III.- Nội
dung.
Theo nội dung về ý tứ
diễn đạt, người ta chia Ca dao ra làm những loại sau đây:
1.- Phong dao: Diễn
tả về phong tục, chẳng hạn như câu:
Chồng cô, vợ cậu, chồng dì,
Ba người ấy chết ta thì không tang.
Ba người ấy chết ta thì không tang.
Có nghĩa là một trong ba
người đó chết, cháu gọi bằng Dượng, bằng Mợ không phải để tang
2.- Tục dao: Diễn tả một
chân lý hay một sự việc có giá trị lầu dài, phổ quát ở nhiều nơi, như câu:
Ớt nào là ớt chẳng cay,
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.
Hay chỉ có giá trị
trong một địa phương như câu:
Gà nào hay cho bằng gà Cao Lãnh,
Gái nào bảnh cho bằng gái Nha Mân.
Gái nào bảnh cho bằng gái Nha Mân.
3.- Đồng dao: Bài hát
của trẻ con, không có ý nghĩa, ví dụ như câu:
Ví dầu, ví dẫu, ví dâu,
Ví qua, ví lại, ví trâu vô chuồng
Ví qua, ví lại, ví trâu vô chuồng
Theo phương pháp diễn đạt, người ta
chia Ca dao thành 3 loại:
1.- Thể Phú: Là diễn tả trực tiếp thấy
sao nói vậy, việc thế nào tả thế ấy, như câu:
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ trước gió biết vào tay ai ?
Phất phơ trước gió biết vào tay ai ?
2.- Thể tỉ: Là có so sánh, như câu:
Gà nào hay cho bằng gà Cao Lãnh,
Gáy nào bảnh cho bằng gái Nha Mân.
Gáy nào bảnh cho bằng gái Nha Mân.
3.- Thể hứng: Do ngẫu hứng nên sáng
tác ra câu Ca dao, trong đó mượn cảnh để diễn tả ý nghĩ, như:
Chim chuyền nhành ớt líu lo,
Mãng sầu con bạn ốm o gầy mòn.
Mãng sầu con bạn ốm o gầy mòn.
Thông thường trong một bài Ca dao, người
ta sáng tác hổn hợp gồm 2 thể hay 3 thể lại với nhau, như câu:
Ngó lên Châu Đốc thấy gốc bần trôi
Ngó xuống Vàm Nao thấy sóng bủa lao xao (Thể Phú)
Thương em ruột thắt gan bào,
Biết em có thương lại chút nào hay không ? (Thể Hứng)
Ngó xuống Vàm Nao thấy sóng bủa lao xao (Thể Phú)
Thương em ruột thắt gan bào,
Biết em có thương lại chút nào hay không ? (Thể Hứng)
Hay:
Đèn nào cao bằng đèn
Châu Đốc
Gió nào độc bằng gió Gò Công (Thể Tỉ)
Thổi ngọn gió đông lạc vợ xa chồng, (Thể Phú)
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi. (Thể Hứng)
Gió nào độc bằng gió Gò Công (Thể Tỉ)
Thổi ngọn gió đông lạc vợ xa chồng, (Thể Phú)
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi. (Thể Hứng)
IV.- Ru
em.
Từ
Ca dao, người ta dùng để ru trẻ con ngủ, thường gọi là Ru em, nhờ việc ru em
vào giấc ngủ nầy, mà từ người thất học cho đến người có học đều thấm nhuần điệu
hát, câu ru, câu hò. Nhờ đó khi lớn lên người ta có thể ru em hay hò, thậm chí
có thể sáng tác Ca dao, để hát, để ru em chẳng cần phải học vần, học điệu. Bởi
vì giọng ru đã được rót vào tai, thấm nhuần từ khi còn bé.
Những
câu Ca dao mà người ta thường nghe hát như:
Ví dầu, ví dẩu, ví dâu,
Em tôi khát sữa bú tay,
Ai cho bú thép ngày rày mang ơn.
Em tôi khát sữa bú tay,
Ai cho bú thép ngày rày mang ơn.
Hay:
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gặp ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học, mẹ đi trường đời.
Cầu tre lắt lẻo gặp ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học, mẹ đi trường đời.
Hoặc:
Chiều chiều chim vịt kêu chiều,
Bâng khuân nhớ mẹ chin chiều ruột đau.
Bâng khuân nhớ mẹ chin chiều ruột đau.
