Pages

Wednesday, May 29, 2013

Một góc Tự do, dân chủ



Có người gửi cho tôi một điện thư, để cho tôi đọc một bài viết có hình ảnh, dưới bài viết đó có dòng dẫn đến tựa 5, 6 bài của một Blogger vừa bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt, tôi đọc 2, 3 bài rồi quay lại làm công việc viết lách của tôi.

Ngày hôm qua, tôi muốn tìm lại điện thư có bài tôi đã đọc, nhưng không nhớ điện thư ai gửi cho mình, tôi phải dò từng điện thư đã nhận trong 3 ngày, có hơn 150 cái, có nhiều cái tôi chẳng những đọc tựa mà còn phải mở ra xem lại, cuối cùng cũng chẳng tìm ra, cố nhớ Blogger bị bắt tên chi, cũng không nhớ được, tuổi già nhớ trước quên sau. Cuối cùng tôi cũng nhớ ra Blogger đó là Trương Duy Nhất, thế là tôi nhờ Trình duyệt Google gõ tên Trương Duy Nhất.

Google cho tôi thấy có nhiều bài về Trương Duy Nhất, trong đó có Trang Web của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, dĩ nhiên Trang Web này đăng những bài đối kháng với các nhà dân chủ Việt Nam như Mẹ Nấm, như Phạm Thị Hoài (người chủ trương talawasblog) …

Tôi tìm thấy và suy ra trang blog của Trương Duy Nhất là: motgocnhinkhac.blogspot.com, gõ địa chỉ trang blog này, có nhưng đã bị đóng. Facebook của Trương Duy Nhất còn, nhưng những bài trên Facebook nầy lại link vào blog motgocnhinkhac đã đóng, nên không còn đọc bài được.

Cuối cùng cũng tìm thấy một số bài viết trên blog: googletienlang.blogspot.com

Bằng chứng v/v Trương Duy Nhất vi phạm Đ.258 BLHS

Lời dẫn: Về vụ Trương Duy Nhất, có ý kiến cho rằng cơ quan an ninh có thể có những chứng cứ khác, ví dụ như bằng chứng v/v blogger này nhận tiền để làm theo chỉ đạo của Việt Tân chẳng hạn. Tuy nhiên, theo chúng tôi, suy diễn này không có cơ sở vì nếu vậy thì Trương Duy Nhất đã bị khởi tố về tội danh khác. Chúng tôi cho rằng, chính những bài viết của Trương Duy Nhất trên blog "Một góc nhìn khác" của ông ta đã đủ làm bằng chứng v/v ông ta vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự. Vì blog "Một góc nhìn khác" hiện không truy cập được nữa, theo yêu cầu của bạn đọc Google.tienlang, chúng tôi xin chép về từ blog Canhsat4sao đường link một số bài viết của Trương Duy Nhất. Tất nhiên, trong số các bài viết của ông Nhất có một số bài đáng đọc, ví dụ như bài về vụ Mỹ Lai gần đây...

******
Theo như trên cho biết đăng lại từ Blog: blogcanhsat4sao.blospot.com, nhưng trên đường dẫn lại là Trang blog Thông Tấn Xã Vàng Anh: ttxva.org

Tư liệu : MỘT SỐ BÀI VIẾT CỦA TRƯƠNG DUY 1 TRÊN TTXVA

(Click để đọc từng bài)

Chữ ký Nguyễn Thiện Nhân

Sinh nhật cụ Hồ

Chuyện lạ Mỹ Lai

Stop Nguyễn Bá Thanh

Bá Thanh, tướng Hưởng, con gái Thủ tướng và chân dài Ngọc Trinh

Tổng Bí thư và Thủ tướng nên ra đi

Đà Nẵng hậu Bá Thanh

Quốc hoa, đại sứ hay chuyện đái ỉa?

