Nhìn lại
nền văn học miền Nam, hay vai trò báo chí miền Nam, chắc ai cũng phải thừa nhận
rằng báo chí miền Nam đã đóng một vai trò quan trọng, góp công xứng đáng trong
việc phát triễn chẳng những cho nền Văn học miền Nam, mà còn cho cả nước Việt
chúng ta.
Cho nên
việc tìm hiểu lịch sử phát triễn báo chí miền Nam, là cần thiết để biết rõ hơn
về vấn đề này.
Tiếc rằng
người Pháp đã không quan tâm bảo tồn những tài liệu, hoặc do những cuộc chính
biến năm 1945, quân đội Nhật hay những người cách mạng non trẻ, thiếu chỉ đạo
và tổ chức đã tiêu hủy các tài liệu của bọn thực dân Pháp và năm 1975, người ta
hô hào cổ vũ tiêu hủy các văn hóa phẩm đồi trụy, các tài liệu phản cách mạng, vô hình chung đã
tiêu hủy các tác phẩm văn hóa, các chứng tích văn hóa có tánh cách lịch sử, nên
ngày nay việc sưu tầm trở nên khó khăn, thiếu chính xác.
Tuy
nhiên, dẫn dần các nhà biên khảo cũng tìm thấy những tài liệu từ các thư viện ở
Pháp ở Mỹ và một số ở trong tay các nhà sưu tầm trong nước, giúp cho việc xác định
ngày càng chính xác và phong phú hơn, tuy vẫn còn một số chưa được tìm thấy tài
liệu hoặc chưa được công bố đầy đủ, để nhờ đó xác định được rõ ràng hơn.
Tưởng
cũng nên nhìn lại lịch sử Pháp thôn tính miền Nam nước Việt. Ngày 1-9- 1858,
liên quân Pháp và Tây Ban Nha đánh phá Đà Nẵng, bị quân ta chống trả cho đến
ngày 23-3-1860, liên quân rút hết lực lượng, tiến vào phía Nam từ năm 1860 đến
1862 chiếm các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long và quần đảo Côn
Nôn, nhà Nguyễn phải ký Hiệp Ước Nhâm Tuất 1862 nhường 3 tỉnh miền Đông và đảo
Côn Nôn cho Pháp.
Năm 1851,
Trương Vĩnh Ký được giám mục Long đưa đi học trường đạo Dulalma ở Penang, đây
là một hòn đảo nhỏ trên vùng biển Hạ Châu, tức Nam Dương, nay thuộc Malaysia. Năm 1858, ông trở về nước do thân mẫu ông mất.
Lúc Pétrus Ký trở về quê hương tại Cái Mơn, cũng là lúc thực dân Pháp đem
quân xâm chiếm Việt Nam. Vì thế,
việc cấm đạo Thiên chúa
giáo gay gắt hơn.
Không du học nữa, và cũng không thể ở quê
nhà, Pétrus Ký lên Sàigòn tá túc nhà vị Giám mục
người Pháp Dominique Lefèbre, được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho
Jauréguiberry vào cuối
năm 1860.
Năm 1861, Pétrus Ký thành hôn với bà Vương Thị Thọ, con gái ông Vương Tấn Ngươn,
hương chủ làng Nhơn Giang nay là Chợ Quán,
do Linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang mối mai,
và ông
dời về cư ngụ ở Chợ Quán từ
đó.
Năm
1862, Pháp thành lập trường Trung
học Thông
ngôn (Collège des Interprètes),
ông được nhận vào dạy. Cũng trong năm này, ông theo sứ thần Simo đáp thuyền
Forbin ra Huế bàn việc nghị hòa.
Năm 1863, triều đình Huế cử một phái đoàn
do Phan Thanh Giản đứng đầu sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, và Phan Thanh Giản xin cho Pétrus Ký đi theo làm thông ngôn.
Ngày 18 tháng 3 năm 1864, phái đoàn về đến Sàigòn. Nhờ chuyến đi này, Petrus Ký được diện kiến hoàng đế Napoléon,
Giáo hoàng, được quen biết với các nhà văn, học giả Pháp đương thời, được thăm
các nước Y, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ông đã thấy được nền văn minh Tây Phương,
báo chí ngoại quốc thời bấy giờ.
