, thời kinh chấm dứt, người bước xuống cầu thang đầu tiên chính là Thầy Tuệ Sĩ, Thầy có nhìn thấy chúng tôi rồi tránh lối bước đi nhanh, tôi vội vàng bước theo, chào Thầy và cho Thầy biết tôi ở Mỹ về, giáo sư Nguyễn Văn Hai có nhờ tới thăm.
Thầy mời chúng tôi theo Thầy lên phòng, trên lầu dãi Tây lang, Thầy mở khóa chúng tôi bước vào, tôi nhìn thấy trên bàn thờ, tôn vị tượng đức Phật đứng theo kiểu Nam Tông, phòng khách của Thầy rộng gắp rưỡi của Hòa Thượng Trí Quang, có một bộ Sa long nhỏ, một cái phản và một tủ vừa phải chứa kinh chữ Hán, phía sau bàn thờ là hậu liêu. Thầy đi vào đó và nói :
• Xin lỗi, mời ngồi chờ tôi giải y một chút.

Chừng 5 phút sau, Thầy trở ra ngồi vào chỗ, dùng nước sôi trong bình thủy pha một bình trà nhỏ, trong khi đó tôi chuyển lời thăm hỏi và tán thán Thầy đã viết Tựa cho quyển sách Tìm Hiểu Trung Quán Luận do Phật Học xuất bản tại Hoa Kỳ. Thầy khiêm nhường cho biết đã viết Tựa nhưng chưa thể diễn tả hết những điều đáng nói.
Sau đó nhắc lại ngày xưa, tôi đã hoạt động trong Tổng Hội Sinh Viên Vạn Hạnh, với luật sư Trần Tiến Tự, Thầy Chân Thiện, chị Cao Ngọc Phượng, chị Nhất Chi Mai. Thầy nhắc lại thời tranh đấu năm 1965-1966, Thầy là thị giả của Hòa Thượng Minh Châu, Thầy rất khổ tâm trong giai đoạn đó, Thầy cho biết lúc ấy Thầy còn nhỏ học chung với những anh lớn như dược sĩ Trần Hơn, anh Vũ Văn Phường, chị Nhất Chi Mai đôi khi cho Thầy quá giang về sau buổi học.
Với tôi vẫn nhớ ngày xưa lúc còn đi học, thỉnh thoảng gặp nhau trong sân Viện Ðại học Vạn Hạnh Thầy và tôi vẫn cúi đầu chào nhau, một lần vào năm 1980, tôi được phép dùng cơm chung mâm với Thầy, ở cạnh cầu thang thiền Viện Vạn Hạnh, thêm nữa lần đầu tiên Hội Ðồng Viện Hóa Ðạo họp ở chùa Giác Minh năm 1999, vô tình tới thăm Hòa Thượng Ðức Nhuận, tôi không được vào nên đứng ngoài đảnh lễ quý ngài, Thầy có nhìn thấy tôi. Trong buổi thăm nầy, Thầy rất vui vẻ tự nhiên, nhưng Thầy không hề đá động chi đến chuyện Thầy có biết tôi từ trước, có lẽ vì sự an ninh của chúng tôi.
Trong lúc Thầy và chúng tôi thăm hỏi nhau, nhắc chuyện xưa kia, tôi thấy có một chú tiểu, chú ấy còn nhỏ lắm chừng 5 hay 6 tuổi, tóc chừa ba vá, có lần tôi đã thấy hình Thầy chụp với chú tiểu nầy, tôi đoán chắc là đệ tử của Thầy, chú tiểu ấy quả có duyên phước lớn.
Tôi có cầm theo chiếc máy ảnh nhưng lấy làm tiếc đã quên chụp một tấm ảnh với Thầy để làm kỷ niệm, có lẽ lúc ở phòng Hòa Thượng Trí Quang, tôi xin chụp ảnh Thầy, Thầy không khứng cho, nên tôi không lưu tâm tới việc chụp ảnh nữa.
Mấy hôm sau, nhà tôi và tôi đi Linh Sơn Tự trên núi Dinh ở Bà Rịa, những lần trước Ni Sư Trưởng Huệ Giác, viện chủ Quan Âm Tu Viện Biên Hòa đưa đi, lần nầy Ni sư được một Phật Tử người Pháp, gốc đảo Corse thỉnh sang Pháp, thăm Phật tử Âu Châu. Do đó Ni sư nhờ ba Sư Cô khác đưa chúng tôi đi, chúng tôi có dịp viếng Trường Cơ Bản Phật Học Phước Thái dành cho Tăng sinh và Bửu Hoa Ni viện dành cho Ni sinh.
