Báo chí
là một nhu cầu tinh thần, người ta đọc để biết tin tức xảy ra khắp nơi trên thế
giới hoặc đọc truyện hay tiểu thuyết để giải trí, nhờ có nhiều độc giả cần tờ
báo để đọc tiểu thuyết cho nên làng báo ở Sàigòn một thời sản sanh ra tiểu thuyết
Feuilleton, làm nên tên tuổi các tiểu thuyết
gia Lê Xuyên, An Khê, Bà Tùng Long …
Khi tôi qua Mỹ định cư năm 1991, cứ đi qua đôi ba góc đường có một cây báo, nơi đó là một cái thùng bằng kim loại, có một mặt kính để nhìn thấy báo bên trong, người mua bỏ vào khe hở đủ số tiền kim khí ấn định, sẽ mở được cánh cửa kiếng và lấy báo, mỗi lần có thể lấy một hay vài tờ cũng được, nhưng trong mỗi thùng chỉ có một loại báo, người ngay thẳng chỉ lấy một tờ, kẻ gian mới 2 hay 3 tờ.
Cũng có
những người mua báo tháng, mỗi nhà bên cạnh thùng thơ, có thêm 1 thùng không có
nắp để nhận báo, sáng sớm có người đi giao báo bằng xe hơi, họ bỏ báo vào thùng
báo, nhà nào không có thùng báo, người ta ném báo vào sân, thường là ném vào đường
xe vào nhà (Drive way).
Chừng 5,
6 năm gần đây, những cây bán báo không còn nữa, vào những sáng Chủ Nhật, ở những
ngã tư có đông xe qua lại, có những người bán báo, vì vào ngày nầy báo thường đăng
nhiều quảng cáo, có kèm theo phiếu giảm giá, bỏ tiền ra mua một tờ báo, được
phiếu mua hàng giảm giá, có khi còn lời hơn số tiền bỏ ra mua báo.
Nhưng vài
năm trở lại đây, những người bán báo ở ngã tư đường không còn nữa, ai muốn mua
báo đọc, đến vài cửa hàng thực phẩm mua hoặc vài cửa hàng cà phê như Starbucks.
Báo giấy ở Mỹ có những dấu hiệu sẽ cáo chung như chúng ta đã thấy, bởi vì tin tức ngày nay do Truyền hình đưa tin nhanh chóng, nóng bỏng trên khắp thế giới, thời tiết cập nhật từng giờ, sáng trưa chiều tối, ngoài truyền hình ra, trên Mạng người ta cũng có thể xem đầy đủ tin tức lúc làm việc ở văn phòng cũng như tại nhà. Do dó, người ta không còn nhu cầu đọc báo, còn giải trí người ta xem truyền hình hay đọc sách tiện lợi hơn.
Việt Nam
ngày nay vẫn còn nhiều báo giấy do nhà nước in ấn, một là dùng báo chí làm công
cụ để tuyên truyền, báo có nhiều tin tức hơn truyền hình, ngược lại truyền hình
đáp ứng được nhu cầu giải trí cho người xem.
Tôi thiển
nghĩ, hình như văn hóa điện tử ở các nước tân tiến, đã thay cho văn hóa in ấn.
Do đó, truyền hình và Mạng đã thay cho báo chí, trẻ con chưa biết đọc, biết viết
đã có thể sử dụng Ipad, Iphone để xem phim hoạt hình, chụp ảnh quay phim. Một sự
tiến bộ vượt bực, sớm đẩy lùi báo chí vào dĩ vãng.
Lex.30012015
No comments:
Post a Comment