Do chuyến đi theo Phan Thanh Giản, Pétrus Ký đã học hỏi thêm được nhiều,
nên năm
1865, ông
xin nh à cầm quyền Pháp, lập
một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định báo 嘉 定 報.
Lời yêu cầu của ông được nhà cầm
quyền chấp
thuận, nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1
tháng 4 năm 1865, bổ
nhiệm
Ernest Potteaux, một viên thông ngôn người Pháp thông thạo quốc ngữ, làm việc tại Soái phủ Nam
Kỳ giữ
nhiệm vụ Chánh Tổng Tài.
Mãi đến sau này, Chuẩn đô đốc Gustave Hector Ohier (1814-1870), làm Thống
đốc Nam Kỳ từ tháng 4, 1868 đến tháng 12, 1869, đã ký nghị định, giao Gia Định Báo cho Trương Vĩnh Ký làm Chánh Tổng Tài
từ khi
ấy tờ báo mới thật sự được khởi sắc.
Quyết định số 189 ngày
16-5-1869, do Thống Đốc Nam Kỳ Ohier ký, có nội dung như sau:
"Kể từ hôm nay việc
biên tập tờ Gia
Ðịnh báo được giao phó cho ông Pétrus Trương Vĩnh Ký, người với tư
cách là chánh tổng tài của tờ này, sẽ được lãnh khoản lương hằng năm là 3.000 đồng
quan Pháp. Tờ báo tiếp tục ra mỗi tuần. Nó sẽ được chia ra làm hai phần: một phần
chính thức gồm các văn kiện, quyết định của ông thống đốc và nhà cầm quyền với
tài liệu bằng tiếng Pháp do nha nội vụ cung cấp và được ông Trương Vĩnh Ký dịch
ra chữ quốc ngữ; phần khác không chính thức, sẽ gồm những bài viết bổ ích và
vui về những đề tài lịch sử, những sự kiện về luân lý, thời sự... để có thể đọc
được trong các trường học bản xứ và khiến cho công chúng Việt Nam quan tâm đến.
Trước khi phát hành, việc trao đổi sẽ thực hiện tại Nha nội vụ. Giám đốc Nha nội
vụ thi hành quyết định này..."
Gia Định báo phát hành trong phạm vi thuộc địa của Pháp lúc đó là 3 tỉnh
miền Đông Nam Bộ. Gia Định báo có khổ 25x32cm và giá 0,5 quan/tờ hay 0,1 đồng/tờ. Thời gian đầu, báo ra mỗi tháng 1 kỳ vào
ngày 15 hàng tháng. Sau đó báo
ra mỗi tháng 2 kỳ, rồi mỗi tuần 1 kỳ, tuy nhiên ngày ra báo của Gia Định báo không cố định, khi thì thứ
ba, thứ tư, lúc lại thứ bảy. Số trang của Gia Định báo cũng không cố
định, khi thì 4 trang, lúc 12 trang.
Nội dung chính của Gia Định báo ban
đầu gồm 2 phần: công vụ và tạp vụ. Phần công vụ chuyên về các vấn đề chính trị,
pháp lý, công quyền, đăng các công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính
quyền thực dân; còn phần tạp vụ gồm các tin tức địa phương trên các lĩnh vực:
kinh tế, tôn giáo, văn hóa - xã hội... Sau khi Trương Vĩnh Ký làm giám đốc, Gia
Định báo được thêm các phần khảo cứu, nghị luận, gồm các bài dịch thuật,
sưu tầm, khảo cứu, sáng tác thơ, văn, lịch sử, truyện cổ tích... Ông đề ra ba
mục đích cho tờ báo: Truyền bá chữ quốc ngữ, cổ động tân học và khuyến học
trong dân. Từ đó, báo không chỉ làm một tờ công báo đơn thuần nữa.
Trước khi
Gia Định Báo ra đời, đã có ba tờ báo bằng tiếng Pháp là Le Bulletin Officiel de
l’Expedition de la Cochinchine (Nam Kỳ viễn bản công báo), Le Bulletin des
Communes (Xã thôn công báo) và Le Courrier de Saigon (Sàigòn thư tín).