Tại Linh Sơn Cổ Tự, tổ đình của phái Tịnh độ Non Bồng do Hòa Thượng Thích Thiện Phước hoằng khai, nơi đây năm 1968 vì chiến tranh đã đình chỉ hoạt động của Trường Phật Học, Cô Nhi Viện dời về Quan Âm Tu Viện cạnh cầu Hang Biên Hòa, gần núi Châu Thới, sau nầy Linh Sơn Cổ Tự dần dần xây cất lại một Chánh điện tôn tượng đức Di Lặc, với Thập Bát La Hán, một tháp thờ Tam thế Phật, một bửu tháp tôn trí Xá Lợi Phật và chư đại đệ tử Phật, một tháp chuông với đại hồng chung 3 tấn 8 và vài công trình còn đang tiếp tục. Trước ngày đi nước ngoài định cư, chúng tôi đã có ý định một ngày kia sẽ trở về Việt Nam thí phát quy y tại đây, cho nên mỗi lần về Việt Nam, chúng tôi đều đến chùa nầy một đôi ngày lễ Phật, tụng kinh. Một đôi ngày tịnh tâm, không bù được những năm tháng làm lụng vì miếng ăn manh áo.
Tôi có đi thăm Thầy Chính Tiến, thầy đã được cô con gái bảo lãnh, có thể năm tới sẽ sang định cư ở Minnesota, tôi cũng đến thăm anh chị Võ Ðình Cường, tôi có hỏi thăm chị về chuyến đi thăm Mỹ ở California vưà qua, còn anh cho biết vừa mới làm Lễ Kỹ Niệm 50 Năm danh xưng Gia Ðình Phật Tử Việt Nam, các Huynh Trưởng cao niên tham dự ngoài anh còn có anh Tống Hồ Cầm, Lê Cao Phan, Nguyễn Hữu Huỳnh, anh cũng làm Trại Trưởng Trại Vạn Hạnh 2 và dự Hội Thảo Huynh Trưởng Cấp Tấn tất cả tổ chức tại Huế vào cuối tháng 7 năm 2001, anh tặng tôi quyển Ðây Gia Ðình do anh viết, nay mới tái bản.
Tôi có được mời ăn cơm ở nhà chị Oanh vào buổi tối trời mưa, có bác Liệu, Huynh Trưởng Bùi Thọ Thi, Hùng chùa và Tịnh Phúc. Thi gợi ý tôi nên đi thăm Trưởng Ðỗ Văn Khôn, tiếc quá tôi không còn thì giờ đi thăm bạn, tôi đã không gặp Khôn từ sau ngày tôi từ giả Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Tổng Hội Sinh Viên Vạn Hạnh, để đi lên Cao nguyên dạy học năm 1966, hồi đó Khôn là Tổng Thư Ký, chị Nhất Chi Mai Thủ quỹ và Chủ Tịch nay là Sư cô Chân Không.
Tôi trở lại về Mỹ vài hôm thì được Email của Thầy Tuệ Sĩ cho biết Huynh Trưởng Hạnh Minh Hồ Tấn Anh, ở Quãng Nam Ðã Nẳng đã tự thiêu ngày 2 tháng 9 năm 2001, để phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã giam cầm chư Tăng giáo phẩm cao cấp trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, gây khó dễ cho hàng Phật tử hành đạo.
Về thăm Việt Nam lần nầy, tôi đã thấy được đà tiến của Phật giáo về phẩm cũng như lượng, tôi cũng thấy được những khó khăn bó buộc tôn giáo, chừng nào Việt nam có tự do đích thực, tôn giáo phát triển đồng bộ về lượng cũng như phẩm, sẽ giúp cho đất nước, con người và xã hội Việt Nam ngày càng văn minh tiến bộ chẳng những về mặt khoa học mà còn phát triển về mặt nhân bản, dân tộc và đạo đức.

