Pages

Monday, December 24, 2018

Chuyến trở về Mỹ cuối năm 2018


Khi mua vé của hãng hàng không American Airlines (AA) lúc tháng 9, chuyến trở về phải chuyển cảnh ở thành phố Boston thuộc tiẻu bang Massachusettes, rồi bay trở lại Chicago, sau đó mới bay chuyến chót về nhà ở thành phố Louisville, thuộc tiểu bang Kentucky.

Mua vé của hãng AA nhưng chuyến đi cùng như chuyến về, hầu hết do hãng Japan Airlines (JAL) thực hiện. Hai hãng nầy liên kết với nhau, cho nên mặc dù mua vé của AA nhưng hãng nầy không có dường bay vào Việt Nam, vì thế hãng AA đưa hành khách đến phi trường Narita tại Tokyo, từ Narira có hãng JAL sẽ đưa khách vào Việt Nam. Hãng JAL lại liên kết với Vietnam Airlines, nên có khi mua vé của hãng AA nhưng từ Narita vào Việt Nam lại do Vietnam Airlines chở khách thay vì JAL.

Năm nào đó, tôi mua vé của hãng AA về Việt Nam, nhưng từ Narita về Tân Sơn Nhất lại đi Vietnam Airlines, đó là chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines liên kết với Japan Airlines, tôi đã bị đi chuyến nầy vì máy bay của tôi từ Chicago bay về Narita bị trễ, lần đó đáng lý đi JAL tôi bị đi Vietnam Airlines trên chuyến bay Airbus dòng 300, thay vì chỡ trên 100 hành khách, chuyến bay nầy chỉ chỡ có 9 người khách, khi chúng tôi lên máy bay, có cô tiếp viên khôi hài bảo: “Hôm nay quý vị được ưu đãi, quý vị mua vé ngồi, nhưng hãng chúng tôi để quý vị nằm cho được thoải mái hơn”.

Thêm vào đó người bán vé đã phân phối, một dãi có 6 ghế thì chỉ có 1 hành khách ngồi, rồi để tróng 1 hàng ghế, tiếp theo dãi kế, chỉ có 1 khách ngồi, cứ như thế cho đến hết khách, có một anh chàng tò mò đã đi đếm số khách và nhận xét, phía sau người cuối cùng vẫn còn nhiều dãi ghế bỏ tróng, chuyến đó máy bay lại phải ghé Đài Bắc đổ xăng, cho nên chuyến bay kéo dài 7 tiếng đồng hồ thay vì chỉ mất 6 tiếng mà thôi.

Được biết, mỗi ngày cả 2 hãng AA và JAL đều có 1 chuyến bay từ Chicago đến Narita hay ngược lại, vậy mà tôi không có vé đi từ Narita về Chicago, nên phải đi từ Narita về Boston, rồi từ Boston bay trở lại Chicago, chỉ kể chuyến bay nầy không mà thôi phải mất 3 giờ đồng hồ ngồi trên phi cơ. Vào mùa Hè hoặc Tết, người Việt thường về thăm quê hương, nên khó mua vé, giá cũng đắc hơn ngày thường.

Chúng tôi đi chuyến nầy phải kể vất vả vì những chuyện sau đây: Trước tiên vào cân hành lý tại phi trươòng Tân Sơn Nhất, gặp anh chàng thanh niên chấp hành rất đúng qui định của hãng AA về hành lý ký gửi và hành lý xách tay.

Về hành lý ký gửi chúng tôi còn thiếu số kg nhưng hành lý xách tay chúng tôi dư, bù qua sớt lại bằng nhau, nhưng anh ta không chịu vậy, bắt chúng tôi phải lấy trọng lượng dư của xách tay đem qua hành lý ký gửi, nhưng do chúng tôi đóng thùng giấy carton, anh ta hướng dẫn chúng tôi đem ra ngoài nhờ dịch vụ làm, phải cân đong và đóng thùng lại, chi phí mất 100 ngàn. Chúng tôi chỉ còn có 85 ngàn, họ không đồng ý, cuối cùng tôi đưa thêm 1 đô họ mới đồng ý.
 