Trong Courrier
de Saigon số 7 ngày 5-4-1865, đăng lời rao về Gia Định báo như
sau: “Trong tháng này sẽ ra số thứ nhất
một tờ báo in bằng tiếng An Nam thông thường. Dưới hình thức thu hẹp ấn bản sẽ
gồm các tin tức ở thuộc địa, giá cả nhiều loại hàng và một vài ý niệm hữu ích cho
người bản xứ. Tờ báo sẽ ra hằng tháng và sẽ phát không trong các trường học để
học sinh khá trong các làng mạc có thể đọc được...”.
Tuy nhiên
trên Gia Định báo, có ghi giá bán cho những ai muốn mua báo để đọc.
“Tờ báo này mỗi tháng tây cứ ngày rằm in ra một lần ai
muốn mua cả năm phải trả 6 góc tư”.
Nghĩa là báo bán với giá 6 franc/năm cho 12 tờ, như thế giá 1/2 franc cho một
tờ.
Đây là
giá thuở ban đầu. Từ năm 1874, báo tăng lên hai kỳ/tháng và lên giá “20 góc
tư/năm”. Tới năm 1881 trở thành tuần báo vẫn giá 20 góc tư/năm. Tới năm 1884
thì giá báo đổi thành “trót năm thì 4 đồng bạc”, năm 1895 giá bán lên “6 đồng
67 một năm” và năm 1898 tăng lên “8 đồng/năm”.
Cũng nên
biết ở Nam kỳ vào lúc ấy, sử dụng nhiều loại tiền, phổ biến là tiền Đông Dương,
do chính quyền thuộc địa phát hành, đơn vị là Piastre còn gọi là Đồng, tiền
quan Pháp đơn vị là Franc, còn gọi là quan và tiền nhà Nguyễn gọi là tiền. Một
đồng Đông Dương đổi được 5 quan Pháp hoặc 50 tiền. Góc tư là cách gọi một
franc, đồng quan Pháp.
Theo thiển
nghĩ của chúng tôi, thoạt đầu 4 quan đổi thành 1 đồng, do đó 1 quan bằng 1/4 đồng
nên gọi là góc tư.
Do trên Gia Định báo không ghi chức vụ Chánh Tổng Tài, nên những người quản lý tờ Gia Ðịnh báo có thể được biết đến như sau:
- Ernest Potteaux từ
1-4-1865 đến 16-5-1869
- Trương Vĩnh Ký từ 16-5-1869 đến năm 1871
- Ernest Potteaux trong năm 1872
- J. Bonet từ năm 1873 đến năm ?
- Ernest Potteaux từ tháng 2 năm 1882 đến năm 1884
- Huỳnh Tịnh Của ?
- Nguyễn Văn Giàu từ năm ? đến năm 1908
- Diệp Văn Cương từ 21-5-1908 đến 31-12-1909.
- Trương Vĩnh Ký từ 16-5-1869 đến năm 1871
- Ernest Potteaux trong năm 1872
- J. Bonet từ năm 1873 đến năm ?
- Ernest Potteaux từ tháng 2 năm 1882 đến năm 1884
- Huỳnh Tịnh Của ?
- Nguyễn Văn Giàu từ năm ? đến năm 1908
- Diệp Văn Cương từ 21-5-1908 đến 31-12-1909.
Nếu Huỳnh Tịnh Của có phụ trách Gia Định báo, thì
ông cũng nghỉ khi về hưu, cao lắm là 60 tuổi vào năm 1894.
Năm 1918, Tập san hành chánh Nam kỳ đăng nghị định do Thống đốc Nam Kỳ Outrey ký ngày 20-9-1908 như sau: "... Ông Diệp Văn Cương, thông ngôn hạng nhất ngạch châu Âu, được giao trách nhiệm biên tập tờ Gia Ðịnh báo kể từ ngày 21-5-1908, thay thế ông Nguyễn Văn Giàu được giao nhiệm vụ khác. Với cương vị này, đương sự sẽ được lãnh phụ cấp 250 đồng (piastre) dự liệu định ngày 27-12-1901".
