Bửu Đình - Nguyễn Phúc Bửu Đình (1898-1931)
Nhà văn Bửu Đình dòng dõi
hoàng tộc tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đình, sinh năm 1898 tại Kim Long,
ngoại ô kinh thành Huế, tỉnh Thừa Thiên. Xuất thân trong hoàng tộc triều
Nguyễn, ông là chắt nội của hoàng tử Tĩnh Gia - con trai vua Minh Mạng. Thân
phụ ông giữ một chức quan nhỏ tại Bình Thuận, nên từ nhỏ ông đã sống và học tại
Phan Thiết, lên 10 tuổi bắt đầu học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học
Huế.
Năm 1919, ông bỏ học đi kiếm sống, vào Cam
Ranh dạy học tư, rồi vào
Sàigòn xin làm công chức bưu
điện. Ông bắt đầu viết bài cho báo Công luận lấy bút danh là Hà Trì và cộng tác với các báo Nam Kỳ kinh tế, Đông Pháp thời báo.
Thời
kỳ này, ông tìm cách liên
kết với các nhà hoạt động đối lập với chính quyền Nam triều, mục đích hô hào
nhân dân ý thức nền dân chủ. Ông nhiều lần diễn thuyết, trực tiếp lên án nền
quân chủ chuyên chế, đòi xoá bỏ chế độ Nam triều, lập chế độ cộng hoà theo chủ
trương của Phan Châu Trinh.
Ông vâng lệnh song thân kết hôn với
Nguyễn Thị Hiếu, con gái vị trưởng thôn ở Gò Công, ông giảm bớt hoạt động chính
trị, nhưng trong lòng vẫn sốt sắng lo việc ích quốc lợi dân. Tại Sở Bưu Điện Sàigòn,
ông rất được lòng anh em, nên họ bầu ông làm Tổng Thư Ký Hội
ái hữu nhân viên Bưu Điện Việt Nam. Đáp lại lòng tín
nhiệm của anh em, ngày 1-1-1926 ông đứng ra lãnh đạo cuộc đình công của nhân
viên Bưu Điện. Nhà cầm quyền ra tay đàn áp phong trào. Sau đó, ông
bị đổi đến làm việc tại Bưu điện Tháp Chàm, sống rất khó khăn nhất là không hợp với phong thổ, nên ông bị ốm đau,
phải trở về Chợ Lớn để điều trị. Từ đó, ông xin thôi việc, bỏ hẳn ngành công chức sang
nghề báo, tiếp tục viết bài cho các báo Tân thế kỉ, Đông Dương cất cánh
(L'Essor Indochinois)..., kêu gọi chống chính quyền thực dân phong kiến.
Năm 1927, ông về Huế dự lễ chúc thọ Phan
Bội Châu. Ở đây ông lại tiếp tục diễn thuyết ở Kim Long, Bến Ngự, ngay ở kinh
thành Huế, thu hút đông đảo công chúng tham gia. Hội đồng Phủ Tôn nhân đã kết
ông tội "khi quân", xóa bỏ tên và mọi quyền lợi của ông trong Hoàng
tộc, buộc ông phải lấy họ mẹ, đổi tên thành Tạ Đình. Bất chấp sự phản đối biểu tình của giới ký giả và thanh
niên học sinh Huế, tờ Tân thế kỉ vẫn phải đóng cửa, Bửu Đình vẫn bị kết
án tù 9 năm, giam tại nhà tù Lao Bảo tại Quảng Trị. Ở trong tù, ông lại tiếp tục vận động các tù
nhân chống chính quyền, nên bị lưu đày ra Côn Đảo vô thời hạn.
Khoảng năm 1929, ở tại đảo ông được đối
xử tử tế. Viên quản đốc đảo là Bouvier gọi ông là Monsieur Le Prince (ông
Hoàng), dùng ông làm Thư ký cho họ, ông có mấy vần thơ trào phúng :
Hỏi
vợ con ôi chớ có phiền
Thế này là sung sướng hơn tiên
Cơm ngày hai bữa quân đem tới
Đêm gác 10 giờ lính đổi phiên
Ngoài cửa quân binh năm bảy cậu
Trong phòng tuần sát một vài tên
Buồn vui sân bạc vài câu chuyện
Mừng có Lư Thoa thật bạn hiền
Thế này là sung sướng hơn tiên
Cơm ngày hai bữa quân đem tới
Đêm gác 10 giờ lính đổi phiên
Ngoài cửa quân binh năm bảy cậu
Trong phòng tuần sát một vài tên
Buồn vui sân bạc vài câu chuyện
Mừng có Lư Thoa thật bạn hiền
Trong câu chót ông nói đến tên Lư Thoa
tức J.J. Rousseau. Trong giai đọan này, ngoài thời giờ làm việc phục
vụ cho văn phòng của Quản đốc đảo, ông đã sáng tác hai quyển tiểu thuyết có
tiếng là: Mảnh trăng thu và Cậu Tám Lọ.
