Pages

Friday, January 30, 2015

Báo chí ngày nay




Ngược dòng thời gian, năm 1956 tôi lên Sàigòn học, buổi chiều còn thấy những trẻ ôm chồng báo đi bán dạo ở trên đường phố đông người như Catinat, Bonard, Espagne, Charner… Trong lớp tôi có vài anh, buổi tối chạy xe đạp đem báo giao cho một số thân chủ, mua báo tháng giao tận nhà, cho đến nay tôi biết một trong những anh đó vẫn còn sống, để nhìn thấy những người mưu sinh bằng nghề bán báo tại Sàigòn ngày nay.

Báo chí là một nhu cầu tinh thần, người ta đọc để biết tin tức xảy ra khắp nơi trên thế giới hoặc đọc truyện hay tiểu thuyết để giải trí, nhờ có nhiều độc giả cần tờ báo để đọc tiểu thuyết cho nên làng báo ở Sàigòn một thời sản sanh ra tiểu thuyết Feuilleton, làm nên tên tuổi các tiểu thuyết  gia Lê Xuyên, An Khê, Bà Tùng Long …

Khi tôi qua Mỹ định cư năm 1991, cứ đi qua đôi ba góc đường có một cây báo, nơi đó là một cái thùng bằng kim loại, có một mặt kính để nhìn thấy báo bên trong, người mua bỏ vào khe hở đủ số tiền kim khí ấn định, sẽ mở được cánh cửa kiếng và lấy báo, mỗi lần có thể lấy một hay vài tờ cũng được, nhưng trong mỗi thùng chỉ có một loại báo, người ngay thẳng chỉ lấy một tờ, kẻ gian mới 2 hay 3 tờ.


Cũng có những người mua báo tháng, mỗi nhà bên cạnh thùng thơ, có thêm 1 thùng không có nắp để nhận báo, sáng sớm có người đi giao báo bằng xe hơi, họ bỏ báo vào thùng báo, nhà nào không có thùng báo, người ta ném báo vào sân, thường là ném vào đường xe vào nhà (Drive way).

Chừng 5, 6 năm gần đây, những cây bán báo không còn nữa, vào những sáng Chủ Nhật, ở những ngã tư có đông xe qua lại, có những người bán báo, vì vào ngày nầy báo thường đăng nhiều quảng cáo, có kèm theo phiếu giảm giá, bỏ tiền ra mua một tờ báo, được phiếu mua hàng giảm giá, có khi còn lời hơn số tiền bỏ ra mua báo.

Nhưng vài năm trở lại đây, những người bán báo ở ngã tư đường không còn nữa, ai muốn mua báo đọc, đến vài cửa hàng thực phẩm mua hoặc vài cửa hàng cà phê như Starbucks.

Báo giấy ở Mỹ có những dấu hiệu sẽ cáo chung như chúng ta đã thấy, bởi vì tin tức ngày nay do Truyền hình đưa tin nhanh chóng, nóng bỏng trên khắp thế giới, thời tiết cập  nhật từng giờ, sáng trưa chiều tối, ngoài truyền hình ra, trên Mạng người ta cũng có thể xem đầy đủ tin tức lúc làm việc ở văn phòng cũng như tại nhà. Do dó, người ta không còn nhu cầu đọc báo, còn giải trí  người ta xem truyền hình hay đọc sách tiện lợi hơn.

Việt Nam ngày nay vẫn còn nhiều báo giấy do nhà nước in ấn, một là dùng báo chí làm công cụ để tuyên truyền, báo có nhiều tin tức hơn truyền hình, ngược lại truyền hình đáp ứng được nhu cầu giải trí cho người xem.




Tôi thiển nghĩ, hình như văn hóa điện tử ở các nước tân tiến, đã thay cho văn hóa in ấn. Do đó, truyền hình và Mạng đã thay cho báo chí, trẻ con chưa biết đọc, biết viết đã có thể sử dụng Ipad, Iphone để xem phim hoạt hình, chụp ảnh quay phim. Một sự tiến bộ vượt bực, sớm đẩy lùi báo chí vào dĩ vãng.

