Pages

Wednesday, July 26, 2017

Những bài nhận được qua điện thư



Tôi có một số bạn ở nhiều nơi, thỉnh thoảng họ đọc được những bài có giá trị, đã gửi đến cho tôi đọc, có bài vì được năm, bảy người chuyển tiếp nên có khi đến tôi không có đoạn kết. Trường hợp nầy không khó, chỉ mất thì giờ là lấy tựa bài với một, đôi dòng đầu bỏ trên Google, thiết bị nầy sẽ tìm kiếm cho ta bài đầy đủ để đọc.

Gần đây, tôi nhận được bài Kẻ Thắng Tồi Bại… Người Thua Vĩ Đại, đọc xong cảm thấy xót thương phận mình, đã phạm tội “nhứt phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá”. Tưởng cũng nên dẫn ra đây để cho quý bạn đọc, nếu chưa đọc qua:

Kẻ Thắng Tồi Bại… Người Thua Vĩ Đại
Posted on June 7, 2017 by dongsongcu
Phan Nguyên Luân


Lịch sử ghi lại rằng vào sáng ngày 9 tháng 4 cách đây 140 năm, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ, kỵ binh của miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam hết đường tháo lui. Bộ tham mưu của Tướng Lee đề nghị phân tán để giữ lực lượng đánh du kích, nhưng Tướng Lee quyết định đầu hàng. Vị danh tướng của Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng vì quân số và tiếp vận bị giới hạn nên đành bất lực chấp nhận thua cuộc. Với lá thư riêng ông gửi cho Tướng Grant của miền Bắc yêu cầu thu xếp buổi họp mặt.

Ông Grant nhận được thư hết sức vui mừng và bỗng nhiên thấy hết ngay cơn bệnh nhức đầu ghê gớm hành hạ ông từ nhiều ngày qua. Vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận. Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, Tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau Tướng Grant và đoàn tùy tùng miền Bắc đến.

Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi Tướng Lee nói về quyết định đầu hàng.

Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu. Không phải ngựa của chính phủ cấp như lính miền Bắc. Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.

Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlemen’s Agreement). Trên các bảo tàng viện và đặc biệt là bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có tranh sơn dầu hình Tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Mỹ anh hùng không bị khuất phục dù thua trận. Toàn thể nước Mỹ hiểu rằng khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng vẫn là một người Mỹ bị sỉ nhục.

Và hình Tướng Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Hình Tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào. Bây giờ hình tượng của tướng Lee tràn ngập ở miền Nam Virginia. Câu lạc bộ Lee, bảo tàng viện Lee, Lee High Way, Fort Lee và các đồn trại của quân đội liên bang mang tên vị tướng thua trận như là một biểu tượng anh hùng. Bởi vì người Mỹ đã thấm nhuần bài học rất Hoa Kỳ. Bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người quân tử của thời hậu chiến.

Năm 1900 tức là gần 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và năm 1991 thì các liệt sĩ miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section. Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc tượng danh tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện.

Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc Tòa Quốc Hội là hình tượng cao 32 feet của một thiếu phụ tượng trưng cho miền Nam. Ðây là hình ảnh bà mẹ của phe bại trận đã có con trai hy sinh cho cuộc chiến. Phía dưới là bài thơ đại ý như sau:

“Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ.
Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc.
Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu.
Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ.
Những người nằm ở đây đã hiểu rõ
là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh
đã liều thân và sau cùng đã chết”.

Nước Mỹ đã có những bước ngoạn mục đầy màu sắc văn minh ngay từ khi chiến tranh chấm dứt để chấp nhận và tôn trọng người bại trận như những anh hùng….

***
Trong khi đó, Việt Nam sau biến cố 1975, bộ đội Bắc Việt hay gọi là Việt cộng, đã đối xử tàn độc, dã man đối với chiến binh và người dân VNCH… Hôm nay, 42 năm ngày mất của Đại Tá VNCH- Hồ Ngọc Cẩn với lời nói bất hủ trước khi bị bên thắng cuộc xử bắn: “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy……”.


Nếu có thì giờ xin mời đọc bài dưới đây, có đầy đủ chi tiết hơn:


Tiếp theo, tôi cũng nhận được một bài khác đáng đọc, đọc rất cảm động, tướng Mac Arthur, Tư lệnh mặt trận Đông Nam Á, người đã nhận sự đầu hàng của nước Nhật, ông cai trị nước Nhật trong hơn 5 năm. Ngày ông rời khỏi nước Nhật, dân chúng Nhật rơi lệ tiễn đưa, nước Nhật đã xây dựng lại từ hoang tàn, tiến lên hàng cường quốc.

Xin mời đọc bài sau đây, để suy gẫm:

Chân dung “kẻ xâm lược”
ớng Douglas MacArthur (1880-1964)

MacArthur đến Nhật vơi đôi bàn tay đẫm máu người Nhật. Khi MacArthur rời Nhật về Mỹ, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật: Đại nguyên soái! MacArthur được người Nhật vinh danh là 1 trong 12 danh nhân nước Nhật mọi thời đại.

