Pages

Friday, August 31, 2018

Một Câu hỏi


Ngày chủ nhật cuối tháng 8 năm  nay, tôi đi chùa vì Chủ nhật trước chùa làm lễ Vu Lan sớm hơn 1 tuần, tôi bị Cúm nên không đi chùa dự lễ, nay đến chùa lễ Phật, thăm quý Tăng, Ni và đạo hữu.

Có một anh Huynh Trưởng trong khi trò chuyện đã cho tôi biết: “Có người hỏi tôi về anh khi nào có dịp, tôi sẽ góp ý”. Do vậy, mấy hôm sau vào buổi sang sau khi đi bộ thể dục, tôi và nhà tôi đến nhà anh ta uống trà, mục đích của tôi là muốn hỏi cho biết ai hỏi tôi về việc chi, hoặc góp ý như thế nào.

Cũng trong tuần vừa qua, tôi vừa thức dậy sau giắc ngủ đêm dài, vói tay định nạp điện cho chiếc phôn tay, bỗng dưng thấy có tin nhắn ở messenger: Anh, sao em không nhận được email từ AHVN, làm ơn giúp em, hiện em xài Ipad.  Tôi trông thấy tên người gửi Thu le hien nguyen. Sau đó, tôi mở máy vi tính tìm không thấy cái tin nhắn đã đọc, gõ máy tìm người gửi cũng không tìm được.

Tôi đang nghĩ có người nhờ mình mà mình không giúp họ được, thật đáng trách. Cho nên tôi muốn biết qua người bạn là có người thắc mắc về tôi việc chi. Tốt nhất là cần phải làm sáng tỏ, đừng để như có người nhờ giúp mà tôi không tìm ra được người đó để giúp họ, đôi khi người đó hiểu lầm rằng tôi không giúp, không tốt với họ. Thật tâm tôi không muốn.

Về việc nầy, nhân đây xin nói AHVN là emailgroup, ai cũng biết, người có trong Group, email mới gửi tới, nếu không có trong Group muốn nhận được email phải do Người điều hành thêm vào hoặc Người điều hành gửi email mời gia nhập, người được mời sẽ phải trả lời mới được gia nhập. Hoặc do chưa set-up trên Ipad, trường hợp nầy mở Email trên Ipad, góc trên bên trái có 3 vạch, nhấp ngón tay vào đó, màn hình sẽ hiện ra một phần bên tay trái có một số mục như starred, Everything … Sent, Drafts, All mail, Spam, Trash. Đưa ngón tay nhấn vào All mail. Làm như thế, cột kế ở bên tay phải sẽ hiện ra tất cả các mail.

Trở lại trường hợp anh Huynh Trưởng bạn tôi. Tôi đến nhà anh uống trà, đàm đạo. Nhân đó tôi hỏi anh về việc có người hỏi về tôi việc chi. Anh ta cho biết, có người hỏi anh ta có biết tôi không. Tại sao tôi có một quyển sách, nội dung gồm các bài Phật pháp như Lược sử đức Phật, Phật giáo Ấn độ, Trung Hoa, Việt Nam. Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Lý Nhân Duyên, Luân Hồi … lại để tên Phúc Trung là tác giả.

Anh bạn Huynh Trưởng của tôi không nhớ ai đã gửi đìện thư hỏi anh ta, anh ta hứa sẽ tìm lại. Còn tôi chỉ giải thích cho bạn tôi là: Giáo lý của đức Phật như vậy Tứ Diệu Đế, Lý Nhân Duyên, Luân Hồi …, nếu tôi lấy bài của ai mà tôi đề tên tôi là không phải phép, còn nếu chính tôi soạn thì tôi phải ghi tên của tôi, đó cũng là trách nhiệm của một người cầm bút.