Tản Mạn về Cầu, Bắc

Tản Mạn Về Cầu Bắc

Huỳnh Ái Tông
Không có một cái móc nào để tôi nhớ được hồi thuở nhỏ, vào năm nào tôi đã được theo mẹ lên Sàigòn để thăm anh tôi. Có lẽ vào năm 1948, thuở đó muốn đi Sàigòn, duy nhất chỉ có hảng xe đò Thành Long chạy đường Sàigòn-Châu đốc mỗi ngày một chuyến.
Xe phải chạy từ Châu đốc xuống Long Xuyên qua bắc Cần Thơ rồi bắc Mỹ Thuận, sáng sớm xe chạy, không kẹt bắc, kẹt cầu cũng phải ba, bốn giờ chiều mới đến, khi nào kẹt đoàn "công-voa" xe nhà binh Pháp, hai mươi hay ba mươi chiếc "cam-nhông" thì phải lâu hơn, thời đó xe đò rất ít nên nạn kẹt xe, chỉ tại đám xe nhà binh Pháp mà thôi.
Ở bắc thì chiếc cầu nổi nhỏ xíu, phà thì chỉ lên xuống một chiều, mỗi chiếc phà chỉ chở có hai chiếc xe. Để được an toàn, trên chiếc cầu nổi người ta làm một bàn xoay, xe chạy xuống cầu nổi là nằm gọn trên bàn xoay, có mấy công nhân dùng tay đòn để xoay một cái trụ quay, trụ này sẽ vận chuyển bàn quay làm cho chiếc xe quay đầu lại, rồi tài xế chạy lùi xe xuống bắc để khi sang bên kia bờ, xe chạy thẳng lên bờ dễ dàng. cũng như ngày nay, khi xe qua bắc trên xe chỉ có trẻ con và người già yếu mà thôi. Vì ít xe, nên có khi một, hai giờ mới có một chuyến bắc.
Việc qua bắc gây ấn tượng cho tôi đến ngày nay còn nhớ là tôi ngồi trên xe, mẹ tôi xuống xe qua bắc, khi xe tôi xuống bắc, nhìn tới nhìn lui không thấy mẹ, tôi bỏ xe định chạy lên bờ tìm mẹ, khi chạy lên được nửa nhịp cầu sắt, có một người mặc đồng phục kaki màu vàng đi ngược chiều, chận tôi lại hỏi:
- Thằng nhỏ! Mầy chạy đi đâu vậy?
- Tui đi kiếm má tui!
- Má mầy ở đâu mà kiếm?
- Má tui đi xe Thành Long, xe xuống mà tui không thấy má tui.
- Má mầy đi qua bên kia rồi! Mầy phải xuống bắc theo xe, không được chạy lên bờ! Mầy lên bờ, bắc sẽ chạy, vậy là mầy sẽ lạc má mầy! Nghe lời tao, chạy trở lại xuống bắc mau lên.
Nhờ có người đó, chắc là nhân viên ở bến bắc, họ có kinh nghiệm trẻ con hay bị lạc cha mẹ như tôi, nên đã chận tôi lại, đuổi tôi xuống bắc. Nếu không nhờ người nhân viên đó, xe qua bờ bên kia mà không có tôi, xe không thể chờ chuyến bắc sau đến một, hai tiếng đồng hồ, lúc ấy mẹ tôi phải bỏ xe ở lại tìm tôi, rồi đâu phải như ngày nay có nhiều xe để đi tiếp, nghĩ đến chuyện này làm tôi nhớ đến một người đã đi bộ từ Sàigòn về đến quê tôi. Người đó là cô sáu Hòa, hàng xóm của tôi. Năm 1945, cô sáu Hòa lên Sàigòn thăm con, chiến cuộc xảy ra năm đó, không có tàu bè, xe cộ, cô muốn trở về quê, có chết được nằm cạnh ông bà, thế là cô một thân một mình lội bộ về quê. Hồi đó, tôi từng được nghe cô kể về thành tích của mình vượt qua bao nỗi khó khăn trong thời buổi chiến tranh loạn lạc, kẻ đi đường xa lạ có khi bị bên này tình nghi là Việt gian, bên kia là Việt minh thế là mất mạng, biệt tăm, mất tích!
