Trần
Chánh Chiếu (1868-1919)
Trần Chánh Chiếu còn gọi là Gibert Trần Chánh Chiếu, gọi
tắt là Gibert Chiếu, hiệu Quang Huy, biệt hiệu Đông Sơ, các bút danh: Kỳ Lân Các, Nhựt Thăng, Thiên Trung, Mộng
Trần, là nhà văn, nhà
báo và là nhà cách mạng
Việt
Nam.
Trần Chánh Chiếu sinh năm 1868, trong một gia đình giàu có ở làng Vân Tập sau đổi tên là
Vĩnh Thanh Vân, nay là Phường Vĩnh Thanh Vân,
Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Cha ông là Trần Thọ Cửu, một hương chức trong làng. Học hết
Tiểu học, Trần Chánh
Chiếu được theo học Trường
trung học d’Adran tại Sàigòn. Sau khi tốt nghiệp, ông về làm giáo
học ở
tỉnh nhà rồi làm thông
ngôn cho Tham biện, là Tỉnh Trưởng tỉnh Rạch Giá.
Với vị thế của mình, ông tiến hành khẩn hoang ở vùng Tràm
Chẹt thuộc huyện Giồng Riềng, tự thiết kế và xây cất phố xá ở chợ Rạch Giá và
trở thành triệu phú lúc bấy giờ. Khoảng thời gian này, ông được bổ hàm
Đốc phủ và được nhập quốc tịch Pháp, kể từ đây ông có tên mới
là Gibert Trần Chánh Chiếu, gọi tắt là Gibert Chiếu. Sau đó, ông xin thôi việc
về làm xã trưởng xã Vĩnh Thanh Vân.
Năm 1900, Gibert Chiếu bán đi một phần gia sản, lên Sàigòn làm báo và tham gia phong trào duy tân yêu nước. Ở đây, ông kết thân với
các nhân sĩ yêu nước, như Bùi Chí Nhuận , Nguyễn An Khương, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn
Quang Diêu, Đặng Thúc Liêng, Lương Khắc Ninh, Trương Duy Toản...
Năm 1906, ông thay Lương Khắc Ninh làm chủ bút tờ Nông
Cổ mín đàm 農賈茗談; nghĩa là "uống trà bàn chuyện làm ruộng và
đi buôn”, do Paul Canavaggio - một chủ đồn điền và thương gia người đảo Corse,
hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm, số 1 ra ngày 1-8-1901 .
Không lâu sau đó, ông rời Nông Cổ Mín Đàm, làm chủ bút tờ tuần báo Lục tỉnh tân văn 六 省 新 聞, do F.H. Schneider chủ nhà in, sáng lập vào tháng 11 năm 1907.
Năm 1908, nghe tiếng ông là người nhiệt tình yêu
nước, Phan Bội Châu lúc bấy giờ đang ở Hương Cảng nay là Hồng Kông,
liền mời ông sang gặp mặt và sang Nhật
Bản gặp Kỳ Ngoại hầu Cường Để.
Trở về nước, hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Bội Châu,
Trần Chánh Chiếu đã vận động nhiều thanh niên sang Nhật Bản học tập theo phong
trào Đông Du và phổ biến các tác phẩm yêu nước của Phan Bội
Châu.
Trần Chánh Chiếu công khai hô hào duy tân cứu nước, rồi
cùng với bạn đồng chí hướng lập Nam Kỳ minh tân công nghệ xã năm 1908, và nhiều cơ sở kinh tài khác
như Minh Tân khách sạn ở bến xe lửa Mỹ Tho.
Những việc làm của ông được giới điền chủ và giới công
chức hưởng ứng nhiệt liệt. Vì vậy, ông bị nhà cầm quyền cử người theo dõi, bị
Trần Bá Thọ là em ruột Trần Bá Lộc dòm ngó.
Tháng 10 năm 1908 tại Sàigòn, Trần Chánh Chiếu bị thực dân Pháp bắt giam vì tội có quan hệ với phong trào Đông Du và viết báo chống lại họ. Theo nhà văn Sơn Nam thì có đến 91 người bị bắt trong vụ này.
Tháng 10 năm 1908 tại Sàigòn, Trần Chánh Chiếu bị thực dân Pháp bắt giam vì tội có quan hệ với phong trào Đông Du và viết báo chống lại họ. Theo nhà văn Sơn Nam thì có đến 91 người bị bắt trong vụ này.
