Bồng
Dinh - Đỗ Thanh Phong ( ? - ? )
Đỗ Thanh Phong, hiệu là
Liêm Khê, biệt hiệu là Bồng Dinh không rõ năm sinh năm mất, tục gọi là Giáo Sỏi,
như thế ông có dạy học, làm báo, từng cộng tác với Nông Cổ Mín Đàm, Công Luận Báo.
Đỗ Thanh Phong là cháu
của Nhiêu Tâm Đỗ Thanh Tâm ở Vĩnh Long, là hậu duệ của Đỗ Thành Nhân, một trong
Gia Định tam gia thi.
Bài ký Đi tìm
ông chủ bút của Nguyễn Ngọc Phan có ghi những tác giả có thơ trong tập Việt âm văn tuyển của Lê Sum in năm 1919,
như sau:
Việt âm văn uyển vỏn vẹn có 130 trang, đa phần là
những bài thơ hay do ông sưu tập giới thiệu, trong đó có Hà Tiên thập vịnh (11
bài) của họ Mạc; vịnh Nguyệt nga thập nhị thủ (12 bài) của Nguyễn Quang Công;
32 bài cung oán (ông ghi là cổ thi) và một số bài của cụ Phan Thanh Giản, Cử
Trị, Thủ Khoa Ngãi (Nghĩa), của Đặng Thúc Liêng...Nhưng quí nhất cho người đời
sau là các bài của các tác giả địa phương: (mà trong đó ta thấy có sự góp mặt
của các nhân vật trong “Gò Công tứ tài tử”) Nhiêu Tâm, Nhiêu Phang (Mai Đằng Phương),
Lê Bá Đảng (Gò Công), Huỳnh Đình Ngươn (Gò Công), Nguyễn Hữu Đức (Vĩnh Long),
Trần Hữu Quang (Mỹ Tho), Phan Tử Nhàn (Gò Công), Trần Khắc Hài, Nguyễn Tử Thức,
Phan Xuân Thảo, H.Q.Viên, Đỗ Thanh Phong (Giáo Sỏi), Huỳnh Trí Phú, Nguyễn Viên
Kiều, Lê Văn Lộc, Trần Quang Quờn, Lâm Lợi, Nguyễn Kim Đính....Không chỉ có
thơ, trong Việt âm văn uyển còn có các bài văn tế rất hay như văn tế vợ của Thủ
Khoa Nghĩa, văn tế tình nhơn, văn tế Đức thầy Bá Đa Lộc....
Tác phẩm:
- Tam quốc chí diễn nghĩa
(cùng MẫnThiệp Võ Văn Mau, Đặng Ngọc Cơ, F.H. Schneider, 1907, 2 fasc. - I. 11
p.)
- Bài ca mới (J. Viet, 1909, 19 trang, 0$25)
- Tân soạn cổ tích (cùng Hồ Văn Trung, F. H. Schneider, 1910, 47 tr.)
- Tam quốc tuồng (cùng Mẫn Thiệp Võ Văn Mau, F.-H. Schneider, 1913, 34 tr.)
- Vọng phu thơ (Phát Toán, 1913, 12 tr.)
- Trịnh Hâm tạp phú (Phát Toán, 1913, 14 tr.)
- Ma y thần tướng diễn ca (F.-H. Schneider, 1913, 8 p.)
- Thạch Sanh Lý Thông (J. Viet, 1913 ? 47 tr.)
- Bài ca mới (J. Viet, 1909, 19 trang, 0$25)
- Tân soạn cổ tích (cùng Hồ Văn Trung, F. H. Schneider, 1910, 47 tr.)
- Tam quốc tuồng (cùng Mẫn Thiệp Võ Văn Mau, F.-H. Schneider, 1913, 34 tr.)
- Vọng phu thơ (Phát Toán, 1913, 12 tr.)
- Trịnh Hâm tạp phú (Phát Toán, 1913, 14 tr.)
- Ma y thần tướng diễn ca (F.-H. Schneider, 1913, 8 p.)
- Thạch Sanh Lý Thông (J. Viet, 1913 ? 47 tr.)
Trích thơ:
Dạ bạc giang đầu cãm tác
Canh khuya hải-nguyệt khuất Tây-đài,
Nổi nọ đàng kia tỏ với ai.
Mây vẻ quê-hương thừa đậm-lợt,
Nước in tình-tự chảy lai-rai.
Chuông kêu như tỉnh hồn mê-muội,
Bèo nỗi riêng đau phận lạc-lài.
Chi bằng nham-tuyên moi dấu gót,
Thị-phi ừ hử gát ngoài tai.
Nổi nọ đàng kia tỏ với ai.
Mây vẻ quê-hương thừa đậm-lợt,
Nước in tình-tự chảy lai-rai.
Chuông kêu như tỉnh hồn mê-muội,
Bèo nỗi riêng đau phận lạc-lài.
Chi bằng nham-tuyên moi dấu gót,
Thị-phi ừ hử gát ngoài tai.
Bèo tai
Bèo thả linh-đinh giữa biễn khơi,
Sóng nhồi mặc sóng nổi như chơi.
Trải lòng so sánh vừng trăng rạng,
Sè cánh chiều theo giọt nước vơi.
Chịu nắng đở che trăm loại cá,
Hứng sương ngang-dọc bốn phương trời.
Chơn khôn đạp đất trời khôn đội,
Sâu cạn từng quen biết mấy nơi
Sóng nhồi mặc sóng nổi như chơi.
Trải lòng so sánh vừng trăng rạng,
Sè cánh chiều theo giọt nước vơi.
Chịu nắng đở che trăm loại cá,
Hứng sương ngang-dọc bốn phương trời.
Chơn khôn đạp đất trời khôn đội,
Sâu cạn từng quen biết mấy nơi
Đỗ-Thanh-Phong biệt hiệu Bồng-Dinh
- 0 -
Là một trong những nhà thơ xưa, thơ
ông đượm nét nhàn, nhìn đời với tấm lòng bao dung, hàm chứa đạo lý hầu hết
người xưa đều được thấm nhuần ở sách vở thánh hiền.
Tài liệu tham khảo:
-
Bồng Dinh Web: ntd1712.blogspot.com
- Lê Sum Việt Âm Văn Uyển, Imp. J. Viết, Saigon, 1919
- Lê Sum Việt Âm Văn Uyển, Imp. J. Viết, Saigon, 1919
No comments:
Post a Comment