Tại phi trường Tân Sơn Nhất

Sau khi đem thùng đã đóng lại, đưa vào quầy vé, anh thanh niên phụ trách đồng ý và phát cho chúng tôi mỗi người 2 vé, cho chuyến bay từ Tân Sơn Nhất qua Narita và từ Narita qua Boston. Anh ta nói: “Qua đến Boston, đến quầy vé lấy thêm 2 vé đi từ Boston đến Chicago và từ Chicago về Louisville. Tôi nghĩ chuyện lấy vé dễ, đến Narita có thì giờ, tôi sẽ yêu cầu quầy vé làm cho tôi cả 3 vé hay chỉ 2 vé còn thiếu.

Nhưng không như ý. Tại phòng vé Narita, tôi yêu cầu họ cũng cho biết qua đến Boston sẽ lấy vé. Tôi không hiểu chuyện chi, nhưng biết rằng họ nói như vậy, sẽ phải làm như vậy mà thôi, vì nếu làm được mấy cô nhân viên người Nhật sẵn lòng chìu khách.

Cổng số 61 tại phi Trường Narita, Tokyo Nhật Bản

Đến Boston là trạm đầu tiên hành khách nhập vào nước Mỹ, nên phải làm thủ tục nhập cảnh và phải qua khâu Hải Quan khám xét hành lý. Chúng tôi 2 người có 4 thùng hàng, họ khám 2 thùng, họ rọc băng keo để khui thùng, khám xem có đem vào Mỹ hạt giống, thịt, cá tươi hoặc khô hay chế biến, họ tịch thu và có thể bị phạt, chúng tôi chỉ mang thức ăn Chay, như nấm, bánh tráng, bánh phòng, người khám xem qua loa rồi anh ta tự đóng thùng lại cho chúng tôi.

Qua xong khâu Hải quan, mất chừng 20 phút, chúng tôi phải mang các thùng hàng giao cho hãng máy bay AA rồi đến quầy vé, lấy vé 2 chuyến bay tiếp. Sau đó ít nhất chúng tôi phải mất 10 phút, để chờ xe bus đưa chúng tôi đi từ khu hành khách ngoại quốc nhập vào đất Mỹ, để đến quầy vé nội địa ở khu vực khác.

Đến quầy vé lại phải chờ nhân viên dò tìm chỗ ngồi, in vé cũng mất trên 5 phút nữa, có vé lại phải ra khỏi tòa nhà ấy, băng qua đường sang tòa nhà khác xếp hàng để khám xét an ninh, tôi nghĩ Ipad không cần lấy ra khỏi túi xách, cho nên bị kiểm tra lại, nơi đây cùng mất chừng 5 phút. 

Nhớ khi xem bảng thấy giờ phi cơ cất cánh là 7 giờ 10 phút, Trong khi đó nhìn đồng hồ là 7 giờ 10 rồi. Tôi nghĩ chắc trễ chuyến bay, nhưng khi đến cổng lên phi cơ thấy khách lũ lượt đi ra, nhìn lại màn hình tại quầy vé thấy ghi chuyến bay AA 830, 7:30 nghĩa là chuyến bay chúng tôi đi sẽ bay vào lúc 7:30. Yên trí không bị trễ, còn trước đó phải nói là vừa đi vừa chạy. Không đầy 3 phút chúng tôi đến đây thì hành khách được lên phi cơ. Chúng tôi ngồi số 5 và 6, hình như đây là số ghế chúng tôi phải trả tiền để chọn 2 số ghế nầy khi mua vé. Phi cơ sẽ đến Chicago vào lúc 9:30 là Giờ Miền Trung của nước Mỹ, như vậy lúc đó Boston cũng như Louisville phải là 10:30, là Giờ Miền Đông.