Năm 1918, Tập san hành chánh Nam kỳ đăng nghị định do Thống đốc Nam Kỳ Outrey ký ngày 20-9-1908 như sau: "... Ông Diệp Văn Cương, thông ngôn hạng nhất ngạch châu Âu, được giao trách nhiệm biên tập tờ Gia Ðịnh báo kể từ ngày 21-5-1908, thay thế ông Nguyễn Văn Giàu được giao nhiệm vụ khác. Với cương vị này, đương sự sẽ được lãnh phụ cấp 250 đồng (piastre) dự liệu định ngày 27-12-1901".
Ngay khi báo ra đời, cộng tác viên có tiếng là giỏi quốc ngữ như Huỳnh Tịnh Của,
Paulus Toi, Trần Bảng Vàng, Trương Vĩnh Ký, phủ Ka là đốc phủ Trần Tử Ca...
Nhiều người trong số cộng tác viên là thông ngôn, viết tin bài từ cơ sở gửi cho
báo. Ðó là những người có tên trên báo dưới danh nghĩa "người viết
báo" xuất hiện khá nhiều trong khoảng 10-15 năm đầu. Nhưng đến năm 1881
thì không còn thấy tên "cộng tác viên" lẫn "người viết báo"
xuất hiện trên mặt báo nữa.
Khoảng 20 năm đầu, báo được in ở “nhà in nhà nước”. Vì các tờ báo chỉ ghi tên
“chánh tổng tài” và “bản in nhà nước” nhưng không có địa chỉ nhà in nên không
biết nhà in này ở đâu. Theo Lục Châu học thì Sàigòn thập niên 1860-1870 của thế
kỷ 19 chỉ có hai nhà in. Một của nhà nước và một của nhà thờ Tân Định.
Có tư liệu cho rằng nhà in nhà nước nằm ở số 63 Catinat nay là đường
Đồng Khởi. Một đoạn
dài trên đường Catinat ngày xưa đều là nhà in như Claude et Cie ở số 119, 121,
123, 125, 127 đường Catinat, Phát Toán ở 55-57 đường d’Ormay nay là Mạc Thị
Bưởi, Imprimerie - Librairie de l'Union, số 157 Catinat... Và một vài tài liệu
thuộc nhà nước những năm 1945 đã được in tại địa chỉ nêu trên. Theo trang web
cinet.gov.vn, nhà in nhà nước ở Sàigòn từ năm 1862-1868 nằm ở góc đường Nguyễn
Du - Hai Bà Trưng. Thông tin này đúng như Vương Hồng Sễn trong Sàigòn năm xưa, cho biết “nhà in nhà nước”
nằm trên đường Hai Bà Trưng, đối diện với cổng phía sau của Bưu Điện Sàigòn, trước
1975 là Tổng Nha Điền Địa, nay là khách sạn Intercontinental.
Rất có thể là như thế vì nơi đây rất gần với dinh quan Thượng Thơ.
Cũng theo Vương Hồng Sễn trong Sàigòn năm xưa,
dinh Thượng Thơ (Direction de l’Interieur) nằm góc đường Đồng Khởi và Lý Tự Trọng,
mặt tiền trên đường Lý Tự Trọng, trước 1975 là Bộ Kinh Tế nay là Sở Tài nguyên – Môi trường Tp. HCM. Từ năm 1893, báo in ở “nhà hàng Rey, Curiol
et Cie”. Đây là nhà in tư nhân chuyên in sách báo thời ấy và cũng là nhà in
quyển Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, nằm ở số 4 đường d’Adran (Bá Đa
Lộc), nay là đường Hồ Tùng Mậu. Tới năm 1895 báo lại đổi nhà in
và năm này báo in tại Imprimerie nouvelle Claude et Cie. Đây là một công ty in
lớn thời kỳ này thành lập vào năm 1881 và có địa chỉ ở 99, 119, 121, 123,125,
127 Catinat nay là đường Đồng Khởi.
Số lượng phát hành bao nhiêu chúng ta cũng không thể biết chắc.