Tờ Lục tỉnh tân văn số 50 ra ngày 29 tháng 10 năm 1908 loan
tin đại khái như sau:
Chủ bút Lục tỉnh tân văn đã bị giam cầm vì tội đại ác.
Vậy chủ nhơn kính tỏ cùng tôn bằng quí khách đặng rõ rằng bổn quán thiệt vô
cùng không hay không biết những việc Chủ bút (Gibert Chiếu) phản bạn, giao
thông với người ngoại quốc. Nhà nước cũng cho bổn quán biết nhà nước chẳng chút
nào tin dạ trung nghĩa của Gibert Chiếu, cho nên đã có ra lịnh kiềm thúc thám
sát (ông) quá đỗi nhặt nghiêm...
Sau, nhờ chí sĩ Phan Văn Trường ở Paris, Pháp quốc vận động và
Chính phủ Nhật can thiệp, tháng 4 năm 1909, ông được thả. Sau đó, ông về Rạch
Giá và Mỹ Tho bán hết ruộng đất, phố xá để trả nợ, rồi ở luôn Sàigòn lập tiệm buôn lấy tiền lời bí mật giúp Phan Bội Châu và Cường Để hoạt
động.
Năm 1917, ông lại bị tòa án quân sự Sàigòn bắt giam một lần nữa, vì cho ông là người yểm trợ Phan Xích Long khởi nghĩa chống Pháp hồi tháng 2 năm 1916. Bị giam một thời gian ông mới được trả tự do.
Năm 1917, ông lại bị tòa án quân sự Sàigòn bắt giam một lần nữa, vì cho ông là người yểm trợ Phan Xích Long khởi nghĩa chống Pháp hồi tháng 2 năm 1916. Bị giam một thời gian ông mới được trả tự do.
Sau khi Gibert Chiếu bị bắt, công cuộc Minh Tân do ông là người đứng đầu dần dần tan rã.
Ông mất năm 1919 tại Sàigòn, thọ 51 tuổi, được an táng ở
đất thánh họ đạo Tân Định, Sàigòn.
Tác
phẩm:
- Minh tân tiểu thuyết (Lời nói vặt về chủ thuyết Minh tân): Tập hợp các bài xã
luận của ông viết cho tờ Lục tỉnh tân văn, nhằm kêu gọi đồng bào tham gia cuộc
Minh Tân. In năm: ?
- Lâm Kim Liên (tiểu thuyết, F.H.Schneider, 1910)
- Hoàng Tố Oanh hàm oan (tiểu thuyết, nh à in Phát Toán, 1910)
- Hương Cảng nhân vật và Quảng Đông tỉnh thành phong cảnh (gồm các bài ký kể lại cuộc du lịch của ông sang Hương Cảng và Quảng Đông, trước đăng trên Lục tỉnh tân văn năm 1908 sau in thành sách năm 1911)
- Ba người ngự lâm pháo thủ (dịch truyện Les trois mousquetaires của Alexandre Dumas đăng trên Lục tỉnh tân văn năm 1913)
- Tiền căn hậu báo (phỏng dịch tiểu thuyết Le Comte de Momte-Cristo của Alexandre Dumas, lúc đầu đăng trên Lục tỉnh tân văn (1907), sau được Nhà l’Union xuất bản tại Sàigòn, năm 1914)
- Văn ngôn tập giải (Recuel du langage fleuri: sách từ điển giải nghĩa các danh từ mới trong nhiều lĩnh vực sử, địa, khoa học, chính trị, tôn giáo. In năm 1915)
- Gia Phổ (dạy viết gia phả, 1917)
- Lâm Kim Liên (tiểu thuyết, F.H.Schneider, 1910)
- Hoàng Tố Oanh hàm oan (tiểu thuyết, nh à in Phát Toán, 1910)
- Hương Cảng nhân vật và Quảng Đông tỉnh thành phong cảnh (gồm các bài ký kể lại cuộc du lịch của ông sang Hương Cảng và Quảng Đông, trước đăng trên Lục tỉnh tân văn năm 1908 sau in thành sách năm 1911)
- Ba người ngự lâm pháo thủ (dịch truyện Les trois mousquetaires của Alexandre Dumas đăng trên Lục tỉnh tân văn năm 1913)
- Tiền căn hậu báo (phỏng dịch tiểu thuyết Le Comte de Momte-Cristo của Alexandre Dumas, lúc đầu đăng trên Lục tỉnh tân văn (1907), sau được Nhà l’Union xuất bản tại Sàigòn, năm 1914)
- Văn ngôn tập giải (Recuel du langage fleuri: sách từ điển giải nghĩa các danh từ mới trong nhiều lĩnh vực sử, địa, khoa học, chính trị, tôn giáo. In năm 1915)
- Gia Phổ (dạy viết gia phả, 1917)
Trích văn:
Thương hải tang điền
Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà
đau đớn lòng.