Nhờ khéo thu phục được cảm tình của một
nữ công chức trên đảo nên ông đã được người nữ công chức ấy tìm cách chuyển các
trang bản thảo vào đất liền một cách an toàn, nên Mảnh trăng thu đăng trên tuần báo Phụ Nữ Tân Văn năm 1929 ký
dưới tên tắt là B.Đ.
Ngoài hai tiểu thuyết kể trên, ông còn
sáng tác một tập thơ nhan đề Giọt lệ tri
âm và một xấp bản thảo viết dở dang một truyện dài khác, nhan đề Chuyến đi. Bản thảo Chuyến đi vẫn do người nữ công chức trên đảo giữ được, sau này tìm
đến trao cho nhà phê bình Thiếu Sơn, Thiếu Sơn trao xấp bản
thảo ấy lại cho ông Huỳnh Hoài Lạc, chủ nhiệm nhật báo Chuông Mai. Báo Chuông Mai,
đăng tải dưới tựa mới là Buổi
đầu.
“Nhất nhật tại tù, thiên
thu tại ngoại”, huống hồ là người có lòng với đất nước, dân tộc, nên ông đã tìm
cách vượt ngục. Lần đầu, vào ngày 15-10-1930, ông cùng với 13 bạn
đồng cảnh ngộ, kết bè vượt ngục ở khoảng Hòn Tre lớn, trốn về đất liền, trong
khi bè còn bềnh bồng trên mặt biển, đã có một người đói lả chết thì họ được
một
chiếc tàu ngoại quốc cứu, họ khai là ngư phủ Việt Nam đánh
cá bị đắm thuyền, thuyền trưởng tàu ngoại quốc chở
họ đến Singapore,
giao họ cho sứ quán Pháp.
Tại sứ quán Pháp, nhân viên ở đây điều
tra kỹ, vỡ lẽ họ là tù vượt ngục, họ bắt giải ông và đồng bọn trả về Côn Đảo
vào tháng 12 năm 1930.
Ông và những người vượt ngục
bị trừng phạt, nhưng ông vẫn quyết chí tìm cách vượt ngục.
Đến tháng 10 năm 1931, ông vượt ngục lần thứ hai với hai đồng bạn.
Trước lúc ra khơi, ông làm một tấm bảng
bằng tre lấy vỏ và viết một bài thơ để lại cho Quản đốc
đảo Bouvier:
Mấy
lời nhắn nhủ chú Bu-vê
Tháo củi từ nay thẳng một bề
Chim hồng cát cánh bay bay bổng
Một vùng trời thấm nước non quê
Tháo củi từ nay thẳng một bề
Chim hồng cát cánh bay bay bổng
Một vùng trời thấm nước non quê
Chuyến vượt ngục cuối cùng đó không thành công, ông đã biệt tăm mất
tích ở biển khơi, còn để lại trong lòng độc giả những tác phẩm văn chương, năm
đó ông chỉ mới hưởng dương 33 tuổi.
Ông có một người con gái tên Tôn Nữ Thị Diệu
Tiên, trước học ở
Sàigòn.
Tác phẩm:
- Nỗi mẹ tình con (tiểu thuyết, J.
Nguyễn Văn Viết, 1924)
- Mảnh trăng thu (tiểu thuyết, 1930)
- Cậu Tám Lọ (tục Mảnh trăng thu, 1931)
- Giọt lệ tri âm (1933)
- Sóng hồ Ba Bể (1933)
- Đám cưới cậu Tám Lọ (chưa xuất bản).
- Châu về hiệp phố (tiểu thuyết, 4 trong 18 chương đã được đưa vào cuốn Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX, Văn nghệ Tp. HCM, 2000)
- Mảnh trăng thu (tiểu thuyết, 1930)
- Cậu Tám Lọ (tục Mảnh trăng thu, 1931)
- Giọt lệ tri âm (1933)
- Sóng hồ Ba Bể (1933)
- Đám cưới cậu Tám Lọ (chưa xuất bản).
