Pages

Wednesday, September 3, 2014

Nhà văn Tân Dân Tử



Tân Dân Tử
(*)
Tân Dân Tử - Nguyễn Hữu Ngỡi (1875-1955)

Nhà văn Tân Dân Tử tên thật là Nguyễn Hữu Ngỡi(**) sanh năm 1875, tại làng Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định, nay thuộc quận Thủ Đức, Tp. HCM. Tân Dân Tử xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học. Ông nội là tú tài Nho học. Thân phụ tinh thông chữ Hán, làm chức Cai tổng.

Cũng như một số nhà văn, trí thức cùng thời Tân Dân Tử được học chữ Hán từ nhỏ, lớn lên học trường Pháp Việt. Sau khi tốt nghiệp trường Thông ngôn Sài Gòn, Tân Dân Tử được bổ làm Kinh lịch(***) ở Chợ Lớn, về sau được thăng chức Huyện hàm.

Nhờ có học vấn, ông am tường cả Hán và Pháp văn. Nền tảng học vấn đã có tác động đáng kể đến sự nghiệp sáng tác văn học của ông. 

Ông có hai đời vợ và hai người con, một trai một gái. Năm 1953, ông mắc bệnh tai biến bại liệt, nên mất năm 1955 tại Sài Gòn, hưởng thọ 80 tuổi.

Tác phẩm:

- Giọt máu chung tình (tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Văn Viết,1925)
- Hoàng tử Cảnh như Tây (tiểu thuyết lịch sử, 1926)
- Gia Long tẩu quốc (tiểu thuyết lịch sử, 1928)
- Gia long phục quốc (tiểu thuyết lịch sử, 1928)
- Tham ắt phải thâm (tiểu thuyết xã hội, Đức Lưu Phương, 1940)

Ghi chú:
(*)Ảnh chụp năm 1938.
(**) Ngỡi là tiếng Nam ròng của chữ
Nghĩa
(***) Theo Bùi Đức Tịnh, Kinh lịch là viên chức n he dịch các giấy tờ, công văn, sách báo.

Trích văn:
Giọt Máu Chung Tình

(Tóm tắc: “Hậu quân Võ Tánh tuẫn tiết sau khi thành Bình Định thất thủ, ông để lại một con n hem Võ Đông Sơ sống với mẹ là công chúa Ngọc Dụ tại miền Nam.

Sau khi mẹ chết, Đông Sơ về Bình Định ở với chú và được chú yêu thương như con đẻ. Chàng được ăn học và ra Thăng Long thi Hội. (tác giả hư cấu không đúng thời này thi Hội phải ở Huế).

Tại Quan Âm các dinh Thượng thư, Đông Sơ cứu được Bạch Thu Hà con gái quan Binh bộ Thượng thư Bạch Công khỏi tay một tên vô lại cướp của giết người. Cảm vì sắc đẹp của Thu Hà, Chàng đem n h thương nhớ khôn ngụôi.

Kịp đến kì thi Hội. Đông Sơ thi văn xong đến kì thi võ thì nhận được một bức thư hăm dọa của Bạch Xuân Phương – anh ruột Thu Hà – bảo Đông Sơ không được dự thi võ, để hắn độc chiếm khoa tiến sĩ. Nếu không sẽ nguy hiếm đến tính mạng. Đông Sơ đang suy nghĩ thì nhận được bức thư nặc danh khác, khuyên chàng khi ra trường diễn võ nên chú ý chỗ ngã ba đường có cây cổ thụ sẽ có người rình giết.

Quả thật như vậy, Đông Sơ nhờ biết trước nên đã tránh khỏi chết. Chàng đến diễn võ đài, thắng được Xuân Phương và đỗ đầu tiến sĩ. Từ đó, Bạch Xuân Phương lo luyện tập võ nghệ chờ dịp giết cho được Đông Sơ đế rửa hận sau trận thua nhục nhã ở võ đài.