Từ Đồng Nọc Nạn đến Đoàn Văn Vươn

Thơ và cờ cho ngư dân

cú tát vỗ mặt trên trận chiến truyền thông

Khi Bộ trưởng Thăng răn dạy về “danh dự và xấu hổ”

Có một thứ rác khác: CÂY LÃNH TỤ!

Những điều ông Hồ Xuân Mãn học từ ông Hồ Chí Minh?

Thủ tướng viết chưa sạch lỗi chính tả

Băng rôn khẩu hiệu: một giá trị khác

Thủ tướng và quả bom 3000 tỷ Đà Nẵng

Có một ngành mang tên “Hồ Chí Minh học”

Góc nhìn : Miễn phí Mác Lê

Hãy đè đầu ông Thăng mà thu phí!

BÁO DỊCH BẬY BẠ: Đà Nẵng có phải là 1 trong 20 đô thị sạch nhất thế giới ?

Chỉ thị đảng dành riêng cho Tổng Bí thư?

Hội chứng “đồng chí X”

Nhà quê bàn chuyện nhóm lò và văn hóa dị

Chủ tịch nước và Thủ tướng lại phớt lờ không thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư ĐCS

Đất nước tôi

Những lời nói hay đã không còn hay nữa

Viết sau 3 cuộc làm việc với công an

STOP! Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trên đền Hùng

Tập dân chủ 2: Bỏ “ơn đảng ơn chính phủ”

Bóng đá & đảng

Trích Bộ luật Hình sự:

Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Lê Hương Lan(chủ biên blogTiến Lãng)

Tổng Bí thư và Thủ tướng nên ra đi

 Published on April 26, 2013   ·   No Comments
xem tại đây:
Sau hội nghị 6, đúng lý phải có ai đó ra đi. Nhưng không một ai. Lòng tin và sự kiên nhẫn của dân đã đến hạn cùng.
Chẳng lẽ để tình hình đất nước, kinh tế như thế, tình hình nội tại đảng như thế mà không có một ai phải chịu trách nhiệm? Không thể chấp nhận một thứ trách nhiệm tập thể chung chung. Trách nhiệm tập thể là thứ vô trách nhiệm.
Kinh tế tụt dốc, bấn loạn, nát bươm- Trách nhiệm thuộc về Thủ tướng.
Chính trị rối loạn, mất đoàn kết, chiến dịch ra quân tắm rửa rầm rộ với mục tiêu “bắt sâu” diệt bầy “lợi ích nhóm” của đảng chẳng đem lại kết quả gì- Trách nhiệm thuộc về Tổng Bí thư.
Không làm được thì phải nghỉ. Cảm thấy bất lực thì tránh sang bên nhường cho người khác, đội ngũ khác.
Không thể cứ mãi ra rả hô hào tái cấu trúc nhưng chẳng biết tái cái gì và tái ra sao. Không thể cứ mãi như ông già quê, vục đầu vào bếp thổi lửa nhóm lò mà mong xây dựng chỉnh đốn đảng được.
Để cứu vãn tình hình kinh tế và chính trị lúc này, chỉ có một cách: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ra đi.
Đã đến lúc cần một Tổng Bí thư khác và một Thủ tướng khác.
(Theo Trương Duy Nhất)
Đọc bài trên của Trương Duy Nhất, chúng ta thấy Việt Nam rất tự do, cho nên người dân mới phát biểu Tổng Bí Thư là người đứng đầu Đảng Cộng Sản và Thủ Tướng là người đứng đầu Chánh phủ nên ra đi.
Nhưng sau đó, vào khoảng 9 giờ  sáng ngày 26-5-2013, ông Nhất bị Bộ Công an phối hợp với Công an Đà Nẵng xét nhà, tịch thu một số giấy tờ, hồ sơ, Công an đọc lệnh bắt ông Trương Duy Nhất vì vi phạm điều 258 Bộ luật Hình sự, ông bị đưa ra khỏi nhà lúc 12 giờ, cho đến 15 giờ 10 được đưa ra sân bay Đà Nẵng, “di lý” ra Hà Nội để “phục vụ” công tác điều tra. 
Tại phi trường Đà Nẵng, ông Trương Duy Nhất đi giữa hai nhân viên an ninh

Từ trước tới nay người ta cứ cho rằng Quốc hội Việt Nam hiện nay là bù nhìn, Quốc hội chỉ có giơ tay biểu quyết “nhất trí” và “nghị gật” dĩ nhiên còn hơn là ngủ gật.