Tôi nghĩ người thắc mắc hỏi anh Huynh Trưởng bạn tôi có lẽ anh ta có trong tay quyển Phật Pháp dành riêng cho chương trình học của ngành Thiếu Gia Đình Phật Tử, nội dung quyển nầy là những bài Phật Pháp cơ bản, do một số Đại Đức soạn, là một sáng tác tập thể vào cuối thập niên 1940 do Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam phát hành, không ghi tên tác giả. Cho nên anh nầy thấy sách tôi soạn gần giống như vậy lại đề tên tác giả.


Anh ta không hiểu rõ, quyển sách của tôi hoàn toàn do tôi soạn các bài trong đó, nội dung gồm có: 

Ấn Ðộ đến thời đức Phật Chánh Hạnh…………………………………  trang    4           
Lược sử đức Phật Phúc Trung…………………………………………………..   15
Kiết tập kinh điển Chánh Hạnh …………………………………………………  19
Trào lưu tư tưởng Phật giáo Ấn độ Chánh Hạnh……………………………...  32
Các bộ phái Phật giáo Ấn độ Chánh Hạnh……………………………………..  45
Sự truyền bá đạo Phật Phúc Trung ……………………………………………… 51
Phật giáo Trung Hoa Phúc Trung ……………………………………………….  56
Phật giáo Việt Nam Phúc Trung ………………………………………………...  63
Các tông phái Phật giáo tại Việt Nam Phúc Trung …………………………...  72
Kinh điển Phật giáo Chánh Hạnh………………………………………………..  82
Bốn đế Phúc Trung………………………………………………………………...  99
Sáu độ Phúc Trung ………………………………………………………………. 104
Tám đường chánh Phúc Trung …………………………………………………  109
Lý Luân Hồi Phúc Trung ……………………………………………………….. 112
Lý Nhân Duyên Phúc Trung ……………………………………………………  118
Mười hai nhân duyên Phúc Trung ……………………………………………..  120
Lý Nhân Quả Phúc Trung ………………………………………………………. 124
Thiện ác nghiệp báo Phúc Trung ………………………………………………. 129
Năm giới Phúc Trung ……………………………………………………………. 135
Bố thí Phúc Trung ………………………………………………………………. .140
Ăn chay Phúc Trung …………………………………………………………….  143
Cúng dường Tam bảo Phúc Trung …………………………………………….  147
Người Phật Tử Chân Chánh Phúc Trung……………………………………...  151
Phương pháp tu học hàng ngày Phúc Trung …………………………………. 159
Thiền Phúc Trung ………………………………………………………………... 163
Thiền con đường chuyển hóa Phúc Trung ……………………………………. 179
Niệm Phật Phúc Trung ………………………………………………………….. 185
Niệm Phật Pháp môn thù thắng Chính Hạnh ………………………………… 192
Bát quan trai Phúc Trung ……………………………………………………….. 215
Nhập thất Phúc Trung …………………………………………………………… 220
Cách thức trang thiết bàn Phật Phúc Trung ……………………….………….. 223
Nghi thức Chuông Mõ Phúc Trung ………………………………………….... 227
Tụng kinh chủ lễ Phúc Trung …………………………………………………... 231
Ý Nghĩa kinh nhật tụng Phúc Trung …………………………………………… 235
Huệ Năng Lục Tổ Phúc Trung …………………………………………………. 258
Ý nghĩa lễ Vu Lan Chính Hạnh ………………………………………………… 284
Ý nghĩa lễ Phật đản Phúc Trung ………………………………..……………..  287
Xuân Di Lặc Phúc Trung ………………………………………………..……..  290
Ý Nghĩa cờ Phật Giáo Thế Giới Minh Ðức  & Phúc Trung …………..…… 292
Đức Phật Thầy Tây An Phúc Trung ………………………………………..… 296
Ðoàn Trung Còn nhà học Phật miền Nam Phúc Trung…………………..  309
Vũ trụ và Con người dưới cái nhìn của TrH, KH và TG Phúc Trung ..….   314
Lý Duyên Khởi Phúc Trung………………………………………………….… 373
Sống Chết Và Tu Học Phúc Trung …………………………………….……... 412
Tôi học Duy Thức Chính Hạnh ……………………………..………………… 523
Tam giới duy Tâm, vạn pháp duy Thức Chính Hạnh ………..…………….. 534
Tìm hiểu Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh Phúc Trung ………..……………. 541
Quán Thế Âm Bồ Tát Chính Hạnh ………………………………..……….…. 551
Ðại Thế Chí Bồ Tát Chính Hạnh …………………………………..………….  559
Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát Chính Hạnh …………………………..…………. 561
Ðại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát …………………………………..……… 564
Lương Võ Ðế Phật Tâm Thiên Tử Chính Hạnh ……………………..……… 567
Phật Giáo Ðời Ðường và Võ Tắc Thiên Minh Ðức & Phúc Trung ..……..  571
Ăn Chay Và Sức Khỏe Chánh Hạnh  …………………………………..….…. 578
Về một quyển sách Chánh Hạnh …………………………………………..….. 608
ớng về Phật Ngọc Phúc Trung …………………….……………….…. 619
Tu Học Phúc Trung …………………………………………….…………….…. 645