Tôi không hiểu cho đến khi nào thì có tuyến đường Châu đốc - Vàm Cống - Mỹ Thuận - Sàigòn, năm 1956, khi tôi dự trại Hè học sinh toàn quốc tại Vũng Tàu thì tuyến đường này đã có, đã có bắc 2 chiều, mỗi chiếc chứa đến bốn xe đò, cầu nổi lớn hơn và không có bàn quay nữa.
Hảng xe đò vàng hiệu Thành Long không còn nữa, thay vào đó là hảng xe Công Tạo, xe chạy tốc độ nhanh hơn, ở Sàigòn đi lúc 6 giờ, về đến Châu đốc có khi 11 hay 12 giờ. Rồi sau này thêm hảng xe Tam Hữu, Thuận Thành. Bến xe Châu đốc nằm bên cạnh Bồ Đề Đạo Tràng.
Còn bến xe Sàigòn, lần đầu tiên tôi đến nằm trên đường Nguyễn Thái Học ngày nay, khi tôi đi trại ở Vũng Tàu, bến xe Lục tỉnh đã dời về đường Pétrus Ký, nay là Lê Hồng Phong, cho đến đầu thập niên 70 mới dời ra Xa Cảng Miền Tây.
Tôi không biết thuở nhỏ, lúc tôi đi Sàigòn bắc có chạy ban đêm không, nhưng từ năm 1956 tôi lên Sàigòn học thì bắc có chạy ban đêm, khuya bắc ngưng chạy từ 12 giờ cho tới 2 giờ.
Những năm Sàigòn giới nghiêm ban đêm, quốc lộ 4 không an ninh, ban đêm phải có xe "com-măng-đô-ca" thường xuyên chạy từ Mỹ Tho đến Mỹ Thuận để giữ an ninh. Sau đó có thời gian bắc ngưng chạy từ 10 giờ đêm cho đến 4 giờ sáng.
Những năm thanh bình đi xe đêm từ Sàigòn về Châu đốc rất thú vị, đi học ra, 7 giờ lên xe, 12 giờ hay trễ lắm là 1 giờ về tới Châu đốc, cái thú là đến bến bắc, lúc chờ đợi, xuống cầu bắc ngồi trên trên cọc sắt dùng để móc giữ chiếc bắc vào cầu nổi, ngồi đó đêm mát lạnh, trên bầu trời xanh thẳm, trăng sáng vằng vặc, dòng nước lững lờ trôi, xa xa bên kia bờ vài bóng đèn đêm leo lét ẩn hiện trong tàng cây, đêm thật êm đềm.
Bắc Mỹ Thuận cũng như Cần Thơ, ngày càng nhiều xe cộ, từ những chiếc bắc nhỏ V-50 họ đóng những chiếc V-100 rồi sau cùng là V-200 chở được mỗi lần chừng 12 chiếc xe tải lớn. Vậy mà trước 1975 vẫn có nạn kẹt bắc thường xuyên ở Mỹ Thuận.
Quốc lộ 4 chỉ được mở mang thêm vào giữa thập niên 60, đường Bắc Mỹ Thuận - Bắc Vàm Cống đang triển khai, đổ đất nửa chừng rồi bỏ dở sau khi Cộng sản chiếm miền Nam, những năm 1980, đường ấy như bị bỏ hoang không tu sửa, ổ gà bằng cái nia, manh đệm. Xe đò bị đưa vào quốc doanh, chạy đường Châu đốc, Long Xuyên - Sàigòn phải qua bắc Cần Thơ, Mỹ Thuận. Dần dần có Công tư hợp doanh hay Hợp tác xã, một số xe Châu đốc, Long Xuyên dùng bắc An Hòa, Cao Lãnh, tránh Cần Thơ, Mỹ Thuận. Đường Tân Châu - Sàigòn xe chạy Sàigòn - Hồng Ngự rồi dùng bắc qua Tân Châu.