Theo luật lệ tạo
hóa, hễ hữu hình thì hữu hoại. Vật chi hễ có hình, hoặc chẳng lâu thì mau cũng
phải hư nát. Còn trong đám trần ai hễ hữu sanh thì hữu tử, có sanh sản thì có tử
táng, có sống thì có chết.
Vã lại, sông biển
núi non cũng hay đổi dời, ruộng dâu hóa ra biển, biển cạn bày đất thành ruộng
dâu. Núi cao sập lỡ thành ao hồ, non nhỏ có ngày cao lớn. Mỗi người đều thấy, hễ
chiêm nghiệm thì đều hiểu.
Nói sang qua
phong tục thì lại thấy nó mỏng manh hơn bánh tráng. Xưa vẽ mình, ở dã, ở bãi,
nhờ ba con cá nuôi lỗ miệng, đầu trọc, mình đóng khố. Sau lần lần bắt chước lân
bang, Sắm áo quần ngày càng tao nhã thanh lịch. Nay lại muốn bỏ đồ xưa, đổi áo
thay xiêm, đổ dài thay vắn, cúp tóc cho gọn. Xưa đi giày hàm ếch lượt bượt. Nay
đi giày đính gót gọn gàng. Xưa bịt khăn, nay đội nón. Muôn việc cũng đều bắt
chước các nước, còn việc cơ xão, việc thông minh, bày vẽ cho cận tiện thì mình
thua sút xa thăm thẳm.
Nghĩ lại sự bắt
chước cũng không mau được, ban đầu thì xài quần tây, đến sau cúp tóc, đội nóm,
bây giờ muốn đổi áo. Mấy ông tưởng vậy là đủ cuộc trí thời thức thế sao ?
Tôi tưởng chưa,
là vì việc hủ lậu còn đầy, sự nghi nan còn nặng. Việc đọc sách, đọc nhựt trình
còn sơ, việc cơ xão công nghệ còn hẹp. Nay lo chuyện sua se là dọn quần đánh
áo. Hà tất duy tân. Ấy là có vỏ nõ có ruột. Phải ráng mà bươn chải với đời, lo
cho con nhà nước Nam thông nghề buôn, giỏi nghiệp nghệ, tiện tặn chắt lót, thủ
quyền lợi vì hễ có hằng sản mới có hằng tâm; bằng tay không chân rồi, dầu có mặc
áo gấm cũng chẳng làm chi, bất quá thì hơn con công một thí mà thôi.
Xin tri túc thường
túc. Có 10$ ăn 5$ dành để 5$. Ðến khi có gặp điều phải mà thi ân được. Chớ “đồng
rằng trong túi vắng hoe, thì ắt là kiến nghĩa nan vi, lâm nguy nan cứu”.
Tố Hộ
Bài nầy in ra chắc có các vị Minh Tâm công luận. Phận tôi làm chủ
bút sẽ cầm cân.
Chủ Bút
(Lục Tỉnh Tân Văn, số 2, ngày 21-11-1907)
Trên
Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia, có dẫn nhận xét của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi về bút pháp nhà văn
Trần Chánh Chiếu:
“Truyện của
Gibert Chiếu vẫn theo kết cấu chương hồi như nhiều tiểu thuyết miền Nam trong
những năm đầu của thế kỷ 20. Nhưng tác giả đã chú ý đến cách xây dựng tình tiết
để cốt truyện bớt dềnh dàng, kể lể, nhân vật và hành động xuất hiện hợp lý,
tính cách nhân vật được miêu tả rõ ràng. Câu văn ông mộc mạc, không sa vào biền
ngẫu như các nhà văn cùng thời với ông...”
Tài liệu
tham khảo:
- Trần Chánh Chiếu Web: vi.wikipedia.org
- Thương hải tang điền Web: ahvinhnghiem.org
No comments:
Post a Comment