Lex.30012015

Saturday, January 3, 2015

Vài tấm ảnh chụp năm 2006

Ngài Tuệ Sỹ với nhà tôi Diệu Lan Bùi Kim Chi

Ngài Tuệ Sỹ với Vũ Thế Ngọc tác giả Trà Kinh và tôi

Với Trưởng huynh Võ Đình Cường tại nhà của anh ở đường Điện Biên Phủ

Với Trưởng huynh Tống Hồ Cầm ở tòa soạn báo Giác Ngộ

Với Nguyễn Văn Quýnh ở gần chùa Nghệ Sĩ, Gò Vấp

Với Đặng Đình Dũng, Vũ Ngọc Khuê, Hồ Văn Phú ở Tip Top Sandwich trên đường Brookhurst, California

3-01-2015








Bức tường kỷ niệm chiến binh Việt Nam (The Vietnam Veterans Memorial Wall)

Đài tưởng niệm này bao gồm 3 phần riêng biệt:

Tượng 3 người lính (The Three Soldiers): bằng đồng, được thêm vào để giữ những truyền thống cũ.

Đài tưởng niệm phụ nữ phục vụ tại Việt Nam (The Vietnam Women's Memorial): Tượng của 3 phụ nữ Hoa Kỳ mặc đồng phục chăm sóc một binh lính bị thương. Mục đích là để ghi nhớ sự đóng góp của phụ nữ Hoa Kỳ đã phục vụ trong chiến tranh Việt Nam. Họ đa số là các y tá. 

Khu tưởng niệm các Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam (The Vietnam Veterans Memorial Wall): Với một Bức tường tại trung tâm thủ đô Washington D.C. và được khánh thành ngày 13 tháng 9 năm 1982 với diện tích 8.100 m². 

 Năm 2004, bức tường này khắc 58.245 tên của các quân nhân nam nữ Mỹ đã tử trận hay mất tích trong cuộc chiến Việt Nam từ năm 1965 đến 1973.

Đây là nơi đón tiếp hơn 3 triệu người tới thăm viếng mỗi năm.


Tôi đã đến tham quan bức tường này có lẽ vào năm 1995, nay lục tìm giấy tờ mới thấy tấm ảnh cũ, bức tường này được nhiều người Mỹ và Việt Nam thăm viếng hàng ngày.