Cho phép tôi nói thêm, trước năm 1975 tại Sàigòn, thủ đô miền Nam có nhà sách Khai Trí là một trong những nhà sách lớn nhất ở Sàigòn thời đó, có địa chỉ 62 Đại Lộ Lê Lợi, Quận 1, Sàigòn - gần chợ Bến Thành - vào đầu thập niên 1970, tôi đã có 2 quyển sách do nhà sách Khai Trí ấn hành, một là tập sách Kỹ nghệ họa lớp 9 Kỹ Thuật Toán và Chuyên nghiệp, hai là tập Bài tập Kỹ nghệ họa lớp 8 và 9 kỹ thuật Toán và Chuyên nghiệp. Cho nên tôi cũng có chút tên tuổi với sách vở, không thể không cẩn trọng. Tiếc rằng anh bạn Huynh Trưởng của tôi đã không giải đáp dùm tôi cái thắc mắc nhỏ của anh Huynh Trưởng kia !


Tôi nghĩ rằng đây là câu hỏi, nên trả lời. Mong anh bạn có thắc mắc nhận được giải đáp nầy.

866431082018 


Friday, August 17, 2018

Tìm lại việc mình làm


Từ vài năm trở lại đây, đôi khi tôi tự hỏi mình đã làm Trang Mạng từ lúc nào ? Trên Trang Mạng Ái Hữu Vĩnh Nghiêm có ghi năm 2003 ở Trang chính, nhưng tôi biết chắc đó là lần cải tiến mà thôi, còn lần đầu tiên khi nào ?

Tôi vẫn nhớ, vào năm 1996 một số anh em trẻ ở Louisville giúp tôi làm báo Phật Học, do trước đó tôi cộng tác với anh em làm Bản Tin cho Cộng Đồng Người Việt tại thành phố Louisville, Kentucky.

Có 2 anh đã có nhiệt tâm giúp trong việc làm báo nầy, tôi là người chủ trương, phụ trách viết bài, tìm bài đăng báo, một anh tốt nghiệp Cử nhân về computer làm cho YMCA giúp tôi dàn trang và một anh tốt nghiệp Cao học Kỷ sư làm cho hãng xe Ford, giúp tôi in báo mỗi số 32 trang khổ A4 (210 X 297mm) trung bình khoảng chừng 250 số báo cho mỗi kỳ, tôi phụ trách đóng và gửi cho độc giả, một chị giúp phụ trách về tài chánh.

Chẳng lâu sau đó, nhóm chúng tôi, nhất là anh kỷ sư làm cho hãng Ford nghĩ đến việc đưa báo lên Mạng, phải thuê chỗ lưu trữ, thuê tên Miền và đi học viết HTML, thời đó sử dụng chữ VNI phải mua Font chữ, hoặc dùng VPS miễn phí, nhưng người đọc phải có trong máy của họ cùng dạng chữ mới đọc được, sau đó các anh tìm được Chương trình Publisher 97, nhờ đó báo in và báo đưa lên Mạng y như nhau. Về sau cả 2 anh chuyển việc làm của họ cho tôi, tôi phải tự dàn trang báo, in báo, đưa báo lên Mạng…

Chính nhờ được sự giúp đỡ ban đầu đó của tờ Phật Học, tôi áp dụng làm Bản Tin của AHVN và Trang Nhà AHVN, Bản Tin thì ngày nay có thể biết được chính xác vì trên đó có ghi rõ ngày tháng, còn Trang Mạng không được ghi nó đã ra mắt ngày nào.