Theo Smith D.Warres, dân số Sài Gòn năm 1897 là 32.561 người, Chợ Lớn có 67.712
người, còn dân số cả Nam kỳ là 1.860.872 người theo Đông Dương thuộc Pháp thế kỷ 19 do Ngô Bắc dịch. Theo Lục châu học của giáo sư Nguyễn Văn
Trung, báo Nông Cổ Mín Đàm những số
đầu thập niên 1900 chỉ phát hành có 350 tờ. Trong tình hình và dân số như vậy, ước
đoán số lượng phát hành của báo cũng không nhiều lắm, từ 500 tới 1.000 tờ mỗi
kỳ.
Về sự tồn tại của Gia Định báo, có tài liệu cho rằng báo đình
bản vào năm 1897, nhưng trong Tập san
hành chánh Nam Kỳ (Bulletin de Administration de la Cochinchine), đăng nghị
định của Thống đốc Nam kỳ Guorbeil ngày 21-8-1909, ấn định ngày đình bản của tờ
báo là 1-1-1910 theo Lục Châu học của
giáo sư Nguyễn Văn Trung.
Như thế, Gia Định báo tồn
tại đến ngày 31-12-1909. Ra đời vào giữa năm 1865, đình bản vào cuối
năm 1909, Gia Định báo đã tồn tại hơn 44 năm, trên đất Nam Kỳ.
Như đã trình bày, trên Gia
Định báo có hai nội dung chánh: Công vụ và tạp vụ. Chúng tôi trích một phần Công
vụ sau đây:
Quyết định số 189 ngày 16-9-1869 của Thống Soái Nam Kỳ G. Ohier,
đăng trên Gia Ðịnh báo:
‘’...Kể từ ngày hôm nay, việc biên-tập tờ báo An-nam Gia Ðịnh
Báo được giao cho ông Pétrus Trương-Vĩnh-Ký với tư cách Chánh-tổng-tài tờ báo nầy,
ông sẽ lãnh một bổng-cấp hàng năm 3.000 phật-lăng.
Tờ báo tiếp-tục ra hàng tuần. Nó chia làm hai phần, phần công-vụ
gồm các văn-thư, quyết-định của quan Thống Soái và của nhà cầm quyền, nguyên
văn bằng tiếng Pháp do Nha Nội-trị cung cấp và ông Trương Vĩnh Ký dịch ra chữ
An-nam; phần tạp-vụ gồm các bài có ích cho sự học và vui thích với các bài sử-học,
luân-lý, thời-sự để có thể đọc trong các trường bản xứ và làm cho dân chúng
An-nam chú ý. Trước khi phát hành, việc trao đổi sẽ thực hiện tại Nha nội vụ.
Giám đốc Nha nội vụ thi hành quyết định này..."
Sau đây là phần công vụ, đăng ở số 3 năm thứ 10, phát hành ngày
1-2-1874, nghị định thăng trật của hai công chức như sau :
Trường Hậu-bổ Sàigòn
Trần Nguyên Hanh làm thông ngôn hạng 3, lên hạng nhì, đồng niên
ăn 1.400 quan tiền.
Trường Khải Tường
Trương Minh Ký, nguyên làm thầy dạy giúp hạng ba, lên hạng nhì,
đồng niên ăn 1.400 quan tiền.
Về phần tạp vụ, có những bài sau đây:
Từ rầy về sau ai có
muốn đặt chuyện gì vào nhựt trình, thì phải gửi ngày mồng 7 tháng tây, bỡi (bởi)
một mình tôi thì không có lẽ mà làm kịp trong 5 ngày, mà có gửi thì phải gửi
công vụ trước hết.
Paulus Tôi, compositeur de l’Imprimerie (số 4, ngày 15 tháng
7-1865).
Ngày 1-6 Annam cũng
là ngày 26 tháng tây, nơi phủ Bình Long có bắt đặng một con cọp lớn lắm, khi đi
săn có các quan Phalangsa ở Thuận Kiều cùng đồn Tây Thới đi với quan phủ.... Quan
lớn đang lo đút tiền thưởng công lớn hơn đồng bạc có nhứt hạng, nhì hạng, tam hạng
để trả thưởng những ai làm ruộng giỏi, làm nghề nghiệp hay, nuôi trâu bò đặng
béo tốt. Cả thảy ai làm nghề chi hay thì cũng đặng thưởng.
