Pages

Monday, August 29, 2016

Di Lặc chiều Chủ nhật



Gặp nhau tay bắt, mặt mừng, Ngô Đình Duy không quên chụp vài tấm ảnh kỷ niệm, sau đó chúng tôi vào bàn, vừa ăn vừa trò chuyện hỏi thăm nhau.


Kimberly biết Huỳnh Ngọc Điệp và tôi là hai người bạn thân cùng lớp, nên Kiberly mời tới dự, trong khi nhiều người khác không biết Điệp là ai, tôi giới thiệu: “Anh Huỳnh Ngọc Điệp là Cựu Học Sinh Cao Thắng, học cùng lớp với tôi.” Anh, chị, em trở nên thân mật hơn.


Dũng, Chi, Tông, Học

Năm ngoái “Hậu hội ngộ 2015”, nhóm Kỹ Thuật Cao Thắng San Jose, tổ chức tại nhà Khôi – Hương, tức là nhà của Kimberly, có một căn phòng có sức chứa trên 100 người, vài tháng sau Khôi mất vì bệnh ung thư, nay Hương đang lo cho lễ Vu Qui cho con gái và vì không có thì giờ, nên tổ chức ăn tại nhà hàng Di Lặc, do đó số lượng tham gia không được đông, theo như Duy cho biết.


Gia đình Học và Điệp quen biết nhau từ khi còn ở Sàigòn, sang đây tuy có nghe biết nhau nhưng lần đầu tiên họ gặp lại, tôi tưởng phu nhân của Điệp tên Hương, Duy cho biết phu nhân của Điệp là Liên, anh em Duy thường gọi đùa là Lan và Điệp.



Hai anh em Học và Duy dùng máy Nikon chụp nhiều tấm ảnh, ghi lại những hình ảnh quí anh chị cựu học sinh Cao Thắng ưu ái dành cho tôi, trong đó chỉ có Học và Dũng là có học Kỹ nghệ họa với tôi năm lớp 9 niên khóa 1971-1972, kỳ dư đều là học sinh Cao Thắng, ngay cả Ngô Đình Duy chỉ học qua sách của tôi mà thôi.

Dĩ nhiên ăn chay không ngon hơn ăn mặn, nhưng do lạ miệng, do không khí bữa tiệc vui vẻ, nên tạo thành một bữa ăn ngon và đầm ấm nghĩa tình.


Cuối cùng rồi cũng phải chia tay, Duy sắp đặt để chụp tấm ảnh sau cùng và đủ mặt tất cả anh chị em tham dự, vài người cám ơn do tôi nên có cơ hội gặp nhau, tôi cám ơn họ vì đã ưu ái dành nhiều cảm tình cho tôi. Buổi họp mặt nào dù vui dù buồn rồi cùng chấm dứt, chia tay rồi nhiều người vẫn còn hẹn ngày tái ngộ.

Hàng đứng: cháu Thanh, chị Hòa, anh Hòa, Kimberly, em họ Kimberly, Hương, Chân, Học, Ái Liên, Hiếu, chị Hiếu, Dũng, Hùng.
Hàng ngồi: Huỳnh Ngọc Điệp, chị Điệp, Chi, Tông, thầy Phạm Huy Nhật

Đối với tôi đây là buổi họp mặt mang nhiều ý nghĩa, học sinh kỹ thuật Cao Thắng đã trui, rèn, đẽo, gọt quá khô khan, để đào tạo tay nghề, có lương tâm nghiệp vụ. Chẳng những vậy, chúng tôi đều có học văn hóa, hiểu đạo thánh hiền, biết lễ nghĩa “Tôn sư, trọng đạo”.
Ngày 26-8-2016


Tuesday, August 23, 2016

Một ngày Chủ nhật nơi thung lũng vàng



Như đã hẹn trước với Ngô Đình Học, sáng Chủ nhật 22-8-2016, Học đến rước tôi đi ăn trưa rồi đi tham quan Viện Đại học Leland Stanford Junior, thường được gọi là Đại học Stanford, năm nay là trường đứng hàng thứ nhất của nước Mỹ, ở miền Đông có những trường danh tiếng như Harward, MIT, Corneill, Johns Hopkins, ở miền Tây có Berkeley và Stanford đều nằm trong tiểu bang Califonia.