Trong thời gian Võ Đông Sơ đi dẹp giặc biến, Binh bộ Thượng thư trước khi qua đời có trối lại Bạch Xuân Phương phải lo việc hôn nhân cho em gái, nhưng không được ép duyên em. Bạch Xuân Phương vì ham tiền, ép Bạch Thu Hà phải làm vợ tên Vương Bích, là tay rượu chè trác n h. Bạch Thu Hà thế cùng, phải cùng tì nữ Xuân Đào mướn thuyền bỏ trốn, định sang Hải Ninh tá túc nhà dì là Mã Thị Phu nhơn. Võ Đông Sơ sau khi chiến thắng giặc biến, trên đường về kinh báo chiến công và định nhờ mai mối đi cưới Bạch Thu Hà như họ đã từng hẹn nhau. Nào ngờ Đông Sơ thoáng thấy Bạch Thu Hà và Xuân Đào ngồi thuyền tiến nhanh trên biển, Bạch Thu Hà ngoắc Đông Sơ cấp cứu nhưng chủ thuyền bỏ chạy. Võ Đông Sơ không ngại hiểm nguy vì n h to gió lớn, n h thuyền nhỏ đuổi theo, nhưng nửa đường thuyền bị n h nhận chìm, sắp chết đuối, may nhờ có Triệu Dong cứu vì chàng là người chịu ơn Võ Đông Sơ khi trước. Đông Sơ về kinh đô. Nhận được thư của Bạch Thu Hà do tên thơ đồng trao lại, trong thơ Thu Hà báo cho biết vì nàng bị ép duyên, phải bỏ nhà sang Hải Ninh tá túc ở nhà dì. Sau đó Đông Sơ được thăng Đô úy và được cử trấn nhậm Nam Quang gần tỉnh Hải Ninh, Đông Sơ vội vã lên đường tìm người xưa.

Bạch Thu Hà sau khi thoáng thấy Võ Đông Sơ trên biển, thì vợ chồng tên chủ thuyền cố tình đi nhanh đến nơi vắng để cướp vàng bạc, tư trang của Thu Hà. Sau khi trấn lột, chúng bỏ hai người trong một khu rừng vắng. Hai nàng lạc trong rừng, đêm đến đói khát mệt mỏi… Đang sợ hãi vì bóng đêm thì bị một quái vật lao đến bắt. May nhờ có một cô gái cỡi voi đến giết quái vật, cứu hai nàng đem về núi sâu. Thấy sắc đẹp Thu Hà, biết nàng là con nhà quyền quí, Hoàng Nhị Cô, cô gái cỡi voi đem lòng yêu mến Thu Hà muốn tác hợp cho anh mình là Hoàng Nhất Lang. Hôn lễ sắp cử hành thì hôm sau Võ Đông Sơ đến thạch động. Đông Sơ nghe tin chủ động Hoàng Nhất Lang sắp cưới vợ mà vị hôn thê lại có lai lịch giống Bạch Thu Hà. Đông Sơ không sợ hiểm nguy, vượt qua bao vòng canh phòng cẩn mật của chủ động. Nhưng người tùy tùng của Võ Đông Sơ sắp bị hại, Võ Đông Sơ đến cứu kịp thời. Hoàng Nhất Lang nhận Võ Đông Sơ là ân nhân của mình bèn mời Đông Sơ vào động đề tạ ơn. 

Võ Đông Sơ thấy lễ cưới chắc chắn sắp cử hành, chàng đau buồn thầm trách Bạch Thu Hà phụ lời thề cũ. Tình cờ Hoàng Nhất Lang nhặt được bức thư Thu Hà gởi Đông Sơ, chàng hiểu rõ mối tình của Thu Hà và Đông Sơ nên khảng khái chối từ. Hai chàng định đến giáp mặt Bạch Thu Hà để biết rõ sự thật, nhưng đến nơi không còn gặp được nàng mà chỉ nhận được một bức thư tuyệt mệnh cho hay nàng muốn giữ tròn trinh tiết và tình yêu với Đông Sơ nên tự trầm.

