Pages

Saturday, August 23, 2014

Việc sử dụng chữ Quốc ngữ làm chữ viết chính thức của nước ta



Chúng ta biết rằng dưới triều Lê. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê lập ra nhà Mạc. Năm 1533, tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim lập con vua Lê Chiêu Tông lên ngôi, tức là Lê Trang Tông. Năm 1545, Nguyễn Kim bị sát hại, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Để nắm trọn binh quyền, Trịnh Kiểm đầu độc giết con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông. Em Uông là Nguyễn Hoàng lo sợ bị anh rể hại, nên nghe theo lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm, xin vào trấn thủ Thuận Hóa. Trịnh Kiểm cho rằng đất ấy là nơi xa xôi, hoang vu nên đồng ý cho đi, nhằm mục đích mượn tay quân Mạc giết Hoàng. Tuy nhiên, không những đánh bại quân Mạc, Nguyễn Hoàng còn lấy được lòng dân Thuận Hóa.

Mãi đối phó với nhà Mạc, Trịnh Kiểm cho Nguyễn Hoàng kiêm trấn thủ luôn Quảng Nam. Năm 1570, Trịnh Kiểm chết, con cả là Cối lên thay. Cối không màng chính sự, bị em là Trịnh Tùng đoạt quyền. Cối cùng đường đầu hàng nhà Mạc và chết già ở đất Bắc.

Trịnh Tùng nắm đại quyền, thao túng triều đình, giết vua Lê Anh Tông lập vua nhỏ là Thế Tông. Năm 1592 Trịnh Tùng đánh chiếm được Thăng Long, đuổi họ Mạc chạy lên Cao Bằng. Khi rước được vua Lê về kinh thành, Trịnh Tùng bắt đầu tính tới người cậu Nguyễn Hoàng phía nam.

Ở miền Bắc, trong khu vực nhà Lê. Khâm định Việt sử đã ghi tài liệu như sau: “Năm Nguyên Hòa Nguyên niên (1533) đời Lê Trang Tông, có một dương nhân tên là I-ni-khu đi đường biển lén vào giảng đạo Gia Tô ở làng Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy”.(Làng Ninh Cường nay thuộc xã Trực Phú, huyện Trực Ninh, làng Quần Anh nay thuộc huyện Hải Hậu và làng Trà Lũ nay thuộc huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định).

Rồi sau đó, đến thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, chia nước ta thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, các giáo sĩ Tây phương lần lượt đến Đàng Trong hay Đàng Ngoài để truyền bá đạo Thiên chúa giáo, chẳng những giáo sĩ mà giáo dân cũng bị ngược đãi vì chánh sách cấm truyền bá, theo đạo Gia Tô, họ bị tử hình, bị tù đày mãi cho đến khi Pháp chiếm lấy Việt Nam mới chấm dứt. Do đó, họ được Tòa thánh La Mã phong thành Thánh tử đạo.

Trong khi truyền bá đạo, các Linh mục đã ghi tên hay địa danh Việt Nam bằng ký tự La-tinh, cũng như ở Trung Hoa, khoảng năm 1584-1588 các nhà truyền giáo soạn từ vựng Bồ-Hoa, tại Nhật Bản năm 1595, họ cho in quyển từ điển La-Bồ-Nhật (Dictionarium Latino Lusitanicum ac Japonium).


Từ trước, người ta cho rằng Linh mục Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes (1591-1660) là người sáng chế ra chữ quốc ngữ vì ông là tác giả của quyển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha – La tinh) in năm 1651, nhưng việc soạn quyển tự điển này, theo Đắc Lộ cho biết:

"Tôi lợi dụng công việc của các giáo sĩ khác cũng thuộc Dòng Tên, nhất là của Gasparo d’Amiral và Antonio Barbosa. Cả hai ông nầy, mỗi ông đều làm một cuốn tự điển. Ông Gasparo d’Amiral làm cuốn Annamiticum - Lusitanium; ông Antonia Barbosa làm cuốn Lusitanum - Annamiticum. Nhưng tiếc rằng cả hai ông đều chết sớm. Tôi lợi dụng công việc của cả hai ông viết ra cuốn tự điển mới, có chua thêm tiếng La tinh, mục đích để giúp người bản xứ học tiếng La tinh theo lệnh của các đức hồng y."

Cho nên trước linh mục Đắc Lộ, đã có những linh mục khác làm việc này, sau Đắc Lộ, Linh mục Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine (1741-1799), ông là Giám mục Adran hay Bá Đa Lộc, người Pháp, soạn quyển tự điển Dictionarium Anamitico-Latinum, chưa được in thì mất.