Cầu Mỹ Thuận khởi công ngày 6-7-1997 và hoàn tất cho xe lưu thông ngày ngày 2-5-2000, do Úc viện trợ 66% là 90.66 triệu dô la Úc
Cầu Cần Thơ khởi công ngày ngày 25-9-2004 thoạt đầu dự kiến hoàn tất sau 50 tháng tức vào tháng 12-2008, nhưng trong khi thi công, ngày 26-9-2007 các trụ 13, 14, 15 bên phía Cần Thơ bị sụp đổ gây tử thương 50 công nhân và thương tật 80 công nhân khác, đến 25-8-2008 bắt đầu xây dựng lại các trụ từ 13 đến 15, đến ngày 3-10-2009 dầm thép cuối cùng bề ngang hơn 7m nặng 85 tấn, được lắp ghép thành công, nối liền cầu, nhưng còn những công trình phụ khác sẽ tiếp tục, dự kiến đến 31-3-2010 sẽ thông xe. Công trình này do Nhật viện trợ 85%, vốn dự kiến năm 2001 là 4,832 tỉ đồng VN.
Rồi đây, những chiếc bắc Cần Thơ không còn sử dụng nữa, nó sẽ chuyển về Vàm Cống hay Cao Lãnh. Người ta nói cầu Cần Thơ sẽ giúp ích cho dân miền Tây, nhưng chắc là hữu dụng cho những tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Còn người Châu đốc Long Xuyên vẫn sử dụng bắc Vàm Cống hay bắc An Hòa và Cao Lãnh để đi Sàigòn vẫn phải sử dụng hai chiếc bắc. Chỉ trừ khi nào dân An Giang muốn tham quan cầu Cần Thơ mới đi đường Cần Thơ, Mỹ Thuận.
Hơn sáu mươi năm qua, từ Tây cho đến ta, bao nhiêu lần tôi qua bắc Cần Thơ, Mỹ Thuận, hai nơi đó dựng nên cầu, bây giờ tôi phải đi qua hai con bắc khác là Cao Lãnh, An Hòa. Những khi kẹt phà, đợi bắc thời gian dài vô kể, nhưng cũng có đôi khi được nhìn trời, nhìn nước mênh mông, biết bao nhiêu kỷ niệm đã theo sông ra biển. Có những hôm đến Vàm Cống, chưa có bắc qua sông, ngồi ăn một tô bún tôm càng nướng với nước mắm và rau sống đậm đà hương vị đồng quê. Lại có những hôm đến đó, chạng vạng tối bắc vừa ra bến, hành khách muốn về sớm, xuống đò ngang, đò chạy máy đuôi tôm, ra sông sóng vỗ vào mạn đò đôi khi ướt cả áo quần, vậy mà vẫn vui.
Sau này, rất nhiều lần tôi đi xe đêm, về tới Cần Thơ không còn xe đi Long Xuyên hay Châu Đốc, tôi đi xe Lam từng chặng đường rồi cũng về tới quê, ngã lưng nằm xuống ở nhà mình cảm thấy về tới chốn,không khí gia đình ấm áp lạ thường.
Cho nên nghe tin Cầu Cần Thơ sẽ thông thương, tôi nghĩ nó không giúp ích chi mình, nhưng nó gợi cho tôi biết bao kỷ niệm từ thuở ấu thơ, thanh niên cho tới tuổi bạc đầu, sáu mươi năm cuộc đời! Còn gì nữa.
Huỳnh Ái Tông
15-10-2009