Ngờ đâu, Triệu Dông nghe Bạch Thu Hà than thở cho số kiếp mình và Võ Đông Sơ kịp đến cứu nàng. Hai n hem Triệu Dông đưa Thu Hà về Hải Ninh tìm nhà dì của Thu Hà, nhưng không gặp. Ở Hải Ninh, Bạch Thu Hà và Triệu Nương đi vãn cảnh chùa thấy có bài vi mình, hỏi ra mới biết là do Võ Đông Sơ tưởng Thu Hà đã chết nên đem thờ ở đó. Vừa bước ra khỏi chùa, Thu Hà bị Vương Bích bắt gặp, hắn cùng Bạch Xuân Phương bắt Thu Hà đem về làm vợ. May nhờ Triệu Dông cứu thoát, rồi hội ngộ với Đông Sơ.

Hai người cùng về kinh đô, định xin Hoàng thượng ban tứ kết hôn hợp pháp. Nào ngờ giặc đến cướp nước, Đông Sơ phải lên đường dẹp giặc. Ngoài chiến trường Đông Sơ và Triệu Dóng cùng tử trận, nhưng sau đó quân triều đã chiến thắng.

Thu Hà được tin dữ, cùng Triệu Nương lặn lội ra chiến trường tìm thi hài Đông Sơ và Triệu Dóng. Quá thương cảm và xúc động vì cái chết anh dũng của hôn phu, Thu Hà đâm cổ tự sát. Vua nghe tin cảm mối tình chung thủy, sắt son của hai người nên sắc phong Đông Sơ là Võ hiền hầu và làm lễ cưởi theo nghi thức như lời thỉnh cầu của Đông Sơ lúc sanh tiền. Đồng thời phong Triệu Dong làm Khinh xa trung úy, cho Triệu Nương cùng Xuân Đào ở tại đền thờ của hai vợ chồng Đông Sơ Thu Hà hương khói.”)

Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Ðền nợ nước, anh hùng ra tử trận
Trọn ân tình, liệt nữ quyết liều thân.

Vừng ô thấm thoát phúc lặng đài tây, gương nguyệt lấp lòa đã treo bóng thỏ, đoạn Võ đông Sơ cùng Thu Hà đương ngồi trước hoa viên đàm đạo, bỗng thấy một tên Ngự lâm quân ngoài cửa, vội vả bước vô, cúi đầu chào Ðông Sơ và nói: Bẩm Ðô húy, thánh chỉ dạy đòi về việc binh tình cấp cấp.

Ðông Sơ nghe nói liền bước lại tiếp lấy thánh chỉ đọc coi, thì thấy nói như vầy:

“Nay nhơn Thanh triều ỷ thế, nước mạnh binh nhiều, muốn xâm phạt lấn nước ta, vì vậy trẫm phải ngự giá thân chinh, quyết đánh cùng quân Tàu một trận.

Vậy truyền cho Ðông Sơ Ðô húy lập tức đến tỉnh Lạng Sơn quảng xuất các đạo võ tam quân, và theo trẫm mà lãnh chức ngự tiền Hộ giá”.

Ðông Sơ đọc rồi thì nét mặt có sắc buồn dào dào, đứng ngó Thu Hà một cách sửng sờ và nói: Ái khanh ôi ! Cũng tưởng hai ta đã hết cơn ly biệt, đến lúc trùng phùng, đặng cùng nhau vui cuộc lương duyên, cho toại chí lúc bình sanh sở nguyện, chẳng dè cái thời điên vận đảo, nó cứ theo đuổi buộc ràng, hờn thay cuộc thế đa đoan, khiến cho gặp buổi nước nhà hữu sự, vì vậy cho nên triều đình hạ chỉ đòi tôi ra hộ giá Thánh hoàng, làm cho đôi ta phải rẻ phụng lìa loan, thì biết chừng nào mới đặng vầy vui giai ngẫu.