- Châu về hiệp phố (tiểu thuyết, 4 trong 18 chương đã được đưa vào cuốn Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX, Văn nghệ Tp. HCM, 2000)
Trích văn:
Mảnh trăng thu
Trong một văn phòng ở cái nhà lầu nơi
đường Espagne, một chàng tác độ hai mươi tuổi, mặt trắng, long mày xanh, mũi thẳng,
miệng rộng, tai hơi lớn, ngồi dựa lưng nơi ghế, xem mộ6 bức thơ … Ngọn đèn điện
chiếu sang, trong cái phòng ấy chưng diện rất gọn: hai bên có hai tủ đựng đầy sách để giữa một cái bàn lớn, trên trải nỉ xanh, một
bên để cái ghế xích đu, một bên có cái máy đánh chữ. Phía ngoài để một cái ghế
dài bằng mun láng bóng, và bốn cái ghế trắc rất đẹp… Đứng trong, dòm bên vách
tay trái có hình thánh Gandhi, bên tay mặt có hình Tôn Dật Tiên, ở giữa thì
treo một bức họa đồ rất lớn và có tấm hình Phan Tây Hồ.
Chàng vừa xem thơ vừa suy nghĩ… Nét mặt
coi rất nghiêm nghị, trầm tỉnh. Xem xong, xếp thơ lại để trên bàn, chàng chống
tay vào gò má ngồi suy nghĩ. Một lát rồi thở ra mà rằng: “Ta quyết không tin rằng
em ta làm sự ghê gớm này, mà ta cũng quyết em ta chưa chết. Uổng quá, ta không
được nhớ hình dạng em ta cho đúng, nếu nhớ thì ta… mà quyết rằng em ta sẽ tìm
thấy. Trong câu chuyện này tất có một sự gì lạ lùng lắm, mà chưa ai hiểu thấu
được. Ta sẽ tìm cho ra chuyện ấy. Nếu có anh Minh Châu ở đây thì có lẽ ảnh giúp
ta được một tay.
Chàng đứng dậy, đi qua đi lại, ngẫm
nghĩ rồi lại ngồi xuống, đập tay lên bàn mà rằng: “Có lẽ nào em ta chết! Ta quyết
không tin.” Rồi liền lấy một tờ giấy trắng mỏng, cầm bút viết thơ trả lời cho bạn.
“Anh Minh Châu
Em vừa tiếp được thơ anh; đọc đến những
đoạn tả cảnh song Hương trong lúc trăng thu và cái tình của anh đối với chị
Nguyệt Hương trên mặt nước, lúc bấy giờ… em cũng mừng cho anh lắm. Cái thú ấy
thật đã thanh cao cho những người biết thọ hưởng. Câu văn của anh cũng xuất sắc
thêm được mấy phần, khiến cho em ngâm đi ngâm lại mà không biết chán. Chính như
câu:
Trăng vàng thấp
thoáng đàng xa,
Nhìn quanh lại thấy bóng hoa gần mình…
Thuyền trôi lơ lửng bồng bình,
Nước sao nhấp nháng đèn xnh lờ mờ…
Nhìn quanh lại thấy bóng hoa gần mình…
Thuyền trôi lơ lửng bồng bình,
Nước sao nhấp nháng đèn xnh lờ mờ…
Ấy em tưởng tượng như là em thấy trước
mặt một mảnh trăng vàng từ từ đi đến gần chị Nguyệt Hương, cùng ngồi trong một
chiếc thuyền với anh, cùng ngắm cái cảnh đêm rất êm đềm ấy… Thú vị thật! Thần
tiên thật! Anh khéo gợi tấm long em quá; em phải xếp bức thơ anh lại mà ngồi mơ
màng để xuất hồn ra chốn đế kinh… Bên anh thì trăng vàng thấp thoáng, bóng hoa
gần mình; mà em thì ngọn đèn mờ tỏ, chồng sách gần mình; cái thú anh là cái thú
thần tiên mà cái thú em là cái thú của học sinh đang còn cặm cụi trên biển học
vô hạn này. Đôi bên thật khác nhau xa.
Em nhớ khi cùng đi dạo cảnh với anh,
cùng đi quan sát với anh mấy tháng ở Xuân Thành rồi em lại tưởng đến lúc này mà
ngậm ngùi… mà mong nhớ …
Hôm trước em về đến nhà thì má em đã
mạnh, em qua hầu thăm hai bác thì hai bác mừng quá, hỏi anh ngày nay ra thế nào,
và biểu em viết thơ hối anh về, kẻo hai bác trông,nhưng em kiếm lời thưa cho
hai bác yên lòng rằng anh đang viết bộ sách chưa xong. Em cũng biết rằng anh chưa
về được! Câu thơ vịnh nguyệt, nét bút truyền thần, đứng trong cái cảnh êm đềm ân
ái ấy, mấy ai mà dứt tình cho được! Phải vậy không anh? Em không trách anh, nhưng
em tưởng rằng bỏ phí thì giờ quí hóa mà chỉ ngâm thơ thưởng nguyệt với khách tri
âm, thì vui riêng vẫn có, song lẽ nào lại chẳng buồn chung. Cái nghĩ vụ của ta
lúc này buộc ta phải bay, phải nhảy, phải chạy khắp bầu trời, chớ không phjải làm
người ẩn dật, vui thú điền viên được. Nhớ câu thơ của cụ Nguyễn Công Trứ.