Tôi vẫn cứ thắc mắc, chưa có thì giờ lục tìm chứng tích, vì cho tới hiện nay, tôi vẫn còn giữ những cái đĩa 1.44MB, tôi cũng còn 1 cái Laptop của Dell và 1 ổ rời mở được đĩa nầy, nhưng đĩa chứa toàn là dạng chữ VNI, muốc đọc cũng dễ vì trong máy tôi vần có dạng chữ VNI và VPS. Mặc dù phương tiện đã có, nhưng chưa có thì giờ lục tìm.

Mấy hôm nay, do muốn đưa tất cả Bản Tin cũ lên Mạng, tôi đã phải làm Scan từng trang rồi đưa vào Publisher thành từng tập Bản Tin từ đó Cất vào dạng PDF, rất mất thì giờ, nhưng trong khi chờ đợi máy chạy, tôi có thì giờ đọc lướt qua những trang Bản Tin cũ. Tôi đọc lại những bài viết của chị Nguyễn Thị Tâm đã ghi lại sự khó khăn khi chị đi sinh hoạt GĐPT từ đoàn sinh cho đến Huynh Trưởng, đọc lại bài viết của Tâm Diệu Lê Dương Mỹ, của chị Hồng Loan ghi lại cảm nghĩ khi về thăm lại Việt Nam.

Tôi cũng bắt gặp 1 trang giới thiệu Trang nhà AHVN trong Bản Tin số 52 phát hành ngày 1-7-1998. Như vậy có thể biết rằng Trang nhà AHVN được đưa lên Mạng từ trước năm 1998. Cũng nên nói thêm, do tôi định cư một nơi chỉ có mỗi mình tôi, tin tức cũng do từ các nơi gửi tới, do đó anh Ngô Mạnh Thu đem Bản Tin về Cali phát hành số 51 ngày 15-1-1998, nhưng sau đó không thể tiếp tục, lại trao về cho tôi, nên tôi cho phát hành ngay số 52 vào ngày 1-7-1998 và số 53 ngày 15-7-1998. Thời gian từ tháng Giêng 1998 cho tới tháng 7 năm 1998 tôi không phụ trách Bản Tin, nên có thì giờ cải tiến Trang nhà AHVN, không chính xác nó khai sinh vào ngày nào vào năm 1996 trên AOL. Xin đọc Phụ bản báo cáo (1) của BCH/AHVN ở cuối bài, sau nầy tôi mới chuyển qua thuê của Godady.com cho Trang nhà AHVN có sức chứa 200 GB. Hàng năm phải trả chi phí khoảng 130 USD, kể cả tên Miền ahvinhnghiem.org.



Bản Tin đã góp mặt liên tục đến nay được 26, 27 năm và Trang nhà cũng được khoảng 20 năm. Xem lại những bài viết cũ, những tin tức, hình ảnh, những tên tuổi mà ngày nay không nghe ai nhắc tới như Phạm Thị Vương, Hoàng Minh Đức, Chu Nga, Nguyễn Tuệ Quang, Đỗ Tuyển, Phạm Quang Ánh.  

Từ Bản Tin cho đến Trang nhà AHVN không phải do một mình tôi làm, nó là thành quả của nhiều người góp công sức vào như các Trưởng Nguyễn Quang Vui, Ngô Mạnh Thu, Tuệ Linh, Bùi Ngọc Bách, Trần Ngọc Lạc, Hồng Loan, Phạm Minh Tâm, Nguyễn Thị Tâm, Dương Thị Mỹ, Lê Thị Dung. Không thể không kể đến Trần Thiên Tùng và Đỗ Văn Năm đã làm báo Phật Học, họ giúp tôi rất nhiều trong việc làm Bản Tin và Trang nhà AHVN.