Nhưng không phải vậy, năm 2012, tại Quốc hội Việt Nam, do vụ sai phạm của Bầu Kiên, ảnh hưởng lớn đến ngành Ngân hàng, Tài chánh Việt Nam, Đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị Việt Nam nên có Văn hóa từ chức, ông ám chỉ những người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm. Vài hôm sau, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ông là một đảng viên trung kiên, đảng giao nhiệm vụ ông phải chấp hành, không thể từ chối nhiệm vụ đảng giao phó cho.

Dân biểu Dương Trung Quốc phát biểu tại Quốc hội

Ngay cả Bộ Chánh Trị, cũng rất là dân chủ, vì Bộ Chánh Trị đề nghị 2 nhân vật là ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ đều không được đắc cử, ngược lại ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu vào Bộ Chánh Trị gồm có 16 nhân vật. Ông Nguyễn Thiện Nhân đắc cử ngay vòng bầu phiếu đầu, còn bà Nguyễn Thị Kim Ngân đắc cử ở vòng bầu cử lần 2.

Thời đại ngày nay, mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật, văn hóa, chánh trị đều có hai mặt lợi và hại. Internet cũng vậy, không thể vượt ra ngoài quy luật đó.

Sunday, May 26, 2013

MỤC LỤC HAI MƯƠI NĂM VĂN HỌC MIỀN BẮC 1954 – 1975 (Tập 3)


Tập III


Mục Lục  ………………………………………………….…  3

Lời Tựa  ……………………………………………….…….  5
Chương thứ hai: Văn học Miền Bắc từ năm 1954
…….…  7
Tiết Hai: Những người chủ trương và cộng tác  …….………  7
1. Những người chủ trương Giai Phẩm  …………….……….  7
     1) Hoàng Cầm (1920-2010)  …...…………………….…..  7
     2) Lê Đạt (1929-2008)  .…………………………….…..  52
 2. Những người chủ trương Nhân Văn  ………..……….....  59
     1) Phan Khôi (1887-1959)  ………………………..……  59
     2) Trần Duy (1920-   )  …………………….……………  72
     3) Văn Cao (1923-1995)  ………………………….......  104
     4) Nguyễn Hữu Đang (1913-2007)  …………….….….  120
     5) Trần Dần (1926-1997)  …………………….…….…  131   

3. Những người cộng tác Nhân Văn – Giai Phẩm  …..…...  158
     1) Cao Xuân Huy (1900-1988)  …………………….…  158
     2) Đào Duy Anh (1904-1988)  ……………………..….  162
     3) Lê Đại Thanh (1907-1996)  ………………………...  175
     4) Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)  ………………..  184
     5) Bs. Đặng Văn Ngữ (1910-1967)  …………………..  198
     6) Nguyễn Tuân (1910-1987)  ………………..……….  223
     7) Chu Ngọc (1912-1981) …………….…..…………...  235
     8) Trương Tửu (1913-1999)  ………….….……………  252
     9) Thụy An (1916-1989)  ………………………….…..  261
     10) Yến Lan (1916-1998)  ……………….……..……..  274
     11) Hữu Loan (1916-2010)  …………………...………  284
     12) Trần Đức Thảo (1917-1993)  ………...….………...  309
     13) Nguyễn Bính (1918-1966)  ………………..………  351
     14) Vĩnh Mai (1918-1981)  ……………………..……..  367
     15) Sỹ Ngọc (1919-1990)  ……………...……….….…  377
     16) Hoàng Tích Linh (1919-1990)  ……………………  384
     17) Bùi Xuân Phái (1920-1988)  …………………..…..  424
     18) Trần Lê Văn (1920-    )  ………………………..….  428

