Nhạc sĩ Trúc
Phương, tên thật là Nguyễn Thiên Lộc sinh năm 1933 tại xã Mỹ Hoà,
quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, một xứ chùa tháp ở hạ lưu sông Cửu Long, miền
Nam Việt Nam. Ông sinh hoạt văn nghệ tại Ty Thông tin tỉnh Vĩnh Bình cuối thập
niên 1950 trong một thời gian ngắn rồi lên Sài Gòn. Trúc Phương bắt đầu học
nhạc ở lớp nhạc của nhạc sĩ Trịnh Hưng chung với Đỗ Lễ, Thanh Thúy, Ánh
Tuyết...và lập nghiệp luôn ở đó. Những sáng tác đầu tay của Trúc Phương là hai
bản Tình thương mái lá, Tình thắm duyên quê viết vào năm 1957,
sau đó là Chiều làng em (1958) và Đò chiều (1959)... Bản nhạc Tàu
đêm năm cũ bất hủ của ông được viết vào đầu thập niên 1960, tặng cho những
người sĩ quan phải đi xa nhà vì lúc đó chính quyền Ngô Đình Diệm có sắc lệnh
hoán chuyển công tác sĩ quan, công chức miền Nam ra miền Trung và ngược lại.
Trúc Phương có một số
lượng sáng tác gần 70 bài hát, được biết đến từ những năm cuối thập niên 1950
và được phổ biến nhiều trong suốt thập niên 1960 và sau này tại hải ngoại như: Nửa
đêm ngoài phố, Buồn trong kỷ niệm, Thói đời, Hai lối mộng,
Kẻ ở miền xa...
Sau 1975, Trúc Phương
vẫn còn sáng tác thêm một số bài nói về tình yêu cây lá, tình yêu quê hương
nhưng hầu hết ca khúc này, như ông xác nhận, không thành công lắm, chỉ với lý
do: Ông không còn cảm hứng dồi dào như những bài tình ca đã được đón nhận từ
trước 1975. Xin cảm ơn đời là ca khúc cuối cùng Trúc Phương viết tháng 3
năm 1995. Lời ca khúc này có thể coi như những tâm tình, uẩn khúc nhất mà ông
muốn gửi lại cho đời lần sau chót.
Nhiều ca sĩ nổi tiếng
nhờ trình bày những tác phẩm của ông như Thanh Thúy, Chế Linh...
Cuối thập niên 60,
ông có mở một lớp nhạc ở số 33/230, đường Gia Long, Gò Vấp gọi là Trúc
Phương Tự Lực đào tạo được một số ca sĩ như Thy Lệ Dung, Thy Lệ Huyền,
Chinh Thông, nhưng không mấy thành công.
Năm 1975, Trúc Phương
không di tản và sống tại Sài Gòn. Ông vượt biên lần đầu năm 1976 nhưng không
thành công, do vậy bị tịch thu nhà số 301 Lý Thường Kiệt, Quận 11. Những năm
sau đó ông vượt biên thêm 2 lần nhưng vẫn không thành công. Lúc ra tù, vợ con
ly tán, ông sống không nhà cửa, không giấy tờ tùy thân. Khoảng giữa năm 1985,
ông được nhận vào công tác tại Hội Văn nghệ Cửu Long và được cấp một căn phòng
tại số 6 Hưng Ðạo Vương, thị xã Vĩnh Long để ở. Không lâu sau, ông trở về sống
ở Tp. HCM.
Sau 3 lần vượt biên
không thành công, ông không nhà cửa, không người thân, giấy tờ, sống lây lất
khắp nơi, các con trai của ông đã vượt biên thành công sang Mỹ, Úc trước đó.
Tuy hoàn cảnh rất bi đát nhưng ông chưa hề ngửa tay xin ai một đồng nào, ngay
cả những người quen của ông lúc trước. Ông mất ngày 18 tháng 9 năm 1995 vì bệnh
sưng phổi. Thọ 62 tuổi. được gia đình an táng tại nghĩa trang Lái Thiêu, tỉnh
Sông Bé.
Lúc Trúc Phương mất,
nhạc sĩ Nhật Ngân, lúc này đã định cư ở Mỹ, có viết tặng Trúc Phương bài Gửi
người về cát bụi với lời nhạc có nhắc tên một số bài hát của ông.
Năm 2014, lần thứ hai
Trung tâm Asia có thực hiện chương trình đặc biệt Trúc Phương - Ông hoàng
của dòng nhạc Bolero, DVD Asia 74, để vinh danh ông.
Trong bài: Nhạc sĩ Trúc Phương, người tài hoa nhưng số phận
bi đát. Tác giả Nguyễn Trung đã viết:
…..Phải nhìn nhận một
điều là, hầu như các bài hát của ông có một sức thu hút mãnh liệt trong suốt
hơn bốn chục năm qua và mãi cho đến ngày hôm nay ở bất cứ nơi nào có người Việt
Nam đang sinh sống. Tài năng của ông thì vô cùng nổi trội, có thể nói là đạt
đến đỉnh cao của nền âm nhạc mang âm hưởng miền Nam. Nhưng đời sống của ông thì
lại trải qua quá nhiều bất hạnh và đau thương, khốn khổ cho đến tận những giờ
phút cuối cùng.
