(1934-20 )
Nhạc sĩ Lê Dinh tên thật là Lê Văn Dinh,
sinh năm 1934 tại làng Vĩnh Hựu, tỉnh Gò Công nay là tỉnh Tiền Giang. thân phụ
là giáo viên, mẹ là nội trợ.
Thuở nhỏ, ông học
Trường Gò Công
Từ năm 1948-1953,
theo học trung học tại trường Collège Le Myre de Vilers (Mỹ Tho), học hàm thụ lớp
hòa âm và sáng tác của École Universelle de Paris.
Từ năm 1953-1955,
theo học trường Cao đẳng Vô Tuyến Ðiện Saigon (École Supérieure de
Radioélectricité de Saigon).
Từ năm 1955-1957, dạy
Pháp văn và âm nhạc ở các trường tư thục
Gò Công và ở Chợ Lớn.
Lê
Dinh bắt đầu sáng tác nhạc từ năm 1956. Nhạc khúc đầu tiên là Làng Anh, Làng Em; rồi sau đó là những
bài như Ngày Ấy Quen Nhau, Ngang Trái,
Xác Pháo Nhà Ai, Cánh Thiệp Hồng, Tấm Ảnh Ngày Xưa, Thương Đời Hoa, …
Từ năm 1957-1975, làm
việc tại Ðài Phát thanh Saigon. Đảm nhiệm chức Chủ sự Phòng Sản Xuất rồi Chủ sự
Phòng Ðiều Hợp.
Tại đây, ông quen
biết với Minh Kỳ, nên hai ông sáng tác chung những bản nhạc như Tiếng Hát Mường Luông, Đường Chiều Sơn Cước,
Đường Về Khuya, Cánh Thiệp Đầu Xuân, Hạnh Phúc Đầu Xuân, …
Sau đó, ông quen với nhạc sĩ Anh Bằng và hợp tác viết những ca
khúc như: Nếu Ai Có Hỏi, Chỉ Hai Đứa Mình
Thôi Nhé, Nếu Hai Đứa Mình, Đôi Bóng, …
Sau
đó, cả ba người cùng hợp tác với nhau sáng tác, lấy tên chung là Lê Minh Bằng.
Nhưng, có một điểm ít người biết là, ngoài biệt danh Lê Minh Bằng – mà sáng tác
đầu tiên là bài Đêm Nguyện Cầu (1966)
– họ còn có rất nhiều biệt danh khác như Mạc
Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Cầm, Trúc Ly, Dạ Ly Vũ, Vũ
Chương, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Giang Minh Sơn, Nhật Nguyệt Hồ,
v.v… Những bài họ dự đoán là sẽ không được thính giả tha thiết lắm – nói một
cách khác là sẽ không “ăn khách” – nên không lấy tên Lê Minh Bằng mà lấy một
trong những biệt danh như đã đề cập. Nhưng không ngờ, trong số những bài không
dùng biệt danh Lê Minh Bằng lại được nhiều người ái mộ, số ấn hành lên đến cả
trăm ngàn bản, như: Truyện Tình Lan và Điệp
(Mạc Phong Linh & Mai Thiết Lĩnh), Linh Hồn Tượng Đá (Mai Bích
Dung), v.v…
Vì
lý do riêng, nhạc sĩ Lê Dinh xin nghỉ việc từ ngày 01-01-1975 cho nên sau khi
Cộng Sản chiếm miền Nam, ông không phải đi học tập cải tạo.
Từ
sau ngày 30-04-1975 tôi bị tù ở trại Phan Đăng Lưu vì vài lần vượt biên bị thất
bại; nhưng do ông ghi nghề nghiệp là bán thuốc Tây, cho nên cũng không bị đưa
đi cải tạo.
Tháng 8 năm 1978, Lê
Dinh vượt biên đến Đài Loan.
Tháng 10 năm 1978, được
định cư ở Montréal, Canada.
Từ năm 1979-1999, làm
việc cho hãng tàu chở hàng quốc tế Federal Navigation (FEDNAV) tại Montréal. Hãng
tàu nầy đã cứu vớt 40 người trên chiếc ghe tỵ nạn - trong đó có gia đình Lê
Dinh - trên biển Đông năm 1978.
Từ 1994: chủ trương
tờ báo Nguyệt san Nghệ thuật.
Từ năm 1999, nhạc sĩ
Lê Dinh nghỉ hưu sống tại Montréal Canada, ông dành thời gian sáng tác âm nhạc
và văn học, nhằm mục đích phổ biến, gìn giữ nền văn hoá nghệ thuật dân tộc Việt
Nam.