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt,
Dám đem thân thế hẹ tang bồng.
Dám đem thân thế hẹ tang bồng.
Mà thêm thương đời thương thân. Em
xin anh một điều này, yêu nhau nên yêu vì nết, trọng nhau nên trọng vì tài; rồi
cánh hồng bay bổng tuyệt vời, lấy sự nghiệp anh hùng mà đáp ơn tri ngộ cho bạn
phòng khuê, thì anh đã được tiếng làm trai biết xử nghĩa, mà chị Nguyệt Hương cũng
được tiếng làm gái biết chọn người. Nay anh chỉ ngồi ngắm cái nhan sắc bạn,
khen cái tài hoa bạn, còn những sự đáng làm ở đời thì bỏ liều cho người khác gánh,
như thế phỏng một ngày kia chị Nguyệt Hương nghĩ chin ra, thì chắc anh chẳng khỏi
bị khi khi.
Anh ôi, thôi anh mau đáp tàu về ngay,
rồi em sẽ thương lượng với anh một việc; xin đừng diên trì.
Ngàn trùng non nước một tấm lòng son,
xin anh tha thứ cho em nặng lời khuyên bảo. Nay thơ.
Sàigòn, ngày 15 tháng 7 năm 1920
Trần Thành Trai.
T.B: Ờ, còn có một điều này muốn nói
cho anh rõ: Từ khi anh nói chuyện ấy với em, em rất quan tâm. Ngày nay là ngày
phăng mối dây rối rắm ấy. Xin anh chớ tin rằng sự ấy là sự thật; giọt máu của cánh
họ em, không đến nỗi thế bao giờ! Một ngày kia anh sẽ hối hận rằng anh đã trách
lỡ lời, vì em quyết tìm cho ra sự thật mà cứu danh giá cho gánh họ em.
T.T.T.”
Trần Thành Trai ký tên xong, đọc lại
một lần nữa rồi xếp bỏ vào bao đề:
Monsieur Phạm Minh Châu
Chez M. Lê Trường Khánh
5, Rue Paul-Bert - Huế
Chez M. Lê Trường Khánh
5, Rue Paul-Bert - Huế
Chàng bỏ thơ vào túi áo, bước vào phòng
tắm chải tóc và nói lầm thầm rằng: “Ủa, bây giờ đã gần chin giờ rồi, sao Tuyết
Sĩ chưa đến kìa! Ta đã gặp dịp trao tiểu thuyết “Mảnh trăng thu” cho va
rồi. Nếu tiểu thuyết ấy đăng vào “Nông Cổ” thì tất nhiên ta được tin.”
Chàng bước ra thì nghe tiếng người lên
thang lầu; chàng đón bắt tay, cười mà rằng: “Tôi đợi ông từ hồi tám giờ đến bây
giờ… vậy ông hãy ngồi chơi một chút rồi ta cùng đi.”
Ông khách ấy chừng dưới ba mươi tuổi,
mắt đeo kính gọng vàng đội nón nỉ, mặc áo quần tuýt so, đi giày đen, thắt nơ đen.
Mặt hơi đen, bên cằm có nút ruồi nhỏ nhỏ, vóc người cao… Ông ấy chính là Tổng lý
báo “Nông Cổ” tên là Lương Vị Minh, hiệu là Tuyết Sĩ ngồi ngó Thành Trai mà rằng:
“Mấy hôm nay có nhiều người trong làng báo muốn đến nhà tôi để thết tiệc mời ông,
nhưng vì tôi nói ông bận việc, nên họ hẹn đến bữa khác. Vậy ông có giờ rảnh đến
dự tiệc chơi một bữa được không?”
Thành Trai mỉm cười đáp rằng: “Đáng lẽ
tôi phải đi thăm các ngài, nhưng tôi còn có chút việc nhà chưa yên, nên chưa có
thể đi được, vậy xin để khi nào xong rồi tôi sẽ mời tất cả các ngài lại nhà tôi
chơi một bữa… À, hôm trước tôi có hứa đưa cho ông một pho tiểu thuyết, vậy để
khuya về ghé lại đây tôi sẽ đưa.”