     19) Quang Dũng (1921-1988)  …………………..…….  445
     20) Hoàng Yến (1922-2012)   ………………………....  455
     21) Hoàng Công Khanh (1922-2010)  ………………...  472
     22) Tử Phác (1923-1982)  …..…………………………  478
     23) Nguyễn Sáng (1923-1988)  ……..…………………  484
     24) Tô Vũ (1923-    )  …………….……………………  489
     25) Đặng Đình Hưng (1924-1990)  ……….…………..  495
     26) Như Mai (1924-    )  …………………….…………  504
     27) Nguyễn Văn Tý (1925-    )  ………….……...……   520
     28) Nguyễn Thành Long (1925-1991)  ……….………  525
     29) Phan Vũ (1926-    )  ………………….….………...  540
     30) Phùng Cung (1928-1997)  …………….….……….  553
     31) Bùi Quang Đoài (1928-    )  …………….…..……..  584
     32) Hoàng Tố Nguyên (1929-1975)  ………….……....  602
     33) Phùng Quán (1932-1995)  ………………….……..  606
     34) Xuân Sách (1932-2008)  ………………………….  622
     35) Thúc Hà (1934-1994)  …………………………….  654

MỤC LỤC HAI MƯƠI NĂM VĂN HỌC MIỀN BẮC 1954 – 1975 (Tập 2)