Viếng mộ đức Phật Thầy Tây An

Viếng Mộ Đức Phật Thầy Tây An

Phúc Trung (Huỳnh Ái Tông)
*
Năm nay về Châu đốc, tôi dành một chút thì giờ để viếng mộ đức Phật Thầy Tây An, lâu lắm rồi tôi đã không viếng mộ của Ngài, tôi không thể nhớ từ lúc nào, nhưng biết chắc là lần viếng trước kia, ít ra cũng phải 5, 7 năm trước khi chùa Tây An được trùng tu vào năm 1957, nay cũng đã gần 50 năm rồi.

Năm mươi năm vật đổi sao dời, chùa đã trùng tu lại, chắc gì khu mộ vẫn được giữ nguyên như xưa ? Cho nên dù không có nhiều thì giờ, tôi cũng quyết đến viêng mộ đức Phật Thầy, sau khi đã viếng Lăng Thoại Ngọc Hầu.

Tưởng cũng nên nhắc lại về hành trạng của đức Phật Thầy, đức Phật Thầy thế danh là Đoàn Minh Huyên, sanh ngày 15 tháng 10 năm Đinh Mão (1807), người làng Tòng Sơn, tổng An Thạnh Thượng, nay là xã Mỹ Thạnh Hưng huyện Cái Tàu Thượng, tỉnh Sa Đéc.

Ngài bắt đầu hành đạo bằng cách chữa bệnh thiên thời và khuyến tu cho dân chúng ở vùng Long Kiến Chợ Mới ngày nay, có nhiều người theo tu học, nên quan lại địa phương sợ có sự biến. Tổng đốc An Giang đòi Ngài đến để thẩm tra, sau khi biết Ngài là người lương thiện chỉ trị bệnh và khuyến tu, nên đã báo cáo với triều đình Huế, Triều đình Huế ra lệnh cho Ngài phải quy y Tam bảo, trở thành vị Tăng để hoằng hóa, cứu dân độ thế. Lễ quy y của Ngài được tổ chức tại chùa Tây An, núi Sam, do một Thiền sư dòng Lâm Tế phái Nguyên Thiều, thuộc chùa Giác Lâm tỉnh Gia Định, truyền giới, Ngài được ban pháp danh là Pháp Tạng.

Sau đó Ngài chùa Tây An hành đạo, theo Đại Nam Nhất Thống Chí, Lục Tỉnh Nam Việt Tập Hạ, viết về chùa Tây An như sau: “Chùa Tây An ở địa phận thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên; nguyên Tổng đốc Mưu lược tướng Tuy Tĩnh Tử Doãn Uẩn kiến trúc năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tỉnh thành, phía sau dựa theo vòm núi, tiếng người lặng lẽ, cổ thụ âm u, cũng một thắng cảnh thuyền lâm vậy.” Vì đây là một ngôi chùa có Trụ trì là Thiền tông, nên một thời gian sau đó, Ngài lập ra trại ruộng ở Thới Sơn, để thờ cúng theo chủ trương của Ngài, về sau thành chùa Thới Sơn Tự, gần đó có một trại để giữ trâu bò, sau nầy cất thành chùa là Phước Điền Tự (còn gọi là chùa Hang). Lập trại Thới sơn được một thời gian, Ngài lập thêm trại ruộng ở Láng Linh đặt tên là Bửu Hương Các, sau này cất nên chùa Bửu Hương Các Tự thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, quận Châu Phú tỉnh An Giang.

Ở những trại ruộng, Ngài không có tôn tượng Phật hay Bồ Tát, chỉ treo một tấm vải điều (nâu) để thờ cúng, chỉ có nước lạnh với bông hoa, không tụng kinh, chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, những người theo tu với Ngài, sau khi thọ Tam quy, ngũ giới, Ngài cấp cho một lòng phái, trong có in bốn chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương”, nên sau này, giáo phái của Ngài được gọi là Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương.

Về đường tu, Ngài chủ trương “Học Phật, tu nhân”, học Phật căn bản là: Giới, Định, Huệ. Còn tu nhân, là phải lo đền đáp bốn ân: Ân tổ tiên, cha mẹ; Ân đất nước; Ân Tam bảo; Ân đồng bào và nhân loại. Cho nên những người theo đạo của đức Phật Thầy, trước kia gọi là đạo Hiếu Nghĩa, sau này gọi là Đạo Tứ Ân, trước năm 1975, ở Việt Nam có Giáo Hội Phật Giáo Tứ Ân.

Ngài mất vào giờ Ngọ ngày 12 tháng Tám năm Bính Thìn (1856). Thọ thế 50, hành đạo 7 năm.
Linh vị Ngài ghi như sau:
 
NgÜÖn sanh ñinh mão niên, thÆp ngoåt, thÆp ngÛ nhÆt, ng† th©i, hܪng dÜÖng ngÛ thÆp tu‰.
 
Cung thÌnh Lâm T‰ chánh tông tam thÆp bát th‰, thÜ®ng Pháp hå Tång tánh ñoàn, pháp danh huš Minh Huyên Çåo hiŒu Giác linh chÙng minh.
 