Tuyết Sĩ vui mừng…. Nhìn vào mấy tập
giấy viết rồi nói: “Tôi rất cám ơn ông, nếu được một pho tiểu thuyết của ông,
thì báo tôi tất thêm giá trị nhiều.”
Thành Trai không nói gì, liền cùng
Tuyết Sĩ đi xem chớp bóng. Hôm ấy chớp tuông “Tiên căn báo hậu”, có kép Léon
Mathot đóng vai công tước, nên người đến xem đông
, chật cứng cả Casino. Thành Trai và Tuyết Sĩ vào ngồi thì chuông đã rung lần
chót. Hôm ấy trong mình Thành Trai hơi mệt nhưng vì nễ long Tuyết Sĩ, nên chỉ
ngồi đó cho có vị, chớ không chú ý coi chút nào cả. Tuyết Sĩ thì chăm chỉ lắm,
mắt để cả vào trong tấm vải, thỉnh thoảng cười, thỉnh thoảng gật đầu, thỉnh thoảng
vổ tay. Thành Trai dựa gh, mắt xem mà không để ý, trong trí nghĩ chuyện đâu đâu…
trong lúc tắt đèn, nghe sau lưng có tiếng hỏi rất dịu dàng, chàng giựt mình xây
lưng lại ngó thì thây một người đàn bà trùm khan đen, mặc áo quần đen vịn tay
trên lưng ghế sau, dòm vào trong lô (loge). Người đàn bà ấy thấy Thành Trai thì
ra dáng e lệ, không hỏi nữa lật đật lui ra, dường như hỏi lầm ai.
Thành Trai không thấy rõ mặt, mà cũng
không hiểu người ấy muốn hỏi gì … nhưng khi không chàng bổng giựt mình, dường
như cái hình dạng người đàn bà ấy làm cho chàng nhớ… Nhớ một người nào đó, chàng
toan đứng dậy, theo xem cho tận mắt, nhưng Tuyết Sĩ vùng xây lại nói: “Tôi có mời
một người đến xem, sao bây giờ chưa thấy kìa!” Thành Trai liền hỏi: “Có phải ông
mời một người đàn bà mặc sắc phục đen không ?”
Tuyết Sĩ gật đầu: “Phải, phải. Chính
là cô ta rồi. Cô có hứa lại xem, cũng vì có ông, nên tôi mới mời cô ta đến, để
chuyện trò với ông cho vui… Vậy ông có gặp cô ấy lần nào chưa ?”
Thành Trai lắc đầu đáp rằng: “Tôi chưa
được gặp cô ấy lần nào. Mới rồi cô ấy có đến đây, dường như muốn tìm ai mà khi
thấy tôi thì lật ggật trở ra ngay.”
Tuyết Sĩ chắt lưỡi rằng: “Uổng quá! Mấy
lâu mới được một ngày mà lại rủi thật! Cô ấy vốn là người có học mà lại rất khôn
ngoan!”
Thành Trai xưa nay vẫn không ưa những
câu chuyện hảo, tán tụng gái giang hồ. Chàng thường hay cười những ai mắc chơn
vào lưới tình, chỉ tin rằng chàng không bao giờ nghe một người đàn bà nói mà mê
được, mà cũng không bao giờ cái nhan sắc trầm ngư lạc nhạn của cô má phấn nào có
thể làm cho chàng say đắm được. Nhưng lạ thay, khi chàng nghe Tuyết Sĩ khen cô
lạ mặt ấy, thì chàng lại càng chú ý lắm, chàng hỏi nho nhỏ rằng: “ Cô ấy là người
thế nào, mà ông lại quá khen như thế?”
Tuyết Sĩ khen một cách thành thật rằng:
“Nói về lịch sử cô ấy thì mơ hồ lắm, tôi không thể nói được, vì chẳng ai biết cô
tự đâu đến, và nhà cửa cô ra thế nào. Tôi chỉ biết rằng: hiện nay cô đang ở
trong cảnh nhà của một tay phú hộ; cô có cái tên hiệu riêng là Nguyệt Thanh. Cô
giao thiệp với nhiều nhà sang trọng nhưng ai cũng phải kiêng nể và kính mến cô.”
Thành Trai lại cành chú ý vào câu nói
ấy, nhưng không tiện hỏi them, chàng để Tuyết Sĩ xem … Đến lúc nghỉ 10 phút,
Tuyết Sĩ mời Thành Trai ra dùng rượu mát và nói: “Ti mong rằng ông chấp chưởng
giùm mục Văn uyển cho, vì trong tòa soạn í tai đởm đương cho xứng được.