Tập II

Mục Lục  ………………………………………………….…  3
Lời Tựa  ……………………………………………….…….  9
Chương thứ hai: Văn học Miền Bắc từ năm 1954 ……...  11
Tiết Một: Giai Phẩm và báo Nhân Văn  …………..…….…  11
a. Nguyên do Giai Phẩm ra đời  …………………………..... 15
b. Các Giai Phẩm  và báo Nhân Văn …………………..…..  27
Giai Phẩm Mùa Xuân ……………………….………...….  28
Lời nói đầu của nhà xuất bản  ……………...………….…..  28
Mục lục  ………………………………………………...….  29
Làm thơ Lê Đạt  ……………………………………………  29
Mùa Xuân đến rồi đây Hoàng Cầm ………………………..  31
Anh có nghe thấy không Văn Cao  ………………....………  36
Nhất định thắng Trần Dần  ………………………………...  39
Thi sĩ và công nhân Phùng Quán  …………….……………  54
Mới Lê Đạt  ………………………………….….………….  55
Hoa đào vẫn nở Nguyễn Sáng  ………………….…………  57
Thơ qua đài phát thanh Hoàng Cầm  ……………………....  59
Mỗi ngày mỗi lớn-Kế hoạch nhà nước 1956 Lê Đạt  ……...  62
Sổ tay Sĩ Ngọc  …………………………………………..…  64
Lão Rồng Trần Dần  …………………………………..…....  67
Giai Phẩm Mùa Thu tập I  ………………..……..…….…  71
Lời nhà xuât bản  ………………………………………..…  71
Phê bình lãnh đạo văn nghệ Phan Khôi  ………...……..….  71
Những đoạn thơ tình Hoàng Cầm  ……………………..…..  89
Bài hát cái thuyền Hoàng Yến  ………………….……..…..  94
Nguyên vẹn một lời Hoàng Yến  …………….………..……  95
Đêm Hữu Loan  ……………………………………..……..  99
Nhật ký đêm hè Huy Phương  ……………………..……… 101
Trên đường chiều thứ bảy Quang Dũng  ……………...….  105
Bức thư gửi người bạn cũ Trần Lê Văn  ……….…………  111
Tỉnh giấc chiêm bao Nguyễn Bính  ………………………  121
Núi sông đẹp búp hoa quì Lê Đặng Thanh  ……...……….  124
Tuổi hai mươi Phác Văn  …………………………………  126
Tiếng sáo tiền kiếp Trần Duy  ……………………………  127
Giai Phẩm Mùa Thu tập II  ………………...…………..  144
Bệnh sung bái cá nhân Trương Tửu  ……………………..  144
Em bé lên sáu Hoàng Cầm  ………………………………  160
Một đêm không ngủ Trần Lê Văn  ……………………….  165
Cô hàng xóm Quang Dũng  ………………………………  175
Ông bình vôi Phan Khôi  …………………………………  177
Những người khổng lồ Trần Duy  ………………………..  180
Thơ Cái chổi-Chống tham ô lãng phí Phùng Quán  ……...  190
Một vài ý nghĩ Trần Công  ……………………………….  194
Ngụ ngôn tìm ưu điểm K  ………………………...………  207
Tiếng nói của tình yêu Hồng Lực  ………………………..  209
Cũng những thằng nịnh hót Hữu Loan  …………………..  210
Một bản đề án về Đại hội văn nghệ lần thứ 2 Hoàng Huế .. 213
Giai Phẩm Mùa Thu tập III  ……………………………  227
Mục lục  …………………………………………………..  227
Lời nhà xuất bản  …………………………………………  228
Văn nghệ và chánh trị Trương Tửu  ……………...………  228
Những cánh của đời Mai Hanh  …………………………..  247
Vừa khóc vừa cười Nguyễn Mạnh Tường  ………..……...  250
Những dũng sĩ trên sông Bồ Phùng Quán  ……….……….  255
Muốn phát triển học thuật Đào Duy Anh  ………………..  268
Ba bài thơ ngắn Phan Khôi  ………………………………  284
Chúng ta gắng nuôi con Chu Ngọc  ………………………  285
Chủ nghĩa xã hội và nhà nước tổ chức chính trị của Nam Tư
Bùi Quang Đoài dịch  …………………………………….  302
Giai Phẩm Mùa Đông tập I  ………………………….…  320
Mục lục  ……………………………………………….….  320
Tự do tư tưởng của văn nghệ sĩ và sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Bôn-sê-vích
Trương Tửu  ………………….…..  321
Một cuộc kỳ ngộ của Mai-a-cốp-ski ở thôn quê mùa hè
Trần Dần dịch  ………………………………..…….…….  344
Nội dung xã hội và hình thức tự do Trần Đức Thảo  .…….  348
Lời bàn thêm nhân bài “Qua cầu gió bay” Tử Phác  .…....  355
Làm cho hoa nở bốn mùa Sĩ Ngọc  ………………..……...  359