 ( 1 ) Phụ bản Báo cáo:

Tóm lược hoạt động của Ái Hữu Gia Đình Phật Tử Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại
Nhiệm kỳ 2001-2003
Lưu nhim 2003-2005
*
Kính thưa quý vị,

Nhiệm kỳ này theo quy định từ năm 2001 đến 2003 nhưng vì vài lý do bất khả kháng không tổ chức Hội ngộ được để bầu Ban Chấp Hành cho nhiệm kỳ kế tiếp. Nhiệm kỳ này kéo dài đến 4 năm. Trong 4 năm qua Ban Chấp Hành đã thực hiện được những việc sau:

- Lễ Hội Hoa Hồng do trưởng Ngô Mạnh Thu tổ chức vào ngày 23-8-2003 tại Hội trường báo Người Việt Nam Cali.

- Quỹ Từ Bi là chương trình ''Oanh Vũ giúp Oanh Vũ'' do Sư Ông Trí Hiền khởi xướng và bảo trợ từ tháng Giêng năm 2003, để tài trợ cho GĐPT vĩnh Nghiêm đi thăm và ủy lạo Cô Nhi.

-    Chia buồn, gửi vòng hoa phúng viếng khi tứ thân phụ mẫu thành viên mãn phần, tổ chức, dự tang lễ của các thành viên mãn phần.

-   Tương trợ cho một số Huynh Trưởng ở Việt Nam khi mãn phần. 

-   Gây quỹ cứu trợ thành viên và nạn nhân bão Katrina.

-   Đã ấn  hành được 2 tập Kỷ yếu. Tập 1 năm 2001 do Trưởng Ngô Mạnh Thu chủ biên. Tập 2 năm 2005, do Trưởng Trần Hồng Loan được đề cử chủ biên và được Trưởng Nguyễn Thị Tâm tiếp tay để hoàn tất đề án do Trưởng Ngô Mạnh Thu thực hiện dang dở.

-   Về truyền thông : Bản Tin đều đặn gửi đến thành viên, trước kia mỗi tháng một kỳ, sau này chuyển thành 2 tháng một kỳ, có nhiều tin tức và bài vở phong phú nhờ có sự đóng góp của các thành viên. Nhờ có Bản Tin, tin tức của Thành viên được phổ biến cho nhau, tạo thêm tình tương thân tương ái. Nói chung Bản Tin vẫn tiếp tục bước sang năm thứ 14 và vừa có thêm Trang nhà dành riêng cho Bản Tin, do Trưởng Dương Thị Mỹ sáng kiến và thực hiện rất phong phú.

-   Trang nhà Vĩnh Nghiêm được xây dựng từ năm 1996, do Trưởng Phúc Trung thực hiện nay bước vào năm thứ 10, hàng tháng luôn luôn có bài mới.

-   Thành viên: Trong thời gian qua phát triển không nhiều, có 103 thành viên, trong đó đã có 5 thành viên vĩnh viễn ra đi : Chị Nguyễn Thanh Nhu (Texas), anh Trần Quốc Bình, anh Đỗ Văn Phố, anh Ngô Mạnh Thu, anh Cát Văn Chung.

Kính thưa quý vị,

Một nhiệm kỳ bị kéo dài, với nhiều khó khăn nhất là Trưởng Ban Ngô Mạnh Thu đã rời bỏ chúng ta quá đột ngột, làm cho Ban Chấp Hành mất định hướng, phiến diện nên những thành tích hoạt động bị hạn chế. Nhưng nói chung, về tinh thần sinh hoạt, mọi hoạt động do Ban Chấp Hành đề ra, đều được thành tựu. Xin tán thán và vinh danh các thành viên, thân hữu đã tích cực tham gia đóng góp hoặc tài chánh hoặc hiện diện, hy vọng sẽ được tiếp tục và phát triển.