Hôm trước tôim đọc các khúc ca của ông, tôi thích quá.”
Thành Trai lắc đầu mà rằng: “Về mục Văn
uyển thì tôi không thể đương được, vì tôi còn bận việc nhà quá, nhưng nếu tôi có
làm bài nào thì xin gửi đến… Tôi bây giờ có một tập tiểu thuyết, nhan là “Mảnh
trăng thu”, tôi xin dâng cho ông làm quà tiên kiến đã.”
Tuyết Sĩ xưa nay vẫn là người trống
ruột rỗng đầu, văn chương không, mà tư tưởng cũng chẳng có, chỉ hễ nghe có ai
viết được năm ba câu sáu, ít bài thơ suông, thì đã đến làm quen, lúc tiệc rượu,
lúc chén trà, kết giao để mưu lợi cho mình, vì tờ báo tức là cái kế sinh nhai,
mà cũng là con đàng cầu danh của va vậy. Hôm trước Thành Trai đi Trung kỳ về ghé
ngay lại báo quán, chẳng muốn cầu danh như Tuyết Sĩ, nhưng vì một việc bắt buộc
chàng đưa bài cho Tuyết Sĩ, nên chàng phải đến; Tuyết Sĩ đọc văn của chàng lấy
làm kiệt tác, nên quyến luyến chàng ngay.
Thế là Tuyết Sĩ và Thanh Trai quen
nhau, mà bắt đầu đi xem chớp bóng cùng nhau đó…
Mười một giờ ra về, Tuyết Sĩ mời Thành
Trai về phòng Nam Việt thì đã có một tiệc dọn sẵnm, có hai người mặc áo sơ mi lụa
cũng một trang lứa với Tuyết Sĩ và một mâm đèn thuốc phiện.
Tuyết Sĩ giới thiệu cho Thành Trai biết
là hai người là tay viết báo Pháp Việt cả, một người là Lê Thành Tượng, một người
là Cao Hải Tâm.
Lê Thành Tượng nói: “Anh em tôi vừa đi
Thủ Đức về, mới cởi áo ngoài thì hai ông đến, thật cũng kỳ phùng. Vậy thì cái
tiệc hôm nay ta đổi ra làm tiệc tương kiến cũng hay.” Cao Hải Tâm nói rõ với
Tuyết Sĩ rằng: “An hem tôi có đem một cái hoa sống về mà bỗng có khách tình cờ,
nên phải nhốt ngoài kia.” Tuyết Sĩ mỉm cười mà rằng: “Có hại gì, cứ kêu vào đây
cho vui.” Và nói và sửa kiếng lại.
Cao Hải Tâm ra ngoài một lát thì có một
cô tuy không lấy gì làm nghiêng nước nghiêng thành, nhưng nhan sắc trông cũng có
vẻ mặn… Cô mặc áo cẩm nhung trắng, mặc quần lãnh đen, choàng khan màu hường, đi
giày nhung xanh, đeo dây chuyền có nhận hột xoàn anh ánh. Cô cúi chào mọi người,
rồi ghé ngồi trên ván, miệng chum chiếm cười mắt liếc ngó Thành Trai… Thành
Trai bỗng run rẩy cả mình, cầm chén rượu sững chửng trong lòng lấy làm nôn nao.
Tuyết Sĩ nói: “Thôi ta hãy dùng rượu
rồi sẽ thưởng hương yên thì mới thú vị.” Cùng nhau chuốc chén, Cao Hải Tâm kêu
cô nọ mà rằng: “Em Tám, em hãy cầm một ly rượu, mà mời ông Thành Trai, ông là
người sơ ngộ, đừng để ông buồn.” Cô Tám bèn rót một ly rượu chat trắng, rồi hai
tay đưa cho Thành Trai cười chum chiếm nói rằng: “Xin ông dung cùng em gọi là gặp
gỡ nhau lần đầu.” Thành Trai biết mấy tay viết báo làm cho mình thành ra một trò
cười để cho họ xem, nên vạn bất đắc dĩ, mới tiếp lấy rượu, gượng cười mà rằng:
“Cám ơn cô em lắm, tuy là mới gặp lần đầu, nhưng tôi xem dường như đã biết nhau
lâu lắm rồi.” Cô Tám liếc mắt đưa tình, miệng vẫn mỉm cười. Cô cứ ngó vào hai
con mắt Thành Trai, mà Thành Trai thì không ngó gì cô, dẫu khi nói với cô, chàng
cũng ngó đâu đâu; cô lấy làm lạ… Cô ngó nghiêng thấy Tuyết Sĩ nháy cô bảo nói
chuyện với Thành Trai, nhưng không biết vì cớ gì đang vui vẻ nói cười, thình lình
cô lại lộ ra vẻ buồn bã. Cái buồn ấy không rõ phát sanh ra do bởi đâu, mà tự xưa
tới nay cô chưa từng có, chỉ hôm nay mới có là nần đầu.