Đến phi trường Chicago, đúng là vừa đi vừa chạy, tới cổng thì lên máy bay ngay, đường bay nầy ngắn nhất chỉ mất hơn 1 giờ bay. Khi máy bay đáp xuống phi trường Louisville nhìn đồng hồ lúc đó là 12:30, tức là bước sang ngày 22-12-2018. Nhớ lại từ nhà chúng tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất lúc 5:00 sáng ngày 21-12-2018 và phi cơ cất cánh lúc 8 giờ. đến Narita lúc 15:00. Rời khỏi Narita lúc 18 giơ 30 cùng ngày, đến Boston lúc 6:30. 

Tại Boston thời gian chỉ có chưa đầy 1 giờ là máy bay chuyến kế bay, thời gian như vậy mà phải làm thủ tục nhập cảnh, Hải quan khám xét hành lý, lấy vé cho 2 chuyến bay.

Về tới đất nhà rồi, phi cơ chạy vào gần tới bãi đậu, nhưng không có người ở dưới đất hướng dẫn, phải chờ chừng 30 phút mới có người hướng dẫn phi cơ vào chỗ đậu, chỉ di chuyển chừng 3 hay 5 m mà thôi.

Vào nơi nhận hành lý chờ mãi không thấy hành lý đâu cả, đợi cho băng tải ngưng hẳn, biết hành lý của mình không có, chúng tôi mới đến văn phòng phụ trách giải quyết hành lý bị chậm trễ hay mất để hỏi dò cho biết, lại phải chờ người ta giải quyết những người xếp hàng đợi trước.

Hơn 1 giờ sau, nhân viên tại đây mới lấy số liệu hàng hóa ký gửi, nhập vào máy truy tìm, chừng 10 phút sau, họ mới trả lời có thấy 3 kiện hàng, còn kiện thứ tư không thấy. Họ lấy thông tin của chúng tôi và cho biết khi nào các kiện hàng tới, họ sẽ gọi báo để tới nhận.

Chúng tôi ra về, nhìn đồng hồ đã gần 2 giờ sáng, về tới nhà đồng hồ chỉ 2:20. Cảm thấy đói bụng, tôi ăn tạm mì gói rồi đi nằm nghỉ, nhưng không ngủ được cho đến sáng, vì giờ đó ở Việt Nam khoảng 3 giờ chiều, đồng hồ sinh học của tôi chưa điều chỉnh kịp thời.

Tôi cố nằm trên giường nghỉ ngơi, cho đến hơn 6 giờ vói tay lấy Ipad ra xem, thấy nó mới nạp điện được 64%, lại vói tay lấy Laptop xem, thấy có nhiều điện thư, tôi đọc cho đến 7 giờ xong, rời khỏi giường trở lại việc hàng ngày, nấu nước pha trà, pha cà-phê, đổ nước sôi vào chén Oat.

Uống thuốc cao huyết áp, dùng cà phê, thưởng thức vài ngụm trà rồi ngồi thiền, bắt đầu cho ngày mới.

Sáng hôm nay là Thứ Bảy. Ngân hàng làm việc đến 12 giờ trưa thì đóng cửa, nên tôi phải ra ngân hàng nhập vài chi phiếu vào trương mục, đồng thời lấy ít tiền mặt, để làm quà cho các con, cháu vào dịp Giáng Sinh sắp đến.

Khi trở về nhà, được biết ở phi trường gọi báo 3 thùng hàng đã về tới. Khi con trai và tôi ra nhận hàng thì thấy có đủ 4 thùng hàng, nhận thấy tất cả các thùng hàng đều có dấu hiệu Hải quan đã khám xét, đúng ra họ chỉ khám xét có 2 thùng khi chúng tôi nhập vào tại phi trường Boston, chúng tôi đã giao lại cho hãng AA với 4 thùng hàng. Như vậy, sau đó nhân viên hãng AA đã cho khám thêm 2 thùng hàng kia, tất cả hàng chúng tôi là thức ăn chay, nên không bị Hải quan tịch thu món nào cả.