Kế nữa là Giám mục Jean Baptiste Taberd, tên thật là Jean-Louis Taberd (1794-1840) có tên Việt là Từ. Giám mục Nam kỳ từ 1827 đến 1840. Giám mục Taberd đã soạn 2 quyển tự vị: Dictionarium Anamitico - Latinum (Nam Việt Dương Hiệp Tự Vựng) và Dictionarium Latino - Anamiticum, do nhà Serampore, Extypis J. C. Marshman ấn hành năm 1838.




Và sau cùng ông  Huình Tịnh Của (1834-1907) soạn bộ Đại Nam Quấc âm Tự vị, gồm 2 tập do Imprimerie REY, CURIOL & Cie, 4 rue d’Adran, Saigon ấn hành năm 1895, hoàn tất công cuộc điển chế chữ quốc ngữ. 


Về phương diện chính thức, ngày 22 tháng 2 năm 1869 Phó Đề đốc Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn.

Nghị định số 82 ngày 6-4-1878, bt buc dùng ch La tinh cho các văn kin chính thc của nhà cm quyn và các viên chc t phủ, huyn, tng, làng bt buc phải biết ch quc ng, nội dung như sau:

Ðiều thứ 1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1882 tất cả văn kiện chính thức, nghị định, quyết nghị, sự vụ lệnh, án lệnh, chỉ thị và các văn kiện khác đều sẽ viết, ký và công bố bằng chữ La-tinh.

Ðiều thứ 2. Cũng kể từ ngày ấy, sẽ không được ban cho bất cứ một bổ nhiệm nào, một thăng cấp nào trong hàng nhơn viên phủ, huyện và tổng, cho bất cứ là ai mà không đủ sức viết công văn bằng Quốc ngữ.

Ðiều thứ 3. Cũng kể từ ngày ấy và dĩ chí ngày 1-1-1886, hương thân nào cũng được miễn thuế thân, hương hào nào cũng chỉ đóng phân nữa thuế thân và biện lại nào cũng được miễn sưu, nếu họ đủ sức viết công văn bằng Quốc ngữ.

Ðiều thứ 4. Kể từ ngày 1-1-1886, không ai được lãnh các nhiệm vụ trên đây, nếu không biết Quốc ngữ đàng hoàng.

Tuy nhiên, biện pháp nầy chỉ được miễn cho những người nào trước thời gian đó đã được chú ý vì họ sốt sắn và lương thiện trong lúc thi hành các nhiệm vụ ấy.
Thống đốc Nam Kỳ
Louis Charles Georges Jules Lafont
Ngày 1 tháng Giêng năm 1879, bắt buộc các văn kiện chính thức phải dùng chữ quốc ngữ. Cũng năm này, nhà cầm quyền Pháp áp dụng vào ngành giáo dục, bắt buộc trường các tổng, làng ở Nam Kỳ phải dạy chữ quốc ngữ.

Sau khi Pháp xâm chiếm Bắc Kỳ, ngày 25-8-1883, triều đình Huế ký Hiệp ước Harmand đầu hàng thực dân Pháp, và hiệp ước Patenotre ngày 6-6-1884, nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với lãnh thổ của Đại Nam. Đến ngày 9-6-1885, nhà Thanh và Pháp ký Hòa ước tại Thiên Tân, nhà Thanh thừa nhận các Hiệp ước của Việt Nam với Pháp, theo đó thì Hòa ước này chấm dứt lệ triều cống của triều đình Huế ở địa vị phiên quốc đối với nhà Thanh. Pháp đặt ra các viên chức: Toàn quyền Đông Dương, Thống đốc Nam Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ.

Mặc dù Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký (1837-1898) in năm 1867, Chuyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1865-1911) in năm 1887, cả hai ông đều muốn đem chữ quốc ngữ phổ biến cho mọi người, nhưng vì họ đi quá sớm, trước thời đại nên chưa được tiếp nhận sâu rộng, gần như không có ảnh hưởng đến công cuộc sáng tác văn xuôi và tiểu thuyết tân thời, cũng như việc học chữ quốc ngữ.

Sang thế kỷ 20, nhà cầm quyền Pháp mở rộng chính sách dùng chữ quốc ngữ ở Việt Nam, giao cho Nha Học chính giảng dạy chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ từ năm 1910. Năm 1915, kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc Kỳ. Ở Trung Kỳ vua Khải Định ra đạo dụ ngày 28 tháng 12, 1918, bãi bỏ khoa cử và năm 1919 là năm cuối mở khoa thi tại kinh đô Huế. Chữ quốc ngữ từ đó trở thành chữ chính thức dùng cho toàn cõi Việt Nam, từ các văn kiện của nhà cầm quyền cho đến các tác phẩm văn chương.

Tài liệu tham khảo:

- Văn học Miền Nam Web: ahvinhnghiem.org

Louisville, 230814

No comments:

Post a Comment