Cô cũng gắng gượng cho tới khi tan tiệc
rượu, Bấy giờ cô lại nằm gần mâm hút, tay cầm cái tiêm lăn vào hộp thuốc, rồi đưa
lên ngọn đèn mà suy nghĩ đâu đâu… Lê Thành Tượng, Cao Hải Tâm và Tuyết Sĩ đến mời
Thành Trai lên ván nằm quanh cái mâm hút ấy. Cái bàn tay trắng trẻo mềm mại, mấy
ngón tròn như mấy cái móng măng non, lăn cái tiêm một cách rất dịu dàng, trông
thật dễ thương. Cô tiêm một điếu thuốc
nho nhỏ, lấy tay nhận xuống, xoi một lỗ, rồi cầm cái ống nâng hai tay, mắt nhìn
cả các ông khách mà chưa biết trao cho ai. Tuyết Sĩ vội vàng đỡ lấy đưa cho Thành
Trai mà rằng: “Mời ông kéo một điếu cho khỏe, rồi sẽ thức mà chuyện trò chơi đêm
nay.” Thành Trai đáp rằng: “chuyện gì thì tôi xin vâng chớ còn sự này tôi không
dám vì lúc nào tôi cũng vẫn tự nghiêm cấm lắm.”
Lê Thành Tượng cười rằng: “Dùng một điếu
chơi cho khỏe, kẻo thức khuya lắm mệt. Bữa nay tôi vào Chợ Lớn ghé nhà ông Bang
Hên, ông có cho một cục long diên hương, tôi trộn chung với thuốc, hút vào khỏe
lắm.” Cao Hải Tâm kéo tay cô Tám mà rằng: “Tại em không chịu đua tận tay nên ông
Thành Trai buồn. Em làm sao cho ông nhận điếu thuốc ấy thì qua sẽ thưởng.”
Cô Tám thưa nhỏ nhẻ rằng: “Mời ăn mời
uống thì em dám, chớ còn mời hút thì em chẳng dám ép ai. Nếu thiệt vì em mà ông
phải phiền long thì em không vui chút nào hết.” Thành Trai nghe cô Tám nói câu ấy
lại càng lấy làm lạ hơn nữa. Chẳng bao giờ một người gái giang hồ lại nói được
như vậy, hay là cô có chút tình riêng gì với chàng chăng? Chàng cười thầm cho
chàng khéo nghĩ vẩn vơ; đã gọi là gái giang hồ thì bao giờ có tình với ai, họ
chỉ trao chuốt lời nói để mua lòng khách làng chơi mà thôi, chớ hạng đưa rước
thì còn tình gì nữa!
Chàng cười rằng: “Cô nói phải lắm, thú
chơi tùy thích mỗi người mới vui, chớ épm quá thì hết vui rồi; xin các ông cứ
cho tự ý thì hơn.” Lê Thành Tượng nóu: “Nếu vậy
thì nhơn sanh quí thích chí, tự ý mỗi người, ai ưa thú gì thì theo thú
ấy.” Và nói và kê miệng vào kéo một hơi nghe rò rò, rồi phì phà thở khói, mùi
thơm ngào ngạt.
Thành Trai đứng dậy ra ngoài lan can,
ngó mong xuống xa xa, thì chỉ còn ấy cái xe kéo đi lơi rơi và vài ba cái xe hơi
chạy qua lại… Đêm đã khuya, trong phòng mấy ông viết báo thở vài ba khói, cười
nói như pháo ran…
(Cái thú của mấy nhà viết báo nhiều
khi lạ đời thật! Các ngài thường công kích rượu Công ty, những thuốc phiện, những
cờ bạc, những đĩ điếm, thế mà chính các ngài trong đêm tối lại dở ra những trò
hư tệ hơn người thường nhiều! Mỗi ngày đều miệt mài vào cả thú chơi, mà nhữnhg
nhà luân lý lấy làm mlo sợ.)
Các ngài thông thạo những nghề chơi ấy
lắm, nên bỏ vào cuộc nào các ngài cũng sở trường. Tuyết Sĩ khen cô Tám tiêm thuốc
khéo, nên hút vừa miệng lắm… Thỉnh thoảng cô lại ngâm một hai câu Kiều, ca một
vài bản hành vân lưu thủy để giúp vui cho các ông.