Chuyến trở về Mỹ lần nầy rất vất vả, tính ra mất tất cả thời gian là 32 giờ, trong đó có 4 chuyến bay: từ Sàigòn tới Nhật 6 giờ, từ Nhật tới Mỹ (Boston) 13 giờ, từ Boston tới Chicago 3 giờ, từ Chicago tới Louisville hơn 1 giờ baỵ. Như vậy tổng cộng ngồi trên phi cơ chỉ có khoảng 23 đến 24 giờ, thời gian còn lại là chờ đợi các chuyến bay.

Nói chung về Việt Nam lần nầy chúng tôi rất hạnh phúc vì tìm được họ hàng xa 3 đời, nhưng rất thương mến nhau. Còn những đồng môn và thân hữu đã tiếp đãi chúng tôi rất chân tình. Đó là những tình cảm dành cho nhau đáng ghi nhớ.

Trong thời gian về Sàigòn tôi có viết những bài sau đây:

(từ 10-10-2018 đến 20-12-2018)
8664231218
8664261218







Wednesday, December 19, 2018

Những lần họp mặt


Năm nay về Việt Nam, tôi có những lần họp mặt với các bạn Trần Xuân Minh, Nguyễn Văn Nhiều, Đinh Bá Phát, Nguyễn Kiên Trung, Nguyễn Minh Chiếu, Nguyễn Văn Hướng, Đặng Vĩnh Bửu, Trần Mạnh Vinh, Đoàn Tấn Tường, Đặng Ngọc Hữu, Nguyễn Văn Tính mỗi tháng 1 lần, họ họp mặt ngồi tại Quán 203, trên đường Đào Duy Từ, Quận 6. Minh đã mời tôi tới dự chung vui với anh em, một lần vào tháng 10 và lần kế vào tháng 11.


Vào cuối tháng 10, chúng tôi có lần họp mặt tại Biển Đông 5 có Đặng Vình Bửu, Trần Xuân Minh, Nguyễn Kiên Trung, Nguyễn Văn Hướng, Đinh Bá Phát, Nguyễn Minh Chiếu, lần nầy anh em hẹn gặp tuần sau gần nhà Tư Trung.


Một lần tôi tham dự anh em họp mặt hàng tuần vào sáng Thứ Năm tại quán cà-phê 88, có Nguyễn Xuân Vinh, Phạm Văn Thạch, Nguyễn Xuân Thới, Nguyễn Hùng, Thái Thí, Nguyễn Văn Dưỡng, Nguyễn Đức Lộc, Lê Đức Triêm, Lê Văn Sĩ, Lê Đình Cần, Hồ Ngọc Điển, Đặng Ngọc Lợi. Nghe nói còn vài anh em nữa như Lưu Văn Trọng, Nguyễn Văn Quyền … thỉnh thoảng có đến dự.


Vào một buổi tối như đã hẹn, anh em gặp nhau ngồi tại con hẽm nơi nhà Nguyền Kiên Trung với Trần Xuân Minh, Nguyễn Văn Nhiều, Nguyễn Minh Chiếu và Đặng Vĩnh Bửu.


Một lần tại nhà con rể tôi ở đường Tân Hòa Đông, chỉ có mấy người bạn là Trần Xuân Minh, Đinh Bá Phát, Nguyễn Minh Chiếu, Nguyễn Kiên Trung, Nguyền Văn Nhiều, Nguyễn Văn Hướng, trong lần nầy, anh em đã uống hết 1 chai rượu chát đỏ, 1 chai Hennesse, 1 chai rượu Sim do đảo Phú Quốc Sản xuất và 1 chai rượu ngâm chuối hột.


Lần khác đi đám tang anh Nguyền Hữu Nhân xong, anh em lại hẹn đến 203 Đào Duy Từ, hình như nơi đây vừa kín đáo vừa tiện lợi, cho nên một số Bác sĩ ở Bệnh Viện Chợ Rẫy đến đây, giải lao sau những giờ phút căng thẳng chữa trị bệnh nhân.