Vì tình Lam, hôm nay chúng tôi xin tất cả các thành viên, thân hữu tham dự Hội ngộ hay không, xin hoan hỷ dung thứ cho những khuyết điểm, để cùng nhau vun đắp Ái Hữu Vĩnh Nghiêm nơi hải ngoại ngày càng tươi đẹp và ý nghĩa hơn.

Trân trọng kính chúc Hội ngộ thành tựu tốt đẹp.

Ban Chấp hành
866417082018



 

Friday, August 10, 2018

Những người bạn cao niên của tôi


Trong số những người cao niên tôi quen biết, có anh Đỗ Văn Bình nguyên Hiệu Trưởng Trung Tâm Chuyên Nghiệp Phan Đình Phùng Sàigòn trước năm 1975, là người năng nổ và có sức khỏe hơn những người khác.

Trên Facebook của tôi thường có ảnh hoặc bài viết của anh Bình, nhờ đó tôi hiểu được sự năng nổ và khỏe mạnh của anh.



Ông Đỗ Văn Bình tại Paris

Cách nay vài hôm, nhân lục tìm giấy tờ, tôi thấy có một chỗ ghi tên Biên và số điện thoại vùng (860), tôi nhớ có hai người bạn, một là anh Nguyễn Kim Biên đang sống  San Jose, tôi có gọi điện thoại của anh và chị vài lần nhưng không ai bắt máy, tuy nhiên có anh bạn gửi cho ảnh các anh và các chị họp mặt ở San Jose, vẫn thấy có anh chị Biên, nhờ đó biết anh chị vẫn khỏe mạnh. Số điện thoại vùng của anh Biên nầy là (408).

Do đó, tôi nghĩ số vùng 860 phải là của anh Biên khác, là anh Nguyễn Văn Biên một Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Chánh Đạo, sinh hoạt tại chùa Xá Lợi, Sàigòn. Năm 1960, chúng tôi cùng sinh hoạt trong Đoàn Huynh Trưởng GĐPT Thủ Đô do anh Phan Cảnh Tuân làm Đoàn Trưởng, anh Nguyễn Hữu Huỳnh làm Đoàn Phó, tôi là Đội Trưởng Đội Kiền Trắc, anh Biên là Đội Phó, anh Hổ là Đội Trưởng Đội Kiên Thệ, còn chúng Ni Liên và A Nô Ma do các chị Trần Thị Thanh Minh và Cung Thị Lan Phương làm Chúng Trưởng.
 
Đoàn Huynh Trưởng A Dục tại Suối Vàng Đà Lạt năm 1960

Giáng Sinh năm 1960, Đoàn Huynh Trưởng A Dục có đi tham quan Đà Lạt, đến nay tôi còn ảnh chụp chung ở Suối Vàng, ở trước sân chùa Linh Sơn và ảnh anh Hổ, anh Biên và tôi đi dạo ở chợ Hòa Bình Đà Lạt.

Tôi gọi tới, trước tiên có tiếng phụ nữ bắt máy, hỏi tôi là ai, tôi xưng họ tên và xin nói chuyện với anh Biên, chị ấy trao máy cho anh Biên, anh hỏi về tôi, tôi nhắc tên họ mình, anh ừ hử, giọng còn khỏe, nhưng có vẻ anh không nhận ra tôi là ai.

Sau đó, chị Biên trực tiếp nói chuyện với tôi và cho biết anh Biên đã quên rất nhiều, anh ấy không thể nhớ ra tôi là ai, vì anh Biên bị bệnh Alzheimer từ nhiều năm qua, tôi có hỏi anh chị qua Mỹ vào lúc nào ? Tôi nhớ trước đây anh Biên và tôi có nói chuyện qua điện thoại đôi lần. Chị Biên cho biết gia đình chị sang Mỹ theo diện HO từ năm 1991. Định cư tại Connecticut. Trước 1975, anh Biên ở Quảng Ngãi ra ứng cử vào Hội Đồng tỉnh 2 nhiệm kỳ, nên bị đi Học tập cải tạo.