Tôi đã hẹn với Học trước, nên ngày Thứ bảy 21-8-2016 đi thăm vợ của Nguyễn Thanh Tòng, chị cho tôi biết ngày Chủ nhật tại chùa Thích Ca Đa Bảo, chị có cúng Chung thất cho Tòng và có mời các bạn học của Tòng đến dự để cám ơn đã dự đám tang của Tòng. Tôi biết sẽ có nhiều bạn học cũ của tôi đến dự, nhưng tôi đã lỡ hẹn với Học, không thể ghé qua một chốc lát, cũng không thể ở lâu để tham dự, đàng phải đi với Học mà thôi.

Biết tôi ăn chay, nên Học đưa tôi đến quán chay Di Lặc toạ lạc tại 2850 Quimby Rd #125, nhà tôi ăn bún huế, Học ăn phở, tôi ăn mì vịt tìm, do chúng tôi được ông thầy châm cứu dặn trước, nên chúng tôi tránh không ăn dầu mở và cũng không húp nước súp vì trong đó có nhiều bột ngọt, nhưng sau khi ăn xong, Học cho biết hình như không có bột ngọt.

Sau khi ăn xong, Học đưa chúng tôi đi tham quan trường, trên đường đi ghé qua cơ sở Google là những tòa nhà 2 tầng, nằm dọc theo con đường Google Dr dài khoảng 1 mile.


Sau khi chụp ảnh kỷ niệm tại đây, Học đưa chúng tôi đến Trường, theo Học giới thiệu Trường nằm trong khu đất hình vuông mỗi cạnh dài trên 2 miles, Trường thành lập từ năm 1885 cho đến năm 1891 mới khai giảng năm học đầu tiên có 555 sinh viên nam nữ theo học với 15 giáo sư, năm sau phát triễn lên 49 giáo sư, đến năm 2015 có 2.153 giáo sư, có 7 khoa: Kinh tế, Địa chất, Giáo dục, Cơ khí, Nhân văn và Khoa học, Luật và Y khoa.

Có 20 khoa học gia đoạt giải Nobel, là giáo sư của Trường, có 700 toà nhà chính, xây cất trên diện tích khoảng 8.180 mẫu Anh. Dọc theo con đường chính dẫn vào Trường là con đường, phố xá hai bên tấp nập người đi lại, các cửa hàng buôn bán sầm uất như phố Catinat hay Tự Do của Sàigòn trước 1975.

Vào đến khu vực trường hai bên là hai cột trụ vuông và cao, không có biễn tên Trường, dọc theo đó hai bên là 2 hàng cây cọ, sau những cây cọ là những cây khác rợp bóng như cánh rừng, qua khỏi đoạn nầy mới đến sân cỏ, xung quanh sân cỏ là đường xe chạy và bãi đậu xe, qua khỏi sân cỏ là những toà nhà của Trường như văn phòng Viện Trưởng …, bên tay trái có tòa nhà cao tầng ở xa trông như cái tháp. Đó là tháp Hoover, giữa sân cỏ là bồn hoa. 


 Nhìn gần hơn, trong ngày chúng tôi tham quan, bồn hoa có hình trái tim, trong trái tim có con số 125, đó là kỷ niệm 125 năm thành lập Trường.


Viện Đại học Stanford do hai ông bà Leland và Jane Stanford hiến tặng, vì hai ông bà chỉ có người con trai duy nhất là Leland Stanford Junior, bị bệnh thương hàn mất năm 1884 khi họ đang du lịch ở Ý, năm đó Leland Jr được 15 tuổi, ông bà Stanford muốn hiến tặng để cho thanh niên được hưởng những thành quả như con của ông bà được hưởng.

Sau khi ông mất, bà có cất một giáo đường hiến tặng cho trường để tưởng nhớ ông Leland Stanford (1824-1893), ông sinh và lớn lên ở New York, tốt nghiệp Luật rồi theo cơn sốt vàng, làm giàu ở miền Tây, ông đến California lập nghiệp, lãnh đạo đảng Cộng hòa, làm Thống đốc, rồi Thượng nghị sĩ, ông mua 650 mẫu đất đầu tư, dần dần phát triễn lên, khi xây cất, hiến tặng Trường là 8.000 mẫu.


Ngôi giáo đường nầy, năm 1989 bị động đất hư hại, người ta quyên góp để xây dựng lại năm 1992. Từ sân cỏ nhìn thẳng vào trường, người ta thấy ngay Giáo đường nầy, nhưng muốn vào giáo đường phải đi qua 2 lần cổng, qua khỏi cổng ngoài, có lối đi ở giữa 2 bên là sân cỏ nhỏ, sân cỏ bên trái có những pho tượng đồng mới đặt, qua lớp cổng thứ hai là sân rộng lát gạch, giữa sân có vòng tròn lớn, lát gạch nhiều màu, làm thành một đóa hoa, Học cho biết dưới đó, tên những sinh viên tốt nghiệp được ghi chép đặt vào trong một cái hộp, chôn xuống đất, trăm năm sau sẽ đào lên.