Ngọn đèn Trúc Lâm  ……………………………..……….  369
Lộn sòng Hữu Loan  ……………………………………...  371
Nói chuyện với em bé Trần Công  ……………………..…  389
Chánh quyền và quần chúng Nguyễn Mạnh Tường  …..…  393
Hướng đi lên Bắc (kịch thơ) Hoàng Cầm ………………...  398
Ai người hiểu rõ nhất Phùng Quán  ……………..………..  407
Báo Nhân Văn số 1  ………………………………...……  410
Mục lục  ……………………………………….….……….  410
Mấy dòng của báo Nhân Văn  …………………….……....  411
Chúng tôi phỏng vấn để mở rộng tư do và dân chủ - Ý kiến
của luật sư Nguyễn Mạnh Tường, Giáo sư Đại học
  ….….  412
Trả lời một số báo ở Sài-Gòn Phan Khôi  ………….…….  415
Chuẩn bị Đại hội văn nghệ toàn quốc- Một đợt học tập và
đấu tranh của giới văn nghệ sĩ Người Quan Sát  …...……  417
Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng X.Y.Z.  ………..…...  421
Tiến tới xét lại một vụ án văn học: Con người Trần Dần
hồi ký Hoàng Cầm  ……………………………….…..…..  422
Đây mới là thủ phạm Tổ Ba Người  ………………….…..  440
Danh sách góp tiền in báo  …………..…………..……….  444
Tường đổ Hàn Phi Tử  …………………………………....  445
Nhân câu chuyện mấy người tự tử. Một bài thơ của Lê Đạt 446
Một cuốn sách chụp mũ Hoàng Huế  ……………….…….  454
Địa ngục miền Nam  ………………………………….…..  460
Màu sắc Hà Bá  ………………………………….….…….  461
Chống bè phái trong văn nghệ Trần Công  …………..…...  462
Không phải chuyện cười Trúc Lâm  …………….….…….  467
Nhân Văn số 2 …………………………………….……..  470
Phấn đấu cho trăm hoa đua nở Trần Duy  ……...………..  471
Không sợ địch lợi dụng Trần Lê Văn  ……………………  478
Bạn đọc phát biểu về những bài phê bình báo Nhân Văn
số 1
  ………………………………………………………  485
Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề tự do và dân chủ - Ý kiến
của ông Đào Duy Anh, nhà sử học
  ………………………  486
Chúng tôi cực lực phản đối luận điệu vu cáo chính trị- Trả
lời bạn Nguyễn Chương và báo Nhân Dân
Hoàng Cầm,
Hữu Loan, Trần Duy ………………………………..…….  490
Tranh châm biếm của Y Du  …………………..….………  498
Xem phim anh gắng nuôi con Phan Vũ ……………….….  499
Địa ngục miền Nam Trần Y Du  ………………………….  502
Xem mặt vợ (kịch) Hoàng Tích Linh  ………..……..….…  505
Tranh châm biếm Pha Y ……………………………….…  520
Alexandre Fadéev Tử Phác dịch  …………………………  520
Chống bè phái trong văn nghệ Trần Công  ……………….  528
Không phải chuyện cười - Mất mỹ quan Trúc Lâm  ……...  532
Không bổ thận cũng bổ phổi Y Du  ……………………....  533
Tranh châm biếm SN  ……………………………….……  535
Nhân Văn số 3  …………………………………………..  536
Mục lục  ………………………………………………..….  536
Kỷ niệm ngày Vũ Trọng Phụng tạ thế  …………………....  537
Nổ lực phát triển tự do dân chủ Trần Đức Thảo  ………...  544
Bác sĩ Đặng Văn Ngữ trả lời về tự do dân chủ  ………..…. 548
Đã tiến thêm được một bước, cần tiến thêm bước nửa
Trần Công, Trần Thịnh  ……………………………….….  553
Ý kiến bạn đọc: Về mấy bài phê bình báo Nhân văn  .……  557
Khung quảng cáo cho báo Trăm hoa  ………………….…  559
Phê bình bài tự phê bình của ông Hoài Thanh  …….….....  559
Không thể giải quyết kiểu ấy được Hữu Tâm  ……………  560
Vài ý nghĩ về thái độ tự phê bình của ông Hoài Thanh
Thanh Bình  ………………………………………….……  562
Đọc lại Vũ Như Tô, kịch của Nguyễn Huy Tưởng H. Cầm .  567
Coi trọng ý kiến và con người anh chị em biểu diễn nghệ
thuật
  Trần Phương  …………………………...…….……  570
Nói lớn thơ Mai-a-cốp-ski Trần Dần dịch  ……………….  573
Quần chúng đã ghét lối chận họng ấy rồi Chu Ngọc  ..…..  580
Mấy lời chân tình gửi bạn đọc: Về dư luận chung quanh