Xin mời nghe tại:
V.- Lý
Bên
cạnh Ru em, người ta còn hát điệu Lý. Ví dụ như:
Chim chuyền nhành ớt líu lo,
Sầu ai nên nỗi ốm o gầy mòn
Sầu ai nên nỗi ốm o gầy mòn
Được hát theo giọng Lý Chim Chuyền như
sau:
Chim chuyền nhành ớt (cái) líu lo
(Rồi lại líu lo)
Sầu ai (nọ, sầu ai nọ) nên nỗi
(Ôi) ốm (cái) o gầy mòn
(Ai ý y ôi !)
(Rồi lại líu lo)
Sầu ai (nọ, sầu ai nọ) nên nỗi
(Ôi) ốm (cái) o gầy mòn
(Ai ý y ôi !)
Bài Ca dao:
Chim quyên ăn trái nhãn lồng,
Thia thia quen chậu vợ chồng quen hơi.
Thia thia quen chậu vợ chồng quen hơi.
Có tài liệu ghi Diệp Vàm Cỏ sáng tác
theo điệu Lý bài Lý Chim Quyên như sau:
Chim quyên quầy ăn
trái quây nhãn lồng này nhãn lồng
ơ con bạn mình ơi, ơ con bạn mình ơi
Lia thia quầy quen chậu quây vợ ơ chồng này vợ ơ chồng
Ơ con bạn quen hơi, Ơ con bạn quen hơi
Chim ơi chim xa rừng thì chim thương núi nhớ non
Người cách xa cội nguồn người cách xa cội nguồn
Ôi đâu còn có gì buồn hơn, ôi đâu còn có gì buồn hơn
Chim ơi chim xa rừng thì chim thương núi nhớ non
Người cách xa cội nguồn người cách xa cội nguồn
Ôi đâu còn có gì buồn hơn, ôi đâu còn có gì buồn hơn
ôi đâu còn có gì buồn hơn, ôi đâu còn có gì buồn hơn
ôi đâu còn có gì...còn buồn hơn...còn buồn hơn
ơ con bạn mình ơi, ơ con bạn mình ơi
Lia thia quầy quen chậu quây vợ ơ chồng này vợ ơ chồng
Ơ con bạn quen hơi, Ơ con bạn quen hơi
Chim ơi chim xa rừng thì chim thương núi nhớ non
Người cách xa cội nguồn người cách xa cội nguồn
Ôi đâu còn có gì buồn hơn, ôi đâu còn có gì buồn hơn
Chim ơi chim xa rừng thì chim thương núi nhớ non
Người cách xa cội nguồn người cách xa cội nguồn
Ôi đâu còn có gì buồn hơn, ôi đâu còn có gì buồn hơn
ôi đâu còn có gì buồn hơn, ôi đâu còn có gì buồn hơn
ôi đâu còn có gì...còn buồn hơn...còn buồn hơn
Xin mời
nghe Thiên Trang trình bày bản Lý Chim Quyên, lời ghi ở trên:
Bài Lý Ngựa
Ô:
Khớp con ngựa ngựa ô
Khớp con ngựa ngựa ô
Ngựa ô anh thắng, anh thắng cúi kiệu vàng ự ư ừ ứ ư
Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen
Búp sen lá dậm, giây cương nhuộm thắm
Cáng roi anh bịt đồng thòa.
Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh
Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh.
Khớp con ngựa ngựa ô
Ngựa ô anh thắng, anh thắng cúi kiệu vàng ự ư ừ ứ ư
Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen
Búp sen lá dậm, giây cương nhuộm thắm
Cáng roi anh bịt đồng thòa.
Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh
Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh.
Khớp con ngựa ngựa ô
Khớp con ngựa ngựa ô
Ngựa ô anh thắng, anh thắng cúi kiệu vàng ự ư ừ ứ ư
Trong sân pháo nổ, cả họ mừng vui
Em mang áo đỏ, chân đi hài tía
Thắt lưng dây lụa màu vàng (ơ).
Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh.
Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh theo nàng về dinh..
Khớp con ngựa ngựa ô
Ngựa ô anh thắng, anh thắng cúi kiệu vàng ự ư ừ ứ ư
Trong sân pháo nổ, cả họ mừng vui
Em mang áo đỏ, chân đi hài tía
Thắt lưng dây lụa màu vàng (ơ).
Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh.
Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng
Anh theo nàng về dinh..
Bài Lý Ngựa
Ô do Quang Linh trình bày:
8664090118
No comments:
Post a Comment