Paulus Của (số 4, ngày 15 tháng 7-1865)
Có người bà con ở trên Mọi đã lâu năm về có tới thăm có
nói chuyện lại về thói phép phong tục trên ấy... Đất thì là của chung ai muốn
mở đâu mà cất nhà lập vườn trồng trạc thì mặc ý không có tranh dành nhau, đây
ta nói sơ qua vậy một chút cho biết, đến sau ta sẽ nói chuyện cho dài hơn vì
cũng là đều nên biết.
Trương Vĩnh Ký (số 6,ngày 15 tháng 9-1865)
Ngày 18 tháng nầy, sáng ngày thấy các quan thủy đi tam
bản có máy lửa và kéo dạng một chiếc ghe khác theo trong rạch Ngưu Tấn vô Chợ
Lớn. Ít nữa bên Phalangsa sẽ gửi qua nhiều chiếc khác để đi các sông rạch nhỏ
mà hết trộm cướp nó không còn dấu ẩn được, giá một chiếc tam bản không có bao
nhiêu tiền mà người nhà buôn jễ mua mà chở hàng hóa cho chắc và jắt chiếc ghe
từ Mĩ Tho, từ Vĩnh Luông đến đây
(số
4, ngày 15-7-1865).
Tháng trước mưa khá,
ai nấy lo làm mùa màng gieo giống bắt mạ tở mở, té ra qua tháng nầy phần thì
gió phần thì nắng, nhiều nơi ruộng khô mạ héo, lại trâu mắc toi chết cũng nhiều,
hóa ra ruộng nương làm không đặng bao nhiêu, sợ có khi năm mất mùa, thiên hạ
đói khát như năm trước, nghe phía Tây Ninh dân sự đói khổ lắm, có kẻ ăn những bắp
hột trái cây mà chịu, ấy xưa nay chưa từng nghe những đều khốn nạn làm vậy...
Paulus Của (số 5, tháng 8-1865)
Lời cùng các thầy
thông ngôn, ký lục, giáo tập... đặng hay: Nay việc làm Gia Định báo tại Saigon,
ở một chỗ, nên không có lẽ mà biết các việc mới lạ các nơi trong 6 tỉnh mà làm
cho thiên hạ coi; nên xin các thầy cứ mỗi tuần hay là nửa tháng phải viết những
chuyện mình biết tại chỗ, tại xứ mình ở như: Ăn cướp ăn trộm. Bệnh hoạn tai nạn.
Sự rủi ro, hùm tha sấu bắt. Cháy chợ, cháy nhà: mùa màng thế nào. Tại sở nghề
nào thạnh hơn... Nói tắt một lời là những chuyện mới lạ đem vô nhựt trình cho
người ta biết. Viết rồi thì phải đề mà gửi cho Gia Định báo chánh tổng tài ở Chợ
Quán.
Trương Vĩnh Ký (số 11, ngày 8-4-1870)
Cho tới năm 1880, trên Gia Định báo xuất hiện quảng cáo ở trang
cuối cùng. Thoạt đầu chỉ có nửa trang, dần dần số lượng tăng lên một trang và
kéo dài khá ổn định.
LOI RAO BAN ĐAT THO CU (Lời
rao bán đất thổ cư)
Có một khoảnh đất thổ cư tại Saigon ở tại đường
Espagne hóc đường Mac-Mahon, giá bán mỗi một thước tây là một quan năm.
Như ai muốn mua, thì cứ hỏi ông thông phán
Bollon ở Saigon mà mua.
(Ngày 12-1-1880)
Một quảng cáo khác:
Nhà hàng ông Lacaze ở đường Catinat, Saigon có
bán rượu chát, các thứ rượu, các món múi và làm dưa, để lâu, đồ đi săn bắng, thuốc
súng, bì súng bể, đạng súng sáu lòng, hạng nào cũng có...
Thêm quảng cáo khác:
Pharmacie Normale ở góc đường Catinat và đường
Olivier. Ông chủ thứ nhứt tiệm thuốc nầy làm lời rao cho mấy thân chủ năng tới
bỏ thuốc đặng hay ông ấy có các thứ thuốc nhứt hạng để mà trị hết thảy các bệnh
và trị các bịnh thuở nay người ta năng lấy làm khó. Và cho ai nấy đặng hay, ông
ấy có các vị thuốc riêng, làm theo bên I-viện thành Paris, cho đặng mà chữa các
bệnh đau đậu mới cũ đặng và khỏi đau đớn gì; nội trong chừng 5-6 bữa thì lành
bệnh....