 Ngô Đình Học và chúng tôi chụp ở trong sân, trước mặt chúng tôi là giáo đường

Sân rất rộng, đứng từ sân nhìn vào Giáo đường, hai bên là những phân khoa, bên tay phải là những tòa nhà của khoa Điện, Vi tính, Hóa Học, Sinh học... quá đó nữa là bệnh viện của Trường. Vào Giáo đường tham quan, thấy ở trong có nhiều hàng băng ngồi, mỗi băng ngồi được chừng 10 người, mỗi hàng có hai băng, mỗi băng có vách ngăn chia thành hai phần, ở giữa các hàng băng và sát vách tường có lối đi. Ở cuối lối đi có tam cấp dẫn lên bục giảng, gần bục giảng mỗi bên có  một tầng lầu, trên cùng là một cái vòm lợp kính, do đó ánh sáng chiếu xuống đủ sáng rõ một vùng, trừ ở phía cửa vào hơi thiếu sáng. 


 Sau khi rời khỏi Giáo đường, Học đưa chúng tôi theo hành làng đi về phía cánh tay phải, nơi đây có những tòa nhà như khoa Điện, trên mái có đặt những giàn antenna, có những tòa nhà mới xây cất sau nầy do các sinh viên thành công, họ hiến tặng trong đó có một người Trung Quốc là ông Huang, có William Gate, họ được đặt tên cho những tòa nhà đó.

Tòa nhà Bill Gate là khoa Computer Science

Trên đường đi có một bảng sơ đồ chỉ dẫn các tòa nhà trong khu vực Khoa học và Cơ khí.


Chúng tôi cũng thấy có 2 đoàn tham quan, mỗi đoàn có hướng dẫn viên là những sinh viên của Trường, những người nầy vừa đi lùi vừa thuyết trình liên tục.


Tháp Hoover

Chúng tôi có đến tòa tháp Hoover, nhưng đã hết giờ tòa tháp vừa đóng cửa, không thể lên tháp để nhìn toàn cảnh.

Theo Học cho biết dưới lòng đất của Viện đại học nầy, có lò phản ứng hạt nhân dài khoảng 2 km, trước sự kiện 11-9-2001, mọi người có thể vào tham quan, nhưng sau đó vì vấn đề an ninh nên đã đóng cửa. Ở trên một ngọn đồi, có đặt viễn vọng kính để quan sát các hành tinh trong vũ trụ.

Chúng tôi chụp ảnh kỷ niệm ở bồn hoa, rồi Học lái xe đưa chúng tôi đến khu thương mại Sư Tử Thành, nơi đây có Lion Supermarket, có quán ăn Nha Trang của cô Xuân Hồng, hôm qua Dĩ và Phượng mời chúng tôi ăn cơm trưa với gia đình tại đây.

Tông, Dĩ, bạn gái của Pho, Pho, Phượng, Chi

Nơi đây có cửa hàng sách, có nơi bán phong lan rất đẹp, tỏa hương thơm ngát, hôm qua nhà tôi và Phượng có chụp ảnh kỷ niệm. 


Sau khi tham quan khu nầy để chờ đến giờ, chúng tôi đến Di Lặc, Duy đã đến trước ngồi đợi bên trong, gặp nhau tay bắt mặt mừng, khi vào bàn ngồi thì có thêm vợ chồng Huỳnh Ngọc Điệp, giáo sư THKT Cao Thắng Phạm Huy Nhật. Bữa ăn rất đầm ấm tình thầy trò và bạn bè, vài người cám ơn tôi vì có tôi, nên có họp mặt, tôi cám ơn họ đã ưu ái dành cho tôi cảm tình đặc biệt nầy.


Ảnh kỷ niệm ở trong quán ăn Di Lặc đêm Chủ nhật 22-8-2016, tại San Jose.
Cháu Thanh, anh chị Hoà, Hương, em họ của Hương, Hương, Chân, Học, Ái Liên, anh Hiếu, chị Hiếu, Duy, Dũng, Hùng
Hàng ngồi, anh chị Điệp, chúng tôi, anh Nhật

Thung lũng hoa vàng 23-8-2016