Vãng Ü Bính Thìn niên, bát ngoåt thÆp nhÎ nh¿t, ng† th©i nhi chung.

Người ta truyền tụng rằng đức Phật Thầy dạy, ăn hiền ở lành, việc tống tang ma chay cần làm đơn giản, tránh được sát sanh, tốn kém, đàn ông chết, bó chiếu với bảy vạt tre đem chôn, đàn bà bó chiếu với chín vạt tre. Mộ không cần đấp nắm, không xây tô tốn kém. Dù vậy, làm con không ai nở vùi lấp thân cha mẹ mình với manh chiếu và mấy tấm vạt tre, cũng ít người không đấp nấm mộ.

Chính vì vậy mà mộ đức Phật Thầy không có đấp nấm, trông thật là đơn sơ giản dị. Trong làng tôi, có một nấm mộ của ông Dương Văn Thinh, tôi gọi bằng bác, bác ấy với cha tôi cùng đầu ông Cố. Bác ấy chết khi tôi còn nhỏ không biết chi, sau này biết thì mộ của bác ấy không đấp nấm, để bằng phẳng, mộ nằm giữa đồng mông hiu quạnh, có điều rất lạ là quanh năm không có cỏ mọc, những cây cỏ dại gần đó, có những cây bò vào mộ, nhưng chỉ một thời gian đều bị héo tàn. Nhiều người trong xóm biết việc này, nhưng không ai giải thích nổi vì sao cỏ không mọc trong mộ của bác Dương Văn Thinh?!

Những đệ tử của Ngài, truyền bá đạo ở khắp miền Tây. Sau này có đức Huỳnh Phú Sổ, khai sáng đạo vào ngày 19 tháng 5 năm Kỷ Mão (1939), tại làng Hòa Hảo tỉnh Châu đốc, nên gọi là đạo Hòa Hảo, người ta tôn xưng là đức Giáo chủ, nhiều người tin rằng đức Huỳnh Giáo chủ là hiện thân của đức Phật Thầy Tây An.

Tôi vào viếng chùa Tây An, viếng mộ mới biết là lần trùng tu sau này, sư Trụ Trì đã xây một cổng vào mộ có mái che, xung quanh mộ có xây rào xi măng, chân mộ có bái đình (xây cất năm 1986) trong có linh vị, trên đầu mộ có long đình để thờ Phật. 




Câu đối ở cổng vào mộ đức Phật Thầy:

Phật Pháp nhơn dân đồng linh bố,
Sư Tăng thiện tín cộng tôn sùng.

 
Mộ vẫn để bằng phẳng, xung quanh xây một đường viền xi măng, phần mộ thì vẫn đơn sơ, nhưng cổng vào, rào chắn, long đình, bái đình xung quanh, làm cho mộ trở nên trang trọng. Nghĩ cho cùng, không làm như thế chắc Trụ Trì không thể an tâm, không tỏ được lòng tôn kính bậc tiền bối thuở trước, được thế nhân xưng tụng là Phật Thầy, nhưng đã làm trang trọng như vậy, hóa ra người ta đã đánh mất những lời Ngài dạy, xin đọc lại Mười điều khuyến tu, được truyền tụng là của đức Phật Thầy Tây An:


mÜ©i ÇiŠu khuy‰n tu
- ñiŠu thÙ nhÃt ThÀy khuyên nên nh§,
Lòng trung kiên muôn thuª còn nêu.
DÀu ai n¥ng nhË træm ÇiŠu,
Quy‰t không bÕ lš cao siêu cûa ThÀy.
NhiŠu thº thách Çang vây con Çó,
N‰u ngã lòng công khó tiêu tan.
ViŒc chi còn ª trÀn gian,
Là ÇiŠu huyÍn ho¥c ch§ mang nÖi lòng.
- ñiŠu thÙ hai ThÀy mong ÇŒ tº,
Tình bån bè phäi gi» thu› chung.
Luôn luôn tha thÙ khoan dung,
NhÜ khuyên nhÕ nhË ch§ dùng l©i thô.
Dìu dÅn nhau Çi‹m tô công quä,
Phäi thÆt thà v§i cä chung quanh.
ThiŒt thòi cam chÎu Çã Çành,
Vô vi phÄm vÎ ThÀy dành cho con.
- ñiŠu thÙ ba vËn toàn hånh ÇÙc,
Tuy bán buôn cÖ c¿c täo tÀn.
ñ°i công nuôi lÃy tÃm thân,
ñØng ham m‰n chuyŒn phi nhân gåt lÜ©ng.
Dù vàng båc ÇÀy rÜÖng tràn tû,
Cu¶c trÀn nÀy chÜa Çû con Öi.
Ác gian cÛng chÌ m¶t Ç©i,
Thà nghèo trong såch, thänh thÖi linh hÒn
- ñiŠu thÙ tÜ pháp môn quy luÆt,
Løc, thÆp chay cÓ sÙc trau dÒi.
ThÎt thà xÜÖng máu tanh hôi,
CÕ cây rau cäi cÛng rÒi bºa æn.
ñÙc TØ Bi thÜ©ng h¢ng th‹ hiŒn,
Không sát sanh lòng thiŒn ta còn.
Låt chay tuy ch£ng ng†t ngon,
Còn hÖn thú vÎ cÖm chan máu hÒng.
- ñiŠu thÙ næm quy‰t không h©n giÆn,
Ghét ganh chi cho bÆn lòng mình.
Con xem vån quy‹n thiên kinh,
HiŠn nhân quân tº r¶ng tình vô câu.
Muôn viŒc xäy b¡t ÇÀu sân n¶,
Là nguyên nhân thÓng kh° ly tan.
Chân truyŠn chánh pháp Çåo tràng,
TÆp xong ch» nhÅn Ni‰t Bàn không xa.
- ñiŠu thÙ sáu thi‰t tha ThÀy d¥n,
Ngày hai th©i l£ng l¥ng công phu.
ViŒc chi dÀu quá cÀn cù,
CÛng nhân vài kh¡c tÆp tu nguyŒn cÀu.
Khi ränh viŒc ÇÒng sâu ch® búa,
ñem sÃm kinh t¿ cûa ThÀy ban.
H†c cho thông thu¶c Çôi hàng,
Ngâm nga trong lúc thanh nhàn, bæng khoæng.
- ñiŠu thÙ bäy quy‰t tæng công quä,
An ûi ngÜ©i già cä Óm Çau.
Tùy duyên có th‹ giúp vào,
Lâm cÖn hoån nån khi nào cÀn con.
Phܧc ÇÙc Çó vÅn còn muôn thuª,
Tuy vô hình ÇØng ng« r¢ng không.
Con Öi ! Trong chÓn trÀn hÒng,
Mãy ai nghï ljn cõi lòng thanh cao.
- ñiŠu thÙ tám l©i nào ThÀy dåy,
DÀu kh° lao ch§ nåi công trình.
Bi‰t r¢ng con phäi hy sinh,
PhÆt tiên Çâu nª quên tình hay sao.
ñØng chÃp viŒc núi cao rØng thÄm,
Hay là ÇÜ©ng muôn d¥m xa trông.
H‹ con thŠ gi» tr†n lòng,
ñÜÖng nhiên Ç¡c Çåo thoát vòng tº sinh.
- ñiŠu thÙ chín Çåo lành cæn bän,
Gi» làm sao có bån không thù.
TØ Çây con nh§ r¢ng tu,
Hå mình nhÆn l‡i m¥c dù là không.
L©i nói sao hòa trong hiŒp ngoåi,
ñØng hÖn ngÜ©i n‰u phäi ép lòng.
Không ham nh»ng chuyŒn mênh mong,
VØa no, Çû Ãm Çèo bÒng làm chi.
- ñiŠu chót h‰t mÜ©i ghi træm nh§,
PhÆt, Pháp, Tæng con ch§ quên Ön.
Gia Çình nghïa tr†ng nhiŠu hÖn,
Tình thÜÖng xã h¶i giúp cÖn thi‰t cÀn.
÷n t° tiên dành phÀn con cháu,
ñó nh»ng l©i dåy bäo ThÀy mong.
Con Öi hãy khá ghi lòng,
Bãy nhiêu tâm huy‰t, mÃy dòng thi væn.
25-10-2008