Ca khúc:
- 24 giờ phép
- Áo cưới mùa đông
- Ai cho tôi tình yêu
- Bông cỏ may
- Bóng nhỏ đường chiều
- Buồn một mình
- Buồn trong kỷ niệm
- Chàng trai si tình (Có buồn nào buồn hơn)
- Chắp tay lạy người
- Chiều cuối tuần
- Chiều làng em
- Chín dòng sông hò hẹn
- Chuyện chúng mình
- Chuyện ngày xưa
- Con đường mang tên em (Còn chuyện chúng mình)
- Để trả lời một câu hỏi (cho Dzũng Chinh và bạn ở KBC 3054)
- Đêm gác trọ
- Đêm tâm sự
- Đêm trên vùng đất lạ ( Khác Đêm trên đường phố lạ của Tú Nhi)
- Đêm Việt Nam
- Đò chiều
- Đôi mắt người xưa (Không phải mở đầu: "Chuyện tình của tôi…”)
- Đường chiều cao nguyên
- Hai chuyến tàu đêm (viết chung với Y Vân)
- Hai lối mộng
- Hình bóng cũ
- Kẻ ở miền xa
- Lời ca nữ
- Mắt chân dung để lại (tặng Thanh Thúy)
- Mắt em buồn
- Một lần thương nhớ
- Một người đi xa (Có giai điệu tương tự Mưa nửa đêm)
- Mưa nửa đêm
- Mười -đầu ngón tay
- Ngỏ ý
- Người giãi bày tâm sự
- Người nhập cuộc
- Người xa về thành phố
- Người xóm cũ
- Người yêu lên tiếng
- Những lời này cho em (Cho chuyện chúng mình)
- Nửa đêm ngoài phố
- Sau lưng kỷ niệm
- Siết chặt bàn tay (nhạc Văn Khánh, lời Trúc Phương)
- Tàu đêm năm cũ
- Thói đời
- Thư gửi người miền xa (Viết thư tình)
- Tiếng chày bên song
- Tình người chiến binh
- Tình thắm duyên quê
- Tình thương mái lá
- Tình yêu trong mắt một người
- Trả nhau ngày tháng cũ
- Trên bốn vùng chiến thuật
- Trước mặt tình yêu (Lại chuyện chúng mình)
- Tôi thương tôi
- Tự tình trong đêm
- Tuổi tình yêu
- Vòng tay lửa (Nhận diện thời gian)
- Xin cảm ơn đời
- Áo cưới mùa đông
- Ai cho tôi tình yêu
- Bông cỏ may
- Bóng nhỏ đường chiều
- Buồn một mình
- Buồn trong kỷ niệm
- Chàng trai si tình (Có buồn nào buồn hơn)
- Chắp tay lạy người
- Chiều cuối tuần
- Chiều làng em
- Chín dòng sông hò hẹn
- Chuyện chúng mình
- Chuyện ngày xưa
- Con đường mang tên em (Còn chuyện chúng mình)
- Để trả lời một câu hỏi (cho Dzũng Chinh và bạn ở KBC 3054)
- Đêm gác trọ
- Đêm tâm sự
- Đêm trên vùng đất lạ ( Khác Đêm trên đường phố lạ của Tú Nhi)
- Đêm Việt Nam
- Đò chiều
- Đôi mắt người xưa (Không phải mở đầu: "Chuyện tình của tôi…”)
- Đường chiều cao nguyên
- Hai chuyến tàu đêm (viết chung với Y Vân)
- Hai lối mộng
- Hình bóng cũ
- Kẻ ở miền xa
- Lời ca nữ
- Mắt chân dung để lại (tặng Thanh Thúy)
- Mắt em buồn
- Một lần thương nhớ
- Một người đi xa (Có giai điệu tương tự Mưa nửa đêm)
- Mưa nửa đêm
- Mười -đầu ngón tay
- Ngỏ ý
- Người giãi bày tâm sự
- Người nhập cuộc
- Người xa về thành phố
- Người xóm cũ
- Người yêu lên tiếng
- Những lời này cho em (Cho chuyện chúng mình)
- Nửa đêm ngoài phố
- Sau lưng kỷ niệm
- Siết chặt bàn tay (nhạc Văn Khánh, lời Trúc Phương)
- Tàu đêm năm cũ
- Thói đời
- Thư gửi người miền xa (Viết thư tình)
- Tiếng chày bên song
- Tình người chiến binh
- Tình thắm duyên quê
- Tình thương mái lá
- Tình yêu trong mắt một người
- Trả nhau ngày tháng cũ
- Trên bốn vùng chiến thuật
- Trước mặt tình yêu (Lại chuyện chúng mình)
- Tôi thương tôi
- Tự tình trong đêm
- Tuổi tình yêu
- Vòng tay lửa (Nhận diện thời gian)
- Xin cảm ơn đời
Tài liệu tham khảo:
- Trúc Phương Web: Wikipedia
- Nguyễn Trung Nhạc sĩ Trúc Phương, người tài hoa nhưng số phận bi đát. Web: saigonocean.com
Con đường mang tên em
do ca sĩ Y Phụng và Đan Nguyên trình bày
No comments:
Post a Comment