Cô ngâm:
Chém cha cái số hoa đào,
Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi!
Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi!
Tuyết sĩ lại ngâm:
Hoa
tàn mà lại thêm tươi,
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.
Thành Tượng và Hải
Tâm đều vỗ tay cười sằng sặc…
Đến ba giờ khuya,
Tuyết Sĩ và Thành Trai kiếu Cao Hải Tâm, Lê Thành Tượng. Cô Tám cũng ra về. Khi
bắt tay hai ông viết báo rồi thì cô bước tới nói với Thành Trai: “Hôm nay em
xem ông có dáng buồn… Em không được hầu chuyện với ông, em cũng không vui chút
nào, nhưng vì cái số phận đào hoa của em làm cho em không tự chủ được, mà phải
hầu hạ tùy theo ý từng người. Xin ông tha lỗi cho em, nếu hôm nào ông có chút
thì giờ rảnh, xin mời ông lên Bá Lạc Viên chơi… em ở đó.
Thành Trai gật đầu,
cám ơn rồi lên xe về… Đến nhà, Tuyết Sĩ nói với Thành Trai rằng: “Tôi xem bộ ông
mệt lắm, nếu hồi nảy kéo một hai điếu thì khoỉe liền. À, ông đưa cho tôi bộ tiểu
thuyết để cho ra kỳ báo mai.”
Thành Trai dắt Tuyết
Sĩ lên lầu, mời ngồi rồi lấy tập thảo “Mảnh trăng thu” đưa ra mà rằng:
“Bộ tiểu thuyết này tôi soạn trong lúc tôi đi chơi Huế, vậy ông đem về xem thử,
nếu đăng được thì đăng.”
Tuyết Sĩ đọc hai ba
trương, khen lấy khen để rằng: “Hay lắm! Hay lắm! Chính là một pho tiểu thuyết
có giá trị, đáng đem công bố cho thiên hạ biết.”
Thành Trai nói một
cách nghiêm nghị rằng: “ Câu chuyện ấy lắm sự thảm thiết vô cùng, ấy là cái lịch
sử của một cô con gái, ngộ biến đấy, vậy ông chớ để tên tôi, xin để cái hiệu
Thanh Thủy là đủ.” Tuyết Sĩ gật đầu từ giã ra về. Thành Trai đưa xuống thang lầu.
- 0 -
Trên nhật báo Thần Chung, nhà phê bình Thiếu Sơn có bài viết về
nhà văn Bửu Đình như sau:
"Ông
sở trường về tiểu thuyết, bây giờ đọc lại người ta chê là xưa, nhưng lớp người
xưa như chúng tôi lấy làm thích thú về những nhân vật điển hình phần nhiều đều
là những mẫu người lý tưởng hoặc là anh hùng, hào kiệt, hoặc là liệt nữ, chinh
phu, những người sống chung với tất cả mọi người nhưng luôn luôn để tâm hồn,
tình cảm vươn lên tới những đỉnh tuyệt vời của lý tưởng. Phải có những người
như thế mới khiến cho ta không thất vọng và còn tin tưởng ở nhân loại. Có thể
người ta chê B.Đ là không tưởng, nhưng không ai dám cho ông là tầm thường.
Ông
hoàng B.Đ không có ngai vàng, không có quyền thế, chưa thi ân bố đức cho ai,
lại bị bôi sổ trong hoàng tộc, nhưng ông vẫn có uy tín đối với những người đã
gần ông, hiểu ông, kính trọng ông và sẵn sàng tận tụy với ông.
Ông
mất ngôi vua, nhưng đã ngự trị trong lòng người, rất nhiều người, mặc dù tôi chưa
dám nói là lòng dân tộc, ông chưa phải là người đứng trong thiên hạ mà cùng
tranh đấu cho mình, cho người. Ông chưa phải là điển hình của dân tộc nhưng ít
nhất ông cũng bảo vệ danh dự cho hoàng gia.
Trên
địa hạt văn chương, cũng cần cho ông một chỗ ngồi xứng đáng.”
Tài liệu tham khảo:
- Bửu Đình Web: vi.wikipedia.org
- Mảnh trăng thu: Nguyễn Q. Thắng Văn học Việt Nam nơi miền đất mới, Văn Học, 2007, tr. 1187
- Mảnh trăng thu: Nguyễn Q. Thắng Văn học Việt Nam nơi miền đất mới, Văn Học, 2007, tr. 1187
No comments:
Post a Comment