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ? 
Thành phHiroshima sau ngày 6-8-1945

Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế người Nhật hận ông thấu xương.

Chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước”.

ớng Mac Arthur nhận ký kết đầu hàng của nước Nhật trên chiến hạm USS Missouri (BB-63) 
của Hải quân Hoa Kỳ ngày 2 tháng 9 năm 1945

Nhưng tướng MacArthur mang quân đến hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ.

Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.

Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật rất chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó để đi qua, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu mình là kẻ chiến thắng thì có làm được như thế không?

Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.

Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật thiết lập tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.

Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.

Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận.

Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.

Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.

Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.

Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.

Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang.

Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.

Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng đất đai của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”

Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Harry Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng và buộc tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!

Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.

Mac Arthur và Thiên hoàng Hirohito

Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”

Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.


866427072017 



Sunday, July 23, 2017

Từ Paris về nhà.



Trong đầu óc tôi cứ nhớ là ngày Thứ Tư 18-7-2017, tôi sẽ rời Paris về nhà, với mọi người tôi đều nói như thế, tôi nhờ người đưa ra phi trường Charles De Gaules cũng dặn như thế.

Người đưa tôi là anh Phan Khanh, anh đến đón tôi vào lúc 6 giờ sáng, đưa tới phi trường có lẽ chừng 6 giờ 40, tôi không nhìn đồng hồ, vì trên đường đi anh và tôi mãi mê nói chuyện về trái tim Thích Quảng Đức, về Thiền sư Nhất Hạnh, về Sư bà Chân Không, với tấm ảnh mà nhiều người bị lừa dối, tôi đã nói sơ qua với anh Phan Khanh về việc nầy.


Muốn biến sự thật, xin mời đọc bài sau đây : Phản biện ông Lâm Lễ Trinh về tấm ảnh Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Xem link ở dưới:


Tôi cũng tiện giới thiệu qua cho anh biết, tôi có cộng tác với giáo sư Cao Ngọc Phượng, Nhất Chi Mai khi chúng tôi cùng hoạt động trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Sinh Viên Vạn Hạnh niên khóa 1965-1966.

Đến phi trường, vì anh Phan Khanh chạy Taxi, tôi hỏi anh lấy bao nhiêu, anh không lấy tiền, ôm tôi thân thiết để từ giả.

Vào đến chỗ quầy vé của hãng Ameriacan Airlines, hành khách còn đang xếp hàng chờ đợi check-in, nhân viên của hãng đang sắp xếp lối cho khách vào, tôi cũng xếp hàng chờ đợi, có chừng 5 phút sau hành khách mới được vào để tự check-in với khoảng 15 cái máy, có chừng 3 nhân viên giúp cho ai cần đến, có đến khoảng 20 phút, tôi mới vào đến máy, nhưng tôi check-in không được, nhờ nhân viên AA giúp cũng không được, cô ta chỉ cho tôi xếp hàng để vào quầy vé check-in. Trước khi vào quầy vé hành khách nào cũng bị nhân viên an ninh hay của AA phỏng vấn, họ hỏi tôi đến Paris làm chi ? Tôi có sở thích chi ?..., họ hỏi vòng vo, nên tôi không rõ mục đích của họ. Cuối cùng tôi vào đến quầy vé, cô nầy phát hiện ngày hôm đó là 19-7-2017 chớ không phải là Thứ Tư 18-7-2017. Cô ta đưa tôi đến một quầy khác.

Tại quầy vé nầy, tôi đưa tờ Itinerary trong đó có ghi ký hiệu vé tôi đã mua, cô nhân viên nầy gõ máy vi tính một lúc, báo cho tôi biết, tôi phải trả 416.31 Euros, hoặc 476,50 USD, thế là tôi trả bằng thẻ tín dụng. Về nhà đến ngày 23-7-2017, tôi mới thấy mình bị trả tổng cộng là 499.50 USD, có lẽ họ phụ thu thêm 23 USD tiền chi đó.

Tôi nhớ lại, lúc ở Paris tôi có check mail, thấy hãng hàng không AA có gửi tới một cái mail để check-in online, tôi có xem qua thấy có chuyến bay, ngày giờ bay, nhưng tôi nghĩ rằng cái đó tôi đã có trên tờ Itinerary, để ra phi trường check-in luôn, cho nên coi như tôi chưa xác nhận, chưa đi. Số tiền 499.50 USD phải trả, chỉ là tiền chuyển từ hạng Economy lên Premiun Ecinomy mà thôi. Cũng đáng vì được đi ngay và được một bài học không mất mát chi hết.

Sau đó lại trở ra xếp hàng làm lại từ đầu, vào check-in trên máy, lần nầy cũng số ký hiệu cũ, nhưng máy chạy liên tục cho ra 2 tấm vé, một đi từ Paris qua Chicago và một từ Chicago về Louisville. Sau đó, lại xếp hàng rồng rắn để đi qua thủ tục an ninh khám xét người và hành lý xách tay. Xong tôi lên cổng A51 ngồi chờ.