Ngày 16-12-2018, anh em tổ chức họp mặt Tất niên hàng năm của Nhóm CHS nhập học niên khóa 1956, cũng có sự tham dự của một số ít các anh nhập học sau, vì Nhà hàng Biển Đông 5 đang sửa chữa, cải tạo nội thất, nên BTC dời sang nhà hàng Hải sản 210-212, bên kia đường Lê Hồng Phong.

Năm nay chỉ có 1 người từ giả anh em là Hồ Ngọc Điển, một anh nằm bệnh viện là Đỗ Ngọc Tĩnh, một anh tìm không ra địa điểm là Huỳnh Văn Nỉ, vậy mà năm nay đếm lại chỉ có 23 anh em tham dự. Gần tới hay đã tới cửa 80 nhiều anh bệnh già, yếu kém nên đã không tham dự.


Trước ngày vui nầy, Đặng Vĩnh Bửu mời tôi một tiệc để tiễn đưa, tổ chức tại Quán 203 với rất ít anh em tham dự. Nhiều tuy yếu, ngày 18 đã không tham dự, nhưng hôm nay cũng tới để chia tay với tôi, hẹn sẽ gặp lại sang năm.


Mặc dù chưa đủ năm tháng để tổ chức 50 năm kỷ niệm ngày cưới của Trần Xuân Minh, anh cũng hẹn gặp anh em vào ngày hôm sau, gọi là Tiền kỷ niệm 50 năm, ngày cưới của Trần Xuân Minh. Gọi như vậy để có một tiệc vui.

Hôm nay chúng tôi có chủ chốt Trần Xuân Minh, Đặng Vĩnh Bửu, Nguyễn Văn Hướng, Trần Ngọc Lâm. Tư Trung hôm qua từ chối đến, còn Nguyễn Minh Chiếu nhận lời nhưng vắng mặt không lý do.


Hôm nay anh Minh và Bửu có vào bệnh viện thăm Đỗ Ngọc Tĩnh, anh vẫn còn yếu sau ca mổ về Gan. Hai anh hẹn chiều mai sẽ đi thăm thầy Lê Đình Viện, thầy vẫn khỏe và ở nhà cũ tại khu chợ Bà Chiểu, không còn ở Gò Vấp.

Như vậy, năm nay về Sàigòn, tôi đã gặp anh em nhiều lần, không kể lần đi đám tang anh Nguyễn Hữu Nhân có các anh Trần Văn Truyền, Lưu Văn Trọng, Trần Văn Mẫn, Trần Xuân Minh, Đặng Vĩnh Bửu...


Sau đó đám tang anh Hồ Ngọc Điển có Lâm Văn Tấn, Lưu Văn Trọng, Lê Đình Cần, Phạm Văn Thạch, Nguyễn Hùng, Trần Xuân Minh, Đinh Bá Phát, Nguyễn Hữu Thoại, Phạm Xuân Thới, Nguyễn Minh Chiếu, Nguyễn Kiên Trung, Trần Trung Còn…




Sau khi đưa tang anh Điển về, Tấn và tôi đến quán cà-phê tại ngã tư đường số 7B và số 2, rồi mời anh Nguyễn Xuân Thới và Lê Thanh Ánh gặp nhau tại quán. Nhờ vậy mà lần nầy về Việt Nam tôi mới được gặp Lê Thanh Ánh, mặc dù có gọi điện thoại nói chuyện đôi lần.



Tình bạn trên 50 năm qua, chúng ta càng lớn tuổi, bạn càng ít đi, dịp gặp lại nhau càng khó. Cho nên tôi thường dự những cuộc họp mặt, để có dịp gặp nhau, những dịp họp mặt tuy rất bình thường, nhưng có thiếu vắng bạn mới tiếc nuối và cảm thấy quý hiếm.

8664191218