(Ngày 28-1-1881).
Có thể coi đây là những mẩu quảng cáo trên báo chí đầu tiên của
nước ta.
Trong tờ báo, như đã nói có phần công vụ và tạp vụ, có những bài
không ghi rõ xuất xứ. Trương Vĩnh Ký giải thích như sau:
Những kẻ coi nhựt-trình phải có ý cũng hiểu điều nầy là:
Thường những chuyện Tạp-vụ các nơi trong đất Nam-kỳ gửi về cho kẻ
coi Gia-Ðịnh Báo, thì có kẻ coi lại, có trắc thì sửa lại cho xuôi cho dễ nghe
vì các thầy gửi cho nhựt-trình thì cũng ưng chịu làm vậy; lại cũng để tên các
thầy ấy ký lấy vì là của các thầy ấy viết và gửi. Còn như phần công-vụ, các bài
nghị-luận quan lớn Nguyên-Soái cùng những khúc chẳng có tên ai đứng là kẻ coi
nhựt-trình làm. Mà những khoản thẩm xét án các quan tham-biện hay là trả lời
cho kẻ quì đơn, việc nọ việc kia thì của Hội-đồng quan Thống-soái Nam-kỳ luật-vụ
làm ra sẵn rồi mà gửi đem vô Gia-Ðịnh Báo, có tên người đứng ký vô đó, thì hể gửi
thế nào thì in ra thế ấy mà thôi. Cho nên khi có điều gì không được cho rõ mấy
thì xin kẻ coi nhựt-trình chớ trách-cứ kẻ coi việc ấy ...
Gia Định báo cũng có phần văn chương như bài sau đây:
Nồi đất với nồi đồng
Nồi
đồng tính việc đi đàng,
Rủ
ren nồi đất cùng trang đang thì.
Kiếu
rằng: Chẳng tiện nổi đi,
Ở
an xó bếp, không ly góc lò.
Vì
e sẩy bước rủi ro,
Rách
lành chịu vậy, đói no vui vầy.
Rằng
da đấy cứng hơn đây,
Phận
kia dễ tính, thân nầy khó toan.
Ðáp
rằng: rủi gặp dọc đàng,
Vật
chi cứng cát cảng ngang không vì.
Ðể
ta qua bửa lo chi,
Bên
thì vật ấy bên thì nhà ngươi.
Tai
nghe nói ngọt tin lời,
Chìu
lòng bạn hữu bèn dời chân đi.
Bước
khua lộp cộp dị kỳ !
Xa
nhau e sợ, gần thì đụng nhau.
Hai
nồi đi chẳng đặng mau,
Chưa
đầy trăm bước đụng nhau rã rời.
Hởi
ôi Nồi đất rồi đời,
Khôn
lời năn nỉ, khôn lời thở than.
Nơi
nghèo khổ, chỗ giàu sang,
Ở
đời giao kết kẻ ngang vai mình.
Diễn quốc âm Trương Minh Ký
(số 39 năm thứ 19, ngày 13-10-1883)
Nhìn lại vai trò của Gia
Định báo, là một
tờ báo Việt ngữ tiên phong chẳng những ở đất Nam Kỳ là miền Nam mà còn cả nước
Việt Nam, nó đã góp phần cổ động việc truyền bá chữ Quốc ngữ , cho nên ngay từ đầu, một phần phát không cho các trường học. Thứ
nữa là tờ báo
mở đường cho các thể loại văn vần,
văn xuôi
in bằng chữ Quốc ngữ, sau cùng là
đặt nền móng cho sự hình thành báo chí Việt Nam.
Louisville, 22-8-2014
Tài liệu
tham khảo:
- Gia Định báo Web: vi.wikipedia.org
- Nồi đất với nồi đồng Web: ahvinhnghiem.org
- Nồi đất với nồi đồng Web: ahvinhnghiem.org
No comments:
Post a Comment