Pages

Saturday, January 26, 2019

Trường phái Pythagore



Vào khoảng năm 494 BC, Ba Tư đem quân đánh chiếp thành phố Miletus, cu dân xứ Ionie phải chạy sang miền Nam nước Ý và Sicile cư ngụ. Do đó trường phái triết học Milet bị tiêu diệt.


Pythagore tiếng Hy Lạp Πυθαγόρας; sinh khoảng năm 580 đến 572 BC, mất khoảng năm 500 đến 490 BC là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagore. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại.


Pythagore

Pythagoras đã thành công trong việc chứng minh tổng 3 góc của một tam giác bằng 180° và nổi tiếng nhất nhờ định lý toán học mang tên ông. thường gọi là "công thức Pythagore": Trong tam giác vuông góc, Bình phương cạnh huyèn bằng tổng bình phương hai cạnh kề: c2 = a2 + b2, a 2 + b 2 = c 2 , {\displaystyle a^{2}+b^{2}=c^{2},} với c là độ dài cạnh huyền và ab là độ dài hai cạnh góc vuông hay còn gọi là cạnh kề.

Ông cũng được biết đến là "cha đẻ của số học". Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho triết học và tín ngưỡng vào cuối thế kỷ 7 BC.

Pythagore sinh tại đảo Samos. Bờ biển phía tây Hy Lạp, ngoài khơi Tiểu Á. Ông là con của bà Pythais, người gốc Samos và Mnesarchus cha ông, một thương gia từ Týros. Khi đang tuổi thanh niên, ông rời thành phố quê hương tới Crotone phía nam Ý, để trốn tránh chính phủ chuyên chế Polycrates. Theo Iamblichus, Thales, rất ấn tượng trước khả năng của ông, đã khuyên Pythagoras tới Memphis ở Ai Cập học tập với các người tế lễ nổi tiếng tài giỏi tại đó. Có lẽ ông đã học một số nguyên lý hình học, sau này là cảm hứng để ông phát minh ra định lý sau này mang tên ông tại đó.

Mới 16 tuổi, cậu bé Pythagoras đã nổi tiếng về trí thông minh khác thường. Cậu bé theo học nhà toán học nổi tiếng Thales, và chính Thales cũng phải kinh ngạc về tài năng của cậu. Để tìm hiểu nền khoa học của các dân tộc, Pythagoras đã dành nhiều năm đến Ấn Độ, Babilon, Ai Cập và đã trở nên uyên bác trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng: số học, hình học, thiên văn, địa lý, y học, triết học.

Vào tuổi 50, Pythagoras mới trở về tổ quốc của mình.Ông thành lập một ngôi trường ở miền Nam nước Ý, nhận hàng trăm môn sinh, kể cả phụ nữ, với thời gian học gồm 5 năm gồm 4 bộ môn: hình học, toán học, thiên văn, âm nhạc.Chỉ những học sinh giỏi vào cuối năm 3 mới được chính Pythagoras trực tiếp dạy.Trường phái Pythagoras đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học thời cổ, đặc biệt là về số học và hình học.

Những người tham gia tổ chức của Pythagoras tự gọi mình là Mathematikoi. Họ sống trong trường, không được có sở hữu cá nhân và bị yêu cầu phải ăn chay. Các sinh viên khác sống tại các vùng gần đó cũng được ông cho phép tham gia vào lớp học của Pythagoras. Được gọi là Akousmatics, các sinh viên đó được ăn thịt và có đồ sở hữu riêng.

Pythagoras đã lập ra một tổ chức tôn giáo kín rất giống với sự tín ngưỡng của Orphée, có lẽ ông bị ảnh hưởng của sự thờ cúng nơi Orphée và Dionysios trước đó. Nhưng không phải trường phái Pythagore chấp nhận tôn giáo như người tín hữu thường chấp nhận tôn giáo mà lại chấp nhận tôn giáo nhất là “sự phục hung tôn giáo” như thiết yếu làm nảy sinh ra ý tưởng rằng trên hết triết lý là con đường sống, vì khoa học cũng là sự thanh tẩy, một phương tiện thoát ly “vòng luân hồi”

Pythagore và những người của trường phái nầy đã khởi phát lên ý tương trên đây.

Theo Iamblichus, các môn đồ Pythagoras sống một cuộc sống theo quy định sẵn với các môn học tôn giáo, phải tu tập để xuất hồn, có như vậy để tinh luyện thoát khỏi luân hồi, các bữa ăn tập thể, tập thể dục, đọc và học triết học. Âm nhạc được coi là nhân tố tổ chức chủ chốt của cuộc sống này: các môn đồ cùng nhau hát các bài ca tụng Apollo; họ dùng đàn lyre để chữa bệnh cho tâm hồn và thể xác, ngâm thơ trước và sau khi ngủ dậy để tăng cường trí nhớ.

Lịch sử của Định lý Pythagore mang tên ông rất phức tạp. Việc Pythagoras đích thân chứng minh định lý này hay không vẫn còn chưa chắc chắn, vì trong thế giới cổ đại khám phá của học trò cũng thường được gán với cái tên của thầy. Văn bản đầu tiên đề cập tới định lý này có kèm tên ông xuất hiện năm thế kỷ sau khi Pythagoras qua đời, trong các văn bản của Cicero và Plutarch. Mọi người tin rằng nhà toán học Ấn Độ Baudhayana đã tìm ra Định lý Pythagoras vào khoảng năm 800 BC, 300 năm trước Pythagore.

Không văn bản nào của Pythagore còn tồn tại tới ngày nay, dù các tác phẩm giả mạo tên ông - hiện vẫn còn vài cuốn - đã thực sự được lưu hành vào thời xưa. Những nhà phê bình thời cổ như Aristote và Aristoxenus đã tỏ ý nghi ngờ các tác phẩm đó. Những môn đồ Pythagore thường trích dẫn các học thuyết của thầy với câu dẫn autos ephe (chính thầy nói) - nhấn mạnh đa số bài dạy của ông đều ở dạng truyền khẩu. Pythagore xuất hiện với tư cách một nhân vật trong tác phẩm Metamorphoses của Ovid, trong đó Ovid đã để Pythagore được trình bày các quan điểm của ông.

Theo Aristote: “Với các nhà tư tưởng trường phái Pythagore, tất cả vũ trụ đều là hòa âm và con số. Trong vũ trụ luận hòa âm ấy, một điểm đặc sắc nổi bật là quan niệm về năm chu kỳ của vũ trụ, theo quan niệm nầy, vũ trụ không vận hành theo đường thẳng, mà vận hành theo chu kỳ. Các vì tinh tú và quá trình của vũ trụ luôn trở về vị trí của chúng và đồng hồ của vũ trụ luôn luôn vận hành lại từ khởi thủy, nghĩ là từ thời nầy sang thời khác.”

Một lý thuyết như vậy không chỉ hạn hẹp trong vũ trụ luận mà nó còn ảnh hưởng tới các ngành khác như Tâm lý học, Đạo đức học, triết lý pháp luật, triết lý chánh trị …

Tuy manh nha những lý thuyết trên, nhưng trường phái Pythagore đã ảnh hưởng quyết liệt và lâu dài cho những trường phái theo sau.

Pythagore hay ở nghĩa rộng hơn là các môn đồ của Pythagore được cho là đã gây ảnh hưởng mạnh tới Platon

Ngày nay, Pythagore được kính trọng với tư cách là người đề xướng ra Ahlu l-Tawhīd, hay đức tin Druze, cùng với Platon.

Nguồn: Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

8664260119



 

No comments:

Post a Comment