Tôi nhớ, trong người tôi còn số tiền khi tôi mới đến, đã đổi tại quầy Exchange 500 USD ra 360.51 Euros, người phụ trách dặn tôi giữ Receipt, khi về xài không hết sẽ đổi lại. Do đó, tôi thấy một cô mặc đồng phục, tôi đoán là người làm cho hãng máy bay, nên nhờ chỉ chỗ Exchange, cô ta chỉ tôi đi thẳng, nên tôi đi từ cổng A51 cho đến cổng cuối cùng là A37 không tìm thấy, tôi quay trở lại, hóa ra văn phòng Exchange ở gần A51, nhưng lúc tôi mới vào nơi đây chưa mở cửa, vì chưa tới giờ làm việc. Tôi trao lại cho cô phụ trách nguyên số tiền và tờ Receipt, cô ta đưa cho tôi 465.00 USD.

Khi tôi đi, trong ví tôi có 70 Euros, số tiền năm 2012, tôi còn lại, lần nầy anh tôi đưa cho 500 Euros, nên tôi không sử dụng tới số tiền đổi, khi mới tới phi trường.

Tại phi trường Charles De Gaulles, việc check-in và an ninh phi trường khá mất thì giờ, cho nên anh Phan Khanh khuyên tôi phải đi sớm hơn 3 giờ trước khi phi cơ cất cánh.

Ở Pháp, cửa hàng Mc Donal, KFC, Starbucks Coffee, có rất nhiều, gần cổng A51 cũng có.


Chờ tới gần 12 giờ mới lên máy bay, tôi thuộc Nhóm 4, ghế số 11D, khi check-in tôi đã biết mình ngồi ở bên cạnh cửa sổ, khi vào máy bay, tôi nghĩ mình ngồi hạng Ecomomy, nên đi tới khoang Economy nhìn thấy hàng 12, 13, 14 tôi biết mình đã nhầm, nhưng không thể quay lại, phải đợi một lúc mới quay lại hàng 11, hóa ra đó là khoang Premium Economy.


Trong khoang nầy chỉ có 18 ghế mà thôi. Ngồi khoang nầy có Thực đơn, để biết thức ăn, nước uống và vài ưu đãi khác hơn chút ít như ghế ngồi, khoảng cách rộng hơn, écouteur khác hơn.  



Vì ăn chay, nên tôi không ăn thịt, tôi chỉ ăn rau, khoai tây nghiền cà- rốt, bánh mì mà thôi.


Nhiều lần quá cảnh ở Chicago, lần nầy tôi phải đổi tiền, vì tôi còn có một số tiền Euro, nên phải hỏi dò, nhân viên phi trường chỉ đúng ở cạnh Mc Donal. Sau đó, đi xe điện đến trạm số 3 để đến cổng L10C.

Đến 9 giờ đêm Thứ Tư 19-7-2017, tôi đã về tới phi trường Louisville. Còn 1 giờ nữa là tôi đã thức, di chuyển và chờ đợi 24 giờ không ngủ, đã cảm thấy thấm mệt với tuổi già.

Chuyến đi Paris nầy, tôi ở vùng ngoại ô, vào Paris 3 lần, 2 lần đi đổi tiền ở Ngân hàng Pháp quốc BF, một lần đi mua đồng tiền vàng.


Một lần đi tham quan cung điện Versaille, đây là ngoại ô Paris phải đi RER, còn những ngày khác, buổi sáng đi siêu thị gần tòa thị chánh Ivry Sur Seine, buổi chiều vào bệnh viện. Nói chung, ngày nào tôi cũng cuốc bộ 20 phút, đi vào bệnh viện thăm anh tôi, ở đó ít nhất là 2 giờ mà nhiều nhất là 4 giờ.

Tôi rời Paris, hôm sau anh tôi xuất viện về nhà, vì ở bệnh viện anh ăn không được, cho nên những ngày nằm viện anh bị mất khoảng 20 kg. tuy ở bệnh viện có bác sĩ, y tá hàng ngày đem thuốc đến cho anh uống, nhưng nhiều khi họ mang tới trễ, anh bị bệnh hành nhức không thể chịu nổi, còn ở nhà anh tự uống thuốc đúng giờ, sẽ ăn được những món ăn do người nhà nấu hợp khẩu vị. Có bác sĩ đến nhà điều trị khi cần.

Chú Nguyễn Anh Dũng, người đưa tôi đi mua đồng tiền vàng, bảo lần tới đưa nhà tôi sang ở nhà chú, chú sẽ đưa đi chơi đó đây khi chú còn khỏe, đừng để quá muộn vì sức khỏe, vì trí nhớ giảm đi, tuổi già, lão hóa ai cũng phải bước tới.


Xem thêm hình ảnh tại:
 8664230717