báo Nhân Văn
  Nhân Văn  ………………………….…….  585
Chưa đẹp mắt trang trí và trật tự Hà Bá  …………...……  587
Địa ngục miền Nam - Quốc hồn quốc túy Y Du  ………....  588
Bất mãn Sỹ Ngọc  ………………………………….……..  589
Ngọc bích họ Hòa Hàn Phi Tử  …………………….……..  594
Thông báo của Phan Khôi  …………………………….…  594
Đính chánh  …………………………………….….……...  595
Danh sách những người góp tiền ra báo  ……..….……....  596
Thông báo: Tại sao báo Nhân văn bán 200 đồng  ………..  596
Nhân Văn số 4  …………………………………………..  598
Mục lục  ………………………………………….………..  598
Cần phải chánh quy hơn Nguyễn Hữu Đang  …………….  599
Sự thật về vụ xúc phạm thi sĩ Nguyễn Bính và báo Trăm
Hoa
  Người Quan Sát  …………………………………….  603
Hoan nghênh Trung Ương Đảng lắng nghe cán bộ và quần
chúng
Nhân Văn  …………………………………………  604
Nửa tháng liên hoan phim Liên Xô: Ô-ten-lô, một thành
công điện ảnh
Trần Công  ………………………………..  608
Phản đối đế quốc Mỹ: Đem quân xâm nhập miền Nam
Nhân Văn  ………………………………………….……..  614
Thành thật đấu tranh cho tự do dân chủ Trần Duy  …...…  617
Quảng cáo  ………………………………………………..  620
Tranh châm biếm  ………………………………………...  621
Quảng cáo để ủng hộ báo Nhân Văn  ……….....…………  621
Thông báo: Tại sao báo Nhân Văn ra chậm và vẫn phải bán
300 đồng
  ……………………………………….…………  621
Đính chánh  …………………………………….…………  622
Địa ngục miền Nam L.H.  …………………….…………..  622
Tiếng nói của tâm hồn và trái tim Tử Phác  ……………...  624
Con ngựa già của chúa Trịnh Phùng Cung  ………...……  629
Quảng cáo  ………………………………………………..  638
Nhân xem phòng triển lãm nghệ thuật dân gian Ru-ma-ni
nghệ thuật và thực dụng Trần Duy  ……………...……….  639
Những ngày báo hiệu mùa Xuân Văn Cao  ………………  644
Chủ nghĩa nhân văn của ông Hoàng Xuân Nhị Bùi Q. Đoài 648
Đính chánh  ……………………………………………….  654
Mua hàng mậu dịch Thanh Châu  …………………...……  654
Không phải chuyện cười – Chung quanh tờ Nhân Văn
Trúc Lâm và H. S.  …………………………….………….  661
Nhân Văn số 5  ………………………………….……….  665
Mục lục  …………………………………………………..  665
Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và hiến pháp Trung Hoa
bảo đảm tự do dân chủ như thế nào
Nguyễn Hữu Đang  ...  666
Bài học Ba Lan và Hung-ga-ri Người Quan Sát  ……...…  670
Góp ý kiến về phần tự do dân chủ trong Nghị quyết T. Ư.
lần thứ mười
Trần Duy  …………………………………..  577
Nguyễn Sơn, người đi đầu trong đường lối văn nghệ rộng
rãi
Chu Ngọc  …………………………………………….  682
Không có gì mà không tán thành trăm hoa đua nở H.L.  ...  685
Tranh châm biếm  ………………………………………...  690
Việc Sở báo chí trung ương thi hành kỷ luật báo Nhăn Văn
là bất họp pháp
  …………………………………………..  691
Tin ngắn: Nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Chu Ân Lai
sang thăm Việt Nam
  ……………………………………..  695
Ý kiến bạn đọc  …………………………….……………..  696
Yêu nên tốt, ghét nên xấu Hàn Phi Tử  ……….…………..  699
Quảng cáo  ……………………………….……………….  700
Thi sĩ máy Châm văn Biếm  ………………….…….……..  700
Tôi đứng mênh mông chỉ mặt “ngài” Ngô Trần Dần  …....  713
Tiếng hát quê hương Hoàng Tố Nguyên  …………….…..  716
Quảng cáo  …………………………………………….….  719
Thành thật đấu tranh cho tự do dân chủ (tt) Trần Duy  .....  720
Nửa tháng liên hoan phim Liên Xô: Mấy bộ phim dở
Cao Nhị  …………………………………………….…….  726
Không phải chuyện cười Thanh Tình và Bút Chì  …….….  730
Quảng cáo  ………………………………………………..  732
c. Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm (1956-1958)  ..……  734