Sáng nay
đưa nhà tôi đi chợ Bến Thành mua một ít bánh kẹo của cửa hàng Hòa Lợi đem về
cho các con cháu ở Mỹ. Trong khi chờ nhà tôi vào chợ mua vài bộ quần áo cho con
gái, tôi đứng chờ trên đường Lưu Văn Lang, nơi đây vào năm 1948 hay 49 tôi đã
trú ngụ 5, 7 ngày tại số 36, đường Sabouraine, đó là địa chỉ của Nhà thuốc
Nhành Mai, thuốc dán hiệu Con Rắn. Người miền Nam xưa ai cũng từng nghe biết 2
hiệu thuốc đó cũng như dầu Nhị Thiên Đường ở Phú Lâm hoặc dầu Cù là Mac-Phsu ở
đường Lê Thánh Tôn.
Hôm nay cổng
và cẩu làm nhà ga Bến Thành dọn dẹp, nên tôi thấy nhà Chú Hỏa rõ hơn.
Đến nhà Thầy, tôi không nhớ rõ địa chỉ, nên hỏi người cùng dãi phố, có cô gái tận tình chỉ cho tôi nhà Thầy, có nhiều cây mai trồng trong chậu, đến nơi thấy số 22/33, có lẽ đó là số của đường Lữ Gia, Phường 15, quận 11.
Tôi bấm chuông, đợi một chốc không thấy động tnh tôi lại gõ vào tấm che kèm cửa sắt, thêm một hồi lâu, nghe tiếng hỏi: “Có chi không ?” Nhìn kỷ qua khung lưới thấy khuôn mặt Thầy hiện ra nơi đó, tôi trả lời ngay: “Dạ ghé thăm thầy.” Thầy đáp ngay: “Xin lỗi ! Tôi bận quá ! Phải đi ngay bây giờ !”.
Tôi đưa qua khe hở túi nylon, trong đó có quyển sách và nói:
- Xin biếu Thầy quyển sách.
- Cám ơn.
Thầy lấy rồi đi vào, tôi cũng lên xe đi tìm thăm Nghi Yên.
Vì không có địa chỉ, tôi phải đi tìm, vào sai một con hẽm, phải đi vòng qua con hẽm khác mới nhìn thấy nhà Nghi Yên. Có lẽ từ trong nhà anh nhìn thấy tôi dựng xe nên anh đi ra mở cổng, hỏi: “Tìm ai ?” Tôi chưa kịp trả lời, anh ta nhận ra tôi, tự trả lời ngay: “Huỳnh Ái Tông đây mà !”
Lần nầy trông thấy Nghi Yên khỏe mạnh hơn lần trước. Tôi bỗng nghĩ sao trời oi bức quá, vậy mà trông thấy thiền sư Nhất Hạnh, Nghi Yên khỏe ra.
Chúng tôi trò chuyện, nhắc tới Trưởng Nguyễn Quang Vui, nhắc tới Triết Trần vừa mới nhờ tôi viết bài về Ngô Mạnh Thu, Nghi Yên hỏi tôi có gặp Tịnh Uyển Nguyễn Thị Oanh, Thiện Linh Đặng Văn Nữu. Còn nữa nhắc tới Nguyễn Hữu Vũ Cương đã lập gia đình và theo vợ đi Mỹ định cư.
Trong khi trò chuyện thì vợ Nghi Yên là Nhiễu cùng con gái đi chợ về, chúng tôi lại trò chuyện tiếp, bên ngoài trời đỗ cơn mưa, nhờ đó thời tiết bớt oi bức.
Nhìn đồng hồ thấy đã 12 giờ, cơn mưa đã nhẹ hạt, tôi chào vợ chồng Nghiễn ra về nghỉ ngơi, để buổi chiều đi họp mặt do Thành và Mai mời, nhân có cô Mỹ từ Pháp về thăm nhà.
Đến hơn 5 giờ 30, tài xế Thành mang xe đến đón tôi. Đường phố xe cộ vắng vẻ hơn ngày thường. Phố đã lên đèn. Khi đến nhà hàng không thấy có ai lạ, hỏi ra cô Mỹ đã đi du lịch ở Phan Thiết, nên không tham dự, mặc dù cô Mai đã sắp đặt, hẹn trước.
Bữa cơm tối
nay còn có vài người không tham dự được, như Đặng Đình Quốc Bảo đang du lịch thăm
con ở Canada, Nguyễn Hữu Lộc e ngại người ta nghĩ Lộc dự tiệc mừng 30 tháng 4.
Còn Bắc Sơn xin phép vắng mặt vì bận việc riêng, nên chúng tôi dự họp mặt chỉ có
anh chị Nguyễn Hữu Bi, anh Nguyễn Văn Bính, anh chị Ngô Đức Duyệt, anh chị Nguyễn
Xuân Tâm, sau cùng có người đến trễ là cô Nguyễn Thanh Tâm, vợ chồng Thành Mai
và tôi. Nhà tôi cũng không dự được vì còn bị cảm, chưa thật sự khỏe mạnh.
Họp mặt tuy ít người, nhưng rất vui và ấm cúng. Đến hơn 8 giờ, tiệc tàn. Tâm đưa anh Bính về, Thành-Mai đưa anh chị Bi về, còn tôi được tài xế Thành của Thành đưa về. Thành và tôi trao đổi về xứ Banmêthuột, quê hương của Thành, đó cũng là nơi tôi khởi nghiệp nhà giáo của mình với những em học sinh ngưòi Thượng, người Chàm, người Thái của tôi như Y Tà-Lung Arul, Thạch Văn Mè, Não Văn Anh, Vương Ngọc Nha, Linh Ký Nam …
Hôm nay là ngày Chủ nhật 28-4-2019, do là trong những ngày lễ, người ta đã về quê hay đi du lịch, cho nên đường phố Sàigòn vắng vẻ hơn những ngày cuối tuần khác. Ngồi trong xe, nhìn đường phố nhớ tới vài chục năm trước, người ta chạy loạn, người ta tìm đường bỏ xứ ra đi. Thấm thoát vậy mà đã 44 năm qua rồi, vết thương đã từ từ lành lại tùy theo nổi khổ đau của từng người.
8664290419
No comments:
Post a Comment