VIII.- Công dụng của Ca
dao, câu hò:
Như chúng ta biết Ca
dao là đúc kết biết bao kinh nghiệm của tiền nhân để lại, nhằm mục đích dạy người
ta về nhiều lãnh vực như:
1.- Dạy hiếu để với
cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩ mẹ như nuớc trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con.
Nghĩ mẹ như nuớc trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con.
Hay:
Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
Hoặc:
Đêm đêm thắp ngọn đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
2.- Dạy con phải vâng lời cha mẹ:
Cá không ăn muối cá ươn,
Con cải cha mẹ tram đường con hư.
Con cải cha mẹ tram đường con hư.
Hay:
Phụ mẫu sở sanh để cho phụ mẫu định,
Trong việc vợ chồng chờ lịnh mẹ cha.
Trong việc vợ chồng chờ lịnh mẹ cha.
3.- Dạy cho người ta lòng
nhân từ.
Nhiễu điều phủ lấy giá
gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hay:
Bầu ơi thương lấy bí
cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
4.- Dạy cho người ta đoàn
kết, thương yêu nhau:
Một cây làm chẳng nên
non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Hay:
Khôn ngoan đối đáp
người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Hoặc:
Thương người như thể
thương thân,
Thấy người gà yếu lại càng thương hơn.
Thấy người gà yếu lại càng thương hơn.
5.- Dạy cho người ta về
phong tục, tạp quán:
Chồng cô, vợ cậu, chồng dì,
Ba người ấy chết ta thì không tang.
Ba người ấy chết ta thì không tang.
Hay:
Giáp,
Ất, Bính là tam bất hạp,
Dần,
Thân, Tị, Hợi tứ hành xung.
Khuyên
anh hãy xét lại cùng,
Hiệp
hôn giá thú em sợ trùng không nên.
6.- Dạy cho người ta về
thời tiết, mùa màng:
Ông tha mà bà chẳng
tha,
Đánh nhau một trận mồng 3 tháng 10.
Đánh nhau một trận mồng 3 tháng 10.
Hay:
Mồng tám tháng tư không
mưa,
Bỏ cả cày bừa mà lấp lúa đi
Đói thì ăn ráy ăn khoai,
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng.
Bỏ cả cày bừa mà lấp lúa đi
Đói thì ăn ráy ăn khoai,
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng.
Hay:
Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Tháng Ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng Tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng Năm
Sáng ngày đêm lúa ra ngâm
Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra
Gánh đi ta ném ruộng ta,
Đến khi lên mạ thì ta nhổ về
Sắp tiền mượn kẻ cấy thuê,
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi
Nước ruộng vơi mười còn độ một, hai
Ruộng thấp đóng một gàu giai,
Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng
Chờ cho lúa có đòng đòng
Bây giờ ta sẽ trả công cho người
Bao giờ cho đến tháng mười
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta
Gặt hái ta đem về nhà
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.
Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Tháng Ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng Tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng Năm
Sáng ngày đêm lúa ra ngâm
Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra
Gánh đi ta ném ruộng ta,
Đến khi lên mạ thì ta nhổ về
Sắp tiền mượn kẻ cấy thuê,
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi
Nước ruộng vơi mười còn độ một, hai
Ruộng thấp đóng một gàu giai,
Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng
Chờ cho lúa có đòng đòng
Bây giờ ta sẽ trả công cho người
Bao giờ cho đến tháng mười
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta
Gặt hái ta đem về nhà
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.
Còn nữa,
Ca dao dạy cho người ta những điều học khôn qua nhiều lãnh vực. Người ta dùng
Ca dao để hát Ru em, Hò khi bơi xuồng, chèo ghe hay giã
gạo, xay lúa …
Ru em được dùng nhiều
và thông dụng trong mỗi gia đình, để dỗ giấc ngủ cho trẻ con. Điệu ru đơn giản
cho nên từ trẻ con cho đến người già đều có thể dùng, không cần phải có chất giọng
thật hay, miễn là ru cho êm tai, làm cho đứa bé ngủ là được.
Đến Lý người ta phải học,
phải tập cho đúng nhịp điệu của tiếng đàn bài hát và phải có chất giọng để trình
diễn cho người khác nghe.
Còn Hò không phải chắc
nhịp theo tiếng đàn, người ta có thể hò khoan, hò nhặt, miễn là phù hợp với câu
hò và có chất giọng tốt.
Câu hò một thời đã ngự
trị trên đồng ruộng và sông nước ở miền Nam, khi đồng ruộng cần dùng đến sức
lao động của con người để làm mùa cấy gặt và khi sự giao thương của miền Nam để
đi lại, chuyên chở, bán buôn hàng hóa trên sông trên rạch. Trong những trường hợp đó, câu hò đã giúp cho người ta
giải trí rất nhiều trong thời buổi ấy.
8664120118
No comments:
Post a Comment