Tượng của ba chiến binh đã tham chiến ở Việt Nam


Friday, January 2, 2015

Báo chí và Nhà văn Quốc ngữ thời sơ khởi



Mục lục ...................................................................................  3
Lời tựa ……………………………………………………….  5
Chương thứ nhất: Bối cảnh báo, tiểu thuyết quốc ngữ ra đời ....... 7
Tiết 1: Gia Định báo, Chánh tổng tài và người cộng tác .....  11
1. Trương Vĩnh Ký (1837-1898) ………………...………......  23
2. Huình Tịnh Của (1834-1907) …………………………...… 43
3. Trương Minh Ký (1855-1900) …………………………....  47
Ti
ết 2: Tiểu thuyết gia quốc ngữ đầu tiên ……………...….….  55
1. Nguy
ễn Trọng Quản (1862-1911) ……………………. .…  55
Chương thứ hai: Những tờ báo và nhà văn tiếp theo …….......... 87
Tiết 1: Thông Loại Khóa Trình
……………………..……...  89
Tiết 2: Nhựt trình Nam Kỳ………………….………………  99
1. Đặng Thúc Liêng (1867-1945) ……………..…...…..…..  105
Tiết 3: Phan Yên báo ………………………………..……  113
1. Diệp Văn Cương (1862-1929) …………………..…..…  115
Tiết 4: Nông Cổ Mín Đàm ……………………………......  121
1. Lương Khắc Ninh (1862-1943) ………………..………  131
2. Nguyễn Chánh Sắt (1869-1947)  ………………………  137
3. Phạm Minh Kiên (18  -19  ) ……………………………  149
4. Nguyễn Liên Phong (1821- ? ) …………………...……  157
5. Lê Quang Chiểu (1852-1924) ………………….………  167
6. Nguyễn An Khương (1860-1931) ……………………… 181
7. Trần Phong Sắc (1873-1928) ………………………..…  185
8. Thượng Tân Thị (1878-1966) ………………………….  193
9. Đỗ Thanh Phong ( ? - ? ) ……………..………….…….  201
Tiết 5: Lục Tỉnh Tân Văn …………………………………..…. 205
1. Trần Chánh Chiếu (1868-1919) ………….…………….  207
2. Lê Hoằng Mưu (1879-1941) …………………….……..  213
3. Tân Dân Tử (1875-1955) ………………………………  235
4. Viên Hoành (1900-1957) …………………………...….  243
5. Nguyễn Ý Bửu ( ? - ? ) ………………………...…….… 247
6. Dương Minh Đạt ( ? - ? ) ………………………………  251
Tiết 6: Nam Kỳ Địa Phận ……………………………………. 255
Tiết 7: An Hà Nhựt Báo …………………………..…….…….. 257
Tiết 8: Đại Việt tạp chí ………………………………..………  259
Tiết 9: Công Luận báo ………………………………..…..  267
1. Hồ Biểu Chánh (1885-1957) ………………...………… 269
2. Biến Ngũ Nhy (1886-1973) ……………………..……..  283
3. Nam Đình (1907-1978) ………………………………..  287
4. Hồ Hữu Tường (1910-1980) ………………………...…  293
Tiết 10: Nam Trung Nhựt báo ……………………………  307
1. Lê Sum (1878-1927) …………………………………...  309
Tiết 11: Tuần báo Nữ Giới Chung …………………..……  313
1. Sương Nguyệt Anh (1864-1921) ………………………  347
Tiết 12: Nam Kỳ Kinh Tế Báo ……………………………  357
1. Bửu Đình (1898-1931) ……………………………...…  359
2. Nguyễn Háo Vĩnh (1893-1941) …………………….….  375
Tiết 13: Đông Pháp Thời Báo ………………………..…..  379
1. Diệp Văn Kỳ (1895-1945) ……………………………..  381
2. Phan Thị Bạch Vân (1903-1980) ………………………  387
3. Sơn Vương (1908-1987) ……………………………….  399
Tiết 14: Trung Lập Báo
…………………………………..  409
1. Trương Duy Toản (1885-1957) ………………………..  411
2. Phú Đức (1901-1970) ………………………………….  423
Tiết 15: Đuốc Nhà Nam  …………………………..……… 439
1. Nguy
ễn Phan Long (1898-1960) ………….………..…… 449
Tiết 16:Nhật báo Thần Chung ………………………..…..  455
1. Nguyễn Văn Bá (1904-1937) ………………….…..…..  457
2. Phan Văn Hùm (1902-1946) …...………………………  465
3. Đào Trinh Nhất ………………………………...………  475
Tiết 17: Phụ Nữ Tân Văn ……………………………..…..  487
9. Phan Khôi (1887-1959) ………………………………..  493
Tiết 18: Từ Bi Âm …………………………………….…..  511
Sư Thiện Chiếu (1898-1974) ……………………………..  513
Tiết 19: Sống ……………………………………………...  521
1. Đông Hồ (1906-1969) ………………………………....  525
2. Trúc Hà (1909- ? ) ……………………………………..  533
Ti
ết 20: Nam Kỳ tuần báo và Đại Việt tập chí …………...  537
1. Ca Văn Thỉnh (1902-1987) …………………………….  539
2. Thi
ếu Sơn (1907-1978) ………………………………...  543 
Chương kết ……………………………………………….  547