Trong bài: Nhạc sĩ Lê Dinh, người tôi gặp trên sân khấu
Paris. Tác giả Bích Xuân viết:
Nói đến Lê Dinh ai mê nhạc cũng không quên bài : “Hà Tiên”,
“Ga chiều”, “Tình yêu trả lại trăng sao”… Lời nhạc Lê Dinh đơn sơ dễ hiểu, mộc
mạc đi thẳng vào tâm hồn người nghe một cách thích thú,…
Ca khúc:
- Làng anh làng em (tác phẩm
đầu tay, Nhà xuất bản Tinh Hoa miền Nam, 1956)
- Ngày ấy quen nhau (1959)
- Thương đời hoa (1960)
- Hôm nào anh đi (1960)
- Có nhớ không anh (1960)
- Tấm ảnh ngày xưa (1961)
- Cánh thiệp hồng (1961)
- Ga chiều (1962)
- Xác pháo nhà ai (1964)
- Chiều lên bản Thượng (1964)
- Tình yêu trả lại trăng sao (1964)
- Thương về xứ Thượng (đồng sáng tác với Hồ Đình Phương, 1965)
- Ngang trái (1965)
- Nỗi buồn Châu Pha (ký tên Nhật Nguyệt Hồ)
- Biển dâu
- Ngày ấy quen nhau (1959)
- Thương đời hoa (1960)
- Hôm nào anh đi (1960)
- Có nhớ không anh (1960)
- Tấm ảnh ngày xưa (1961)
- Cánh thiệp hồng (1961)
- Ga chiều (1962)
- Xác pháo nhà ai (1964)
- Chiều lên bản Thượng (1964)
- Tình yêu trả lại trăng sao (1964)
- Thương về xứ Thượng (đồng sáng tác với Hồ Đình Phương, 1965)
- Ngang trái (1965)
- Nỗi buồn Châu Pha (ký tên Nhật Nguyệt Hồ)
- Biển dâu
Sáng tác chung với Minh Kỳ
-
13 tuổi lính
- Bốn mùa thương nhớ (Vân Tùng)
- Cánh thiệp đầu xuân
- Cho tôi nhớ lại một người (Vân Tùng)
- Cớ sao em buồn (Vân Tùng)
- Đường chiều sơn cước
- Đường về khuya
- Đêm ngoại ô (Vân Tùng)
- Gác nhỏ đêm xuân
- Giấc mộng đêm xuân
- Hạnh phúc đầu xuân
- Kỷ niệm một mùa xuân
- Mang theo kỷ niệm vào đời
- Một chuyến xe hoa
- Một phút suy tư (Vân Tùng)
- Mỗi người một tâm sự (Vân Tùng)
- Mùa xuân gửi em
- Mưa trên phố Huế
- Ngày sau sẽ ra sao (Vân Tùng)
- Người em xứ Thượng
- Thu tím lá vàng (Vân Tùng)
- Tiếng hát Mường Luông
- Tôi đã gặp
- Bốn mùa thương nhớ (Vân Tùng)
- Cánh thiệp đầu xuân
- Cho tôi nhớ lại một người (Vân Tùng)
- Cớ sao em buồn (Vân Tùng)
- Đường chiều sơn cước
- Đường về khuya
- Đêm ngoại ô (Vân Tùng)
- Gác nhỏ đêm xuân
- Giấc mộng đêm xuân
- Hạnh phúc đầu xuân
- Kỷ niệm một mùa xuân
- Mang theo kỷ niệm vào đời
- Một chuyến xe hoa
- Một phút suy tư (Vân Tùng)
- Mỗi người một tâm sự (Vân Tùng)
- Mùa xuân gửi em
- Mưa trên phố Huế
- Ngày sau sẽ ra sao (Vân Tùng)
- Người em xứ Thượng
- Thu tím lá vàng (Vân Tùng)
- Tiếng hát Mường Luông
- Tôi đã gặp
Giai đoạn nhóm Lê Minh Bằng
- Hồi tưởng
- Bài hát của người điên
- Nắng bên này song
- Cho người tình cũ
- 10 bài hận ca
- Thương về Gò Công
- Sao anh không nhớ Gò Công
- Dòng kỷ niệm
- Chữ tình
- Huế buồn
- Chỉ là phù du (2003)
- Bài hát của người điên
- Nắng bên này song
- Cho người tình cũ
- 10 bài hận ca
- Thương về Gò Công
- Sao anh không nhớ Gò Công
- Dòng kỷ niệm
- Chữ tình
- Huế buồn
- Chỉ là phù du (2003)
Tài liệu tham khảo:
- Lê Dinh Web: Wikipedia
- Bích Xuân Nhạc sĩ Lê Dinh, người tôi gặp trên sân khấu Paris. Blog: cafevannghe.wordpress.com
- Bích Xuân Nhạc sĩ Lê Dinh, người tôi gặp trên sân khấu Paris. Blog: cafevannghe.wordpress.com
Ca khúc Xác pháo nhà ai do ca sĩ Như Quỳnh trình
bày
No comments:
Post a Comment