(1933-20 )
Nhạc sĩ Tuấn Khanh tên thật là Trần Ngọc Trọng sinh năm 1933 tại Nam
Ðịnh. Năm 1950, ông về sống ở Hà Nội và học vĩ cầm từ người anh cả. Năm 1953,
ông giành giải nhất của đài phát thanh Pháp Á về giọng hát.
Năm 1955, ông di cư
vào miền Nam Việt Nam, khi vào Sài Gòn, ông đàn ở đài phát thanh và ban giao
hưởng của trường Quốc gia Âm nhạc. Nhạc phẩm đầu tiên của ông là "Ðò
ngang" (viết cùng Y Vân).
Nhạc sĩ Tuấn Khanh có
những bài hát viết theo đơn đặt hàng của nhà xuất bản với nhiều bút danh khác
nhau như Thương Hoài Thương có Lệ
Tình, Tuy Anh Không Nói, Trần Kim Phú có Vì Lỡ Thương Nhau, Tỉnh Giấc, Hoàng Mộng Ngân có Tình Buồn
Em Gái….
Ngoài viết nhạc, Tuấn
Khanh còn là một ca sĩ với nghệ danh Trần Ngọc.
Năm 1982, Tuấn Khanh
rời Việt Nam sang Hoa Kỳ rồi định cư tại Garden Grove, California. Tại đây, ông
mở một tiệm phở mang tên "Hoa soan trên thềm cũ".
Năm 2008, ông về thăm
Việt Nam và cho ra mắt đĩa nhạc Hoa soan bên thềm cũ.
Nhạc sĩ Phạm Duy viết
về Tuấn Khanh:
Trong tất cả những
nhạc sĩ đã suốt một đời sáng tác cho quê hương Việt Nam biết bao nhiêu luân
lạc, Tuấn Khanh là một nhạc sĩ đã nối tiếp con đường nhạc tiền chiến rất thành
công…
Ca khúc:
- Buồn đêm vắng
- Ca khúc trở vềChiếc lá cuối cùng
- Chiều biên khu
- Chúng mình đẹp đôi
- Dù thương không nói
- Dừng bến
- Dưới giàn hoa cũ (1962)
- Đò ngang (viết chung với Y Vân,1958)
- Đồi sim
- Đêm này nghỉ đỡ chân (1962)
- Giọt lệ vu quy (1965) (lời Hoài Linh)
- Gọi buồn
- Hoa cài thép sung
- Hai kỷ niệm một chuyến đi (lời Hoài Linh)
- Hoa soan bên thềm cũ (xoan)
- Khuya nay
- Kiếp sầu đau
- Lời tạ tình
- Mộng đêm xuân
- Một chiều đông
- Mùa xuân đầu tiên (1966)
- Ngày nào con trở về
- Nhạt nhoà
- Như muôn lớp song
- Những ngày xa cách (lời Hoài Linh)
- Những lời ru (thơ Nguyễn Đình Toàn)
- Nẻo đường kỷ niệm (viết chung với Hoài Linh)
- Nếu còn thương
- Nỗi niềm
- Quán nửa khuya (viết chung với Hoài Linh, 1961)
- Vườn đời
- Sầu mộng
- Tại vắng anh
- Thầm gọi tên em
- Tôi mơ vòng tay
- Tình trong khói lửa (viết chung với Châu Ngân)
- Ước hẹn
- Xin cho đôi mình
- Ca khúc trở vềChiếc lá cuối cùng
- Chiều biên khu
- Chúng mình đẹp đôi
- Dù thương không nói
- Dừng bến
- Dưới giàn hoa cũ (1962)
- Đò ngang (viết chung với Y Vân,1958)
- Đồi sim
- Đêm này nghỉ đỡ chân (1962)
- Giọt lệ vu quy (1965) (lời Hoài Linh)
- Gọi buồn
- Hoa cài thép sung
- Hai kỷ niệm một chuyến đi (lời Hoài Linh)
- Hoa soan bên thềm cũ (xoan)
- Khuya nay
- Kiếp sầu đau
- Lời tạ tình
- Mộng đêm xuân
- Một chiều đông
- Mùa xuân đầu tiên (1966)
- Ngày nào con trở về
- Nhạt nhoà
- Như muôn lớp song
- Những ngày xa cách (lời Hoài Linh)
- Những lời ru (thơ Nguyễn Đình Toàn)
- Nẻo đường kỷ niệm (viết chung với Hoài Linh)
- Nếu còn thương
- Nỗi niềm
- Quán nửa khuya (viết chung với Hoài Linh, 1961)
- Vườn đời
- Sầu mộng
- Tại vắng anh
- Thầm gọi tên em
- Tôi mơ vòng tay
- Tình trong khói lửa (viết chung với Châu Ngân)
- Ước hẹn
- Xin cho đôi mình
Tài liệu tham khảo:
- Tuấn Khanh Web: Wikipedia
Ca khúc Chiếc lá
cuối cùng do danh ca Tuấn Ngọc trình bày
No comments:
Post a Comment