Tông, Hổ, Biên và Nguyễn Hữu Hồng Đức (đứng trước chợ Đà Lạt vào dịp Giáng Sinh năm 1960)

Trao đổi với chị Biên như thế tạm xong, tôi nhớ đã lâu tôi sang Cali, có lần em Nguyễn Ngọc Lâm mời thầy Nguyền Anh Dõng, thầy Hà Mộng Giao và tôi đi ăn ở hiệu ăn Hỷ trong khu chợ T&K.
 
Huỳnh Ái Tông, Hà Mộng Giao, Nguyễn Anh Dõng, Nguyễn Ngọc Lâm

Lần sau anh Nguyễn Văn Phấn từ Úc sang, anh Nguyễn Quốc Súy nguyên Thẩm Phán xứ Huế, trước là Gs NTT, mời chúng tôi đi ăn ở hiệu ăn Bồ Đề Tịnh Tâm Trai vào tháng 7 năm 2010.


Huỳnh Ái Tông, Nguyễn Văn Phấn, Nguyễn Anh Dõng, Nguyễn Quốc Súy, Hà Mộng Giao

Từ đó đến nay cũng đã 7, 8 năm chưa gặp lại nhau, vài tháng trước tôi sang Nam Cali đi ăn cùng các anh chị Cựu học sinh, Nguyễn Ngọc Lâm gọi điện thoại cho thầy Giao cũng không liên lạc được, bên kia có người gửi Text cho Lâm “Who are you ?”

Nay tôi thử gọi tới số cũ, có người cho biết “chú Giao” không còn ở đó và cho tôi số điện thoại ở nhà anh Giao, tôi gọi tới, được chị Giao cho biết, anh đi ra ngoài, tôi nhờ chị nói lại với anh khi nào anh về gọi lại cho tôi, tôi chờ cho đến nửa đêm vẫn không thấy có ai gọi tới.

Hôm sau tôi gọi lại, được anh Giao bắt máy, anh và tôi nói chuyện gần 1 giờ đồng hồ, anh cho biết hiện nay sức khỏe của anh hơi kém, vì thanh quản có vấn đề nên khó thở, không đủ dưỡng khí vào phổi, phổi không có vấn đề, tai anh nghe cũng khó, đi lại mệt nhiều hơn trước, nghe giọng nói của anh không được trong, anh cho biết trước ăn 4 chén cơm, nay còn 2 chén mỗi bữa ăn, tối khó ngủ, nên ban ngày ngủ bù.

Tôi có hẹn, khi nào tôi sang Cali trong năm 2019 vì năm nay tôi đã đi rồi, chắc anh em có họp mặt sẽ mời anh tới dự, anh cho biết hiện nay anh không được khỏe, nhưng lúc đó khỏe anh sẽ tham dự. Anh hỏi thăm Phạm Văn Tài, Trần Văn Sáng, Trần Văn Trừ. Tôi cho biết anh Tài mất năm 1999, anh Sáng mất một vài năm gần đây, có vẻ anh không tin cho rằng đọc báo thấy các anh ấy còn sống. Tôi quả quyết anh Tài và anh Sáng mất tôi biết chính xác, không rõ anh có tin nơi tôi không. Còn ông Trừ lâu rồi tôi không biết tin.

Anh Hà Mộng Giao năm nay 81, anh Biên cũng chừng ấy tuổi, người già, người cao niên ai cũng có bệnh cả, không bệnh nọ cũng bệnh kia nhiều hoặc ít. Người ta nói người già khó tránh khỏi 3 cao 1 thấp. Tôi 3 cao có đủ, còn 1 thấp hình như muốn có cho đủ bộ với người ta. Cựu Tổng Thống Reagan bị bệnh, bà Nancy Reagan luôn bảo vệ ông, không cho người ta thấy hình dạng tàn tạ của một ông Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đầy quyền uy trên thế giới ngày nào.

Ước mong người cao niên luôn sống được khỏe mạnh, hạnh phúc bên gia đình, người thân và bạn bè.

866410082018