Thu Hà nghe nói thì động lòng ly biệt, càng thêm xót dạ ân tình, rồi nghĩ cho nhà nước đương gặp buổi hoạn nạn truân chuyên, thì gượng gạo lấy lời hơn thua mà tỏ bày khuyến nhủ, rồi nói:
Lang quân ôi Hai ta vẫn đương lúc tình nồng nghĩa mặn, mà thình lình khiến cho én lạc nhạn xa, thì dẫu ai gan sắt dạ đồng gặp lúc nầy cũng phải đau lòng đứt ruột, nhưng mà tôi khuyên mình phải lấy chữ ân làm trước, rồi sau sẽ nói đến chuyện tình, ân là ân quốc gia thủy thổ, tình là tình ân ái vợ chồng, nay nước nhà đương gặp lúc hữu sự phân vân, và mấy vạn đồng bào ta đương đâu cật đâu lưng trong cõi chiến trường, mà xông pha giữa chốn lằn tên mũi đạn. Vậy thì lang quân là một đấng nam nhi phận sự, lại thọ ơn phước lộc triều đình, thế phải ra mà đỡ vạt nâng thành, lấy một gan đởm mà bồi đắp cho quê hương trong cơn nước lửa, tôi cũng ngày đêm khấn vái mà cầu chúc cho lang quân đặng bình an vô dạng trong chốn mũi đạn lằng tên. Ngõ mau mau trở bước khải hoàng, chừng ấy đôi ta sẽ hiệp mặt phòng lang, và vui tình nệm gối, thì cũng chẳng muộn…

- 0 –

Các bộ tiểu thuyết của Tân Dân Tử, ông viết chẳng khác gì truyện Tàu từ hình thức đến nội dung, văn chương của ông nhẹ nhàng hơn Lê Hoằng Mưu, những độc giả đã quen đọc truyện Tàu, khi đọc tới tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử, người ta rất ưa chuộng, mặc dù tiểu thuyết của Gilbert Chiếu, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt đang trên đà tiến triển tốt đẹp. Khoảng năm 1960, quyển Giọt Máu Chung Tình được in đến lần thứ 8, trong khi toàn bộ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, chỉ có những quyn sau đây được in đến 8 hay 9 lần như Tỉnh mộng in lần thứ 8, Ngọn cỏ gió đùa in lần thứ 8, Cay đắng mùi đời in lần thứ 9, những quyn còn lại cũng chỉ in từ 1 đến 3 lần, một số chỉ đăng trên báo, và một số chưa xuất bản.

Tác phẩm “Giọt máu chung tình” của Tân Dân Tử nổi tiếng nên ông Nguyễn Tri Khương (1890-1962) ở làng Vĩnh Kim Mỹ Tho đã soạn tuồng cải lương “Giọi máu chung tình” cho gánh Đồng Nữ Ban hát vào năm 1927. Cuối năm 1965, soạn giả Nguyễn Huỳnh và Yên Hà soạn tuồng “Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà” cho đoàn Trăng Mùa Thu, đoàn hát ở miền Hậu về Sàigòn hát. Khoảng năm 1960 soạn giả Viễn Châu soạn 6 câu Vọng cổ “Võ Đông Sơ”do Minh Cảnh ca và 6 câu Vọng cổ  “Bạch Thu Hà”do Lệ Thủy ca. Như thế đủ thấy tiểu thuyết của Tân Dân Tử, đã có ảnh hưởng sâu rộng ở giới bình dân tại miền Nam.

Tài liu tham khảo:

- Tân Dân T Web: khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
- Giọt máu chung tình Web: ahvinhnghiem.org
Lex. 3-9-2014

No comments:

Post a Comment